Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp hoàn thiện công tác Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP công thương Đống Đa
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế hiện nay, ngân hàng thương mại (NHTM) là định chế tàichính trung gian thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ và cung ứng các dịch vụ tàichính tiện ích cho sự phát triển kinh tế xã hội và đời sống con người Trong đó, tíndụng (TD) là nghiệp vụ cơ bản và quan trọng nhất vì nó là nghiệp vụ tạo ra thu nhậpcơ bản cho Ngân hàng (NH) Song đây cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn nhiều áp lực vàrủi ro, có thể gây tổn thất lớn cho NH Các con số thống kê và nhiều nghiên cứu chothấy, rủi ro tín dụng (RRTD) chiếm tới 70% trong tổng rủi ro hoạt động NH Thựctế hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTM VN) trong thờigian qua là một minh chứng cho nhận định này: Hiệu quả hoạt động tín dụng chưacao, chất lượng tín dụng chưa tốt, thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn còn cao so với khuvực và chưa có khuynh hướng giảm vững chắc Vì vậy, việc nâng cao chất lượngquản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam đang là vấn đề bức xúc trên cả phương diệnlý thuyết và thực tiễn Đó thực sự là một yêu cầu khách quan, là điều kiện sống cònđể NHTM có thể tồn tại và phát triển Với thực tế là doanh số cho vay, thu nợ và dưnợ đối với Doanh nghiệp (DN) luôn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động TD của cácNHTM, cho nên hạn chế RRTD đối với DN vay vốn (DNVV) mà vẫn mở rộng TDđối với chủ thể này là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của các NH.
Thực tiễn đã cho thấy thất bại của NHTM trong hoạt động tín dụng gắn chặtvới thiếu hiểu biết về khách hàng Một trong những kỹ thuật quản trị RRTD củaNHTM là sử dụng phân tích chấm điểm để xếp hạng uy tín về mặt tín dụng của mỗikhách hàng một cách thường xuyên Do vậy vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệthống XHTD nội bộ đang được các NHTM quan tâm nhằm ngăn ngừa và hạn chếRRTD, giảm bớt tỷ lệ nợ xấu phải trích lập dự phòng rủi ro, đáp ứng các yêu cầucủa Basel về quản trị rủi ro -trong đó chú trọng và đề cao vai trò XHTD nội bộ đốivới NHTM được quy định trong hiệp ước Basel I (năm 1988), bổ sung trong hiệpước Basel II (năm 2004) và ngân hàng nhà nước (NHNN) Đây rõ ràng là công việcmà các NHTM cần tiến hành một cách định kỳ nhằm đáp ứng với những thay đổi vềmôi trường kinh doanh và tăng cường hơn nữa khả năng dự báo trong quản trịRRTD.
Trang 2Xếp hạng tín dụng đã được các NHTM trên thế giới thực hiện từ lâu, manglại hiệu quả rất thiết thực Tại Việt Nam, sau một thời gian chuyển đổi sang cơ chếthị trường, vào khoảng năm 1994, một số NH đã thực hiện XHTD DN dựa vào phântích các chỉ tiêu tài chính theo hướng dẫn của NHNN Tuy nhiên, việc làm trênkhông được tiến hành thường xuyên, mang tính chất hình thức, hiệu quả kinh tếkhông cao Từ năm 2000 trở lại đây, trong xu thế hội nhập kinh tế với các nướctrong khu vực và kinh tế toàn cầu, các NHTM đứng trước thách thức về sự cạnhtranh gay gắt không chỉ đối với các NHTM trong nước mà còn với chi nhánh cácNH nước ngoài, NH liên doanh Trong bối cảnh đó, XHTD lại trở thành vấn đềđược nhiều NHTM quan tâm nghiên cứu.
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Đống Đa là chi nhánh thuộcNgân hàng TMCP Công thương Việt Nam Hệ thống chấm điểm tín dụng được ápdụng vào hệ thống NHCT từ năm 2004 Sau hơn 5 năm triển khai, hệ thống đã đápứng những yêu cầu nhất định trong công tác quản trị RRTD Song bên cạnh đó,trong quá trình áp dụng, hệ thống vẫn bộc lộ một số bất cập cần được hoàn thiện đểhệ thống phù hợp và bám sát với tình hình thực tế hơn Đó là lý do em thực hiện
khóa luận với đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác Xếp hạng tín dụng doanhnghiệp vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP công thương Đống Đa”.
- Đề xuất giải pháp và đưa ra các kiến nghị đối với các chủ thể liên quannhằm hoàn thiện hơn nữa công tác này tại NH TMCP công thương chi nhánh ĐốngĐa trong thời gian tới.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là những vấn đề về lý thuyết và thực tiễn
XHTD DNVV tại NHTM ở trên Thế giới và tại Việt Nam, cũng như tình hình hoạtđộng và thực trạng công tác đó tại NH TMCP công thương Đống Đa Đồng thời, khoáluận nghiên cứu một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác XHTD DN tại NH
Trang 3Do XHTD là một lĩnh vực rộng liên quan đến nhiều chủ thể phạm vi đối tượngkhác nhau Nên trong khóa luận tốt nghiệp, đề tài này giới hạn ở mức:
- Nghiên cứu hoạt động XHTD đối với các doanh nghiệp vay vốn trong nướcthuộc tất cả các ngành nghề kinh tế, không áp dụng với các TCTD khác vay vốn hayvới các chủ thể kinh tế cá nhân.
- Số liệu trong khoá luận được tập hợp chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm2004 - 2009.
4 Phương pháp nghiên cứu và tiếp cận vấn đề
Khóa luận sử dụng phương pháp phân tích số liệu định tính và định lượng đểlàm rõ hiện trạng hệ thống XHTD Và bằng cách sử dụng phương pháp so sánh với cáctiêu chuẩn đánh giá phổ biến trên thị trường xếp hạng tín nhiệm quốc tế và trong nước.Qua đó, nghiên cứu để đưa ra nhận định, đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống XHTDkhách hàng doanh nghiệp của NH TMCP công thương Đống Đa.
Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vậtlịch sử trong nghiên cứu khoa học xã hội, phương pháp phân tích, dự báo, kết hợpgiữa lý luận và thực tiễn, diễn dịch và qui nạp để xử lý các dữ liệu Sử dụng cácbảng biểu, biểu đồ, sơ đồ để tăng thêm tính thuyết phục.
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Khóa luận trình bày sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống XHTD khách hàngdoanh nghiệp tại NH TMCP công thương chi nhánh Đống Đa Đề tài nghiên cứu tậptrung vào phương pháp tính điểm và xếp hạng, đưa ra các các giải pháp nhằm nâng caohiệu quả quản trị RRTD tại NH TMCP công thương chi nhánh Đống Đa.
Xây dựng thành công hệ thống đánh giá, XHTD đối với khách hàng không chỉgiúp NHTM phân loại nợ trung thực hơn, mà còn là công cụ tư vấn, giúp các nhà quảntrị NHTM có định hướng chiến lược kinh doanh rõ ràng, áp dụng phù hợp cho nhómđối tượng khách hàng DNVV.
Trang 4Chương 1
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG XẾP HẠNGTÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM
1.1 TÍN DỤNG VÀ AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁCNHTM
Tín dụng nói chung được định nghĩa là quan hệ kinh tế trong đó có sự
chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức giá trị hoặc hiện vật) từngười sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi về mộtlượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.
Nếu xem xét ở một góc độ hẹp hơn, “Tín dụng Ngân hàng là một giao dịch
về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa NH và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp vàcác chủ thể khác), trong đó, NH chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trongmột thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điềukiện vốn gốc và lãi cho NH khi đến hạn thanh toán”.
Ngày nay, TD không chỉ đơn thuần là việc chuyển giao quyền sử dụng vốnbằng hình thái tiền tệ, hình thái tài sản tài chính (leasing) mà còn sử dụng cả uy tíncủa NH (hình thức bảo lãnh - tín dụng chữ ký) để cung cấp cho khách những dịchvụ tốt nhất như chiết khấu, bao thanh toán, thấu chi, cho vay theo hạn mức, vaytrung dài hạn, đầu tư dự án.
1.1.1.2 Vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng
- TDNH thúc đẩy sự ra đời, tồn tại và phát triển của các hoạt động sản xuấtkinh doanh
TDNH là công cụ tài trợ nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn kịp thời về sản xuất
Trang 5giúp các ý tưởng kinh doanh đi vào thực tiễn cũng như mở rộng quy mô hiệu quảhoạt động của các DN Trong bối cảnh đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt như hiệnnay cùng làn sóng hội nhập khiến các DN gặp rất nhiều khó khăn Đặc biệt tronggiai đoạn kinh tế phục hồi hiện nay, họ cần vốn để mở rộng quy mô cả về chiều sâuvà chiều rộng, đổi mới hiện đại hóa trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực…để nângcao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế của mình trên thị trường Tuy thịtrường tài chính, chứng khoán những năm trở lại đã có những bước tiến đáng kểsong vẫn chỉ là bắt đầu mới phát triển như Việt Nam, chưa thực sự phát huy hết vaitrò của mình là nơi giúp các DN tăng vốn, cùng với các điều khoản chặt chẽ để cóthể phát hành chứng khoán khiến cho việc huy động vốn trực tiếp thông qua pháthành trái phiếu, cổ phiếu chưa phổ biến thì TDNH vẫn luôn là nguồn vốn đặc biệtquan trọng đối với DN Nhất là đối với các DN vừa và nhỏ - loại hình quy mô DNphổ biến tại Việt Nam hiện nay.
- TDNH là một trong các đòn bẩy kích thích DN và NH hoạt động kinhdoanh có hiệu quả hơn
NH vừa là người “đi vay”, vừa là người “cho vay” nên bản thân NH trongquá trình kinh doanh phải tính toán đến hiệu quả kinh doanh sao cho bản thân NHcó lời, đồng thời hoàn trả được gốc và lãi cho người gửi tiền Mặt khác, khi cho cácchủ thể vay vốn, NH cũng phải tính toán đến hiệu quả kinh tế sao cho bản thân họcó lời và hoàn trả vốn gốc và lãi vay cho NH Như vậy TDNH có tác dụng tăngcường chế độ hạch toán kinh tế không chỉ đối với các NHTM, mà cả với các DN đivay
- TDNH là kênh truyền tải tác động nhằm thực hiện các mục tiêu chính sách
tiền tệ vĩ mô trong từng thời kỳ
Thông qua việc cấp tín dụng cho các chủ thể trong xã hội, TDNH đã gópphần điều hòa sự lưu thông của tiền tệ Nhờ việc điều chỉnh các điều kiện TD nhưvề lãi suất, hạn mức, thời hạn, yêu cầu thế chấp, bảo lãnh…mà TDNH đã có tácđộng giúp thực hiện các mục tiêu vĩ mô của quốc gia trong từng thời kỳ theo sựđiều tiết của Nhà nước Cụ thể, khi các NHTM mở rộng TD cấp vốn ra thị trường,sẽ tạo điều kiện tốt cho các DN tiếp cận nguồn vốn rẻ để tăng cường sản xuất kinhdoanh Từ đó đóng góp chung vào sức tăng trưởng GDP của cả nước, ổn định giácả, tạo thêm công ăn việc làm và ổn định xã hội Hoạt động TD cũng có vai trò
Trang 6trong việc tác động đến hoạt động huy động các nguồn lực, hình thành và biếnnguồn vốn thành đầu tư, tăng trưởng kinh tế và tạo các bước nhảy vọt về công nghệ.NHTM cấp TD cho các DN trên cơ sở nguồn vốn tự có và nguồn vốn huyđộng, có nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi dưới các hình thức cho vay ứng trước,chiết khấu, bảo lãnh và nó mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho NH Nhưng rủi roTD thường xảy ra, luôn đe doạ sự tồn tại của NH.
