Những vấn đề tồn tại

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP công thương Đống Đa (Trang 69 - 76)

Một là, nguồn thông tin sử dụng vừa thiếu vừa chưa thực sự đáng tin cậy. Đây

là tồn tại lớn không chỉ với Vietinbank Đống Đa mà còn với cả hệ thống NH và thị trường tài chính trong nước hiện nay. Thông tin là yếu tố đầu vào không thể thiếu của quá trình XHTD DNVV.

- Thông tin không đầy đủ: Hiện nay, nguồn thông tin sử dụng tại chi nhánh không dồi dào, vừa thiếu vừa thừa, độ tin cậy không cao. Hầu hết các thông tin CBTD sử dụng trong xếp hạng KH vay vốn đều từ KH cung cấp như hồ sơ vay, báo cáo tài chính... CBTD chưa khai thác hết nguồn thông tin bên ngoài như tại các cơ quan thuế, đối tác của KH... Một phần là do việc tiếp cận các nguồn thông tin này không dễ dàng, hơn nữa có sự móc nối giữa KH với các đối tác.

- Thông tin chưa chính xác: có thể thấy trong tổng số các DN Việt Nam hiện nay đại bộ là DN vừa và nhỏ. Với các DN này hầu hết các báo cáo tài chính đều chưa được kiểm toán. Công tác kiểm soát nội bộ tại các DN Việt Nam hiện nay hầu như là chưa có. Chất lượng thông tin không chính xác và thống nhất, thể hiện sự chênh lệch khập khiễng giữa các con số, do việc báo cáo của các DN chưa chính xác, DN có nhiều báo cáo khác nhau về tình hình hoạt động cho các bên liên quan sử dụng thông tin (cơ quan thuế, NH...) là hiện tượng không hiếm của các DN tại VN hiện nay.

- Thông tin chưa cập nhật: mặc dù việc XHTD nội bộ được thực hiện thường xuyên theo quy định của Vietinbank Đống Đa tuy nhiên nguồn thông tin làm cơ sở để xếp hạng ít được cập nhật. Vietinbank Đống Đa cũng chưa xây dựng được bộ phận quản lý, xác thực thông tin. Điều này gây khó khăn trong quá trình thu thập, xử lý thông tin của NH.

Hai là, phương pháp chấm điểm có nhiều hạn chế: phương pháp này sẽ tỏ ra

kém hiệu quả nếu các thông tin tài chính sử dụng để xếp hạng đều do KH cung cấp từ BCTC chưa được kiểm toán. Rất khó xác định được mức độ tin cậy của báo cáo. Nếu nguồn thông tin đầu vào không đủ tin cậy thì việc xếp hạng sẽ không còn ý nghĩa.

Ba là, hệ thống chỉ tiêu XHTD còn nhiều bất cập.

- Các chỉ tiêu được chấm điểm trên cơ sở so sánh với chỉ tiêu tuyệt đối mà NHCT xây dựng. Tuy nhiên, các chỉ tiêu tuyệt đối này không được cập nhật thường xuyên. Do đó chưa phản ánh phù hợp với điều kiện thị trường của DN tại thời điểm XHTD.

- Hệ thống chỉ tiêu theo điểm, trọng số được chia theo 26 ngành nghề. Việc xác định ngành nghề của DN đối với các DN kinh doanh nhiều lĩnh vực dựa theo lĩnh vực đem lại doanh thu trên 50% so với tổng DT hoặc là ngành có tiềm năng nhất theo kế hoạch và xu hướng phát triển của DN. Tuy nhiên có thể thấy hiện nay ở VN các tập đoàn lớn kinh doanh đa năng bao gồm nhiều lĩnh vực, rất khó để xác định ngành kinh tế của tập đoàn. Điều này gây khó khăn cho CBTD khi tiến hành chấm điểm KH vay vốn.

