1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ths- Luat hoc-Vai trò của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong đấutranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện

113 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 688 KB

Nội dung

chính sách hình sự đối với NCTN phạm tội là bước phát triển quan trọngtrong hệ thống pháp luật nước ta, tạo ra các tiêu chí xác định vai trò của Tòaán trong công tác đấu tranh phòng, chố

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, “trẻ em là tương lai của đấtnước” Là con người, là công dân mỗi quốc gia ai ai cũng trải qua thời kỳ pháttriển của trẻ nhỏ và đó là quy luật của cuộc sống Đối với mỗi bậc làm cha,làm mẹ, thì con cái là một trong các mắt xích quan trọng tạo nên niềm hạnhphúc gia đình, là tình yêu thương và hy vọng, là tình cảm gần gũi, thânthương và sâu nặng nhất Trong xã hội, trẻ em là lớp người đầy nhiệt huyết kếtục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là tương lai của cả dân tộc Vìvậy, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của mỗi gia đình, củacộng đồng và toàn xã hội; bảo vệ trẻ em là bảo vệ sự phát triển trong tương laicủa mỗi quốc gia, dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dânViệt Nam sinh thời đã nói: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai củaNước nhà, thanh, thiếu niên là bộ phận quan trọng của dân tộc” Người xácđịnh: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồngngười” Trước lúc đi xa, Di chúc, Người dặn lại: Bồi dưỡng thế hệ cách mạngcho đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết

Theo Lời mở đầu của Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ emcũng chỉ rõ: “ Do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần được bảo vệ vàchăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng nhưsau khi ra đời” Tại Điều 3 của Công ước về quyền trẻ em quy định rằng: “Trong tất cả những hành động liên quan đến trẻ em… lợi ích tốt nhất của trẻ

em phải là mối quan tâm hàng đầu”

Nhận thức được tầm quan trọng trong việc chăm lo bồi dưỡng và giáodục thế hệ trẻ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước Trong nhữngnăm qua, cùng với việc xây dựng chủ trương, đường lối và chính sách pháttriển trên tất cả các lĩnh vực, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặcbiệt đối với thanh, thiếu niên, nhất là những người đang ở tuổi chưa thành

Trang 2

niên Trong nhiều Chỉ thị, Nghị quyết của mình, Đảng và Nhà nước đã chỉ rõnhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thanh, thiếu niên cả về thể lực và trí lực, đảmbảo các điều kiện khi họ trưởng thành có thể đảm đương được nhiệm vụ xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Chính vì vậy, trongmuôn vàn khó khăn của mỗi thời kỳ và mỗi giai đoạn của cuộc cách mạng,Đảng và Nhà nước ta luôn chỉ ra rằng: Quan tâm đến thiếu niên và nhi đồng, tức

là quan tâm đến tiền đồ và sự nghiệp cách mạng, đến tương lai của Tổ quốc

Phải thừa nhận rằng, phần lớn thanh thiếu niên của chúng ta thể hiện lốisống trong sạch, lành mạnh, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập vàrèn luyện, tiếp thu những kiến thức tiên tiến, khoa học của nhân loại nhằmcống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho đất nước, đáp ứng được mong muốncủa gia đình và trở thành công dân tốt của xã hội Nhiều tấm gương điển hìnhtiên tiến học sinh nghèo vượt khó học giỏi vẫn từng ngày, từng giờ đượcnhắc đến Tuy nhiên, bên cạnh đó có một bộ phận không nhỏ thanh, thiếuniên ở độ tuổi chưa thành niên không chịu học tập, tu dưỡng, rèn luyện phẩmchất đạo đức, sống buông thả, ăn chơi, đua đòi dẫn đến hành vi vi phạm phápluật, mang đến nỗi đau cho gia đình, đồng thời là gánh nặng cho toàn xã hội.Theo số liệu thống kê của TAND thành phố Hà Nội, trong 5 năm trở lại đâytình trạng NCTN phạm tội đang có xu hướng gia tăng, tính chất mức độ phạmtội ngày càng nghiêm trọng, đe dọa sự tồn vong, hưng thịnh của quốc gia, dântộc Vì không ai khác chính thanh, thiếu niên là những chủ nhân tương lai củađất nước, là thế hệ kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Bởi vậy,đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện là một bộ phận cấuthành quan trọng của sự nghiệp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ thế hệ trẻ, là sựnghiệp của tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan nhà nước, các đoàn thểquần chúng và của toàn xã hội Do đó, hệ thống pháp luật của Nhà nước ta quiđịnh nhiều vấn đề chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em BLTTHS qui định vềthủ tục điều tra, truy tố, xét xử đối với NCTN phạm tội; BLHS qui định về

Trang 3

chính sách hình sự đối với NCTN phạm tội là bước phát triển quan trọngtrong hệ thống pháp luật nước ta, tạo ra các tiêu chí xác định vai trò của Tòa

án trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện Tuynhiên, việc điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan tiến hành tố tụng cũng nhưqui định của BLTTHS, BLHS còn nhiều bất cập, chưa thể hiện đủ và rõ vaitrò của Tòa án trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thựchiện

Mặt khác, việc đấu tranh phòng, chống tội phạm của NCTN hiện naykhông còn là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà đã trở thành vấn đề được hầuhết các quốc gia trên thế giới dành sự quan tâm đặc biệt Vì thế, việc nghiên

cứu đề tài: “Vai trò của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện” trong

điều kiện hiện nay có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và tính thời sự

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến NCTN phạm tội và vai trò củaTAND trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm được một số nhà khoa học

và cán bộ làm công tác thực tiễn tiến hành, công bố trong nhiều công trìnhkhoa học Có một số luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, một số giáo trình giảngdạy, bài viết trên tạp chí và một số sách chuyên khảo đã nghiên cứu nhữngvấn đề liên quan Cụ thể như sau:

- Một số bài viết trên các tạp chí chuyên ngành của các tác giả:

+ Đặng Thanh Nga: "Khía cạnh tâm lý của tội phạm vị thành niên cần được chú ý trong điều tra truy tố và xét xử", Tạp chí Tâm lý học số 5/2002;

+ Nguyễn Đình Gấm: "Nguyên nhân tâm lý xã hội của tội phạm vị thành niên", Tạp chí Tâm lý học số 5/2002;

+ Nguyễn Tất Viễn: "Toà án NCTN", Tạp chí Vì trẻ thơ, số chuyên đề,

năm 2000;

Trang 4

+ Trương Minh Mạnh: "Phân loại tội phạm với việc qui định trách nhiệm hình sự của NCTN", Tạp chí Kiểm sát số 8/2002;

+ Phạm Hồng Hải: “Vai trò của Tòa án trong hệ thống cơ quan tư pháp”, Tạp chí TAND số 1/2001;

+ Lý Văn Quyền: “Vai trò của Tòa án trong việc phòng ngừa tội phạm”, Tạp chí Luật học, năm 2005.

+ Minh Quân: “Thực tiễn xét xử vụ án hình sự đối với bị cáo là NCTN”,

Thông tin khoa học xét xử - Viện khoa học xét xử TAND tối cao, số 3/2006

- Một số sách chuyên khảo và một số luận án, luận văn đề cập đến tộiphạm do NCTN thực hiện và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm doNCTN thực hiện nói chung:

+ Đại học Quốc gia Hà Nội- Khoa Luật: "Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền" do TSKH Lê Cảm và TS

Các công trình kể trên ở những khía cạnh, góc độ nhất định đã phântích, luận giải các vấn đề lý luận và thực tiến về đấu tranh phòng, chống tộiphạm ở độ tuổi chưa thành niên Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trìnhnào nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc độ lý luận chung về nhà nước

Trang 5

và pháp luật về vai trò của TAND thành phố Hà Nội trong đấu tranh phòng,chống tội phạm do NCTN thực hiện.

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Về mục đích: trên cơ sở nghiên cứu vai trò của TAND và các hình thức

thể hiện vai trò đó trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, tổng kết thực tiễnđấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện, trên cơ sở đó đề xuấtcác giải pháp nhằm nâng cao vai trò của TAND thành phố Hà Nội trong đấutranh phòng, chống các tội phạm do NCTN thực hiện

Về nhiệm vụ:

- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về khái niệm NCTN phạmtội; đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện và vai trò của Tòa

án trong đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện;

- Đánh giá thực trạng hoạt động của TAND thành phố Hà Nội trongđấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện trong những năm quachủ yếu thông qua hoạt động xét xử án hình sự, từ đó rút ra ưu điểm, hạn chế,vướng mắc và nguyên nhân của những hạn chế vướng mắc đó;

- Đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao vai trò của TANDthành phố Hà Nội trong đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiệntrong những năm tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Về đối tượng nghiên cứu, luận văn tập trung về những vấn đề sau:

- Những vấn đề lý luận về vai trò của TAND trong đấu tranh phòng,chống tội phạm do NCTN thực hiện

- Thực trạng vai trò của TAND thành phố Hà Nội trong đấu tranhphòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện hiện nay

- Những giải pháp góp phần nâng cao vai trò của Tòa án trong đấutranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện

Về phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Trang 6

Trên cơ sở lý luận về vai trò của Tòa án trong đấu tranh phòng, chốngtội phạm do NCTN thực hiện, luận văn đi sâu nghiên cứu thực tiễn vai trò củaTòa án trong đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện từ năm

2005 - 2009 thông qua công tác xét xử của TAND thành phố Hà Nội

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn đựơc nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác

-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; quan điểm của ĐảngCộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật XHCN Nhất là quan điểm chỉđạo của Đảng về cải cách tư pháp trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày02/01/2002 của Bộ Chính trị "Về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tưpháp trong thời gian tới" và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của BộChính trị "Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020"; quan điểm củaĐảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc, giáo dụcthanh thiếu niên, về đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và đấu tranhphòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện nói riêng

Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng đồng bộ cácphương pháp nghiên cứu chủ yếu như: phương pháp tổng hợp, phương phápthống kê, phương pháp so sánh, phân tích, giải thích, phương pháp quy nạp,

mô tả, phương pháp toán học

6 Những đóng góp của luận văn

- Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai tròcủa TAND trong đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện

- Phân tích thực trạng vai trò của TAND thành phố Hà Nội trong đấutranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện và đề xuất một số giải phápnhằm nâng cao vai trò của TAND thành phố Hà Nội trong đấu tranh phòng,chống tội phạm do NCTN thực hiện

7 Ý nghĩa của luận văn

Trang 7

Trong khuôn khổ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sửdụng làm tư liệu tham khảo phục vụ yêu cầu nâng cao vai trò của TANDtrong đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện trong giaiđoạn hiện nay Bên cạnh đó, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu thamkhảo giúp cho lãnh đạo Tòa án các cấp đề ra phương hướng hoạt động củaTòa án cấp mình trong việc tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm doNCTN thực hiện.