1.1.2 An toàn trong hoạt động tín dụng tại các NHTM
1.1.2.1 Rủi ro tín dụng, nguyên nhân và những hậu quả
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, các ngân hàng luôn phải đốiđầu với rất nhiều rủi ro, đó là: rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro hối đoái, rủiro lãi suất Rủi ro và lợi nhuận là hai mặt đối lập nhau trong một thể thống nhất củaquá trình kinh doanh, chúng luôn tồn tại và mâu thuẫn Rủi ro luôn tiềm ẩn trongmọi hoạt động của ngân hàng.
Ở Việt Nam, loại rủi ro phổ biến nhất và gây ra thiệt hại lớn nhất cho cácngân hàng, chính là rủi ro tín dụng Đó là rủi ro về sự tổn thất tài chính (trực tiếphoặc gián tiếp) xuất phát từ việc người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúnghạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán, từ đó làm giảm vốn tự có của ngânhàng và làm giảm sức mạnh tài chính các ngân hàng.
RRTD là hiện tượng NH không thu hồi được đầy đủ, đúng hạn hoặc mất khảnăng thu hồi các khoản vay đã ghi trong hợp đồng TD, dẫn đến toàn bộ hoặc mộtphần gốc và lãi vay bị tổn thất Căn cứ vào khoản 1, điều 2 Quy định về phân loại
nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động NH của TCTDban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc
NHNN: ”RRTD trong hoạt động NH của các TCTD là khả năng xảy ra rủi ro trong
hoạt động của NH của TCTD do KH không thực hiện hoặc không có khả năng thực
hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”
Trang 7Sơ đồ 1.1: Biểu hiện và hậu quả của rủi ro tín dụng
RRTD là hệ quả của rất nhiều yếu tố, được quy về hai nguyên nhân chính, đólà nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Nhóm nguyên nhân khách quan là tác nhân gây ra rủi RRTD bất khả
kháng, xảy ra ngoài ý muốn và tầm kiểm soát của con người trong một thời điểmnào đó, như:
- Tình hình chính trị và hệ thống pháp luật không ổn định: Việc chính
trị bất ổn, hay hệ thống pháp luật chồng chéo, chưa hoàn chỉnh, còn nhiều kẽ hở sẽdẫn tới việc các chủ thể kinh tế không an tâm trong kinh doanh, không thích nghiđược với sự thay đổi, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, đến khả năng trảnợ ngân hàng.
- Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế thay đổi: Đó là sự thay đổi của
chu kì kinh tế, lạm phát, hội nhập kinh tế quốc tế…RRTD thường xảy ra khi nềnkinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, khi đó lạm phát tăng cao kéo theo sự thất nghiệpvà sự thắt chặt trong chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương sẽ ngày càng làmcho chủ thể kinh tế hoạt động kém hiệu quả, lợi nhuận suy giảm nên việc thanh toán
RỦI RO TÍN DỤNG
Không thu được vốn đúng hạnKhông thu
được lãi đúng hạn
Không thu đủ vốn cho
Phát sinh nợ quá hạn
Không thu đủ lãi
Khả năng thanh toán suy giảmHiệu quả kinh doanh giảmThất thoát vốn, phá sản
Phát sinh nợ khó đòiPhát sinh lãi
Phát sinh lãi treo đóng
băng
Trang 8- Các yếu tố xã hội gắn với mỗi vùng: dân số, tâm lý, thói quen tiêu
dùng, tập quán, trình độ văn hóa nếu không được NH quan tâm đúng mức, sẽ gâyra việc không phù hợp giữa sản phẩm tín dụng với thói quen của khách hàng, từ đólà nguyên nhân của rủi ro đạo đức, rủi ro tín dụng.
- Sự lạc hậu về công nghệ thông tin: Việc NH không theo kịp đà phát
triển của công nghệ, như việc ứng dụng các phần mềm chuyên ngành, dịch vụ thẻ…cũng sẽ gây ra RRTD cho NH.
Nhóm nguyên nhân chủ quan, bao gồm nguyên nhân từ phía người vay và
bản thân ngân hàng
Thứ nhất, nguyên nhân từ phía ngân hàng
Trước hết, phải nói đến việc NH còn thiếu một chính sách TD nhất quán,chính sách TD ở đây phải bao gồm định hướng chung cho việc cho vay, chế độ TDngắn hạn, trung và dài hạn, các quy định về đảm bảo tiền vay, danh mục lựa chọnKH trong từng giai đoạn… Nguyên nhân gây ra RRTD từ phía NH có thể khái quátnhư sau:
- NH không có đủ thông tin về các số liệu thống kê để phân tích và đánhgiá KH… dẫn đến đánh giá sai hiệu quả của phương án xin vay, hoặc xác định thờihạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của NH
- Sự lơi lỏng trong quá trình giám sát trong và sau khi cho vay nên khôngphát hiện kịp thời hiện tượng sử dụng vốn vay sai mục đích.
- Quá tin tưởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm… coi đó là vật bảođảm chắc chắn cho sự thu hồi cả gốc và lãi tiền vay
- Chạy theo số lượng hoặc theo kế hoạch mà sao nhãng việc coi trọng chấtlượng khoản vay, quá lạc quan và tin tưởng vào sự thành công của phương án kinhdoanh của KH.
- NH không giải quyết hợp lý quan hệ giữa nguồn vốn huy động và nguồnvốn sử dụng, cụ thể là: dự trữ vốn quá ít so với nhu cầu bảo đảm thanh toán, từ đódẫn đến mất khả năng thanh toán nếu KH có nhu cầu rút vốn quá nhiều; hoặc dữ trữvốn quá nhiều gây ứ đọng, lãng phí trong sử dụng vốn; hoặc lấy vốn ngắn hạn chovay trung dài hạn quá mức quy định.
- Năng lực và phẩm chất đạo đức của một số CBTD NH chưa đủ tầm vàvấn đề quản lý sử dụng và đãi ngộ cán bộ NH chưa thỏa đáng.
Trang 9- Cạnh tranh giữa các TCTD chưa thực sự lành mạnh, việc chạy theo quymô, bỏ qua các điều kiện, tiêu chuẩn trong cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượngcác khoản vay.
Thứ hai, nguyên nhân thuộc về phía khách hàng
- Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trả nợ vay
Đa số các DN khi vay vốn NH đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khảthi Số lượng DN cố tình sử dụng vốn sai mục đích, lừa đảo NH không nhiều Tuynhiên, những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín cán bộ, ảnhhưởng xấu đến các DN khác.
- Năng lực kinh doanh kém, đầu tư nhiều lĩnh vực quá khả năng quản lý.Khi các DN vay tiền NH để mở rộng quy mô kinh doanh, đa số là tập trungvốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít DN nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý,đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực.Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đếnsự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà đáng lẽ ra nó phải thànhcông trên thực tế.
- KH vay vốn tại nhiều TCTD dưới một danh nghĩa hay nhiều danhnghĩa khác nhau nên thiếu sự phân tích một cách tổng thể, khó theo dõi dòng tiềndẫn đến việc sử dụng vốn vay chồng chéo và mất khả năng thanh toán dây chuyền.
- Tình hình tài chính của DN yếu kém, thiếu minh bạch Quy mô tàisản, nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu cao là đặc điểm chung của phầnlớn các DN Việt Nam Ngoài ra, việc ghi chép một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xáccác sổ sách kế toán vẫn chưa được các DN tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực Vìvậy khi cán bộ NH lập các bản phân tích tài chính của DN dựa trên các số liệu ngàythường thiếu thực tế và xác thực.
Hậu quả của RRTD:
o Đối với nền kinh tế:
Hệ thống NH được coi là huyết mạch của nền kinh tế Mỗi NH là một mắtxích quan trọng trong hệ thống đồng bộ này Trong lĩnh vực tiền tệ vô cùng nhạycảm thì rủi ro của NH này sẽ lan truyền sang các NH khác gây ra rủi ro hệ thống.Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng, sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn của ngânhàng, gây hoang mang cho các khách hàng gửi tiền, từ đó có thể xảy ra hiện tượngrút tiền ồ ạt Sự bất ổn trong hệ thống ngân hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh
Trang 10tế Nó sẽ gây ra tình trạng suy thoái, giá cả tăng, sức mua của đồng tiền giảmxuống, gia tăng thất nghiệp, xã hội mất ổn định… Từ các vấn đề trong kinh tế sẽnảy sinh những tệ nạn xã hội làm giảm sự ổn định và cản trở sự phát triển bền vững.
o Đối với ngân hàng:
Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu được khoản tín dụng đã cấp vàlãi vay, nhưng vẫn phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động đến hạn Điều này sẽlàm NH mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn TD giảm làm cho hiệu quảkinh doanh của NH giảm, chi phí tăng lên so với dự kiến Đến một mức nào đó, NHkhông đủ vốn để trả cho người gửi tiền, thì sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanhtoán Và kết quả là làm thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uytín, sức cạnh tranh giảm, kết quả kinh doanh ngày càng xấu, điều này có thể dẫn NHđến thua lỗ hoặc đưa đến bờ vực phá sản RRTD ở một NH xảy ra ở mức độ khácnhau: nhẹ nhất là NH bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặngnhất là khi NH không thu hồi được vốn và lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến NHbị thua lỗ và mất vốn Nếu tình trạng này kéo dài và không khắc phục được, NH sẽbị phá sản và gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống NHnói riêng.
Các khoản cho vay không thanh toán đúng hạn là hình thức biểu hiện củaRRTD Chúng được hình thành do hàng loạt các nguyên nhân khác nhau Hậu quảcủa RRTD là rất lớn; vì vậy, để hạn chế tối đa các tổn thất, NHTM phải có mộtchương trình quản trị đồng bộ, từ chính sách quản trị rủi ro các khoản cho vay riênglẻ và danh mục cho vay đến việc giám sát và xử lý các khoản cho vay đó.
Có thể nói, RRTD là không thể tránh khỏi, nó theo sát quá trình kinh doanhcủa NH; có thể đề phòng, hạn chế chứ không thể loại trừ Thông qua tìm ra nhữngnguyên nhân căn bản của RRTD thì việc đưa ra các giải pháp giải quyết đảm bảo antoàn trong hoạt động TD ngày càng trở nên cấp bách
1.1.2.2 Giải pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng tại hệ thống cácNHTM
Các biện pháp thường được sử dụng để nâng cao công tác quản trị RRTD là:- Đảm bảo thực hiện duy trì những tỷ lệ an toàn mà NHNN đã quy định, như:o Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu : > 8% Vốn tự có
o Giới hạn cho vay, bảo lãnh: <15% vốn tự có
o Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn: 30%
Trang 11- Xác định danh mục các khoản tài trợ với các mức rủi ro khác nhau Vớicác khách hàng khác nhau, đối tượng cho vay khác nhau thì rủi ro và mức độ rủi rosẽ khác nhau Nên cần phải phân chia thành các nhóm khách hàng cụ thể như kháchhàng cá nhân, doanh nghiệp, NHTM khác, tổ chức trung gian tài chính, tài chính phingân hàng, ngân hàng nhà nước với những thời hạn cho vay cụ thể.
- Xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý Đây là một điều kiện quantrọng hàng đầu để giảm thiểu RRTD trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Một chính sách tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng, từng mức lãi suấtvà thời hạn, giới hạn tín dụng, cùng với quá trình giám sát sau khi cho vay Hơnnữa, cần thiết lập cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng hợp lý, phân rõ tráchnhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong quá trình phân tích và cấp tín dụng nhằmgiảm thiểu rủi ro trong từng khâu Đặc biệt, nhằm giảm thiểu RRTD, quy trình tíndụng cần được xây dựng một cách chi tiết từ khâu tìm hiểu khách hàng, đánh giá,đưa ra hạn mức tín dụng, thời hạn, lãi suất đến khâu giải ngân, kiểm tra giám sát,thu nợ và quán triệt xuống từng chi nhánh, từng cán bộ Nhất là, quá trình phân tíchtín dụng và giám sát tín dụng cần phải được thực hiện chính xác, đầy đủ và chặtchẽ Và một trong những phương pháp phân tích nhằm ra quyết định cấp tín dụngđang được rất nhiều các NHTM sử dụng, đó là chấm điểm các doanh nghiệp vayvốn (xếp hạng tín dụng) nhằm đánh giá khả năng trả nợ và lãi vay của khách hàng.Phương pháp này sẽ được đề cập trong toàn bộ phần còn lại của khóa luận
1.2 XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI HỆ THỐNG CÁC NHTM1.2.1 Khái niệm xếp hạng tín dụng
Hai khái niệm xếp hạng tín dụng và xếp hạng tín nhiệm đều được dịch ra từtiếng Anh “credit rating” nhưng chúng không đồng nhất Để làm rõ khái niệm xếp
hạng tín dụng, trước hết ta cần tìm hiểu khái niệm xếp hạng tín nhiệm
Khái niệm xếp hạng tín nhiệm
Xếp hạng tín nhiệm hay định mức tín nhiệm (credit rating) là thuật ngữ do JohnMoody đưa ra đầu tiên và công bố vào năm 1909 trong cuốn “Cẩm nang chứng khoánđường sắt” Có rất nhiều cách định nghĩa không giống nhau về thuật ngữ này:
Theo Bohn John A viết trong cuốn “Phân tích rủi ro trên các thị trường đangchuyển đổi” thì xếp hạng tín nhiệm là sự đánh giá về khả năng một nhà phát hànhcó thể thanh toán đúng hạn cả gốc và lãi đối với một loại chứng khoán nợ trong suốtthời gian tồn tại của nó.
Trang 12Theo công ty chứng khoán Merrill Lynch, xếp hạng tín nhiệm là đánh giáhiện thời về chất lượng tín dụng được xem xét trong hoàn cảnh hướng về tương lai,phản ánh sự sẵn sàng và khả năng nhà phát hành có thể thanh toán gốc và lãi đúnghạn Trong kết quả xếp hạng tín nhiệm chứa đựng cả ý kiến chủ quan của chuyêngia xếp hạng tín nhiệm.
Còn theo Moody’s, xếp hạng tín nhiệm là ý kiến về khả năng và sự sẵn sàngcủa một nhà phát hành trong việc thanh toán đúng hạn cho một khoản nợ nhất địnhtrong suốt thời gian tồn tại của khoản nợ đó Nói một cách rộng hơn, xếp hạng mộtđầu tư bởi một công ty xếp hạng tín nhiệm (CRA) là việc thể hiện ý kiến chuyên giacủa bên thứ ba về mức độ rủi ro vỡ nợ gắn liền với thể loại đầu tư đó Xếp hạngcàng cao thì mức độ vỡ nợ càng thấp Xếp hạng có thể là làm lên hạng hoặc xuốnghạng của một nhà phát hành, một công cụ tài chính theo khả năng của nó có đápứng được các nghĩa vụ đối với một nhà đầu tư hay không Về mặt nào đó, xếp hạngtín nhiệm có thể được xem như là một hình thức tư vấn đầu tư chứng khoán, nhưngđó chỉ là ý kiến dựa trên các nhân tố rủi ro và không hoàn toàn là một lời khuyênnên mua hay bán bất kỳ một loại chứng khoán nào Một sự xếp hạng cao khôngđồng nghĩa là một khoản đầu tư tối ưu.
Qua những cách định nghĩa trên, ta có thể hình dung: xếp hạng tín nhiệm là
việc đánh giá khả năng chi trả đúng hạn của khách hàng đối với một nghĩa vụ nợtrong hiện tại và tương lai.
XHTD và sự phân biệt XHTD với xếp hạng tín nhiệm
o Xếp hạng tín dụng là đánh giá hiện thời về chất lượng tín dụng đượcxem xét trong hoàn cảnh hướng về tương lai, phản ánh sự sẵn sàng và khả năng cóthể thanh toán gốc và lãi khoản vay đúng hạn - (trích tài liệu citibank) - Xếp hạng tín
dụng được thực hiện bởi ngân hàng (hoặc các trung tâm thông tin tín dụng…) đểđánh giá khả năng trả nợ các khoản vay ngân hàng của doanh nghiệp, trong khi xếphạng tín nhiệm được thực hiện bởi các công ty xếp hạng tín nhiệm (CRA) riêng biệt.
o Hai khái niệm xếp hạng tín dụng và xếp hạng tín nhiệm, tuy cùngđược dịch từ tiếng Anh “credit rating”, nhưng chúng không đồng nhất Xếp hạng tínnhiệm là một phạm trù lớn hơn xếp hạng tín dụng, mặc dù ý nghĩa đều có thể tươngtự là cách đánh giá khả năng trả nợ trong tương lai, nhưng chúng có đối tượng, chứcnăng, mục đích riêng Do XHTD được thực hiện bởi ngân hàng (hoặc các trung tâmthông tin tín dụng…) để đánh giá khách hàng của mình, do vậy kết quả xếp hạng sẽ
Trang 13khó có thể ngang tầm với kết quả được thực hiện bởi CRA riêng biệt Đồng thời,thông tin XHTD không được công bố rộng rãi mà chỉ những đối tượng theo quyđịnh và có đăng kí mua mới được biết kết quả xếp hạng đó Trong xếp hạng tínnhiệm, người trả phí dịch vụ không phải là tổ chức được xếp hạng, mà là nhữngngười hỏi tin Do đó, một DN có thể dùng kết quả xếp hạng tín nhiệm để làm cơ sởcho việc vay ngân hàng, nhưng tất nhiên không thể sử dụng kết quả xếp hạng tíndụng để làm cơ sở cho việc phát hành chứng khoán.
Tuy vậy bản chất xếp hạng tín nhiệm hay xếp hạng tín dụng thì đều gồm 2 côngđoạn chính: phân tích, đánh giá chấm điểm và xếp hạng khách hàng tín dụng Trongphạm vi bài khóa luận với đề tài xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp vay vốn, khóa
luận thống nhất thuật ngữ xếp hạng tín dụng để gọi thay cho quá trình đánh giá phân
tích và định dạng rủi ro của KH trong quan hệ TD với NHTM XHTD với khách hànglà doanh nghiệp sẽ gọi là XHTD DNVV hay đơn giản là XHTD DN.
Việc XHTD DNVV là một quá trình, nó bắt đầu từ khi xác định mục đíchnghiên cứu đến việc thu thập, xử lý thông tin trong quá trình quản lý và đánh giáchất lượng thông tin thông qua quá trình sử dụng Từ những thông tin thu thập kếthợp phương pháp phân tích và các chỉ tiêu phân tích phù hợp với mục đích đánh giácủa NH làm rõ thực chất hoạt động sản xuất kinh doanh cả về nguồn lực, tiềm năng,lợi thế kinh doanh cũng như rủi ro tiềm ẩn về khả năng trả nợ của DN để cácNHTM kịp thời đưa ra quyết sách phù hợp nhằm ngăn ngừa, kiểm soát rủi ro phátsinh trong hoạt động kinh doanh.
1.2.2 Mục đích, ý nghĩa của xếp hạng tín dụng
Cần phải khẳng định lại rằng rủi ro là yếu tố không thể tách rời trong hoạt độngcủa các NHTM trên thị trường Hơn nữa, rủi ro trong cho vay lại tăng lên gấp bội bởiNH phải đối mặt với rủi ro từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan gây nên Vì lẽđó mà XHTD có ý nghĩa ngày càng cao trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Mục đích, ý nghĩa của XHTD DNVV là đánh giá khả năng tin cậy của DNkhi đứng trên giác độ NH trong các khoản TD Thông qua sự đánh giá quá khứ vàhiện tại của DN để có thể thấy rõ được những mặt yếu, mặt mạnh của DN qua đóđưa ra những quyết sách đúng đắn kể cả đối với NHNN và các TCTD Hay nói cáchkhác, mục đích của việc XHTD DNVV là lường trước được các rủi ro có thể xảy ratrong hoạt động TD, cung cấp những thông tin mang tính hệ thống về quá khứ vàhiện tại của DN để từ đó hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định cấp TD: Xác định đúng
Trang 14hạn mức, thời hạn, lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay, cơ sở để xây dựng chínhsách tín dụng và chính sách khách hàng Ngoài ra còn giảm chi phí, tiết kiệm thờigian quyết định cho một khoản vay Từ đó tinh giản hóa quy trình và nâng cao hiệuquả trong hoạt động TD Nó cũng là cơ sở để các NH trích lập dự phòng rủi ro haynâng cao cảnh giác, đảm bảo tốt công tác quản trị rủi ro TD Tùy vào mức độ xếphạng mà NH thực hiện trích lập dự phòng làm tấm nệm cho mình Một mục đíchquan trọng nữa của XHTD DNVV là phục vụ công tác điều hành quản lý củaNHNN, giúp NHNN có thêm thông tin hỗ trợ cho việc hoạch định chính sách tiền tệhợp lý và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
1.2.3 Chủ thể, đối tượng và nguồn thông tin sử dụng trong xếp hạng tín dụng
1.2.3.1 Đối tượng XHTD
Đối tượng của XHTD DNVV là những thông số, dữ liệu XHTD thực hiệnphân tích dữ kiện từ các hồ sơ lưu trữ, các BCTC và báo cáo khác về DN, dưới sựtác động của các nhân tố môi trường để nhận xét đánh giá tình hình hiện tại vàtương lai của DN nhằm xác định khả năng thu hồi vốn và lãi vay Hay nói một cáchrộng hơn, đối tượng XHTD đề cập trong khóa luận chính là DNVV.
1.2.3.2 Chủ thể của XHTD
Hiện nay trên thế giới và các nước trong khu vực thường có 3 loại chủ thểthực hiện đánh giá xếp hạng DN Đó là: công ty xếp hạng tín nhiệm (CRA); cácNHTM và các Trung tâm thông tin tín dụng của tư nhân và trung tâm thông tin tíndụng của NHNN (ví dụ như CIC của Việt Nam)
Hiệp ước Basel II thay thế hiệp ước Basel I cho phép các ngân hàng lựa chọngiữa “phương pháp dựa trên đánh giá tiêu chuẩn” và “phương pháp dựa trên đánhgiá nội bộ” Tức là, các NH có thể sử dụng luôn kết quả XHTN của các CRA hoặctự mình tiến hành công tác thu thập thông tin, chấm điểm và XHTD Cho đến nay,tại Việt Nam, do yêu cầu của việc quản lý khách hàng, phục vụ cho công tác quảntrị các NHTM Việt Nam phải tự tổ chức XHTD đối với các khách hàng của mình.Bởi vì, các CRA lại chưa hình thành trong khi hoạt động của CIC còn nhiều bất cập.Tùy theo mỗi chủ thể khác nhau thì chi tiết việc xếp hạng có sự khác nhauchi tiết để phù hợp với mục đích khác nhau Ở đây, do mục đích của đề tài nên khóaluận sẽ chỉ chú trọng đến chủ thể xếp hạng là NHTM.
1.2.3.3 Nguồn thông tin sử dụng trong XHTD
Trang 15Việc thu thập thông tin có ý nghĩa rất quan trọng Ngân hàng càng thu thậpđược nhiều thông tin sát thực về khách hàng thì kết quả XHTD càng chính xác.Thông tin trong XHTD được thu thập từ nhiều nguồn, bao gồm:
Thứ nhất, thông tin từ hồ sơ DN
Hồ sơ pháp lý: cung cấp các thông tin mang tính pháp lý như: trụ sở, địa chỉ,số đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập DN - ngày cấp - nơi cấp, loại hình DN,ngành nghề kinh doanh… Những thông tin này chứng thực về sự tồn tại của kháchhàng và là bằng chứng cần thiết để bảo vệ lợi ích của NH khi có tranh chấp xảy ra.
Hồ sơ tài chính: BCĐKT, BCKQKD, BCLCTT…Thông tin từ những tàiliệu này là cơ sở giúp NH đánh giá được khả năng tài chính của DN.
Hồ sơ về phương án, dự án, chiến lược kinh doanh của DN Dựa trênnhững thông tin này, NH có thể đánh giá được tính khả thi, tính toán hiệu quả củadự án Thông tin này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ cũngnhư giúp NH trong quá trình giải ngân.
Hồ sơ về TSĐB: giấy CN quyền sở hữu… cung cấp cho NH những thông tinvề tính pháp lý và tính khả mại của tài sản… là cơ sở để NH xác định giá trị củaTSBĐ.