- Hệ thống chỉ tiêu phi tài chính tuy đã được lượng hóa nhưng chưa đầy đủ: hầu hết các chỉ tiêu đều được chấm điểm dựa trên đánh giá chủ quan của CBTD. Việc lượng hóa các chỉ tiêu phi tài chính không phải là đơn giản, trong đó có nhiều chỉ tiêu nhạy cảm, vô cùng khó xác định và gây rất nhiều khó khăn lúng túng cho CBTD. Điều này có thể sẽ dẫn đến sự thiếu khách quan trong quá trình phân tích đánh giá thậm chí dẫn đến rủi ro đạo đức của CBTD. Thiếu các chỉ tiêu như: số lượng đối thủ cạnh tranh, các số liệu trung bình của ngành để so sánh. Do đó thường có các mức điểm chấm mang tính chất chung chung mà chưa có sự đánh giá rõ nét đối với từng DN. Ví dụ: chỉ tiêu rào cản gia nhập thị trường (ngành nghề kinh doanh chính của DN) đối với các DN mới: có các mức: rất cao, cao, bình thường, thấp, rất thấp. Tương ứng với các mức là số điểm. Nhưng sự đánh giá này hoàn toàn dựa trên phân tích chủ quan của từng CBTD. Chưa có một tiêu chuẩn so sánh. Như thế nào thì khả năng gia nhập thị trường là khó, thế nào là thấp, thế nào là bình thường... là rất khó xác định.

- Việc XHTD, trọng số của các chỉ tiêu đều chưa xét tới yếu tố thời hạn vay mà KH đề nghị trong hồ sơ vay vốn. Thời hạn vay khác nhau thì các chỉ tiêu mà NH cần đánh giá là khác nhau về mức độ rủi ro, về mục đích sử dụng,... Ví dụ, với các khoản vay trung và dài hạn, NH cần tập trung chú ý vào các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dài hạn của DN như: dự án kinh doanh, tầm nhìn, khả năng hoàn vốn cho NH, giá trị của các tài sản trên bảng cân đối. Còn với các khoản vay ngắn hạn, NH cần quan tâm tới các chỉ tiêu ngắn hạn như vòng quay khoản phải thu, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán ngắn hạn hơn. Với mỗi thời hạn của khoản vay, tầm quan trọng của các chỉ tiêu là khác nhau thì trọng số phân cho mỗi chỉ tiêu là không giống nhau.

- Chưa đề cập đến các chỉ tiêu về bảo đảm tiền vay: Đối với hoạt động TD của NH, ngoài nguồn thu nợ thứ nhất đó là từ hiệu quả của việc sử dụng vốn vay,

hiệu quả kinh doanh mang lại thì nguồn thu nợ thứ hai là từ TSBĐ cũng là vấn đề được quan tâm. Hầu hết các khoản TD của NH hiện nay đều dựa trên TSBĐ. Do đó, TSBĐ có tác động tới hoạt động XHTD DNVV. Bên cạnh đó cũng cần xét tới khả năng trả nợ bổ sung của DNVV như sự hỗ trợ của công ty mẹ, hay từ tài khoản được bảo lãnh.

- Mô hình chấm điểm chỉ tiêu phi tài chính đối với KH DN tại NH chưa đưa vào nhóm chỉ tiêu dự báo ảnh hưởng của thay đổi chính sách Nhà nước và dự báo tác động của cạnh tranh đến lĩnh vực kinh doanh của DN. Điều này là cần thiết nhằm tăng cường khả năng dự báo nguy cơ gặp khó khăn về tài chính trong tương lai của KH được xếp hạng.

- Một số chỉ tiêu chưa thật hợp lý như:

+ Tỷ số nợ quá hạn so với tổng dư nợ NH đang được xếp vào nhóm chỉ tiêu cân nợ trong bảng chấm điểm các chỉ tiêu tài chính sẽ phản ánh không chính xác sức khỏe tài chính của DN. Chỉ tiêu này nên được xếp sang nhóm các chỉ tiêu vay nợ và chi phí trả lãi, hoặc xếp sang nhóm các chỉ tiêu phi tài chính để tránh sự trùng lắp.

+ Nhóm các chỉ tiêu chấm điểm thông tin phi tài chính hiện đang sử dụng những tiêu chí bao gồm: thời gian hoạt động của DN, số năm kinh nghiệm của giám đốc, trình độ của giám đốc, cung cấp thông tin đầy đủ và đúng hẹn theo yêu cầu của NH, là chưa thật sát lắm với việc phản ánh xu hướng khó khăn dẫn đến nguy cơ vỡ nợ của DN. Từ đó dẫn đến kết quả xếp hạng dễ sai lệch so với thực tế.

+ Hoặc những chỉ tiêu có thể đang tính ngược như đa dạng hóa thì điểm số càng cao. Trên thực tiễn đã chứng minh những DN đa dạng hóa nhưng không bám sát năng lực cốt lõi, không phù hợp với sở trường, hay đầu tư vào những ngành đang ở đỉnh cao của thị trường được nhiều DN quan tâm đổ vốn vào chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong tương lai.