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm 3 chương 7 tiết

Trang 8

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM DO NGƯỜI

CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN

1.1 KHÁI NIỆM VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN

Khái niệm NCTN và NCTN phạm tội

Khái niệm NCTN được sử dụng rộng rãi trong các ngành khoa họckhác nhau như tâm lý học, giáo dục học, xã hội học, luật học… Tuy nhiên,tùy theo các góc độ và lĩnh vực mà khái niệm này được hiểu không giốngnhau Theo nhà tâm lý học G.Stanley Hall, thời kỳ chưa thành niên là thời kỳquá độ tuổi trẻ em chuyển sang người lớn và là thời kỳ gắn liền với nhữngxung đột, xáo trộn tâm trạng, nó cũng được quan niệm đồng nghĩa với tuổiđang lớn hoặc đang trưởng thành [39, tr.16]

Hiện nay trong các văn bản pháp luật Việt Nam, sử dụng hai khái niệmkhông đồng nhất với nhau là trẻ em và NCTN

Việc hiểu khái niệm trẻ em dựa vào độ tuổi của các em Quy định củapháp luật Việt Nam cũng như các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em có sựkhác nhau về khái niệm này Tại Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ emquy định rằng: “Trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi” Còn tại Điều 1của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam xác định: "Trẻ

em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi" Các khái niệm pháp lý trên khôngnêu đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ em mà chỉ đưa ra giới hạn về độ tuổi vàchính độ tuổi đó có liên quan chặt chẽ tới các quan hệ pháp luật khác nhau.Như vậy, khái niệm trẻ em theo luật chưa chỉ ra được đó là những người chưatruởng thành, còn non nớt về thể chất và trí tuệ, còn bồng bột, nông nổi, dễ bịtổn thương cần được xã hội chăm sóc và bảo vệ, nhất là sự bảo vệ về mặt luật

Trang 9

pháp Theo quy luật tự nhiên, mọi sinh vật không ngừng phát triển và thayđổi Con người cũng vậy, kể từ khi chào đời, cơ thể ngày càng lớn lên, trí tuệngày càng hoàn thiện Có một khoảng thời gian đặc biệt mà mỗi con người cónhững bước phát triển nhảy vọt về cả thể chất và tâm hồn Đến một độ tuổinhất định, con người phát triển đầy đủ về thể chất, tâm sinh lý và trở thànhngười trưởng thành Trẻ em càng nhỏ tuổi thì thể chất cũng như tâm sinh lýcần có nhiều thời gian để hoàn thiện Vì vậy, việc ban hành một thể chế thíchhợp và việc áp dụng có hiệu quả thể chế ấy là việc làm cần thiết nhằm đảmbảo cho sự tồn tại và phát triển cho các em.

Bên cạnh khái niệm trẻ em, pháp luật còn quy định về NCTN Quátrình phát triển của một đứa trẻ từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành đượccác nhà khoa học phân chia thành các giai đoạn khác nhau, trong đó có giaiđoạn chưa thành niên Nhưng việc xác định cụ thể thời điểm bắt đầu, kết thúctuổi chưa thành niên còn có nhiều ý kiến khác nhau (tuổi chưa thành niên từ

14 - 17 tuổi; 11-15 tuổi; 12-15 tuổi; hoặc nam là từ 14 -16 tuổi; nữ là từ 11-13tuổi; hoặc nam từ 12-17 tuổi; nữ là từ 12-15 tuổi) [11, tr.17] Ở mỗi giác độtiếp cận khác nhau thì quan niệm về NCTN không giống nhau Nhìn chung,đều cho rằng NCTN là người chưa trưởng thành về thể chất và trí tuệ Tuynhiên, các quan niệm đều chưa chỉ rõ những mức độ, giới hạn cụ thể của sự

"chưa trưởng thành" của đối tượng Pháp luật thực định hiện nay ở nước tacũng chỉ đưa ra các khái niệm NCTN với giới hạn về độ tuổi và ở các lĩnhvực điều chỉnh khác nhau pháp luật cũng quy định không giống nhau Chẳnghạn, BLLĐ của Việt Nam quy định tại Điều 119: "Người lao động chưa thànhniên là người lao động dưới 18 tuổi" Điều 18 BLDS xác định: "Người từ đủ

18 tuổi trở lên là người thành niên Người chưa đủ 18 tuổi là NCTN" BLHSnăm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) không nêu khái niệm NCTN, màquy định giới hạn độ tuổi NCTN phạm tội phải chịu TNHS là những người

"Từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi" (Điều 68)

Trang 10

Từ điển Tiếng Việt không có khái niệm NCTN mà có khái niệm vị thànhniên, theo đó: "Vị thành niên là người chưa đến tuổi được pháp luật coi là đủ khảnăng để sử dụng quyền, làm nghĩa vụ và chịu trách nhiệm"[55, tr.779] Thuậtngữ này được sử dụng trong một số văn bản, bài viết Tuy nhiên, nếu nói vịthành niên là người chưa đến tuổi được coi là đủ khả năng để sử dụng quyền,làm nghĩa vụ và chịu trách nhiệm, đối chiếu với BLDS, BLLĐ là người dưới

18 tuổi, nhưng nếu đối chiếu với BLHS về khía cạnh chịu TNHS, thì vị thànhniên không chịu trách nhiệm tức là phải dưới 14 tuổi Do đó, nó không đồngnghĩa với thuật ngữ NCTN, bởi lẽ nó không nêu được cụ thể những đặc điểmtâm sinh lý cũng như xác định độ tuổi của NCTN

Về pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng còn có nhiều ýkiến, nhiều qui định khác nhau về khái niệm NCTN:

Có quan điểm cho rằng NCTN là người tù đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.Quan niệm này có khía cạnh phù hợp với luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ

em Tuy nhiên, giới hạn tối thiểu cho NCTN trên không phù hợp với nhiều quyđịnh của pháp luật Việt Nam, đặc biệt là trong pháp luật hình sự hiện hành

Có quan điểm coi NCTN chỉ bao gồm những người từ đủ 14 tuổi đếndưới 18 tuổi [53, tr.301] Quan niệm trên có xu hướng gắn khái niệm NCTNvới quy định về độ tuổi phải chịu TNHS của NCTN Nếu coi đó là khái niệmchung về NCTN thì nó lại chưa phù hợp với ngay chính pháp luật hình sự.Chẳng hạn khi quy định tình tiết tăng nặng của người tổ chức sử dụng tráiphép chất ma tuý trong những trường hợp nhất định, thì điểm c khoản 2 Điều

197 BLHS năm 1999 quy định "Đối với NCTN từ đủ 13 tuổi trở lên" Quyđịnh này cho thấy NCTN có độ tuổi thấp hơn với qui định chịu TNHS khôngphải NCTN trong độ tuổi phải chịu TNHS là người chưa đủ 14 tuổi Cũngxuất phát từ quan điểm trên mà có ý kiến cho rằng: xúi giục NCTN phạm tộichỉ trong phạm vi xúi giục NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, mới coi làtình tiết tăng nặng (Điều 48 BLHS) Điều này là bất hợp lý với thực tế và

Trang 11

không phù hợp với nhiều quy định khác của BLHS Thực tế, việc xúi giục, sửdụng NCTN (hay trẻ em) chưa đủ 14 tuổi thực hiện hành vi phạm tội có tínhnguy hiểm không khác gì NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thậm chí cònnguy hiểm hơn đối với người 14 tuổi Nhiều quy định trong phần tội phạmcủa BLHS quy định người phạm tội xúi giục, lôi kéo NCTN dưới 14 tuổi haytrẻ em phạm pháp là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt Chẳng hạn lôikéo NCTN từ đủ 13 tuổi trở lên sử dụng trái phép chất ma tuý là tình tiết tăngnặng định khung, quy định tại điểm d khoản 2 Điều 200 BLHS về tội “Cưỡngbức, lôi kéo, người khác sử dụng trái phép chất ma tuý” Do vậy, quan niệmNCTN là người trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi là chưa thốngnhất trong những quy định của pháp luật hình sự.