Thứ hai, thông tin lưu trữ tại NH
Đây là thông tin mà NH theo dõi, tích lũy và lưu trữ về khách hàng trong quátrình cấp tín dụng qua các thời kỳ Đặc điểm của nguồn thông tin này là đáng tin cậy.Tuy nhiên, chất lượng của thông tin lại dựa vào khả năng thu thập, lưu trữ của từng NH.
Thứ ba, thông tin từ điều tra phỏng vấn trực tiếp
Đây là những thông tin rất cần thiết cho NH trong việc xác định tính trungthực của những thông tin khách hàng cung cấp cũng như đoán biết về tính cách, độtin cậy của người chủ DN.
Thứ tư, thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng
Các phương tiện thông tin đại chúng thì rất đa dạng vì vậy chất lượng thôngtin của từng phương tiện cung cấp cũng có tính chất khác nhau Nếu là thông tin từbáo đài thì rất phong phú nhưng NH cần phải kiểm chứng Những thông tin do cáccơ quan NH cung cấp như trung tâm đăng ký TSĐB, tổng cục thống kê, Bộ TàiChính… có độ tin cậy cao Ngoài ra, NH cũng nên thu thập các thông tin từ cácchuyên gia, các thông tin này rất quý báu vì nó chứa đựng trong đó sự đánh giá rồi.
Trang 161.2.4 Nguyên tắc xếp hạng tín dụng
Hệ thống XHTD là công cụ quan trọng để tăng cường tính khách quan, nângcao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng Mô hình tính điểm tín dụng sử dụngphương pháp lượng hóa mức độ rủi ro thông qua đánh giá thang điểm, các chỉ tiêuđánh giá trong những mô hình chấm điểm được áp dụng cho từng loại khách hàng.
Khái niệm hiện đại về XHTD được tập trung vào các nguyên tắc chủ yếu baogồm phân tích tín nhiệm trên cơ sở ý thức và thiện chí trả nợ của người đi vay vàtừng khoản vay; đánh giá rủi ro dài hạn dựa trên ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanhvà xu hướng khả năng trả nợ trong tương lai; đánh giá rủi ro toàn diện và thống nhấtdựa vào hệ thống ký hiệu xếp hạng
Trong phân tích XHTD cần thiết sử dụng phân tích định tính để bổ sung chonhững phân tích định lượng Các dữ liệu định lượng là những quan sát được đolường bằng số, các quan sát không thể đo lường bằng số được xếp vào dữ liệu địnhtính Các chỉ tiêu phân tích có thể thay đổi phù hợp với sự thay đổi của trình độcông nghệ và yêu cầu quản trị rủi ro.
Theo các nhà nghiên cứu thì các ngành kinh doanh có tính cạnh tranh cao,thâm dụng vốn và có tính chu kỳ sẽ rủi ro hơn các ngành kinh doanh ít bị cạnhtranh, có nhiều rào cản gia nhập thị trường và có nhu cầu sản phẩm ổn định , dễ ướctính Mức độ rủi ro của ngành cũng có mối tương qua với sự phát triển của các điềukiện kinh tế, tài chính trong tương lai bởi vì những yếu tố này sẽ có ảnh hưởng đángkể đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệptrong cả ngắn hạn lẫn dài hạn.
Việc thu thập số liệu để đưa vào mô hình XHTD cần được thực hiện mộtcách khách quan, linh động Sử dụng cùng lúc nhiều nguồn thông tin để có được cáinhìn toàn thể về tình hình tài chính của khách hàng vay.
1.2.5 Mô hình xếp hạng tín dụng
Mô hình đơn giản nhất được sử dụng trong XHTD là mô hình một biến số.Chỉ tiêu đánh giá phải được thống nhất trong mô hình Tỷ suất tài chính được sửdụng trong mô hình một biến số bao gồm các chỉ tiêu thanh khoản, các chỉ tiêu hoạtđộng, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu lợi tức, chỉ tiêu vay nợ và chi phí trả lãi Các chỉ tiêuphi tài chính thường được sử dụng bao gồm thời gian hoạt động của DN, số nămkinh nghiệm và trình độ của nhà quản trị cấp cao, triển vọng ngành Nhược điểmcủa mô hình một biến số là kết quả dự báo khó chính xác nếu thực hiện phân tích và
Trang 17cho điểm các chỉ tiêu đánh giá một cách riêng biệt, hơn nữa, mỗi người có thể hiểucác chỉ tiêu đánh giá một cách khác nhau Để khắc phục nhược điểm này, các nhànghiên cứu đã phát triển những mô hình kết hợp nhiều biến số thành một giá trị đểdự báo sự thất bại của doanh nghiệp như mô hình phân tích hồi quy, phân tích logic,phân tích xác suất có điều kiện, phân tích phân biệt nhiều biến số.
NHTM áp dụng các mô hình khác nhau tùy theo đối tượng xếp hạng là cánhân, doanh nghiêp hay tổ chức tín dụng Trong khóa luận này chỉ đề cập đến nhómkhách hàng doanh nghiệp Các mô hình này được sử dụng ổn định và có thể điềuchỉnh sau vài năm sử dụng khi thấy có nhiều sai sót lớn giữa xếp hạng và thực tế.
1.2.6 Các phương pháp thường sử dụng của hoạt động XHTD tại các NHTM
Phương pháp định lượng: chủ yếu dựa vào các số liệu thống kê và thông
qua các công thức toán học được thiết lập để tổng hợp, đánh giá các chỉ tiêu Có rấtnhiều phương pháp được sử dụng như mô hình kinh tế lượng, phương pháp bìnhquân giản đơn, phương pháp bình quân gia quyền
Phương pháp định tính: Thực tế không phải chỉ tiêu nào cũng có thể lượng
hóa một cách chính xác, cho nên cần phải áp dụng thêm phương pháp định tính Cácmô hình định tính thường rất khó xác định, nguồn gốc của nó khó thấy và phần lớnmang tính chủ quan Thường phương pháp này dựa vào việc lấy ý kiến chuyên gia,có chuyên môn sâu trong lĩnh vực XH, đồng thời có kiến thức liên ngành rất tổnghợp Nội dung chủ yếu như sau:
- Phương pháp lấy ý kiến: Việc thực hiện trải qua các bước như sau:
+ Thu thập ý kiến của ban quản lý điều hành, lấy ý kiến các đối tác đang cómối quan hệ kinh doanh với tổ chức được xếp hạng, và các nguồn khác.
+ Lấy ý kiến của các chuyên gia về xu hướng tác động của các nhân tố.+ Tổng hợp đưa ra kết quả.
- Phương pháp Delphi (Phương pháp chuyên gia): là phương pháp bao
gồm một quá trình thực hiện nhằm đảm bảo tính nhất trí trong xếp hạng Có 3 nhómchuyên gia trong quá trình xếp hạng là chuyên gia phân tích, chuyên gia trong từnglĩnh vực, chuyên gia kết luận Với các bước thực hiện:
+ Xây dựng các câu hỏi điều tra lần đầu tiên cho các chuyên gia+ Phân tích các câu trả lời, tổng hợp thành bảng trả lời
+ Soạn thảo các câu hỏi lần thứ hai cho các chuyên gia.+ Thu thập, phân tích lần hai
Trang 18Các bước trên dừng lại khi kết quả dự báo thoả mãn những yêu cầu đặt ra.Phương pháp này đòi hỏi trình độ tổng hợp rất cao của các nhà phân tích, vừa tổnghợp vừa phát triển các ý kiến đa dạng của các chuyên gia.
Phương pháp kết hợp: Là phương pháp kết hợp giữa hai phương pháp trên
thông qua một trọng số Dùng trọng số giản đơn để kết hợp những đánh giá địnhtính của các chuyên gia với định lượng hoá một số chỉ tiêu:
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Cho trọng số từng nhân tố tuỳ theo mức độ quan trọng của nó, hoặc có thểkhông có trọng số nếu như số điểm quy định đã bao hàm cả trọng số rồi.
+ Cho điểm từng nhân tố theo tính chất tác động của nó đến quá trình hoạtđộng của DN, có so sánh với chỉ tiêu của các nhóm DN so sánh.
+ Tính tổng điểm cho từng chỉ tiêu sau khi nhân số điểm với trọng số theonăm Tài chính và trọng số nhân tố.
+ Xếp hạng dựa vào công thức tính điểm cho từng chỉ tiêu.
1.2.7 Các chỉ tiêu sử dụng để XHTD tại NHTM
1.2.7.1 Chỉ tiêu tài chính
Trên thế giới hiện nay, phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong côngtác chấm điểm các chỉ tiêu tài chính là sử dụng nhóm 7 chỉ tiêu: Tỷ lệ trang trải lợinhuận trước thuế; Đòn cân nợ; Luồng tiền mặt; Tài sản ròng; Tài sản vô hình; Độtuổi và tình trạng của máy móc thiết bị; Vốn lưu động Tuy nhiên, các NHTM ViệtNam thường áp dụng nhóm 4 chỉ tiêu tài chính: Chỉ tiêu thanh khoản; Chỉ tiêu hoạtđộng; Chỉ tiêu cân nợ; Chỉ tiêu thu nhập.
Một là, nhóm chỉ tiêu thanh khoản là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh
giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của DN Nhóm này gồm 3 chỉ tiêu:
o Khả năng thanh toán hiện hành
Khả năng thanhtoán hiện hành =
Tài sản ngắn hạnNợ ngắn hạn
Tỷ số này cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trangtrải bằng các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong một giai đoạn tương đươngvới thời hạn của các khoản nợ đó Khi giá trị của hệ số này giảm, chứng tỏ khả năngtrả nợ của DN giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềmtàng và ngược lại Tuy nhiên, nếu hệ số này tăng quá cao có nghĩa là DN đã đầu tưquá nhiều vào tài sản ngắn hạn, cho thấy DN sử dụng không hiệu quả tài sản ngắn
Trang 19hạn do quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay có quá nhiều nợ phải đòi… Mặt khác, trongnhiều trường hợp, hệ số này phản ánh không chính xác khả năng thanh toán bởi nếuhàng tồn kho nhiều, khó bán thì DN rất khó biến chúng thành tiền để trả nợ, vì vậycần xét tới hệ số thanh toán nhanh.
o Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanhtoán nhanh =
Tài sản có ngắn hạn – Hàng tồn khoNợ ngắn hạn
Tỷ số này cho biết khả năng chuyển đổi các tài sản Có của DN thành tiền đểđáp ứng yêu cầu thanh toán cấp thiết các khoản nợ Giá trị này càng cao thì mức độrủi ro về thanh toán của DN càng thấp Tuy nhiên, nếu duy trì ở mức cao thì hiệuquả quản lý tài sản lưu động của DN chưa tốt vì những tài sản này có tỷ lệ sinh lờithấp đối với DN.
o Khả năng thanh toán tức thời
Khả năng thanh toán tức
Tiền mặt + ĐTTC ngắn hạnNợ ngắn hạn
Tỷ số này phản ánh khả năng thanh toán tức thời của DN bằng nguồn vốnbằng tiền mà không bị chi phối bởi thời gian chuyển đổi của hàng tồn kho và cáckhoản phải thu.
Hai là, nhóm chỉ tiêu hoạt động là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc:
Sử dụng tài nguyên, nguồn lực của DN, được sử dụng để đánh giá hiệu quảsử dụng tài sản của DN.
o Vòng quay hàng tồn kho:
Là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.Hệ số này đo lường doanh số bán hàng liên quan đến mức độ tồn kho của hàng hóathành phẩm, nguyên vật liệu Giá trị tồn kho bao gồm: nguyên vật liệu, vật liệu phụ,sản phẩm dở dang, thành phẩm…
Vòng quay hàng
Giá vốn hàng bánHàng tồn kho bình quân
o Vòng quay khoản phải thu:
Đánh giá tốc độ thu hồi các khoản nợ của DN Hệ số này càng cao thể hiệnDN thu hồi vốn nhanh.
