Những mặt tích cực

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP công thương Đống Đa (Trang 66 - 69)

Xét chung, mô hình XHTD là một công cụ tối ưu quản lý rủi ro trong quá trình thẩm định và chấm điểm TD. Mô hình XHTD DN của NHCT tương đối phù hợp với tiêu chuẩn đang sử dụng của nhiều tổ chức tín nhiệm trên thế giới. Mô hình này của NH TMCP CT Đống Đa tuân theo các trình tự, tiêu chí rất nghiêm ngặt và chặt chẽ,

bao gồm: hệ thống các tiêu chí đánh giá và điểm trọng số; cách xác định giá trị của từng tiêu chí đánh giá; cách quy đổi giá trị sang điểm của tiêu chí đánh giá; cách XHTD KH và quan điểm cấp TD theo từng mức xếp hạng.

Hệ thống XHTD của NH TMCP CT Đống Đa được xây dựng theo đặc thù hoạt động TD và chiến lược phát triển của riêng NHCT. Với hệ thống XHTD, việc đo lường và định dạng các RRTD tại chi nhánh được thực hiện thống nhất. Nhìn chung thì mô hình chấm điểm KH DN tại chi nhánh vẫn bám sát khung hướng dẫn của NHNN nhưng có sự điều chỉnh dựa theo kinh nghiệm xếp hạng của các tổ chức tín nhiệm trên thế giới.

Thông qua các mô hình này, NH TMCP CT Đống Đa tiến hành chấm điểm TD đối với từng KH. Đây là một trong những công cụ giúp NH nâng cao chất lượng cấp phát TD của mình. Hệ thống XHTD của chi nhánh đã góp phần đáng kể trong việc sàng lọc và phân loại KH, từ đó giúp cho NH giảm được tỷ lệ RRTD trong mức cho phép. Kết quả XHTD được các nhà quản trị NH sử dụng để xác định mức TD tối đa cho từng KH, áp dụng mức lãi suất cho vay, và các quy định về tài sản bảo đảm, phân loại nợ. Hệ thống XHTD của Vietinbank Đống Đa cũng mang lại nhiều lợi ích cho chính KH. Các KH được xếp loại tốt sẽ nhận được chính sách ưu tiên cấp TD, đặc biệt đối với KH có lịch sử quan hệ TD tốt và được xếp hạng cao có thể áp dụng các ưu đãi về TD bao gồm nới lỏng các điều kiện cho vay, giảm lãi suất, nới lỏng các yêu cầu tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, hệ thống XHTD của Vietinbank Đống Đa cũng chính là bộ lọc đối với những KH có mức XHTD thấp. Tùy theo mức độ xếp hạng RRTD để chi nhánh tăng dần các yêu cầu về điều kiện cho vay và tài sản đảm bảo, thậm chí là có thể áp dụng các biện pháp để tập trung thu hồi nợ.

(1) Phương pháp phân tích:

Sử dụng phương pháp chấm điểm kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê. Giúp NH tiến hành đánh giá KH một cách chính xác hơn, nhanh chóng hơn, khách quan hơn.

Tiến gần tới các phương pháp xếp hạng mà nhiều NH trên thế giới vẫn đang tiến hành giúp Vietinbank Đống Đa tiếp cận tới phương thức hoạt động của NH hiện đại, dần xóa bỏ quan niệm và cách đánh giá KH một cách phiến diện cảm tính như trước đây. Bên cạnh đó, với hệ thống máy chủ trên hội sở chính có thể kiểm tra một cách thường xuyên giảm bớt rủi ro cho NH. Với việc vận hành hệ thống XHTD nội bộ tạo ra tư duy, quan điểm và phong cách mới trong hoạt động TDNH.

(2) Quy trình xếp hạng:

Đã gồm những bước cơ bản của một quy trình XHTD chuẩn. Với một quy trình XHTD hiệu quả với việc phân loại 4 ngành lớn chia thành 26 ngành nhỏ đã bao quát được các ngành nghề cơ bản của nền kinh tế, các tiêu chí phân loại nợ đã tiếp cận chuẩn mực theo thông lệ quốc tế; chính sách KH được xây dựng và áp dụng đồng bộ với chính sách phân loại nợ hoàn toàn dựa trên thực trạng của KH, chất lượng TD bước đầu đã được kiểm soát chặt chẽ, cụ thể tới từng KH, từng ngành nghề, từng loại hình tổng công ty kể cả theo nợ cơ cấu; xây dựng kế hoạch phân loại nợ, đề ra kế hoạch giảm nợ xấu đến từng KH, chủ động hơn trong việc kiểm soát chất lượng TD, sớm phát hiện rủi ro tiềm ẩn nợ xấu có thể phát sinh, dự kiến và lập được kế hoạch số dự phòng rủi ro phải trích vào cuối năm tài chính ngay từ đầu năm. Từ đó góp phần quản trị RRTD một cách chủ động, hiệu quả, hạn chế những tổn thất tiềm tàng cho NH.

(3) Hệ thống chỉ tiêu:

Về cơ bản đã xây dựng được một bộ chỉ tiêu gồm 11 chỉ tiêu tài chính và 30 chỉ tiêu phi tài chính bao quát được các hoạt động của DN từ đó đánh giá xếp hạng KH.

Dựa trên cơ sở đánh giá XHTD định kỳ mà chi nhánh Vietinbank Đống Đa đã theo dõi sát được diễn biến hoạt động của DN, thăng hạng và tăng cường hỗ trợ, gắn bó với DN hoạt động hiệu quả đồng thời nhanh chóng phát hiện sự đi xuống của DN trong biến động thị trường để chủ động thu nợ, đảm bảo vốn nhằm hạn chế rủi ro cũng như phát triển dịch vụ tư vấn giúp DN vượt qua khó khăn và ngày càng gắn bó khăng khít với NH nữa.

Sau khi được NHNN phê duyệt, NH sẽ chính thức áp dụng trích lập dự phòng rủi ro theo điều, quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao về quản trị rủi ro đối với NHTM. XHTD thực sự là một trong những công cụ hữu hiệu giúp các NH nâng cao năng lực quản lý trong việc cho vay, thu nợ và xử lý RRTD.

Thêm vào đó việc áp dụng XHTD DN vào quy trình cấp TD làm tăng tác phong làm việc chuyên nghiệp của CBTD. Kích thích cán bộ phải không ngừng trau dồi kiến thức để kịp bắt nhập với xu thế làm việc mới.

Xét trên góc độ quản lý toàn danh mục tín dụng, kết quả XHTD DNVV đã mang lại hiệu quả giúp ngân hàng trong việc đề ra chiến lược Marketing nhằm hướng tới những khách hàng có ít rủi ro hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP công thương Đống Đa (Trang 66 - 69)