Cải tiến về nội dung, qui trình XHTD DNVV

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP công thương Đống Đa (Trang 85 - 88)

Thứ nhất, hoàn thiện phương pháp phân tích

Phương pháp dùng trong phân tích, XHTD DN nên dựa vào phương pháp so sánh kết hợp các phương pháp XH khác như phương pháp chuyên gia hay phương pháp thống kê. Việc sử dụng phương pháp phân tích sẽ làm ảnh hưởng đến các khâu trong quá trình phân tích cũng như tính chính xác của kết quả XH.

Đối với việc xây dựng bảng chỉ số tài chính thuộc các ngành kinh tế, ngoài việc phải thu thập BCTC tích luỹ sau nhiều năm và bao trùm các ngành kinh tế như đã có giải pháp ở phần trên thì chi nhánh Vietinbank Đống Đa nên sử dụng phương pháp chủ yếu trong lĩnh vực này đó là phương pháp thống kê và phương pháp chuyên gia. Bảng điểm chuẩn cho các ngành phải được thay đổi định kì hàng năm cho phù hợp với thực tế luôn diễn biến phức tạp và đa dạng. Để làm được việc này, hàng năm chi nhánh phải nghiên cứu tình hình thực tế hoạt động của từng ngành kinh tế, nắm rõ những thay đổi, những thuận lợi, khó khăn, những biến động của từng ngành, trên cơ sở đó kết hợp các yếu tố cần thiết khác, xây dựng bảng điểm chuẩn cho ngành kinh tế.

Thứ hai, xây dựng nội dung XHTD theo thời hạn các khoản vay

Hệ thống XHTD hiện nay mới chỉ được xem xét theo ngành kinh tế, quy mô, loại hình sở hữu mà chưa đề cập tới thời hạn của khoản vay. Điều này chưa hợp lý, bởi lẽ với mỗi thời hạn vay khác nhau NH có các tiêu chí xem xét cấp TD khác nhau. Như vậy, với mỗi thời hạn vay khác nhau thì mức độ quan trọng của các tiêu chí là khác nhau, do đó tỷ trọng của các chỉ tiêu cũng cần xem xét khác nhau.

- Đối với khoản tín dụng trung và dài hạn: Đây là khoản vay thường được sử dụng để phát triển quá trình tái sản xuất theo chiều rộng hoặc theo chiều sâu và kết quả làm tăng mức sản xuất và của cải xã hội. Do đó, các yếu tố chính cần được xem xét khi cấp TD là các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của DN, triển vọng phát

triển ngành, mức độ chống chọi của họ trước những biến động vĩ mô của nền kinh tế, khả năng gia nhập thị trường đối với DN mới, sản phẩm thay thế...Vì chính các yếu tố đó mới ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của DN và khả năng hoàn trả vốn vay cho NH trong tương lai. Những chỉ tiêu này sẽ phải có tỷ trọng cao hơn.

- Ngược lại, đối với khoản vay ngắn hạn: các khoản vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn như bổ sung ngân quỹ, đảm bảo yêu cầu thanh toán đến hạn, bổ sung nhu cầu vốn lưu động... NH nên đặt trọng tâm chủ yếu vào việc xem xét các chỉ tiêu như: vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu, khả năng thanh toán ngắn hạn... Chi tiết hơn, khoản cho vay ngắn hạn với thời hạn 3 tháng, NH cần chú ý đến khả năng thanh toán nhanh ... Bên cạnh đó, các khoản cho vay phải được phân biệt theo quy mô vốn vay, nhằm đảm bảo an toàn với mức chi phí phân tích chấp nhận được.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích

Đối với các chỉ tiêu tài chính

Khóa luận đề xuất đưa thêm nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng, trên cơ sở so sánh giữa chỉ tiêu năm hiện tại và các năm trước đó:

o Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu

Đây là chỉ số quan trọng nhất phản ánh mức độ tăng trưởng của DN. NH cần ghi nhận khi tỉ lệ này lớn hơn chỉ số lạm phát (còn nếu nó nhỏ thì nghĩa là mức độ tăng trưởng âm) hay lớn hơn mức độ tăng trưởng của thị trường (Nhỏ hơn có nghĩa khả năng cạnh tranh, thị phần của nó đang giảm)