Vòng quay khoản
Doanh thu thuầnKhoản phải thu bình quâno Kỳ thu tiền bình quân:
Trang 20Được sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở cáckhoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày.
Ba là, nhóm chỉ tiêu về cân nợ phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính
cũng như khả năng sử dụng nợ vay của DN, đo lường phần vốn góp của các chủ sởhữu DN so với phần tài trợ của các chủ nợ của DN Đòn cân nợ làm gia tăng khảnăng tạo ra lợi nhuận đồng thời cũng làm gia tăng rủi ro cho công ty và các chủ nợ.Trong giai đoạn kinh tế thịnh vượng, những DN sử dụng nhiều nợ vay sẽ có cơ hộiphát triển nhanh hơn, ngược lại, trong thời kỳ kinh tế suy thoái, DN nào sử dụngnhiều nợ vay sẽ có nguy cơ vỡ nợ cao hơn Do vây, hệ số đòn cân nợ có ý nghĩa rấtquan trọng khi thực hiện phân tích, XHTD DN Nhóm này gồm các chỉ tiêu:
o Hệ số nợ:
Được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ DN đối với các chủ nợ trongviệc góp vốn, nó cho biết một đồng tài sản DN thì có bao nhiêu đồng hình thành dođi vay Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng gặp rủi ro lớn, DN dễ rơi vào tình trạngmất khả năng thanh toán.
Hệ số nợ = Tổng số nợTổng tài sản
o Hệ số tự trả nợ:
Trang 21Chỉ tiêu này phản ánh khả năng độc lập về tài chính của DN Nó được đobằng tỷ số giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu Tỷ lệ này càng nhỏ thì giá trị vốn chủsở hữu càng lớn có nghĩa là khả năng tài chính của DN càng tốt Ngược lại nếu tỷ lệnày càng cao thì có thể DN đang không thể trả được các khoản nợ theo những điềukiện tài chính thắt chặt hoặc có sự kém cỏi trong quản lý hoặc có thể kém đi dogánh nặng từ việc thanh toán lãi vay.
Hệ số tự trả nợ = Tổng số nợ phải trảVốn chủ sở hữuo Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ NH:
Hệ số này cho biết việc hoàn trả vốn vay NH của DN, thể hiện sự lành mạnhvề tài chính của NH cũng như thái độ hợp tác của DN.
Tỷ lệ nợ quá hạntrên tổng dư nợ =
Nợ quá hạn
* 100%Tổng dư nợ ngân hàng
o Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số khả năngthanh toán lãi vay =
Thu nhập trước thuế và lãi
* 100%Chi phí trả lãi
Hệ số này phản ánh khả năng trang trải các khoản nợ từ kết quả hoạt độngkinh doanh Nếu hệ số này quá nhỏ hoặc có giá trị âm thì DN khó có khả năng trảđược lãi.
Thứ tư, nhóm chỉ tiêu thu nhập phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng
hợp nhất của một DN Nhóm này gồm 3 chỉ tiêu:o Chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS):
Phản ánh khả năng sinh lời của DN Chỉ số này càng cao và doanh thu củaDN càng lớn thì tiềm năng sinh lời càng lớn Sự biến động của chỉ số này phản ánhsự biến động về hiệu quả hay ảnh hưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chấtlượng sản phẩm.
ROS = Lợi nhuận ròng * 100%Doanh thu thuần
o Chỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặcbiệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào DN Tăng mức doanh lợi vốnchủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính DN.
Vốn chủ sở hữuo Chỉ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA):
Trang 22Là chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư.ROA = Lợi nhuận ròng *
100%Tổng tài sản
Ngoài ra, một số NHTM còn xem xét đến các yếu tố tài chính khác như:
- Tốc độ tăng trưởng: xét trên cả 3 chỉ tiêu là tốc độ tăng trưởng lợi nhuận,
tốc độ tăng trưởng nguồn vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng doanh thu.
- Lưu chuyển tiền tệ: nó được xem xét dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Xu hướng lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ
Trạng thái lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động: So sánh giữa dòng tiền từhoạt động sản xuất kinh doanh với lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.Trạng thái tốt nhất là dòng tiền lớn hơn lợi nhuận thuần.
Tiền và các khoản tương đương tiền/Vốn chủ sở hữu
1.2.7.2 Chỉ tiêu phi tài chính
Những chỉ tiêu phi tài chính về DNVV chủ yếu là những chỉ tiêu định tínhmà việc tiêu chuẩn hóa hay lượng hóa một cách chính xác là rất khó, nếu khôngmuốn nói là không thể Vì vậy phương pháp được áp dụng phổ biến trong phần nàylà phương pháp chuyên gia và phương pháp tổng hợp nhằm so sánh, phân tích trên
cơ sở kinh nghiệm của cán bộ thẩm định và bộ giá trị chuẩn để tìm ra lời giải phù
hợp nhất cho từng tiêu chí đối với DNVV Tùy từng NH mà việc lựa chọn các chỉtiêu phi tài chính là nhiều hay ít nhưng tựu trung lại, các NH ở Việt Nam đang phânchia các chỉ tiêu phi tài chính ra làm 5 nhóm chính:
o Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ
Nhóm chỉ tiêu này nhằm đánh giá khả năng trả nợ NH của DNVV căn cứvào xu hướng dòng tiền hiện tại và dự kiến cuả DN đó cũng như những đánh giácủa CBTD về nguồn trả nợ của KH.
Trang 23o Trình độ quản lý và môi trường nội bộ
Nhóm chỉ tiêu này đề cập đến năng lực, trình độ, lý lịch tư pháp cũng như độnhạy bén của ban lãnh đạo cũng như người đứng đầu DN Bên cạnh đó, các chỉ tiêucòn đánh giá tính hiệu quả, chuyên nghiệp của bộ máy tổ chức và hệ thống kiểmsoát nội bộ của DN.
o Quan hệ với ngân hàng
Nhóm chỉ tiêu này xem xét đặc điểm quan hệ TD của KH với NH trong quákhứ và hiện tại Đánh giá mức độ thường xuyên của hai nguồn thu nợ được cho làđáng tin cậy và thuộc khả năng kiểm soát của NH là số dư tiền gửi và doanh số tiềnchuyển qua NH của DNVV Từ đó so sánh với định hướng quan hệ tín dụng với KHcủa CBTD.
o Các nhân tố bên ngoài
Nhóm chỉ tiêu này đánh giá khả năng cạnh tranh cũng như những cơ hội vàthách thức đối với quá trình sản xuất kinh doanh của DN thông qua những yếu tốbên ngoài DN như nguồn nguyên liệu đầu vào, khả năng thay thế, tính chất cạnhtranh, các chính sách của Nhà nước, nguồn tiêu thụ sản phẩm…và triển vọng pháttriển của ngành.
o Các đặc điểm hoạt động khác
Nhóm chỉ tiêu này đề cập đến những yếu tố phi tài chính còn lại được cho làtác động khá mạnh đến triển vọng phát triển của DNVV, từ đó quyết định tính sẵnsàng và khả năng trả nợ.
1.2.8 Quy trình XHTD các doanh nghiệp vay vốn tại NHTM
Quy trình XHTD là quá trình thu thập và xử lý thông tin một cách khoa họccó phương pháp, khách quan có hệ thống nhằm đưa ra kết quả chính xác tình hìnhhoạt động kinh doanh của DN và khả năng trả nợ của DN trong tương lai Quy trìnhvà các nội dung của quy trình XHTD ở các NHTM khác nhau thì thường khônggiống nhau, nhưng chúng đều có những điểm chung nhất, có tính phổ cập và có thểxem như thông lệ quốc tế (theo cách nhìn nhận của NH thế giới) Có 5 bước tiếnhành XHTD DNVV như sau:
Sơ đồ 1.2: Các bước tiến hành XHTD DNVV
Bổ sung thông tin tubBổ sung thông tin
Phân loại DN Phân tích các Đưa ra kết quảPhê chuẩn và sửThu thập
Trang 24Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình XHTD DN Chất lượng và kếtquả XH phụ thuộc nhiều vào nguồn thông tin đầu vào Thông tin được khai thác từnhiều nguồn khác nhau như từ các cơ quan thông tin tín dụng, các cơ quan banngành có chức năng, tổng cục thống kê, bộ tài chính, cục thuế hay từ báo chí truyềnthông… Nhưng chủ yếu là từ chính các DN.
- Thông tin thu thập phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
Về số lượng: phải đủ thông tin cần thiết, phù hợp để có đủ cơ sở đánhgiá toàn diện và chuẩn xác.
Về chất lương: Thông tin phải đảm bảo độ chính xác, trung thực vàđáng tin cậy.
Tính liên tục: Thông tin khai thác phải theo một chuỗi thời gian liên tục(thường ít nhất trong 2 năm liên tục) nhằm có cái nhìn khái quát sâu sắc và toàndiện.
- Thông tin thu thập cho hoạt động XHTD bao gồm:
Thông tin tài chính: Các BCTC, sổ tay, tình hình quan hệ TD của KH Thông tin phi tài chính: là tập hợp rất nhiều các dữ liệu thông tin vềban lãnh đạo, về công nghệ, sản phẩm, cơ cấu tổ chức, các thông tin về môi trườngkinh tế vi mô và vĩ mô.
Bước 2: Xác định ngành kinh tế và quy mô của DN
Một là, xác định ngành kinh tế của DN
Đặc trưng của mỗi ngành nghề khác nhau về chu kỳ kinh doanh, về triểnvọng tăng trưởng, về mức vốn đầu tư, cơ cấu chi phí, khả năng cạnh tranh, sảnphẩm thay thế Do đó, việc xây dựng một hệ thống phân loại ngành kinh tế có ýnghĩa rất quan trọng Hệ thống phân loại ngành kinh tế đó phải phù hợp với trình độphát triển nền kinh tế và môi trường pháp lý của từng quốc gia, tuy nhiên cũng phảigần sát với thông lệ chuẩn quốc tế Các NHTM có thể căn cứ theo cách phân loạicủa Chính phủ hoặc tự đưa ra một cách phân loại riêng cho phù hợp với hoàn cảnhvà đặc điểm, điều kiện của mình.
Hai là, xác định quy mô của doanh nghiệp
Quy mô của DN cũng là một yếu tố cần được xét, bởi DN sẽ khó có thể tiếnhành đa dạng hoá hoạt động để giảm rủi ro kinh doanh và nâng cao ưu thế cạnhtranh khi quy mô của nó quá nhỏ, bởi chúng không có những ưu thế về quy mô sảnxuất, tiềm năng nhân sự và tiềm lực về mặt tài chính Những DN có quy mô nhỏ
Trang 25thường chỉ thiên về kinh doanh một loại sản phẩm nên vị thế sẽ có thể bị đánh giáthấp hơn Việc xác định quy mô thông thường căn cứ vào các chỉ tiêu như quy môvốn kinh doanh, doanh thu, tổng số lao động, nộp thuế
Bước 3: Phân tích đánh giá các chỉ tiêu và chấm điểm
Để thực hiện được bước này cần thiết phải thực hiện các công việc sau:
(1) Phân tích các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.(2) Xây dựng Bảng tính điểm theo nguyên tắc:
- Xây dựng điểm cho từng chỉ tiêu.
- Chỉ tiêu quan trọng sẽ có số điểm cao hơn, việc phân bổ điểm cho các chỉtiêu phải hợp lý, khoa học và công phu, phù hợp với từng ngành kinh tế và qui môhoạt động của doanh nghiệp.
Xây dựng bảng tính điểm là khâu then chốt quyết định đến chất lượngXHTD, nó thể hiện năng lực trình độ, kinh nghiệm của NH trong hoạt động TD.
(3) Đối chiếu với bảng tính điểm để tính điểm cho các chỉ tiêu
Khi đã có bảng tính điểm chuẩn cho từng ngành kinh tế, theo từng quy môthì NHTM tiến hành đối chiếu các chỉ tiêu đã phân tích với bảng tính điểm chuẩn đãxác định của DN đó để xác định điểm (điểm ban đầu) cho từng chỉ tiêu
Thêm vào đó, nếu chỉ tiêu có trọng số thì phải nhân điểm ban đầu của chỉtiêu với trọng số để được điểm cuối cùng của chỉ tiêu Tổng cộng điểm của tất cảcác chỉ tiêu đã phân tích sẽ là điểm cuối cùng để so sánh với bảng xếp hạng DN.