Có quan điểm cho rằng, trong chừng mực nhất định nào đó, thuật ngữtrẻ em đồng nhất với thuật ngữ vị thành niên và có sự phân chia người dưới

18 tuổi thành hai nhóm Nhóm một gồm những người từ đủ 14 tuổi đến dưới

18 tuổi là vị thành niên, còn nhóm hai - dưới 14 tuổi là NCTN và không phảichịu TNHS Tuy nhiên, theo quan niệm này, trẻ em sẽ bao gồm những ngườidưới 18 tuổi, là không đúng với quy định của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáodục trẻ em, mặt khác nó cũng mâu thuẫn với một số quy định trong pháp luậthình sự không thừa nhận trẻ em là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

Theo chúng tôi, tổng hợp các quy định của BLHS và một số Bộ luậtkhác, thì trẻ em theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là người từdưới 16 tuổi; theo BLDS, thì NCTN là người dưới 18 tuổi; theo BLHS, thìNCTN là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi và trẻ em là người dưới 13tuổi, ví dụ, mọi trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi đều là hiếp dâmtrẻ em theo qui định tại Điều 112 BLHS năm 1999 Do đó, có thể phân biệttrẻ em theo pháp luật hình sự là người dưới 13 tuổi và NCTN là người từ đủ

13 tuổi đến dưới 18 tuổi, NCTN phạm tội là người có độ tuổi theo qui định tạiĐiều 12 BLHS

Trang 12

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì: “NCTN phạm tội là người

có độ tuổi từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi” [4, tr.86] Nội dung này là phùhợp với qui định NCTN phạm tội tức là tuổi chịu TNHS của BLHS

Ở mỗi quốc gia khác nhau, việc xác định giới hạn độ tuổi mà NCTNkhi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể phải chịu TNHS là khônggiống nhau Chẳng hạn, Cộng hoà liên bang Nga là từ 14 tuổi đến dưới 18tuổi; Nhật Bản là từ 14 tuổi đến dưới 20 tuổi; ở Singapore những người từ 7tuổi trở lên phải chịu TNHS, trong đó những người từ đủ 7 tuổi đến 12 tuổichỉ bị kết án về các tội do cố ý [41, tr.20, 28, 38]

Ngay các văn bản pháp lý quốc tế khi đưa ra khái niệm NCTN cũng chỉđưa ra giới hạn về độ tuổi mà không dựa vào những đặc điểm tâm, sinh lý hay

sự phát triển thể chất của NCTN Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên hợpquốc về bảo vệ NCTN bị tước quyền tự do thông qua ngày 14/12/1990 nêu:

"NCTN là người dưới 18 tuổi Giới hạn tuổi dưới mức này cần phải đượcpháp luật xác định…" (Quy tắc 2.1 mục a) Như vậy khái niệm NCTN có giớihạn là dưới 18 tuổi, mặt khác quy định trên đặt ra khả năng mỗi quốc gia tuỳđiều kiện về kinh tế, văn hoá, xã hội, cũng như truyền thống của mình có thểquy định độ tuổi đó sớm hơn trong luật pháp

Trong khoa học pháp lý Việt Nam có quan niệm: NCTN phạm tội làngười chưa tròn 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà BLHSquy định là tội phạm Tuy nhiên, không phải NCTN phạm tội nào cũng bị truycứu TNHS mà chỉ những người từ đủ 14 tuổi trở lên mới bị truy cứu TNHS[28, tr.239-240] Quan niệm này coi người chưa đủ 18 tuổi thực hiện hành vinguy hiểm cho xã hội mà BLHS quy định là tội phạm đều là NCTN phạm tội.Điều này mâu thuẫn với quan điểm về tội phạm, theo quy định của Điều 8BLHS năm 1999 thì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy địnhtrong BLHS, nhưng phải do người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ýhoặc vô ý, xâm hại các khách thể (hay các quan hệ xã hội) được luật hình sự

Trang 13

bảo vệ Năng lực TNHS chính là khả năng nhận thức và khả năng điều khiểnhành vi của mỗi người, khả năng này phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có yếu

tố độ tuổi Bởi vậy mà pháp luật hình sự quy định độ tuổi chịu TNHS nghĩa làchỉ đạt độ tuổi nhất định, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đượcquy định trong BLHS mới phải chịu TNHS Nói đến khả năng nhận thức vàđiều khiển hành vi, có người đạt độ tuổi phải chịu TNHS thì cũng có ngườichưa đạt độ tuổi này Khoa học pháp lý đưa ra khái niệm sự chưa đủ độ tuổichịu TNHS là: "Khi người ấy chưa đạt đến độ tuổi theo quy định của phápluật hình sự để có thể nhận thức được tính chất thực tế và tính chất pháp lýcủa hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm mà mình thực hiện hoặcđiều khiển được hành vi đó" [7, tr.526] Do vậy, NCTN chưa đủ độ tuổi chịuTNHS khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình cấm khôngphải là NCTN phạm tội

Điều 12 BLHS năm 1999 đã phân chia rất rõ về độ tuổi chịu TNHS củaNCTN: "Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm Người

từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rấtnghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng"

Qui định trên xuất phát từ đường lối xử lý của nhà nước ta đối vớiNCTN phạm tội, cũng như xuất phát từ cơ sở cho rằng người ở độ tuổi nănglực trách nhiệm hình sự chưa đầy đủ vẫn có thể nhận thức được tính chấtnguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra

Độ tuổi chịu TNHS ở đây là độ tuổi mà theo các quy định của pháp luậthình sự phải chịu TNHS đối với loại tội phạm tuơng ứng được phân loại trongBLHS Theo đó NCTN từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi phải chịu TNHS

về mọi tội phạm Quy định như vậy các nhà làm luật căn cứ vào khả năngnhận thức và khả năng điều khiển hành vi của NCTN trong khoảng tuổi này ởmức tương đối hoàn thiện NCTN ở lứa tuổi này đã có đủ khả năng tự chủ, cókhả năng hiểu biết được tính chất nguy hiểm cho xã hội trong hành vi của

Trang 14

mình, mặc dù chưa đạt đến mức hoàn thiện Do vậy, luật hình sự Việt Nam, mộtmặt buộc NCTN trong khoảng tuổi này phải chịu trách nhiệm hình sự về mọihành vi phạm tội, không kể hành vi đó được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ýhay vô ý Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định về tuổi đời, kinh nghiệm sống,trình độ nhận thức, khả năng xử lý các tình huống phức tạp xảy ra, cuộc sốngchủ yếu vẫn còn phụ thuộc nhiều vào gia đình… cho nên về nguyên tắc xử lý,NCTN bao giờ cũng được hưởng mức hình phạt nhẹ hơn so với người đã thànhniên, nếu họ phạm cùng một tội có tính chất nguy hiểm ngang nhau Còn NCTN

từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS chỉ về tội phạm rất nghiêm trọng

do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Điều đó có nghĩa rằng NCTNtrong độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, khi thực hiện hành vi nguy hiểmcho xã hội được quy định tại các điều luật trong phần các tội phạm cụ thể củaBLHS, thì họ cũng không bị coi là phạm tội nếu hành vi đó chỉ có những dấuhiệu cấu thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rấtnghiêm trọng do vô ý Điều này là phù hợp với thực tế của NCTN trong độ tuổinày Đối với những tội phạm trên thì nói chung tính chất nguy hiểm cho xã hộikhông lớn và chưa cần thiết phải áp dụng hình phạt hình sự mà dùng các biệnpháp giáo dục khác vẫn có thể đưa NCTN về cuộc sống bình thường

Cách tính tuổi “ từ đủ” của NCTN như thế nào cho đúng Tại Nghịquyết 02/HĐTP ngày 05 tháng 01 năm 1986 của Hội đồng Thẩm phán củaTAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS đã chỉ rõ:

Cách tính tuổi do luật định quy định là “đủ 14 tuổi” hoặc “đủ

16 tuổi”, tức là tính theo tuổi tròn Thí dụ: sinh ngày 1 tháng 1 năm

1975 thì ngày 1 tháng 1 năm 1989 mới đủ 14 tuổi Trong trường hợpkhông có điều kiện xác định chính xác ngày sinh thì tính ngày sinhtheo ngày cuối cùng của tháng sinh và nếu cũng không có điều kiện

để xác định chính xác tháng sinh thì xác định ngày sinh là ngày 31tháng 12 năm sinh [19, tr.9]

Trang 15

Giống như người đã thành niên, NCTN đủ độ tuổi phải chịu TNHS như

đã phân tích trên đây, thì sự đủ độ tuổi mới chỉ là một trong những cơ sở cầnthiết để có thể có năng lực TNHS - nghĩa là có thể có khả năng nhận thứcđược đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự của hành

vi gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự, cũng như điều khiển được đầy đủhành vi đó Bởi lẽ, nếu xét về mặt y học, người đủ độ tuổi chịu TNHS nóichung nếu ở trong trạng thái không bình thường (bị bệnh tâm thần hoặc mộtbệnh lý khác) đến mức hoàn toàn không thể nhận thức được và điều khiểnđược hành vi của mình, khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quyđịnh trong BLHS thì không phạm tội vì không có năng lực TNHS Điều 13BLHS xác định rõ: "Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khiđang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thứchoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu TNHS"

Như vậy, theo chúng tôi, nhận thức chung ở Việt Nam hiện nay,NCTN là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và trí tuệ, là người còn nonnớt trong nhận thức và hiểu biết xã hội, hành động, việc làm thường hiếuđộng, bồng bột, thiếu chín chắn, suy nghĩ nông cạn dễ thay đổi, nhận địnhđánh giá về thế giới quan và nhân sinh quan còn nhiều sai lệch Những mâuthuẫn trong sự phát triển sinh lý và khả năng nhận thức dễ đưa NCTN vào conđường thực hiện tội phạm Chính vì những nhược điểm trên của NCTN màpháp luật hình sự của chúng ta có phân định mức độ trách nhiệm hình sự vàđặt ra các yêu cầu khi giải quyết các vụ án có liên quan đến NCTN phạm tội.NCTN phạm tội được pháp luật hình sự Việt Nam xác định là những người có

độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi Đây là độ tuổi mangnhững đặc điểm về thể chất, trí tuệ nêu trên; đồng thời, quy định về độ tuổinày cơ bản là phù hợp với pháp luật quốc tế

Khái niệm đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện

Lịch sử xã hội loài người và những kinh nghiệm đấu tranh với các hành

vi vi phạm pháp luật và phạm tội đã chứng minh tính hiệu quả của các biện

Trang 16

pháp đã từng áp dụng Trong nhiều thế kỷ qua nhận thức của con người vẫnchế ngự một tư tưởng sai lầm rằng: nếu như nhà nước có một hệ thống phápluật nghiêm khắc, Tòa án sử dụng hình phạt rộng rãi thì chắc chắn tội phạm sẽ

bị mất đi Ai cũng biết các biện pháp trừng phạt kẻ phạm tội hết sức dã man,tàn bạo đã được áp dụng vào thời Trung cổ như: chém đầu, ném vào vạc dầu,đưa lên dàn thiêu, cho thú vật xé xác, chặt chân tay, chu di tam tộc… nhưngtội phạm vẫn tồn tại thậm chí gia tăng Thực tế đã chứng minh, sự tàn bạo này

sẽ làm nảy sinh ra một sự tàn bạo khác tương ứng Những hình phạt đau đớn

và sỉ nhục con người không bao giờ làm giảm được tội phạm Mặt khác, gieorắc sự tàn bạo sẽ ảnh hưởng cực kỳ bất lợi trong nhận thức xã hội, nó làm chaisạn tình cảm của con người và giáo dục tư tưởng xem thường, khinh bỉ củangười này đối với người khác, nó xa lạ với chủ nghĩa nhân đạo đang mongmuốn củng cố, đoàn kết xã hội loài người trên trái đất