Tỉ lệ tăng trưởng doanh thu =

Doanh thu hiện tại-Doanh thu kỳ trước

Doanh thu kỳ trước * 100%

o Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế

Tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế =

LN sau thuế kì hiện tại - LN sau thuế

LN sau thuế kì trước * 100% Đây là chỉ số quan trọng nhất để xem xét mức độ tăng trưởng của lợi nhuận DN. Trong khi tỉ lệ doanh thu đánh giá ở mức độ rộng về số lượng thì tỉ lệ này đánh giá mức độ mở rộng về mặt chất lượng.

Ngoài ra, đối với DN phát hành cổ phiếu ra công chúng, khả năng tài chính của DN cũng cần phải được phân tích thêm trên cơ sở giá trị thị trường. Bởi lẽ, các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán, sự biến động của giá cả phản ánh chính tình hình hoạt động kinh doanh của DN đó. Có thể bổ sung thêm các chỉ tiêu về phân tích khả năng định giá trên thị trường. Các hệ số này thường xuyên thay đổi theo thời

điểm xếp hạng khách hàng. Phản ánh một phần tình hình hoạt động của DN tại thời điểm xếp hạng.

o Tỷ lệ giá cả trên thu nhập một cổ phần (P/E)

P/E = Giá thị trường của CP tại thời điểm hiện tạiThu nhập trên một cổ phiếu

Chỉ số này so sánh giá cổ phiếu với thu nhập tính trên một cổ phần. Tỷ lệ giá trên thu nhập một cổ phần càng cao thì DN càng được đánh giá cao. Bởi P/E không chỉ phản ánh mức sinh lời hiện tại mà còn cho thấy khả năng sinh lời tương lai của DN. Khi đánh giá một công ty có thể so sánh hệ số này với hệ số trung bình của ngành để từ đó đánh giá công ty có tốt hay không.

o Tỷ lệ giá cả trên giá trị ghi sổ (P/B)

P/B = Giá cổ phiếu

Giá trị ghi ròng của một cổ phiếu

Chỉ số này được dùng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó.

Nếu chỉ số này nhỏ hơn 1, khi đó có 2 khả năng xảy ra, hoặc là thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức, hoặc là thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp. Cả 2 trường hợp đều chứng tỏ có khả năng DN đang có vấn đề trong hoạt động.

Đối với chỉ tiêu phi tài chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với nhóm chỉ tiêu này, NH cần bổ sung thêm các chỉ tiêu sau: - Các chỉ tiêu về mức độ đảm bảo vay vốn bằng tài sản đảm bảo:

Phát mại tài sản đảm bảo được coi là nguồn thu nợ thứ hai của NH. Cần xem xét tới các chỉ tiêu về tài sản đảm bảo đối với khoản vay là cần thiết. Nó giúp cho NH biết được rủi ro cho NH khi DNVV không có khả năng trả nợ.

Cho vay có tài sản đảm bảo được thực hiện khi tài sản đảm bảo đáp ứng yêu cầu: giá trị của vật đảm bảo hoàn toàn được xác định và ổn định trong thời gian dài nhằm tránh mất giá, có tính chuyển nhượng, có sẵn trên thị trường tiêu thụ và có một chứng từ về sở hữu nguồn gốc hợp pháp.

Các chỉ tiêu về mức độ đảm bảo tài sản như:

+ Tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo/dư nợ:

Tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo/dư nợ =

Giá trị TSĐB Tổng dư nợ

Tổng dư nợ có TSBĐ/Tổng dư nợ =

Dư nợ có TSĐB Tổng dư nợ

Giá trị của TSBĐ hay bất cứ tài sản nào đều có giá trị thời gian. Do đó, khi tiến hành XHTD DNVV, định kỳ cần phải đánh giá lại giá trị thị trường của TSĐB.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP công thương Đống Đa (Trang 85 - 88)