Bước 4: Đưa ra kết quả phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu phi tài chính, chỉ tiêu tài chính và mức độảnh hưởng tới DN, người thực hiện có thể đưa ra kết quả phân tích từng chỉ tiêu,tính tổng hợp số điểm của các chỉ tiêu Đối chiếu kết quả với bảng xếp hạng gồmcác kí hiệu, người thực hiện đưa ra kết quả XH DNVV đó cùng với nhận xét vàkhuyến nghị Đây là kết quả của cả quá trình XHTD DNVV vì vậy đòi hỏi ngườithực hiện phải rất thận trọng, phải dùng thêm phương pháp chuyên gia để xem xétkết quả đã thực hiện, nếu thấy kết quả chưa thoả đáng thì phải kiểm tra lại việc phântích các chỉ tiêu ở các công đoạn trước
Bước 5: Phê chuẩn và sử dụng kết quả XHTD
Khác với các CRA được công bố kết quả xếp hạng DN một cách rộng rãi racông chúng thì kết quả XHTD được các NHTM lưu trữ, sử dụng để đưa ra cácquyết định hợp lý về lãi suất, hạn mức tín dụng, các quyết định cho vay, không cho
Trang 26vay, hay thu hồi nợ Việc sử dụng kết quả XH có ảnh hưởng đến lợi ích củaDNVV nên NHTM phải có chiến lược kịp thời đối phó với những phản ứng khôngthuận chiều từ phía các DN đó
Yêu cầu của việc phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
XHTD DN phải đảm bảo các yêu cầu như sau:
Tính đầy đủ: Đảm bảo thông tin sử dụng là trung thực, chuẩn xác, cónguồn cung cấp rõ ràng, độ tin cậy cao và kịp thời cập nhật.
Tính chính xác: Các phương pháp, chỉ tiêu phân tích XHTD DN phảikhoa học, phổ biến, hợp lý và được thừa nhận trong phạm vi quốc tế cũng nhưchuẩn theo quan hệ quốc tế.
Tính khách quan: Đảm bảo trung thực, không thiên vị, bóp méo sự thậtnhằm vụ lợi.
Tính liên tục: Do hoạt động của các DN cũng như môi trường khách quanluôn biến động, do đó cần có sự theo dõi liên tục để đánh giá lại mức hạng của cácDN trong từng giai đoạn nhất định.
1.2.9 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác XHTD các DNVV tại NHTM
1.2.9.1 Nhân tố từ phía doanh nghiệp
DNVV là đối tượng của XHTD nên nó được xem là có ảnh hưởng quyết địnhđến độ xác thực và chất lượng của kết quả XHTD Qua thực tế tiến hành XHTD,các NHTM đã rút ra được những yếu tố xuất phát từ phía DNVV có tác động đángkể đến công tác XHTD hiện nay Cụ thể:
Sự sẵn sàng và khả năng cung cấp thông tin
Những thông tin cung cấp từ phía DNVV là những dữ liệu đầu tiên có tínhchất nền tảng quyết định tính chính xác cho những bước XHTD sau này Một điềudễ nhận thấy là kết quả của công tác XHTD sẽ vô giá trị khi dữ liệu đầu vào khôngphản ánh đúng tình trạng của DNVV mặc dù NH đã thực hiện tốt quy trình Tuynhiên tính xác thực và mức độ đáng tin cậy của những thông tin này, theo kinhnghiệm của các NHTM VN, còn rất nhiều điểm bất cập Đó là việc DN không sẵnsàng cung cấp đầy đủ những thông tin phản ánh chính xác tình hình hoạt động sảnxuất kinh doanh của mình, hoặc việc cung cấp thông tin là không kịp thời tại thờiđiểm tiến hành thẩm định… Thêm vào đó, với những DN nhỏ, khả năng cung cấpđầy đủ các thông tin theo yêu cầu của NH cũng gặp nhiều khó khăn, ví dụ như việc
Trang 27lập BCTC quý, phương án sản xuất kinh doanh, giấy tờ chứng nhận quyền sở hữutài sản bảo đảm
Đặc điểm hoạt động của DNVV
Mỗi loại hình sở hữu DN khác nhau sẽ dẫn đến cơ cấu tổ chức bộ máy, độingũ quản lý, phân tách quyền lực cũng như hiệu quả hoạt động khác nhau Thêmvào đó, yếu tố ngành nghề, môi trường kinh doanh, mức độ cạnh tranh, khả năngsinh lời, tiềm lực tài chính… khác nhau cũng dẫn đến những mức độ tín nhiệm củaDNVV là khác nhau Tất cả những yếu tố trên đều tạo nên tính chất hoạt động đặcthù của từng DNVV dẫn đến những kết quả XHTD khác nhau Điều này đòi hỏi NHphải có một hệ thống XHTD đa dạng phù hợp với đặc điểm từng loại hình DN vàngành nghề KD mới có thể đưa ra dự báo một cách đáng tin cậy về khả năng sinhlời của vốn vay cũng như khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi của DN.
Lịch sử tín dụng của DNVV
Lịch sử TD của DNVV là một bản thống kê về tình hình trả nợ gốc và lãicũng như các vấn đề phát sinh trong những lần nhận nợ tại các TCTD trong quákhứ Đây sẽ là một bức tranh chân thực phản ánh mức độ tín nhiệm của DNVV đốivới nguồn vốn vay Một lịch sử TD tốt sẽ là cơ sở để NH đưa ra tín nhiệm cao đốivới KH, và theo đó là những điều kiện thuận lợi hơn khi vay vốn so với những DNcó lịch sử TD không tốt.
1.2.9.2 Nhân tố từ phía ngân hàng
NH là chủ thể trực tiếp tiến hành XHTD, do vậy đóng vai trò quyết định việchoàn thiện quy trình XHTD Kết quả XHTD trước tiên phục vụ cho công tác quảnlý vốn vay của chính NH, nhưng cũng là nguồn thông tin tham khảo quan trọng củanhiều đơn vị khác có quan hệ về mặt pháp lý và kinh tế với DN Do vậy, để đưa ravề một kết quả XHTD đáng tin cậy, NH cần xem xét hoàn thiện những yếu tố tácđộng đến quá trình XHTD của mình, đó là:
Quy trình XHTD
Quy trình XHTD sẽ quyết đinh hiệu quả của quá trình XHTD Một quy trìnhhợp lý, đúng đắn ở các khâu sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí nhờ tập trung khaithác những thông tin thiết yếu trong khi vẫn đảm bảo chất lượng XHTD Một quytrình gọn nhẹ, dễ hiểu, dễ thực hiện cũng góp phần tạo thuận lợi khi tác nghiệp củaCBTD và sự thoải mái, hợp tác của DNVV.
Trang 28Một quy trình XHTD tốt phải được xây dựng trên cơ sở những nghiên cứu,thống kê kinh nghiệm thế giới cũng như đặc thù của NH Sau đó, cần phải được cụthể hóa bằng các văn bản pháp quy hướng dẫn, quy định việc thực hiện một cáchthống nhất, toàn diện và khoa học trên toàn hệ thống Bên cạnh đó, quy trình phảiđược cập nhật, điều chỉnh thường xuyên, kịp thời nhằm đáp ứng những thay đổi củathực tiễn.
Bộ chỉ tiêu sử dụng để XHTD
Chất lượng công tác XHTD còn phụ thuộc vào bộ chỉ tiêu được lựa chọn đểtiến hành phân tích, đánh giá DNVV Các chỉ tiêu đang được sử dụng phổ biến tạicác NHTM VN hiện nay được chia làm 2 nhóm là chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phitài chính Hệ thống các chỉ tiêu này phải được lựa chọn dựa trên kết quả của nhữngnghiên cứu, phân tích đặc điểm môi trường KD, tính chất sở hữu, ngành nghề KD,quy mô DN…để có thể phản ánh đúng tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh củaDNVV Đồng thời, do tính chất quyết định của từng chỉ tiêu tới khả năng trả nợ củaDN là khác nhau vì vậy cần lựa chọn các tỷ trọng phù hợp cho từng chỉ tiêu đảmbảo tính phân biệt và dự báo của XHTD.
Trình độ cán bộ tín dụng
CBTD là người trực tiếp thu thập thông tin, thẩm định, đánh giá và cho điểmnhằm phục vụ cho việc ra quyết định TD Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghềnghiệp và kỹ năng tác nghiệp là những yếu tố quyết định đến chất lượng của côngtác XHTD Đặc biệt, các chỉ tiêu phi tài chính rất khó định lượng và phần nhiềuchịu ảnh hưởng quan điểm chủ quan của CBTD Với những CBTD có trình độ tốt,kết qủa của việc XHTD sẽ chính xác và đáng tin cậy hơn những CBTD có năng lựckém, ít kinh nghiệm và kỹ năng tác nghiệp còn hạn chế.
Trình độ công nghệ
Hoạt động của NHTM hiện đại ngày nay đòi hỏi một lượng thông tin khổnglồ cần xử lý từng giờ, từng phút Một trình độ công nghệ hiện đại sẽ giúp các NHgiảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian và thực hiện một cách chính xác các hoạtđộng của mình, trong đó có công tác XHTD Việc chấm điểm thống nhất bởi mộtphần mềm chuyên dụng, lắp đặt đồng bộ thống nhất trên toàn hệ thống sẽ giúp tiếtkiệm thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả lưu trữ thông tin, quản lý TD, đồng thờigiảm thiểu những sai sót do chủ quan CBTD.
1.2.9.3 Các nhân tố khác
Trang 29 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
Đó là những yếu tố ít nhiều tác động đến triển vọng sản xuất kinh doanh củaDN, bao gồm các yếu tố về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật DN có thể thựchiện được mục tiêu đề ra trong phương án kinh doanh của mình hay không, đồngvốn của NH có được sử dụng đúng mục đích và sinh lời hay không… đều một phầnchịu tác động của những yếu tố trên Do vậy, việc phân tích đúng đắn tầm ảnhhưởng của những nhân tố trên tới hoạt động của DN sẽ giúp cho CBTD có đượcmột kết quả XHTD hợp lý, từ đó sẽ có những chính sách TD phù hợp.
Tính xác thực của những nguồn thông tin bên ngoài
Trong các thông tin phục vụ cho công tác XHTD của NH, ngoài nhữngnguồn chính thống từ DNVV, CBTD còn phải sử dụng nhiều thông tin bên ngoàitùy vào mục đích sử dụng khác nhau Đó là nguồn thông tin từ đơn vị kiểm toánthông qua báo cáo kiểm toán, từ cơ quan thuế thông qua báo cáo thuế, từ các nhàcung cấp và bạn hàng của DN và đặc biệt là tình trạng vay nợ của DN tại các TCTDkhác thông qua trung tâm tín dụng CIC Tính xác thực của nguồn thông tin sẽ giúpCBTD có những đánh giá, phân tích đúng đắn hơn và mức độ tín nhiệm của DNVV,từ đó sẽ cho ra các kết quả XHTD hợp lý hơn.
1.3 KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC RÚT RA TỪ HOẠT ĐỘNG XẾP HẠNG TÍNDỤNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.3.1 Kinh nghiệm của các tổ chức, ngân hàng trên thế giới và Việt Nam
Tùy theo đặc điểm, điều kiện của từng nước, từng tổ chức và ngân hàng màmô hình xếp hạng của các tổ chức là khác nhau Khóa luận xin nêu ra một số môhình xếp hạng của một vài tổ chức tiêu biểu:
Công ty Moody’s và Standard and Poor’s
Đây là hai tổ chức chuyên nghiệp trong hoạt động XHTN DN với hơn 90năm hoạt động, có nhiều chi nhánh hoạt động tại các nước Phương pháp phân tíchvà XHTN của các công ty này là đánh giá mức độ tin cậy về khả năng trả nợ củangười vay dựa vào những chỉ tiêu phân tích đã được lập Công ty chia DN thànhtừng ngành như: công nghiệp (industricals), phục vụ tiện ích công cộng (utilities)…và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến ngành kinh doanh.