+ Bên cạnh đó có những chỉ tiêu trùng lắp như trả nợ đúng hạn, số lần giãn nợ hoặc gia hạn nợ, nợ quá hạn trong quá khứ, số lần các cam kết mất khả năng thanh toán.

+ Trọng số của một số chỉ tiêu còn chưa hợp lý, ví dụ trong các chỉ tiêu phi

tài chính, trọng số của tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng là rất cao 31-33%, tuy nhiên trọng số của yếu tố môi trường kinh doanh lại rất thấp 7%, trong khi hoạt động của DN phụ thuộc rất nhiều vào môi trường bên ngoài.

Bốn là, việc chấm điểm XHTD DN chủ yếu do một CBTD thực hiện, ít có sự

tham khảo làm việc nhóm nên kết quả nặng tính chủ quan. Cách chấm điểm một số chỉ tiêu còn thoải mái, thiếu nghiên cứu chuyên sâu rõ ràng.

Năm là, quy trình XHTD chưa có sự so sánh giữa những chỉ tiêu năm hiện tại

của DN so với năm trước đó, để đánh giá được chiều hướng hoạt động tốt lên hay xấu đi của DN.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại trên

Nguyên nhân từ phía chi nhánh

Thứ nhất, trình độ và năng lực của CBTD: các chỉ tiêu phi tài chính được chấm

điểm hầu hết dựa trên sự đánh giá chủ quan của CBTD. Do vậy việc cho điểm, XHTD KH chính xác hay không phụ thuộc vào trình độ, năng lực, kinh nghiệm của CBTD. Từ khâu thu thập thông tin, phân tích thông tin, trình độ xử lý thông tin có khách quan không, có nhạy bén không, có linh hoạt không có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả XHTD KH vay vốn. Hơn nữa, mỗi CBTD phải thực hiện toàn bộ quy trình của một khoản vay, đảm nhiệm một khối lượng công việc rất lớn và lại thực hiện cho vay đối với nhiều loại hình DN khác nhau, với các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng XHTD DN.

Thứ hai, phương pháp chấm điểm XHTD: NH chưa áp dụng phương pháp thống kê, lựa chọn các chỉ tiêu so sánh, các tính chất tiêu biểu cho từng ngành. Chưa cập nhật thường xuyên các chỉ tiêu để so sánh trong từng thời kỳ. Do đó việc sử dụng các chỉ tiêu định trước là mốc đề so sánh chưa thỏa đáng, việc đánh giá chưa thích hợp và không cập nhật.

Thứ ba, về công tác thu thập và xử lý nguồn thông tin: thiếu sự liên kết cung

cấp thông tin giữa NH với các tổ chức, cơ quan có liên quan. Hầu hết các thông tin lấy từ DN cung cấp cho, các thông tin xếp hạng của trung tâm thông tin TD CIC. NH còn chưa khai thác nguồn thông tin bên ngoài như: cơ quan thuế vụ, hải quan, người cung cấp và người mua hàng... do các NH chưa thiết lập được quan hệ cung cấp thông tin lẫn nhau và với các chủ thể trên. Bên cạnh đó, nhiều CBTD chưa thật quan tâm đến nguồn thông tin đại chúng trên truyền hình, sách, báo, tạp chí chuyên ngành... Điều này một phần do cơ sở pháp lý cho việc trao đổi thông tin giữa các NH, giữa NH và các cơ quan có chức năng quản lý DN chưa được quy định rõ ràng nên việc trao đổi thông tin thông thường chỉ được thực hiện thông qua những mối quan hệ cá nhân. Ngoài ra, chi nhánh Vietinbank Đống Đa mặc dù đã có một hệ thống lưu trữ

thông tin về KH do các CB nhập vào tuy nhiên chưa hình thành nên một phòng chuyên lưu giữ thu thập xử lý thông tin và cập nhật thường xuyên tình hình của KH để phục vụ công tác XH. Điều này làm cho các CBTD gặp nhiều khó khăn khi thực hiện thu thập và xử lý thông tin đặc biệt là với những khách hàng đã từng có quan hệ với NH. Nếu NH có phòng chuyên lưu trữ về khách hàng thì thay vì phải lấy thông tin về khách hàng đã từng có quan hệ với NH thông qua xem lại hồ sơ trước đó hoặc sổ sách kế toán rất mất thời gian, CBTD sẽ được phòng này cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin về DN trong thời gian nhanh nhất.

Thứ tư, trên khía cạnh nào đó, NH chưa thực sự chiếm được niềm tin tưởng của DN cũng như có những cam kết bảo mật cụ thể để DN thẳng thắn bộc lộ mong muốn của mình, đưa ra những thông tin quan trọng chính xác để mong nhận được sự tư vấn giúp đỡ của NH.