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã cho rằng, giải quyếtnhiệm vụ tiêu diệt nguồn gốc chống xã hội của tội phạm không phải chỉ tiếnhành bằng cuộc đấu tranh chống tội phạm với sự giúp đỡ của pháp luật vàhoạt động của các cơ quan trừng phạt mà là trong một kế hoạch rộng lớn hơn:

tổ chức lại xã hội, hoàn thiện hệ thống và các tổ chức xã hội, giải phóng nókhỏi các lề thói xấu của những hình thức kinh tế - xã hội của giai cấp bóc lột,giáo dục con người mới Ở đây theo các ông chính lối sống cộng sản chủnghĩa sẽ loại trừ hành vi phạm tội Và như vậy không thể loại trừ tội phạmbằng con đường cải cách những mặt riêng rẽ của cuộc sống xã hội, mà chỉbằng con đường thay đổi toàn bộ hệ thống các quan hệ xã hội, cải tạo quan hệ

xã hội bóc lột thành quan hệ xã hội cộng sản chủ nghĩa Kết luận của các ông

đã đặt nền móng cơ sở lý luận cho cuộc đấu tranh loại trừ tội phạm ra khỏiđời sống xã hội

Điều dĩ nhiên là trên con đường lâu dài để tiến tới một xã hội khôngcòn tội phạm thì hình phạt nghiêm khắc (chứ không phải là dã man) vẫn và sẽ

Trang 17

luôn là công cụ quan trọng để góp phần ngăn chặn sự gia tăng của tình hìnhtội phạm và trong nhiều trường hợp nó có ý nghĩa quyết định đối với việcgiáo dục và cải tạo kẻ phạm tội, ngăn ngừa họ và những người khác khôngtiếp tục phạm tội hoặc phạm tội lại Tuy vậy, hình phạt chỉ được áp dụng khi

mà một tội phạm hay một hành vi vi phạm pháp luật đã xảy ra và điều đó cónghĩa là xã hội đã không biết cách, không có cách hoặc không kịp thời phòngngừa chúng Đối với toàn xã hội, điều quan trọng nhất là không để lọt bất cứmột hành vi phạm tội nào, ngăn ngừa những hành vi không tuân thủ pháp luật

có thể xảy ra Nếu làm được điều này xã hội sẽ đỡ mất công sức, tiền của đểkhắc phục những hậu quả do tội phạm gây ra mà nhiều khi không thể khắcphục được như: chết người, thương tật vĩnh viễn… và cũng không phải pháthiện, điều tra, bắt giữ, truy tố, xét xử hay cải tạo kẻ phạm tội Rõ ràng là trongcuộc đấu tranh với hiện tượng tội phạm, phương hướng cơ bản và quan trọng

là “phòng ngừa” chứ không phải là “chống” Cách đây hơn một trăm nămC.Mác đã nói: Người làm luật thông thái cần phải phòng ngừa tội phạm làmsao để khỏi trừng phạt nó

Trong lý luận cũng như thực tiễn đấu tranh với hiện tượng tội phạm,các thuật ngữ “phòng ngừa” và “chống” hay “đấu tranh chống tội phạm”vẫnđược sử dụng thường xuyên thành một cụm từ như “cuộc đấu tranh phòngchống tội phạm” hay “đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm” nhưng chưacắt nghĩa một cách rõ ràng, tình trạng lẫn lộn giữa các khái niệm cũng diễn raphổ biến Sự nhầm lẫn giữa khái niệm “phòng ngừa tội phạm” và “chống” tội

phạm có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc là: Thứ nhất, thiếu cơ sở lý luận

để soi sáng những hoạt động thực tiễn, cải tạo thực tiễn và tiếp tục phát triển

lý luận khoa học Thứ hai, không thấy cái đích cần đạt được của các biện

pháp đưa ra để áp dụng, không xác định được phạm vi tác động và không có

cơ sở để đánh giá hiệu quả của nó Thứ ba, không xác định được phương

hướng chính của cuộc đấu tranh với hiện tượng tội phạm và làm lu mờ mặt

Trang 18

này hay mặt khác của cuộc đấu tranh Thứ tư, không biết cách chủ động tạo ra

những tiền đề cần thiết đảm bảo hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa cũngnhư chống tội phạm như: hệ thống tổ chức, các trang thiết bị, cán bộ, cơ sởpháp lý… và cuối cùng làm giảm hiệu quả của cuộc đấu tranh nói chung, hiệuquả của hoạt động phòng ngừa nói riêng Cho nên việc làm sáng tỏ thêm bảnchất của các khái niệm “phòng ngừa tội phạm” và “chống tội phạm” đã đặt ra

ở đây như một nhu cầu vừa có ý nghĩa lý luận, vừa mang ý nghĩa thực tiễn

Theo nghĩa đen của cụm từ này thì “phòng ngừa tội phạm” tức là không

để cho tội phạm xảy ra và gây nên những hậu quả nguy hiểm cho xã hội,không để cho các thành viên của xã hội phải gánh chịu những hình phạtnghiêm khắc của pháp luật Như vậy, mục tiêu xuyên suốt của phòng ngừachính là không để cho tội phạm xảy ra, và điều này đã quy định phươnghướng chủ yếu của phòng ngừa là tập trung vào việc hạn chế, cô lập tiến tớiloại trừ và thủ tiêu những hiện tượng, quá trình là nguyên nhân và điều kiệndẫn đến phạm tội Khác với “phòng ngừa”, “chống tội phạm” chỉ được ápdụng khi mà tội phạm đang hoặc đã xảy ra và điều đó có nghĩa là phòng ngừachưa triệt để Mục đích của “chống tội phạm” xét cho cùng cũng chính là đểđảm bảo cho tính không tránh khỏi hình phạt đối với tội phạm và ngăn chặnnhững hậu quả có thể tiếp tục xảy ra Mục đích này đã quy định nhiệm vụ chínhcủa “chống tội phạm” là kịp thời phát hiện tội phạm, nhanh chóng điều tra, truy

tố, xét xử và thi hành hình phạt đối với kẻ phạm tội theo đúng pháp luật

Hiện nay mặc dù các nhà khoa học vẫn đang và sẽ tiếp tục tìm kiếmnhững biện pháp phòng ngừa mới, có hiệu quả hơn nhưng thực tiễn và lý luậnđược rút ra từ những công trình nghiên cứu khoa học đã cho phép chúng ta cóthể khái quát được một số các biện pháp đấu tranh phòng ngừa NCTN phạmtội đang được áp dụng trong thực tiễn Do dựa trên những cơ sở khoa họckhác nhau mà người ta có những cách phân loại hệ thống những biện phápphòng ngừa khác nhau

Trang 19

Nếu dựa vào lĩnh vực phòng ngừa thì có các biện pháp về kinh tế, chínhtrị, các biện pháp về tổ chức, các biện pháp về pháp luật…

Nếu dựa vào tính chất của tình hình tội phạm có các biện pháp phòngngừa ở phạm vi toàn quốc hay từng khu vực lãnh thổ hành chính, các biệnpháp phòng ngừa nhóm tội phạm

Nếu dựa vào tính chất tác động của các biện pháp phòng ngừa thì cóthể chia thành các biện pháp giáo dục, các biện pháp tổ chức quản lý, các biệnpháp xử lý theo pháp luật

Tuy nhiên, để dễ thấy được phòng ngừa người phạm tội nói chung vàphòng ngừa NCTN phải là một hệ thống liên hoàn bao gồm các biện pháp ởnhững mức độ khác nhau và trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành và toàn xãhội thì theo chúng tôi các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm củaNCTN dựa vào phạm vi tác động của các biện pháp để phân chia các biệnpháp phòng ngừa là hợp lý hơn cả Theo cách phân chia này thì các biện phápphòng ngừa sẽ gồm 2 nhóm: các biện pháp phòng ngừa chung và các biệnpháp phòng ngừa riêng

Các biện pháp phòng ngừa chung là các biện pháp mà Đảng, nhà nước,chính quyền, các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể và mọi công dântiến hành nhằm nâng cao mọi mặt của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, vănhóa, pháp luật…), đồng thời từng bước loại trừ những yếu tố tiêu cực lànguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách của NCTN Đó làcác biện pháp phát triển về kinh tế; đổi mới về chính trị; các biện pháp giáodục văn hóa, đạo đức, pháp luật, dạy nghề, trang bị các kiến thức, xây dựng ýthức, trách nhiệm và nghĩa vụ công dân cho thanh, thiếu niên; các biện phápphát triển thông tin, văn hóa thể dục thể thao ; các biện pháp giáo dục, chămsóc của gia đình

Các biện pháp phòng ngừa riêng: đó là các biện pháp tác động trực tiếptới thanh, thiếu niên phạm tội nhằm phát hiện kịp thời những hành vi phạm

Trang 20

tội, xử lý nghiêm những người phạm tội và giáo dục, cải tạo họ trở thành côngdân có ích cho xã hội Các biện pháp phòng ngừa riêng được chia thành 3nhóm Nhóm thứ nhất gồm các biện pháp phát hiện và bố trí người giúp đỡthanh, thiếu niên lâm vào cảnh sống và giáo dục bất lợi trước những tác độngtiêu cực đối với việc hình thành nhân cách của họ Nhóm thứ 2 gồm các biệnpháp giáo dục, ngăn chặn NCTN có hành vi vi phạm đạo đức hay vi phạmpháp luật Nhóm thứ 3 gồm các biện pháp điều tra, truy tố, xét xử và giáo dụccải tạo NCTN phạm tội (xử lý về hình sự) Nhóm biện pháp này được tiếnhành bởi các cơ quan điều tra, Viện kiển sát và Tòa án trong sự phối hợp chặtchẽ với các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội với sự giúp đỡtích cực của nhân dân Đây là biện pháp thể hiện thái độ cứng rắn của nhànước đối với NCTN phạm tội ở mức độ nghiêm trọng nhất định và khi cácbiện pháp giáo dục và tác động khác của xã hội không đủ tác dụng răn đe thì

có thể áp dụng các biện pháp xử lý hình sự.