Các yếu tố hai công ty dựa vào để phân tích, XHDN bao gồm: phân tích rủiro trong hoạt động kinh doanh: là việc phân tích đặc điểm của ngành nghề kinhdoanh, vị thế cạnh tranh (thị trường, công nghệ, hiệu quả kinh doanh…) và phân
Trang 30tích rủi ro tài chính Quy trình phân tích, đánh giá và xếp hạng có thể thể hiện quanhững bước sau:
Bước 1: Nhà phát hành yêu cầu tổ chức chuyên xếp hạng DN đưa ra một thứ
hạng nào đó cho công ty của họ trước khi bán trái phiếu hoặc đăng kí phát hành nợbổ sung.
Bước 2: Tổ chức chuyên nghiệp xếp hạng DN, tiến hành nghiên cứu, tiếp
xúc với nhà phát hành (ban quản trị của công ty) theo yêu cầu hoặc không có sự yêucầu để thu thập tài liệu quá khứ, hiện tại và các dự báo kế hoạch ngắn và dài hạntrong tương lai.
Bước 3: Thực hiện phân tích và xếp hạng dựa trên những thông tin đã thu
thập, phương pháp phân tích đã lựa chọn Loại hạng sẽ được công bố trước ủy banđánh giá và sau đó thông báo cho nhà phát hành biết Họ có quyền phản ứng lại,trước khi được công khai hóa, trên cơ sở chứng minh bằng các dữ liệu mới hoặc bổsung Ủy ban chứng khoán sẽ họp lần nữa và cân nhắc lại, cuối cùng sẽ thông báocho công ty trước khi công bố phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bước 4: Giám sát sau khi xếp hạng và những thay đổi về đánh giá Các thứ
hạng của nhà phát hành sau khi được công bố công khai sẽ được theo dõi trong ítnhất là 3 năm Sự giám sát và tái thẩm định những điều kiện đang thay đổi của côngty đã được xếp hạng sẽ dẫn đến sự thay đổi về xếp hạng.
Các tổ chức XHTN hàng đầu thế giới gồm Fitch, S&P, Moody’s sử dụng chủyếu phương pháp chuyên gia, đánh giá một cách toàn diện về nền kinh tế, ngành vàcông ty Với chỉ tiêu phi tài chính được nỗ lực lượng hóa, chỉ tiêu tài chính đượctính toán sau khi dữ liệu đó được điều chỉnh để có thể so sánh với các DN tươngđồng hoặc các DN trong ngành Họ cũng chú trọng xem xét các nhóm tỷ số hơn bấtkỳ tỷ số riêng lẻ nào và thiên về đánh giá dòng tiền thực chất mà DN tạo ra đượcvới dòng tiền mà DN phải chi trả Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp nào, mô hìnhtoán học hay phương pháp chuyên gia, mỗi hệ thống XHTN đều có một số khuyếtđiểm nhất định Nếu như phương pháp định lượng cần sự hỗ trợ của các nhân tốmềm thì phương pháp chuyên gia, tự thân đã chứa đựng rủi ro do yếu tố chủ quantrong xếp hạng, chắc chắn 100% về khả năng trả nợ của DN là điều không thể làmđược Koresh Galil (2003) khảo sát 2631 hạng mục tín nhiệm trái phiếu của S&Ptrong giai đoạn 1983-1993, đã kết luận rằng: phân loại S&P không cung cấp đủthông tin RRTD; khác biệt giữa hạng mức tín nhiệm chính và các hạng mức tín
Trang 31nhiệm phụ của S&P không có ý nghĩa thống kê; các hạng mức tín nhiệm phụ thậmchí không đồng đều với RRTD.
Kinh nghiệm về xếp hạng DN đi vay của ngân hàng Nhật
NH Nhật phân tích xếp hạng DN đi vay dựa vào các chỉ tiêu:
- Đánh giá khả năng trả nợ cơ bản: Trên cơ sở phân tích các nhân tố địnhlượng gồm 2 phần cơ bản là khả năng trả nợ và vị thế tài chính Phân tích các nhântố định tính gồm 2 phần chính là: môi trường kinh doanh và đặc điểm DN Phân tíchlưu chuyển tiền tệ trong tương lai và đánh giá rủi ro quốc gia hay địa phương mà tạiđó DN đặt trụ sở Cụ thể:
+ Tổng số điểm cho cả 3 nhân tố là 200, trong đó phân bổ cho nhân tố địnhlượng là 115, định tính là 75 và lưu chuyển tiền tệ là 10 Mỗi nhóm nhân tố gồmnhiều chỉ tiêu với số điểm khác nhau, mỗi chỉ tiêu lại chia thành nhiều mức.
+ Tổng số điểm được quy về 100 làm căn cứ để xếp hạng, có 10 mức hạngkhác nhau được sắp xếp theo thứ tự từ 1 đến 10 với số điểm từ cao đến thấp Bamức hạng 8, 9 và 10 được kiểm soát đặc biệt nếu là khoản vay đã cung cấp, nếu làDN đề nghị xin vay thì không cho vay hoặc cho vay thì có sự kiểm soát chặt chẽ.
Để có căn cứ tính điểm, các NH của Nhật so sánh chỉ tiêu phân tích kỳ hiệntại với kỳ trước, kỳ trước nữa và với hệ số trung bình ngành.
- Đánh giá khả năng trả nợ bổ sung: Sau khi DN đã được xếp hạng dựatrên đánh giá khả năng trả nợ cơ bản, NH cần đánh giá khả năng trả nợ bổ sung như:đánh giá tài sản hiện có của DN theo giá ghi sổ và giá thị trường và khả năngchuyển đổi tài sản ra tiền mặt, sự hỗ trợ của công ty mẹ (nếu có), sự bảo lãnh đểđiều chỉnh mức hạng (nếu cần).
- Tham khảo sự xếp hạng của các tổ chức bên ngoài - Đánh giá tình trạng thực tế của các khoản nợ.
- Sau cùng là ứng với mỗi hạng xác định khả năng trả nợ hay mức RRTD. Kinh nghiệm tại CIC
Khi thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam ngày càng phát triển và minhbạch hơn thì nhu cầu về thông tin là rất lớn Song chưa có tổ chức nào được lập ranhằm cung cấp thông tin một cách chính xác và đầy đủ Sự ra đời của Trung tâmthông tin TD (CIC) được thành lập theo Nghị định 88/NĐ-CP và quyết định số68/1999/QĐ-NH và được đặt tại Vụ TD NHNN, có chi nhánh tại NHNN các tỉnh,thành phố, thực hiện thu thập thông tin về các DN và TCTD Việc ra đời của trung
Trang 32tâm này góp phần cải thiện tình trạng thiếu thông tin của các NH trong công tác thuthập thông tin về DN CIC tiến hành phân tích, XHTD DN với nội dung sau:
- Phương pháp phân tích: Chủ yếu dựa vào phương pháp chỉ số, phươngpháp so sánh và phương pháp chuyên gia.
- Quy mô hoạt động DN: chia thành 3 loại: Quy mô lớn, vừa và nhỏ.
- Cho điểm đánh giá XHTD DN được chia thành 8 ngành kinh tế: (1) Trồngtrọt, chăn nuôi; (2) Chế biến các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp; (3) Xây dựng; (4)Thương mại hàng hóa; (5) Dịch vụ; (6) Công nghiệp năng lượng (điện, than, dầukhí); (7) Công nghiệp chế tạo; (8) Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Các chỉ tiêu được đưa vào phân tích, xếp hạng bao gồm:
- Các chỉ tiêu tài chính: dựa vào bảng tổng kết tài sản và bảng kết quả hoạtđộng kinh doanh tính đến thời điểm 31/12 hàng năm của DN Các chỉ tiêu được sửdụng là những nhóm chỉ tiêu về thanh khoản, hoạt động, cân nợ, sinh lời.
- Các chỉ tiêu phi tài chính: thời gian hoạt động của DN, loại hình sản xuất,thị trường tiêu thụ, kinh nghiệm, trình độ quản lý của người đứng đầu DN…
Mặc dù cùng với sự hỗ trợ rất lớn từ công nghệ truyền thông nhưng việc tiếpcận lấy thông tin vẫn rất khó khăn đòi hỏi sự phát triển đồng bộ hơn nữa của thịtrường cũng như sự ủng hộ giúp đỡ của nhiều NH và các tổ chức Thông tin từ CICcòn sơ sài khái quát chung chung, không phải là các dữ liệu ngầm bên trong để phảnánh thực chất tình hình hoạt động của DN và chưa được cập nhật một cách liên tục.Cho nên, trước áp lực khối lượng công việc quá lớn và phức tạp, CIC chưa thể đápứng hoàn hảo nhu cầu thông tin và trở thành trợ thủ đắc lực của các NH Đây là mộtlý do khiến các NHTM phải tự xây dựng và hoàn thiện hơn nữa quy trình XHTDcủa chính mình.
1.3.2 Bài học kinh nghiệm
Từ thực tiễn công tác XHTD của một số tổ chức ở một số nước trên thế giới,khóa luận xin rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Đặc điểm của XHTD DNVV
- Kết quả XH chỉ có giá trị trong 1 khoảng thời gian nhất định, thường là 1năm Nó luôn có sự biến đổi lên hoặc xuống phụ thuộc vào khả năng cải tổ, pháttriển của DN cũng như vào sự thay đổi của các yếu tố thuộc môi trường kinh tếkhách quan tác động Vì vậy các NHTM, các CRA phải luôn luôn theo sát các DNđược xếp hạng để có thể có sự điều chỉnh và đưa ra kết quả chính xác tại thời điểm
Trang 33đó Đồng thời cũng cần đổi mới khung XHTD cho phù hợp với từng thời kỳ theo sựbiến động của ngành, của nền kinh tế.
- XHTD phải gắn liền với một khoản cho vay của DN đó tức là việc xếphạng một DN đồng thời với việc đánh giá khả năng trả nợ gốc và lãi vay của chínhDN đó với NH
Các chỉ tiêu thông tin đưa vào phân tích
Phải bao gồm cả chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, cần chi tiết hóa các hạngmục nhỏ trong các chỉ tiêu Đặc biệt cần chú trọng đến các chỉ tiêu phi tài chínhtrong điều kiện hệ thống chính sách pháp luật, kinh tế Việt Nam có nhiều biến độngnhư hiện nay.
Phương pháp để tiến hành phân tích
Có nhiều phương pháp để tiến hành phân tích, XHTD DN, mỗi phương pháplại có những ưu điểm và hạn chế riêng Tuy nhiên, tùy vào điều kiện cụ thể của từngquốc gia, của từng NH mà vận dụng cho phù hợp và hiệu quả.
Quy trình phân tích
Cần thực hiện tuần tự, đầy đủ, chính xác các bước quy trình XHTD Giữvững các tiêu chuẩn đánh giá để đảm bảo chất lượng kết quả là chuẩn xác, không đitắt rút bớt quy trình Trong đó, một số chỉ tiêu tài chính phải được đặt trong môitrường, ngành kinh tế và quy mô DN.
Thứ hạng
Bảng XNTD DN thường chia thành 10 thứ hạng được ký hiệu bằng các chữcái A, B, C, D và được xếp thứ tự từ cao xuống thấp tùy theo mức độ rủi ro đượcđánh giá.