Nguyên nhân từ phía DNVV

Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác XHTD xuất phát một phần lớn từ phía các DNVV. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, hiện nay nguồn cung cấp thông tin chủ yếu cho NH chính là thông

tin của DN. Cho nên NH không thể thực hiện đánh giá XHTD chính xác nếu thiếu sự hỗ trợ từ phía DN. Tài liệu, báo cáo tài chính do DN cung cấp không phải lúc nào cũng đáng tin cậy và đặc biệt hầu hết chưa được kiểm tra, kiểm toán như hầu hết các DN vừa và nhỏ. Chất lượng kém của thông tin này do trình độ năng lực của DN chưa chuyên nghiệp, chưa có kỹ năng tốt trong tổng hợp thống kê, lập báo cáo tài chính hay cách trình bày ý tưởng phương án, kế hoạch kinh doanh, chưa có kinh nghiệm trong việc thu thập tài liệu liên quan để hoàn thiện hồ sơ vay vốn. Mặc dù trong thời gian qua đã có nhiều chuẩn mực kế toán được ban hành như Quyết định số 167/QĐ- BTC ngày 25/10/2000 về các tiêu chuẩn của báo cáo tài chính, thông tư 20/2005 ngày 20/03/2006 về 6 chuẩn mực kế toán, quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 23/06/2006 về các tiêu chuẩn của báo cáo tài chính ... tuy nhiên, việc tuân thủ chế độ kế toán theo quy định pháp luật vẫn chưa được các DN thực hiện đầy đủ nên độ tin cậy của các BCTC vẫn chưa cao. Điều này đã tạo không ít khó khăn cho NH trong việc phân tích XHTD DN.

Thứ hai, một nguyên nhân quan trọng khác gây khó khăn cho công tác XHTD

DN của CBTD là do nguyên tắc bảo mật thông tin của DN. Điều này là hoàn toàn hợp lý. Đối với DN sản xuất và kinh doanh thì vấn đề bảo mật thông tin mang tính

quan trọng hàng đầu. Họ không muốn tiết lộ nhiều thông tin mang tính cạnh tranh với các DN khác hoặc là những thông tin mật về phương thức và bí quyết kinh doanh. Vì thế, các tài liệu họ cung cấp cho NH thường không thực sự chính xác và đầy đủ, nhất là các chỉ tiêu định tính. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho công tác đánh giá, xếp hạng DN của các CBTD gặp nhiều khó khăn. Nhưng DN cũng cần nhận thức rằng, NH không chỉ có cho vay mà còn có dịch vụ tư vấn, nếu DN cung cấp đầy đủ thông tin cho NH thì với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp và cam kết giữ bảo mật tuyệt đối, NH sẽ đánh giá để cấp TD cũng như đưa ra những nhận xét, ý kiến tư vấn hữu ích để giúp DN đi lên vững chắc, đặc biệt đối với các DN mới, vừa và nhỏ còn non nớt trên thị trường.

Nguyên nhân từ phía CIC

Không có nhiều nguồn thông tin hỗ trợ cho việc XHTD, thông tin từ CIC là nguồn thông tin chủ yếu mà NH sử dụng. Tuy nhiên hiện nay, nguồn thông tin này hết sức đơn điệu, thiếu cập nhật, chưa phù hợp với thông lệ chung, công tác XHTD còn nhiều yếu kém, chưa tập hợp kết quả xếp hạng để có căn cứ quan trọng đánh giá toàn bộ KH có quan hệ TD với NH, không đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của NH. Do đó kết quả xếp hạng này chưa là nguồn thông tin quan trọng hỗ trợ việc XHTD DNVV của NH.

Hiện nay, CIC sẽ chỉ cung cấp thông tin cho các NHTM, với điều kiện NH phải là thành viên của trung tâm, các thành viên này phải cung cấp mọi thông tin của khách hàng cho trung tâm. Tuy nhiên, vì lý do giữ bí mật kinh doanh NHTM nên vẫn chưa cung cấp đầy đủ thông tin về khách hàng của mình cho trung tâm và vòng luẩn quẩn xảy ra là: trung tâm thiếu thông tin, nên các NH lại không tin tưởng vào thông tin do trung tâm cung cấp. Sự hợp tác giữa các NHTM trong cùng hệ thống hoặc khác

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP công thương Đống Đa (Trang 69 - 76)