Trong thực tiễn, do ý nghĩa to lớn của các biện pháp chống tội phạmphát hiện, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành hình phạt đối với việc ngănngừa tội phạm mà nhiều người cho rằng: chống tội phạm là một bộ phận cầnthiết và quan trọng của phòng ngừa tội phạm nhằm đảm bảo tính triệt để củacác biện pháp phòng ngừa có hiệu lực Bởi vì ai cũng thấy rõ, khi áp dụng đốivới kẻ phạm tội, hình phạt không chỉ tác động trực tiếp đối với người đó đểđảm bảo cho tính bắt buộc phải chịu trách nhiệm pháp lý khi gây ra tội phạm

mà còn ngăn chặn chính họ khỏi tiếp tục phạm tội mới Đồng thời hình phạtcòn có ý nghĩa phòng ngừa chung thông qua việc gây tác động giáo dục quầnchúng nhân dân lao động tích cực, tham gia đấu tranh với tội phạm và răn đenhững người khác không vi phạm pháp luật và phạm tội Tại Điều 27 BLHSnăm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) của nước ta quy đinh rõ: Hìnhphạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thànhngười có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc

Trang 21

sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới Hình phạt còn nhằm giáodục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Từ những phân tích trên, chúng tôi có thể rút ra khái niệm đấu tranh

phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện như sau: Đấu tranh phòng, chống

tội phạm do NCTN thực hiện là việc áp dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, pháp luật do các cơ quan, các tổ chức và mọi công dân tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm hạn chế, khắc phục nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm do NCTN thực hiện nhằm ngăn chặn tội phạm, kịp thời phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành hình phạt đối với người phạm tội theo đúng pháp luật

- Khái niệm vai trò của TAND trong đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện.

Lịch sử phát triển xã hội cho thấy ở bất cứ đâu, bất cứ chế độ nào, thìTòa án cũng thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, đó là mộtđiều tất yếu và đã được khẳng định chắc chắn Tuy nhiên, tùy theo hình thức

tổ chức và điều kiện, hoàn cảnh phát triển của mỗi quốc gia cũng như hoạtđộng của Tòa án qua từng thời kỳ mà vai trò của Tòa án trong đấu tranhphòng, chống tội phạm tại mỗi quốc gia lại được xác định khác nhau

Ở nước ta, đấu tranh phòng, chống tội phạm là một trong những chínhsách lớn của Đảng và Nhà nước, nó không chỉ là của riêng ngành TAND màcòn là sự nghiệp của tất cả các cơ quan, tổ chức, các cấp, các ngành và toàn

xã hội Mỗi một cơ quan tổ chức tùy theo tính chất công việc và chức nănghoạt động lại có vai trò và vị trí trách nhiệm khác nhau Quan điểm chung củaĐảng và Nhà nước ta là phải tổ chức được sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cáccấp, các ngành và toàn xã hội nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công tácđấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và đấu tranh phòng, chống tộiphạm do NCTN thực hiện nói riêng Muốn có được sự kết hợp chặt chẽ hiệuquả giữa các lực lượng trên, thì việc phân định vai trò, trách nhiệm của từng

Trang 22

cơ quan trong lĩnh vực này là vô cùng quan trọng và cần thiết Do đó, năm

1998, đứng trước tình hình hình tội phạm ở nước ta vẫn có xu hướng gia tăng

và diễn biến phức tạp, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, việc thi hành phápluật chưa nghiêm, sự phối hợp hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật cònthiếu chặt chẽ, nhiều ngành, nhiều cấp chưa coi trọng đúng mức công táctham gia phòng, chống tội phạm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghịquyết 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 Về tăng cường công tác phòng, chốngtội phạm trong tình hình mới Trong Nghị quyết này, Chính phủ đã phân côngtrách nhiệm cho các Bộ, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các địa phương trongcông tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và đề ra những chủ trương, biệnpháp chỉ đạo, cũng như cơ chế phối kết hợp giữa các cơ quan, tổ chức nhằmphát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị trong công tác này

Đối với ngành TAND, vai trò trong công tác đấu tranh phòng, chốngtội phạm nói chung và tội phạm do NCTN thực hiện nói riêng được hiểu nhưthế nào?

Theo Từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 1996 (doGiáo sư Hoàng Phê chủ biên), thì “vai trò” là danh từ, được định nghĩa là: tácdụng, chức năng trong sự hoạt động, sự phát triển của cái gì đó Như vậy,muốn tìm hiểu vai trò của TAND trong đấu tranh phòng, chống tội phạmchúng ta phải tìm hiểu TAND có chức năng gì và chức năng đó được thể hiệnnhư thế nào trong hoạt động của Tòa án

Tại Điều 127 Hiến pháp năm 1992 qui định về chức năng xét xử củaTòa án như sau: “TAND tối cao, các TAND địa phương, các tòa án quân sự

và các tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Hiến pháp khẳng định chức năng xét xử chỉthuộc về Tòa án chứ không thuộc bất kỳ cơ quan nhà nước nào

Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, trách nhiệm của Tòa

án cũng cần phải được nhìn nhận trong một giới hạn nhất định Điều 27

Trang 23

BLTTHS năm 2003 qui định: “Trong tiến trình tiến hành tố tụng hình sự, Cơquan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có nhiệm vụ tìm ra nguyên nhân và điềukiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tố chức hữu quan áp dụng các biện pháp

khắc phục và ngăn ngừa” Đối với Tòa án không thể và không có điều kiện

tìm đến cội nguồn của tội phạm nằm sâu trong các điều kiện kinh tế, xã hội vàbản thân mỗi con người Vì vậy, việc đấu tranh, phòng chống tội phạm củaTòa án chỉ nên giới hạn ở việc trấn áp bằng hình phạt và các biện pháp cưỡngchế hình sự khác thông qua các bản án và bằng thuyết phục, giáo dục ngườiphạm tội, thông qua đó thực hiện việc phòng ngừa chung và phòng ngừa riêngđối với tội phạm Với cách tiếp cận này, thì Tòa án thực hiện vai trò đấu tranhphòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm do NCTN thực hiện nói riêngthông qua và chủ yếu bằng chức năng xét xử - chức năng duy nhất của Tòa án

đã được Hiến pháp ghi nhận

Với những phân tích trên, có thể khái quát vai trò của TAND trong đấu

tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện như sau: Vai trò của TAND trong đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện là việc TAND thực hiện chức năng xét xử, qua đó đồng thời làm rõ các nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm do NCTN thực hiện; tuyên truyền giáo dục pháp luật; tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội, ban hành pháp luật liên quan đến NCTN và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội nhằm phát hiện, kịp thời ngăn chặn tội phạm, nhanh chóng điều tra, truy tố, xét xử và thi hành hình phạt đối với NCTN phạm tội theo đúng qui định của pháp luật.

1.2 NỘI DUNG VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN

- Chức năng xét xử:

Ở nước ta, bộ máy Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc “quyền lựcnhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ

Trang 24

quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tưpháp” dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam TAND được phân côngthực hiện quyền tư pháp là quyền xét xử, một trong những chức năng quantrọng của Nhà nước Việt Nam Do vậy, có thể thấy TAND có vị trí rất quantrọng trong bộ máy nhà nước, là công cụ chuyên chính của chính quyền thựchiện tốt chức năng xét xử trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm,giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị (khoá IX)

về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã khẳng định: “Tổ chức các cơquan tư pháp và các thiết chế bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về

cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc; trong đó xác định toà án có

vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm” [3, tr.3]

Theo quy định của pháp luật, TAND là cơ quan xét xử của nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự,hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết việc kháctheo quy định của pháp luật Trong phạm vi chức năng của mình, Tòa án cónhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa

và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể; bảo

vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân Bằng hoạtđộng của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc,chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xãhội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luậtkhác [29, tr.27]

Với vị trí pháp lý nói trên, hoạt động phòng, chống tội phạm củaTAND các cấp phải xuất phát từ việc thực hiện chức năng xét xử Bằng phánquyết đúng đắn, hợp tình, hợp lý trong xét xử các vụ án, nhất là các vụ ánhình sự do NCTN thực hiện, Tòa án thể hiện sự đánh giá chính thức của Nhànước ta đối với tội phạm và người phạm tội Việc xét xử đúng người, đúng

Trang 25

tội, đúng pháp luật làm cho người phạm tội nhận thức được tội lỗi của mình

để tự cải tạo, giáo dục họ trở thành người tốt, đó cũng là hoạt động hữu hiệunhất của Tòa án góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thựchiện Xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật làm cho người khác tintưởng vào sự công minh của pháp luật, vào sự công bằng và sự tất yếu phải bịtrừng trị của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, trên cơ sở đó có ýthức tuân thủ pháp luật và tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.Xét xử quá nhẹ làm cho pháp luật bị coi thường, không được tuân thủ nghiêmchỉnh Xét xử quá nặng tạo nên tâm lý bi quan, chán nản, tiêu cực làm triệttiêu động cơ cải tạo giáo dục của người phạm tội dẫn đến tâm lý liều lĩnh, bấtcần, nhất là đối với người chưa phát triển hoàn thiện, NCTN phạm tội Cả hai

xu hướng sai lầm đó đều dẫn đến khả năng cao về tái phạm của người phạmtội; hạn chế hiệu quả phòng ngừa của hoạt động xét xử mà cái đích cuối cùngcủa hoạt động xét xử là thông qua từng vụ án cụ thể, Tòa án không chỉ trừng trịngười phạm tội, mà còn cải tạo, giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội,giáo dục ý thức pháp luật chung cho công dân để họ không đi vào con đường viphạm pháp luật và tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm

Trong lý luận, có quan điểm cho rằng, việc phòng ngừa tội phạm củaTòa án là không thực tế vì chức năng của Tòa án là xét xử những vụ án hình

sự (những tội phạm đã xảy ra) và như thế thì không còn gì để phòng ngừanữa, nên họ cho rằng việc xét xử của Tòa án giỏi lắm thì cũng chỉ theo kịptình hình tội phạm nói gì đến việc phòng ngừa tội phạm Thậm chí, có ngườicòn cho rằng giữa hoạt động xét xử của Tòa án và việc phòng ngừa tội phạmkhông có mối liên quan nào cả Thực ra, vai trò phòng ngừa tội phạm của Tòa

án là rất lớn, bởi lẽ khi thực hiện chức năng xét xử, Tòa án có cơ hội nắmvững nhiều loại thông tin về vụ án, về người phạm tội hay nói cách khác Tòa

án nắm được khá chính xác thực trạng của tình hình tội phạm Trong hoạtđộng xét xử, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ xác định sự thật khách quan của

Trang 26

vụ án để giải quyết đúng đắn và kịp thời vụ án hình sự, đồng thời Tòa án thựchiện nhiệm vụ phát hiện nguyên nhân của tội phạm và các điều kiện thúc đẩylàm phát sinh tội phạm để đề ra các biện pháp phòng ngừa chung cũng nhưphòng ngừa riêng đối với tội phạm.