Thu thập thông tin
Khắc phục sự thiếu minh bạch của thị trường, các NHTM cần kiên trì thuthập thông tin từ nhiều nguồn và có sự chọn lọc đối chiếu với thực tế để có đượcnhững thông tin tốt nhất cho việc thực hiện XHTD DN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trang 34Trong chương này, khóa luận đã trình bày những lý luận về TDNH, vấn đềan toàn trong hoạt động TD cũng như hoạt động XHTD tại các NHTM cùng nhữngkinh nghiệm và bài học rút ra từ hoạt động XHTD của các tổ chức trên thế giới vàViệt Nam Rủi ro tín dụng luôn theo sát hoạt động hoạt động tín dụng của mỗi NH.Do đó, việc thiết lập và hoàn thiện hoạt động XHTD là việc làm cần thiết và cấpbách tại các NHTM Nối tiếp chương 1, khóa luận sẽ trình bày cụ thể hoạt độngXHTD DNVV tại NH công thương chi nhánh Đống Đa trong chương 2 Qua đó,phát hiện những kết quả mà hệ thống XHTD của tổ chức này đã đạt được cũng nhưđề xuất áp dụng hoàn thiện cho hệ thống XHTD tại NH công thương chi nhánhĐống Đa.
Trang 35Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XHTD TẠI NH TMCPCÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
2.1 VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ NH TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng
Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Vietinbank), tiềnthân là Ngân hàng công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàngchuyên doanh công thương Việt Nam theo nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNNVN Ngày01/07/1988, Ngân hàng chính thức ra đời và đi vào hoạt động trên cơ sở vụ tín dụngcông nghiệp và vụ tín dụng thương nghiệp của NHNNTW cùng với các phòngTCTD, TDTN của 17 chi nhánh NHNN địa phương.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ,Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lạiNHCTVN theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ.
Từ tháng 7/2009 Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam
chính thức ra mắt theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874
do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp Hà Nội cấp ngày 03/07/2009 với tổng tài sản
240.388 tỷ đồng, vốn điều lệ là trên 11.252 tỷ đồng, trong đó, cổ đông Nhà nướcnắm giữ 89,23% và cổ đông ngoài Nhà nước nắm 10,77% Đây là nền tảng quantrọng của VietinBank trong tiến trình phát triển thành một Tập đoàn Tài chính ngânhàng đa năng với 2 trụ cột chính là NHTM và NH đầu tư.
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Đống Đa (Vietinbank Đống Đa)
được biết tới như là chi nhánh hạng I của NH TMCP CT Việt Nam, một chi nhánh có
quy mô hoạt động lớn với chất lượng cao trên địa bàn Hà Nội Chi nhánh có trụ sở chính
tại: 187 - phố Nguyễn Lương Bằng - phường Quang Trung - quận Đống Đa - Hà Nội.
Được thành lập năm 1956, Vietinbank Đống Đa lúc đó có tên gọi là NHNNquận Đống Đa, một chi nhánh trực thuộc NHNN với chức năng quản lý NHNN trênđịa bàn quận Đống Đa Từ ngày 01/07/1988, sau nghị định 153/HĐBT có hiệu lực,NHNN quận Đống Đa được đổi tên thành NHCT quận Đống Đa trực thuộc NHCTThành phố Hà Nội Sau khi có pháp lệnh NH, theo quyết định 402/CT ngày14/11/1990 của chủ tịch HĐQT thì NHCT chi nhánh Đống Đa mới thực sự tách ra
Trang 36khỏi hoạt động của NHNN, chỉ tập trung vào việc thực hiện các chức năng kinhdoanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng của một NHTM Sau ngày 1/4/1993,NHCT quận Đống Đa chuyển thành NHCT khu vực Đống Đa, là một đơn vị hạchtoán phụ thuộc NHCT Việt Nam Và hiện nay, cùng với toàn hệ thống NHCT, chi
nhánh đã trở thành NH TMCP công thương chi nhánh Đống Đa.
Hiện nay, Vietinbank Đống Đa đã có quan hệ đại lý với hơn 600 NH trên thếgiới có hệ thống NH hiện đại, là thành viên của hiệp hội thanh toán viễn thông liênNH toàn cầu (SWIFT).
Để tồn tại, phát triển và hội nhập, chiến lược phát triển đến năm 2010 của chi
nhánh NHCT Đống Đa là chủ động đẩy mạnh quá trình cải cách, tiếp tục đổi mới
triệt để và toàn diện hơn nhằm đạt được các mục tiêu:
(1) NHCT Đống Đa là một trong những NHTM tốt nhất Việt Nam, vớithương hiệu và năng lực tài chính lành mạnh, trình độ kỹ năng công nghệ, quản trịngân hàng và nguồn nhân lực đạt mức tiên tiến.
(2) Nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, năng lực cạnh tranh, điều chỉnhcơ cấu đầu tư tín dụng, đầu tư tài chính, phát triển dich vụ.
(3) Cung cấp các sản phẩm - dịch vụ ngân hàng chất lượng cao, góp phần tạonên các giá trị mới và sự thịnh vượng của NHCT, cán bộ nhân viên NHCT, KH và xãhội.
(4) Tiếp tục giữ vững vị trí, vai trò là một trong những NHTM hàng đầu trênthị trường dịch vụ ngân hàng bán buôn, có thị phần lớn trên thị trường dịch vụ bán lẻvà thị trường tín dụng, phát triển dịch vụ ngân hàng cho công ty.
2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của NHTMCP công thương chi nhánh Đống Đa
NHTMCP công thương chi nhánh Đống Đa là một chi nhánh kinh doanh đanăng, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại như:
- Huy động tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toáncủa các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, vay ngắnhạn, trung hạn và dài hạn theo qui định của NHTMCP công thương Việt Nam.
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ: cho vay theo món,cho vay tiêu dùng, cho vay theo hạn mức, cho vay theo dự án, cho vay đồng tài trợ,chiết khấu giấy tờ có giá…
- Bảo lãnh bằng VNĐ và ngoại tệ dưới mọi hình thức khác nhau trong vàngoài nước.
- Thanh toán bằng VNĐ và ngoại tệ như: thanh toán chuyển tiền điện tửtrong cả nước, thanh toán quốc tế qua mạng TELEX, SWIFT…
Trang 37- Đầu tư dưới các hình thức góp vốn liên doanh, liên kết, mua cổ phần, muatài sản và các hình thức đầu tư khác với DN và tổ chức tài chính tín dụng.
- Thực hiện mua bán giao ngay, có kỳ hạn và hoán đổi các loại ngoại tệmạnh với thủ tục nhanh gọn, tỷ giá phù hợp.
- Thực hiện làm đại lý và dịch vụ ủy thác cho các tổ chức tài chính tín dụngvà cá nhân trong và ngoài nước như: tiếp nhận và triển khai các dự án ủy thác vốn,dịch vụ giải ngân cho dự án đầu tư, dự án ủy nhiệm, thanh toán thẻ tín dụng, séc dulịch…
- Cung ứng các dịch vụ như: cất giữ, chi trả lương tại DN, chi trả kiều hối,chuyển tiền nhanh, thu tiền tại nhà…
2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức
Hiện nay, chi nhánh NHCT Đống Đa có mạng lưới rộng khắp với 15 quỹ tiếtkiệm ở các địa bàn đông dân cư và các trung tâm kinh tế của quận Đống Đa cùng 13phòng nghiệp vụ chức năng với tổng số là 283 cán bộ công nhân viên.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức NH TMCP công thương chi nhánh Đống Đa
BAN GIÁM ĐỐC 1 GIÁM ĐỐC5 PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng KTHS nội
bộKhối kinh
Khối QL rủi ro
Khối tác nghiệp
Khối hỗ trợ
Phòng KH số 1
và số 2
Phòng quản lý nợ có vấn
PGD Kim LiênPhòng tổng
hợpPhòng kế
Phòng quả lý rủi ro
Phòng tiền tệ kho quỹ
Các phòng giao dịch
Phòng tổ chức hành
PGD Cát Linh
CátLinhPhòng thông
tinđiện toánPhòng KH
cá nhân
Điểm GD số 1
Điểm GD số 2
PGD Văn Chương
PGD Nguyễn Khuyến
Trang 382.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn là yếu tố đầu tiên quyết định sự tồn tại, quy mô hoạt động tíndụng và các hoạt động khác của NH, quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uytín của NH trên thương trường, đồng thời quyết định năng lực cạnh tranh của NH.Chính vì tầm quan trọng của nguồn vốn như vậy mà NHCT chi nhánh Đống Đa đãkhông ngừng mở rộng mạng lưới các điểm giao dịch, đổi mới cách thức, tác phonglàm việc, đa dạng hóa các phương thức huy động vốn, đơn giản hóa các thủ tục,nâng cao chất lượng và rút ngắn thời gian thanh toán, coi khách hàng là trung tâmcủa mọi hoạt động Mặc dù hoạt động trên địa bàn có số lượng lớn các NHTM và cósự cạnh tranh gay gắt cả về lãi suất tiền gửi cũng như công nghệ và chất lượng dịchvụ nhưng với quyết tâm cao và sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ nhân viên,nghiệp vụ huy động vốn của NH TMCP công thương Đống Đa đã đạt được nhữngkết quả khả quan.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NH TMCP công thương chinhánh Đống Đa từ năm 2004-2009
Nguồn: NHTMCP công thương chi nhánh Đống Đa
Biểu đồ 2.1: Doanh số huy động vốn của NH TMCP công thương chi
Trang 39nguồn huy động vốn
Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánhtăng lên đáng kể hàng năm Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, con số này lại có xuhướng giảm xuống Cụ thể:
- Tính đến 31/12/2008, tổng nguồn vốn huy động (bao gồm cả VNĐ vàngoại tệ) đạt 4.205 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 97,8%.Điều này cũng làdễ hiểu Bởi, năm 2008 là năm đầy khó khăn và biến động đối với hệ thống NH.Thời điểm đầu năm do thiếu thanh khoản và lạm phát cao nên lãi suất tiền gửi đượcđẩy lên rất cao, các NHTM cạnh tranh khốc liệt với nhau về lãi suất Trong khi đó,lãi suất tiền gửi của NH công thương thường thấp và điều chỉnh chậm hơn các NHkhác nên việc giữ được KH là vô cùng khó khăn, nguồn vốn liên tục sụt giảm trong6 tháng đầu năm Tuy nhiên, Vietinbank đã dần dần chặn được đà suy giảm củanguồn vốn và kết quả đạt được vào những tháng cuối năm, nguồn vốn của chi nhánhđã tăng mạnh so với thời điểm 30/06 Đến cuối năm, nguồn vốn của chi nhánh đãvượt chỉ tiêu trung ương giao (so với kế hoạch năm đạt 105%, số tuyệt đối vượt 223tỷ đồng)
- Năm 2009, nền kinh tế Việt Nam mặc dù đã có chuyển biến tích cực, đàsuy giảm đã được ngăn chặn, chỉ số giá tiêu dùng tăng 6,88%, tăng trưởng kinh tếđạt 5,32% Song xem xét một cách toàn diện đối với thị trường tài chính tiền tệ vẫncòn chưa ổn định Diễn biến của giá vàng, ngoại tệ vẫn là vấn đề nóng đối với cácnhà đầu tư nhỏ lẻ.
Tính đến 31/12/2009, tổng nguồn vốn huy động (bao gồm cả VNĐ và Ngoạitệ) đạt 4.250 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 101,1% So với kế hoạch năm
Trang 40Mặc dù chưa hoàn thành kế hoạch năm, tuy nhiên mức độ % hoàn thành kếhoạch của Chi nhánh cũng ở mức độ cao và có thể đánh giá công tác huy động vốncó nhiều chuyển biến tích cực Trước tình thế khó khăn do nguồn vốn của Tổngcông ty quản lý và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Bảo hiểm Xã Hội giảmmạnh so với đầu năm do nguyên nhân khách quan (giảm 544 tỷ: trong đó, SCICgiảm 314 tỷ và bảo hiểm xã hội giảm 230 tỷ) Để bù đắp sự giảm sút mạnh trên, cácphòng ban trong Chi nhánh, đặc biệt là các phòng KH đã phát huy tính chủ động,tích cực vừa động viên KH tập trung nguồn tiền về Chi nhánh vừa tích cực tìm kiếmkhai thác các KH mới.
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động và vốn vay của NH TMCP công thươngchi nhánh Đống Đa
- Ngoại tệ (quy đổi)
87.812.2- Tiền gửi DN
- Tiền gửi dân cư+ Tiền gửi tiết kiệm+ Tiền gửi kỳ phiếu+ Giấy tờ có giá khác
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn của NH TMCP công thươngchi nhánh Đống Đa