Cần phải nhận thức rằng, phòng và chống tội phạm là hai mặt của mộthoạt động thống nhất Vai trò của Tòa án cũng phải được thể hiện cả trong cáchoạt động phòng ngừa, cả trong hoạt động chống tội phạm Tuy nhiên, xuấtphát từ chức năng cơ bản của Tòa án là xét xử, nhất là xét xử các vụ án hình

sự, vai trò chống tội phạm của Tòa án cần được phân tích, nhận định, đánh giámột cách thích đáng hơn để từ đó có những giải pháp hữu hiệu hơn nhằm thựchiện nhiệm vụ của TAND là thông qua hoạt động xét xử góp phần đấu tranhphòng, chống tội phạm

Vai trò của Tòa án trong đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTNthực hiện còn thể hiện ở một khía cạnh khác Khi xét xử tức là Tòa án tiếnhành quá trình áp dụng pháp luật và quá trình đó phải đảm bảo và bảo vệđược quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN có như vậy mới giáo dục đượcNCTN sớm hoàn lương, trở thành công dân có ích cho xã hội Việc áp dụngpháp luật về thủ tục trong xét xử NCTN phạm tội ngoài việc tuân thủ nhữngquy định chung của BLTTHS, còn phải tuân theo những quy định riêng về thủtục tố tụng đối với NCTN phạm tội Pháp luật tố tụng hình sự coi đây là thủtục đặc biệt và quy định thành một chương riêng (Chương XXXII) trongBLTTHS năm 2003 và đòi hỏi mọi hoạt động điều tra, truy tố, xét xử phảituân theo Điều 301 BLTTHS năm 2003 quy định: “Thủ tục tố tụng đối vớingười bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là NCTN được áp dụng theo quyđịnh của Chương này, đồng thời theo những qui định khác của Bộ luật nàykhông trái với những quy định của Chương này” [32, tr.205] Có thể coi việctuân thủ các quy định chung của BLTTHS là điều kiện cần, thì việc tuân thủquy định về thủ tục tố tụng đối với NCTN là điều kiện đủ để Tòa án áp dụng

Trang 27

pháp luật về trình tự thủ tục trong xét xử đối với NCTN phạm tội Việc Tòa

án tuân thủ những quy định riêng về thủ tục tố tụng đối với NCTN phạm tộitrong BLTTHS là đảm bảo các quyền của NCTN cũng như thực hiện chínhsách nhân đạo của Nhà nước đối với NCTN phạm tội

Việc áp dụng pháp luật về trình tự thủ tục đối với NCTN hay áp dụng

QPPL hình thức được coi là "thủ tục đặc biệt" Tính chất "đặc biệt" được thểhiện qua các quy định rất chặt chẽ có ý nghĩa nhấn mạnh và đảm bảo quyềncủa NCTN phạm tội Chẳng hạn, Điều 305 BLTTHS năm 2003 quy định việclựa chọn người bào chữa của NCTN và đại diện hợp pháp của họ trong cácgiai đoạn tố tụng Nếu họ không lựa chọn được thì các cơ quan tố tụng tùytheo giai đoạn tố tụng "phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật

sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của

tổ chức mình" Điều 306 BLTTHS năm 2003 quy định: "Tại phiên toà xét xử

bị cáo là NCTN phải có mặt đại diện gia đình bị cáo, trừ trường hợp đại diệngia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng, đại diện của nhàtrường, tổ chức", đồng thời quy định cho những người này có những quyềnkhi tham gia tố tụng Quy định như vậy là hoàn toàn phù hợp, khi mà trình độhiểu biết và khả năng nhận thức của bị cáo là NCTN phạm tội còn hạn chế thì

sự tham gia tố tụng và hoạt động tranh luận của những người này là sự đảmbảo quan trọng cho việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của NCTN phạm tội,đồng thời nó thể hiện tính dân chủ, khách quan trong đánh giá chứng cứ đốivới các vụ án có NCTN phạm tội Chính vì vậy, Tòa án phải đảm bảo và tạođiều kiện thuận lợi cho hoạt động tranh tụng tại các phiên toà xét xử bị cáo làNCTN phạm tội theo đúng quy định về thủ tục tố tụng đối với NCTN

Khác với người đã thành niên phạm tội, NCTN phạm tội là chủ thể chịu

sự tác động của việc xét xử của Tòa án là một loại đối tượng đặc biệt Đây lànhững người đang ở độ tuổi phát triển, mặc dù họ đã nhận thức được những

Trang 28

đòi hỏi tất yếu của xã hội, nhưng trình độ nhận thức còn hạn chế, còn nhữngnhận thức sai lệch về chuẩn mực xã hội, từ đó hình thành nên tính tiêu cựcnày không bền vững cao như ở người đã thành niên Điều đó chứng tỏ, khảnăng có thể cải tạo giáo dục NCTN phạm tội đạt hiệu quả cao nếu áp dụngpháp luật phù hợp Do vậy, BLHS năm 1999 (được sửa đổi bổ sung năm2009) đã dành hẳn một chương riêng quy định về NCTN phạm tội (ChươngX) Điều này thể hiện thống nhất một nguyên tắc chung là NCTN phạm tộiphải chịu trách nhiệm hình sự Tuy nhiên, việc áp dụng trách nhiệm hình sựđối với NCTN phải theo đúng các nguyên tắc, nội dung quy định tại Chương

X, tức là các cơ quan tiến hành tố tụng phải lấy những quy định của Chương

X để ưu tiên áp dụng, đồng thời áp dụng những quy định khác nhưng phảikhông trái với quy định của Chương X Các nguyên tắc xử lý đối với NCTNđược quy định tại Điều 69 BLHS năm 1999, đó là:

- Việc xử lý NCTN phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửachữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội

Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội củaNCTN, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhậnthức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyênnhân và điều kiện gây ra tội phạm

- NCTN phạm tội có thể được miễn TNHS, nếu người đó phạm tội ítnghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng, gây thiệt hại không lớn, có nhiều tìnhtiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục

- Việc truy cứu trách nhiệm hình sự NCTN phạm tội và áp dụng hìnhphạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứvào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêucầu của việc phòng ngừa tội phạm

- Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối vớiNCTN phạm tội, thì Tòa án áp dụng một trong những biện pháp tư pháp đượcquy định tại Điều 70 BLHS

Trang 29

- Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với NCTN phạm tội Khi

xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho NCTN phạm tội được hưởng những mức ánnhẹ hơn mức án áp dụng đối với người thành niên phạm tội tương ứng

Không áp dụng hình phạt tiền đối với NCTN phạm tội ở độ tuổi từ đủ

14 tuổi đến dưới 16 tuổi

- Án đã tuyên đối với NCTN phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì khôngtính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm

Như vậy, những quy định tại Chương X BLHS nói chung và Điều 69BLHS nói riêng đã thể hiện rõ nét tinh thần nhân đạo của pháp luật hình sựViệt Nam, thể hiện lòng tin vào khả năng cải tạo, giáo dục NCTN phạm tộitrong chế độ ta Điều đó có tác dụng giáo dục, động viên NCTN bị kết án tíchcực cải tạo, sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có íchcho xã hội Các quy định này là công cụ hỗ trợ và góp phần không nhỏ vàoviệc đấu tranh có hiệu quả đối với tình trạng phạm tội của NCTN

- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật.

Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao ý thức pháp luậtcho nhân dân nói chung và NCTN nói riêng cũng là một mặt hoạt động quantrọng thể hiện vai trò của Tòa án trong phòng, chống tội phạm do NCTN thựchiện Hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật của Tòa án có thể được thựchiện bằng các hình thức khác nhau Nhưng theo chúng tôi liên quan đến chứcnăng xét xử của mình, các Tòa án thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục phápluật thông qua hai hình thức chủ yếu như sau:

* Giáo dục pháp luật thông qua phiên tòa:

Các nhà sư phạm và tâm lý học cho rằng lứa tuổi từ đủ 14 đến 18 tuổi

là quá trình chuyển biến từ “trẻ con” thành “người lớn” Trong quá trình nàycon người diễn ra sự thay đổi lớn về thể chất cũng như tâm, sinh lý; đồngthời, cũng diễn ra những mâu thuẫn trong chính con người họ, một mặt là sựmong muốn, ước mơ, mặt khác là sự hạn chế về sức khỏe, kinh nghiệm và

Trang 30

khả năng thực hiện Những đặc điểm đó của NCTN thể hiện trong các phiêntòa là không giống nhau Một số trong quá trình xét xử biểu hiện rõ sự sợ hãihình phạt, xấu hổ, lo lắng, một số muốn thể hiện “máu anh hùng” trước mặtbạn bè cùng trang lứa và những người có mặt tại phiên tòa, một số khác lạikhông tin tưởng vào luật pháp Vì vậy, đối với những bị cáo là NCTN, việcxét xử khó khăn gấp bội lần, đòi hỏi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải cókinh nghiệm, phương pháp và “chiến thuật” xét xử hợp lý Tác dụng giáo dụcpháp luật và đấu tranh phòng ngừa tội phạm thông qua phiên tòa sẽ có hiệuquả cao nếu như người Thẩm phán có sự hiểu biết về sư phạm, tâm lý củaNCTN và biết sử dụng một số phương pháp sư phạm.

Mặt khác, việc xét xử của Tòa án được tiến hành công khai, mọi côngdân từ 16 tuổi trở lên đều có quyền tham dự phiên tòa Bằng cách giải thíchquyền và nghĩa vụ cho những người tham gia tố tụng, bằng cách xét hỏi tạiphiên tòa, bằng tranh luận của các bên tham gia tố tụng và đặc biệt là bằngbản án được tuyên công khai tại phòng xử án Tòa án thực hiện việc tuyêntruyền, giáo dục pháp luật cho công dân, kể cả người tham gia tố tụng vàngười tham dự phiên tòa Thông qua phiên tòa, công dân nói chung, NCTNnói riêng biết được quyền và nghĩa vụ của mình, biết được hành vi nào bị cấm

và hậu qủa của việc thực hiện hành vi phạm tội ra sao Để từ đó tự điều chỉnhhành vi của mình sao cho phù hợp với qui định của pháp luật và để họ không

vi phạm pháp luật và phạm tội

* Giáo dục pháp luật thông qua xét xử lưu động:

Hiệu quả của việc giáo dục pháp luật thông qua phiên tòa là rất lớn thếnhưng không phải tất cả mọi công dân và nhất là NCTN đều có điều kiện đếnđược trụ sở Tòa án để tham dự các phiên tòa Hơn nữa, bất kỳ hoạt độngtuyên truyền, giáo dục nào cũng mang tính mục đích và định hướng Do vậy,hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật của Tòa án sẽ có hiệu quả hơn nếuđưa hoạt động xét xử đến gần dân hơn… điều này chỉ có thể thực hiện được

Trang 31

khi Tòa án tổ chức các phiên tòa lưu động, xét xử các vụ án trọng điểm, các

vụ án về các tệ nạn xã hội, các vụ án liên quan đến ma túy Qua các phiêntòa này góp phần rất lớn vào việc nâng cao ý thức pháp luật, tuyên truyền giáodục pháp luật cho công dân nói chung và NCTN nói riêng ở từng khu vựctrường học, địa phương để họ thấy đó là những bài học giúp họ tránh xa các tệnạn xã hội, các hành vi vi phạm pháp luật là nguy cơ tiềm ẩn của tội phạm

Tuy nhiên, các vụ án được đưa ra xét xử lưu động không nhất thiết phải

là những vụ án có NCTN thực hiện mới có tác dụng tuyên truyền, giáo dụcpháp luật với NCTN Thực tế hiện nay có rất nhiều quan điểm cho rằng, chỉnên xét xử lưu động đối với một số vụ án có NCTN tham gia mà những đốitượng này phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc tái phạm, tái phạm nguyhiểm Còn đối với các vụ án khác có NCTN tham gia thì không nên xét xửlưu động Cũng có quan điểm cho rằng, NCTN là người có thể chất, tâm, sinh

lý phát triển chưa đầy đủ, còn non nớt là đối tượng cần được bảo vệ nên phảicoi họ là nạn nhân của những mặt trái, tiêu cực do xã hội đem lại, nạn nhâncủa tình trạng bạo hành trong gia đình, nên tất cả những vụ án có NCTN thamgia chúng ta không nên xét xử lưu động Chỉ có như vậy, chúng ta mới bảo vệđược tốt nhất quyền lợi của các em, giúp các em có điều kiện dễ dàng tái hòanhập cộng đồng Để làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đấutranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả, không phải chỉ có qua công tác xét

xử lưu động chúng ta mới có thể làm được Chúng ta có thể nghiên cứu phântích các vụ án điển hình có NCTN tham gia để xuất bản thành các cuốn sách,truyện dành cho NCTN và phân phát đến các tủ sách giáo dục cấp xã,phường, thôn bản, các trường học… mà trong các cuốn sách đó không nêutên, địa chỉ cụ thể của NCTN Như vậy, chúng ta vừa bảo vệ được NCTN và

hỗ trợ phục hồi, vừa làm tốt được công tác giáo dục, phổ biến, tuyên truyềnpháp luật và tiết kiệm được cho ngân sách nhà nước (vì để tổ chức được mộtphiên tòa lưu động phải tốn rất nhiều kinh phí, thời gian cũng như nhân lực)

Trang 32

Điều này cũng phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế Thực tế, TrungQuốc là một quốc gia có rất nhiều điểm về văn hóa, xã hội, luật pháp tươngđồng với chúng ta, cũng đã thực hiện rất nghiêm túc quy định này Điều 152Luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định: “…không xét xử công khai các vụ án do người vị thành niên phạm tội từ đủ 16tuổi đến dưới 18 tuổi ” [22, tr.115].

Tuy nhiên, Điều 307 BLTTHS năm 2003, có quy định về việc xét xửđối với NCTN là: “…Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể quyết địnhxét xử kín…” nhưng việc quy định như thế nào là “trường hợp cần thiết” thìnhà làm luật không quy định rõ nên dẫn đến cách hiểu không thống nhất giữacác Tòa án trong quá trình áp dụng pháp luật

Có thể nói rằng, tuyên truyền giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét

xử của Tòa án thông thường có hiệu quả rất cao Bằng phương pháp giáo dụctrực quan, người thật, việc thật với các nhận định chặt chẽ, rõ ràng Tòa án có thểgiúp cho công dân những tri thức cần thiết về pháp luật; kết quả phiên tòa vàhình phạt mà bị cáo phải gánh chịu là những ví dụ thực tế rất sinh động và khóquên để cho công dân và NCTN tự soi xét vào bản thân mình và trở thành một

“lực cản” hữu hiệu và vô hình cho mọi xử sự trái pháp luật của họ trong xã hội

- Tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội, ban hành pháp luật, áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm liên quan đến NCTN.

Đây là một mặt hoạt động thể hiện vai trò quan trọng của Tòa án trongphòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm do NCTN thực hiện nói riêng.Hàng năm, thông qua hoạt động xét xử, các Tòa án tổng hợp tình hình để trên

cơ sở đó kiến nghị với Nhà nước các vấn đề về đấu tranh phòng, chống tộiphạm Các kiến nghị đó có thể liên quan đến các lĩnh vực khác nhau như:

Trong ban hành và thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội để hạn chếcác yếu tố tiêu cực của chúng, hạn chế nguyên nhân và điều kiện phạm tội Ví

Trang 33

dụ như chính sách cho phép hoạt động văn hóa, dịch vụ như thế nào để khôngcho phép các quán internet với các trò chơi trực tuyến thâu đêm, suốt sáng lànơi thu hút NCTN đến chơi rất đông và sống trong những không gian ảo.Những trò chơi bạo lực, những hình ảnh khiêu dâm là những nguyên nhântrực tiếp dẫn đến những hành vi phạm tội của các em Việc ham mê trò chơiđiện tử dẫn đến bỏ học, trộm cắp, lừa đảo, thậm trí là tước đi sinh mạng củangười khác một cách “hồn nhiên” và “lạnh lùng” để có tiền chơi game, lànhững con số ngày càng nhiều lên trong “danh sách” các phiên tòa xét xửNCTN phạm tội.

Trong hoạch định chính sách phòng, chống tội phạm chưa thành niên,nội dung này rất quan trọng Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi chúng tađang hội nhập với nền kinh tế thế giới, rất nhiều luồng văn hóa đang du nhậpvào nước ta, bên cạnh những giá trị văn hóa hiện đại, tốt đẹp cũng có không ítvăn hóa phản giá trị đang xâm nhập vào nước ta qua rất nhiều “kênh” khácnhau, mà đối tượng tiếp thu và chịu ảnh hưởng nhiều nhất là NCTN Bởi lẽ,các em còn non nớt về trí tuệ, bồng bột về nhận thức, chưa có kinh nghiệmtrong cuộc sống, chưa nhận thức được đầy đủ về cái hay cái dở của nhữnghiện tượng văn hóa phản tiến bộ như vậy nên dễ bị ảnh hưởng, đua đòi và làmtheo một cách vô thức Và hậu quả là kéo theo các hành vi vi phạm pháp luật

từ việc ảnh hưởng của những thứ văn hóa đó Chính vì vậy, vai trò của Tòa ántrong việc tham mưu cho Đảng và Nhà nước ban hành các chính sách về quản

lý văn hóa, công tác giáo dục trong nhà trường phổ thông, vai trò của các cơquan, tổ chức, sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành trong lĩnh vực này…

là rất lớn Thông qua việc tìm ra nguyên nhân phạm tội từ các phiên tòa, quanghiên cứu hồ sơ, Tòa án là người nắm rõ nhất về nguyên nhân và điều kiệnphát sinh tội phạm để từ đó có những tham mưu cho Đảng và Nhà nước trongviệc đề ra chính sách đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến NCTNmột cách chính xác và hiệu quả

Trang 34

Bên cạch đó, Tòa án còn tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong việcban hành pháp luật; tham mưu trong việc đề ra các biện pháp cụ thể phòng,chống tội phạm do NCTN thực hiện.

- Làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do NCTN thực hiện.

Hoạt động phòng ngừa tội phạm bao gồm việc nghiên cứu tình hình tộiphạm, nhân thân người phạm tội, nguyên nhân, điều kiện phạm tội và các giảipháp hạn chế, loại trừ các nguyên nhân, điều kiện đó Vì vậy, làm sáng tỏnguyên nhân, điều kiện tình hình tội phạm là bộ phận quan trọng không thểthiếu trong hoạt động phòng ngừa tội phạm Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ

án và xét xử tại phiên tòa, Tòa án là cơ quan có điều kiện thuận lợi nhất làmsáng tỏ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do NCTN thực hiện

để từ đó kiến nghị các giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Tòa án làm sáng tỏ nguyên nhân, điều kiện phạm tội từ hai góc độ:

Thứ nhất, thông qua xét xử làm rõ nguyên nhân, điều kiện phạm tội cụ

thể Trong trường hợp này, theo quy định của Điều 225 BLTTHS năm 2003:

“1 Cùng với việc ra bản án, Tòa án ra kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan ápdụng những biện pháp cần thiết để khắc phục những nguyên nhân và điềukiện phát sinh tội phạm tại các cơ quan, tổ chức đó…”

Tòa án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật đã tốt nhưng khôngphải xét xử thì sẽ tốt hơn Để làm được điều đó thì trong quá trình xét xử, Tòa

án phải làm tốt việc phát hiện nguyên nhân và điều kiện phạm tội Để thựchiện tốt nhiệm vụ này đòi hỏi Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải có kiếnthức về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm nói chung và tộiphạm do NCTN thực hiện nói riêng Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm

do NCTN thực hiện là những đặc điểm, tính chất của cá nhân và những tìnhhuống hoàn cảnh bên ngoài trong sự tương tác lẫn nhau của chúng dẫn đếnviệc thực hiện hành vi phạm tội cụ thể một cách cố ý hoặc vô ý Do vậy,

Trang 35

nguyên nhân trực tiếp của hành vi phạm tội của NCTN thể hiện trong các đặcđiểm của nhân thân người phạm tội Đó là các đặc điểm về nhu cầu, lợi ích,hứng thú, thói quen, quan điểm, hệ thống định hướng giá trị và động cơ, mụcđích phạm tội Để tìm ra được nguyên nhân, điều kiện của hành vi phạm tộicủa NCTN, Tòa án phải thông qua việc xét xử từng vụ án cụ thể Trước hết,Tòa án phải xác định động cơ phạm tội của bị cáo, điều này không chỉ có ýnghĩa trong việc tìm ra nguyên nhân chủ quan, trực tiếp của tội phạm mà còn

có ý nghĩa trong việc xác định sự thật của vụ án Sau đó, Tòa án tìm hiểuđộng cơ này nảy sinh từ các quan hệ tài sản như việc để thỏa mãn các nhu cầu

cá nhân của các em như muốn có tiền để ăn chơi; từ các hoàn cảnh khách quantrước và trong khi tội phạm được thực hiện như hoàn cảnh gia đình do bố mẹ lyhôn, do gia đình và nhà trường lơi lỏng trong việc quản lý, giáo dục…

Thứ hai, thông qua tổng kết, tổng hợp tình hình làm rõ nguyên nhân,

điều kiện của tình hình các tội do NCTN thực hiện Đây là cơ sở để Tòa án cócác kiến nghị cần thiết với Đảng và Nhà nước trong việc áp dụng các giảipháp phòng ngừa tội phạm

- Phối hợp với các cơ quan tư pháp và các cơ quan khác trong đấu tranh phòng, chống các tội phạm do NCTN gây ra.

Khi nói đến sự phối hợp của Tòa án với các cơ quan tư pháp điều đónói đến sự phối hợp giữa Tòa án với các cơ quan bảo vệ pháp luật Các cơquan này chính là các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết, xử lý các vụ

án hình sự nói chung và các vụ án do NCTN phạm tội nói riêng

Các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện các hành vi tố tụng theo chứcnăng, nhiệm vụ của mình được quy định trong BLTTHS một cách độc lập,không phụ thuộc vào nhau Ở đây phải hiểu là hoạt động độc lập, chỉ tuântheo pháp luật không có nghĩa là hoạt động đơn độc, cô lập Các cá nhân, cơquan tiến hành tố tụng đều có nghĩa vụ là bảo vệ pháp chế, vì vậy mọi hoạtđộng của họ đều có mục đích là bảo vệ pháp chế và buộc họ phải có sự phối

Trang 36

kết hợp với nhau Chính vì vậy mà TAND, Công an nhân dân, Viện kiểm sátnhân dân phải phối hợp với nhau, hỗ trợ, bổ sung và sát cánh bên nhau trongmọi hoạt động của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tộiphạm do NCTN thực hiện nói riêng.

Sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng tạo thành sự thống nhất,định hướng trong từng bước của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đồngthời còn là sự hỗ trợ cho nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho nhau hoàn thànhnhiệm vụ, tránh những sai sót không đáng có

Thực tế cho thấy rằng, hầu hết các hoạt động xây dựng pháp luật; giảithích hướng dẫn thi hành pháp luật; áp dụng pháp luật trong giải quyết từng

vụ án cụ thể; giáo dục, tuyên truyền pháp luật… luôn đòi hỏi, yêu cầu các cơquan tiến hành tố tụng là Tòa án, Công an, Viện kiểm sát ở các cấp phải phốihợp nhịp nhàng với nhau và giúp nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ vì kết quảcông tác của cơ quan này là điều kiện để cơ quan khác hoàn thành nhiệm vụ

Sự phối kết hợp của các ngành bảo vệ pháp luật còn thể hiện trong khigiải quyết từng vụ việc cụ thể phải cùng nhau giải quyết ở mọi bước, mọikhâu Ví dụ khi có tin báo, tố giác về tội phạm thì cả ba cơ quan Công an,Kiểm sát và Tòa án đều có nhiệm vụ thu nhận thông tin đó và chuyển cho cơquan Công an để xác minh nguồn tin về tội phạm đó và những vấn đề cầnthiết xem có dấu hiệu tội phạm hay không? Có căn cứ để khởi tố vụ án, khởi

tố bị can hay không? Và nếu có thì khởi tố vụ án gì và khởi tố ai cho đúngngười, đúng tội, đúng pháp luật? Đối với những vụ án thông thường thì cơquan điều tra của Công an quyết định việc khởi tố Đối với những vụ án phứctạp, nếu cơ quan điều tra còn băn khoăn về vấn đề nào đó trong vụ án thì họ

có thể trao đổi, tham khảo và tranh thủ ý kiến của các cơ quan bảo vệ phápluật (Đây là vấn đề luật tố tụng hình sự không qui định Tuy nhiên, trên thực

tế, trong một số trường hợp, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể tham khảo ý

kiến của nhau)

Trang 37

Sự phối kết hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng rất phong phú, đadạng Hình thức và cách thức phối hợp hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến cụthể của quá trình giải quyết vụ việc Sự phối hợp mang tính chất hành chínhkhông bị ràng buộc bởi quy định của pháp luật nên phức tạp hơn rất nhiều sovới sự phối hợp mang tính chất tố tụng Vì vậy, tùy thuộc vào yêu cầu củacuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm do NCTN thựchiện nói riêng, tùy thuộc vào diễn biến của quá trình giải quyết vụ việc mànhững người tiến hành tố tụng cần phải cân nhắc, lựa chọn hình thức, cáchthức phối hợp sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đấu tranh phòng,chống tội phạm do NCTN thực hiện là sự phối hợp thường xuyên trong mọiviệc Nếu không có sự phối hợp với nhau thì các cơ quan này sẽ không thểhoạt động được và không thể hoàn thành nhiệm vụ do pháp luật quy định Saisót của cơ quan bảo vệ pháp luật này có thể kéo theo hàng loạt sai sót của cơquan khác Chỉ một cơ quan bảo vệ pháp luật nào đó thực hiện tốt nhiệm vụcủa mình thôi vẫn chưa đủ mà phải đặt nhiệm vụ của mình trong mối quan hệ

và nhiệm vụ chung của các cơ quan bảo vệ pháp luật khác Nhiệm vụ chungnày nhiều khi không tách bạch riêng rẽ của từng cơ quan được mà chỉ có thểphân định nó trong tổng thể

Bên cạnh sự phối hợp với các cơ quan tư pháp thì sự phối hợp củaTAND với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, tổ chức trong hệ thống chínhtrị cũng rất quan trọng Xuất phát từ nhiệm vụ quan trọng của cuộc đấu tranh,phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm do NCTN thực hiện nói riêng,TAND cần chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và các tổchức trong hệ thống chính trị trong công việc của mình Sự phối hợp càngchặt chẽ, phát huy được hiệu quả bao nhiêu thì càng thể hiện được sức mạnhtổng hợp của cả hệ thống chính trị trên mặt trận đấu tranh phòng, chống tộiphạm do NCTN thực hiện bấy nhiêu

Trang 38

Sự phối hợp của Tòa án với cơ quan, ban ngành, đoàn thể , tổ chức phảiđược hiểu là sự phối hợp trong mọi hoạt động đấu tranh phòng, chống tộiphạm Tuy nhiên, trong từng phạm vi, từng vụ án cụ thể chúng ta lại xác địnhphạm vi, đối tượng cần phối hợp khác nhau Ví dụ muốn giải quyết một vụ án

“Giết người”, “Cố ý gây thương tích” hay “Hiếp dâm trẻ em” do NCTN thựchiện, thì Tòa án nói riêng cơ quan tiến hành tố tụng nói chung phải phối hợpvới các cơ quan, tổ chức như y tế, giáo dục, Đoàn thanh niên, Ủy ban dân sốgia đình và trẻ em… tùy từng trường hợp cụ thể Sự phối hợp càng tốt thì hiệuquả xét xử càng cao

1.3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN

- Các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động xét xử NCTN phạm tội.

Các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động xét xử NCTNphạm tội có thể được coi là một yếu tố tác động quan trọng đến vai trò củaTAND trong đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện Các quyđịnh đó có đầy đủ, rõ ràng, cụ thể, dễ áp dụng và không gây ra nhiều cáchhiểu khác nhau thì các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và Tòa án nóiriêng mới áp dụng thống nhất Và đó là cơ sở đưa ra quyết định khách quan,chính xác đối với hành vi phạm tội của NCTN

Pháp luật về xử lý NCTN phạm tội cơ bản đã được quy định đầy đủ cả

về luật nội dung (BLHS) và luật hình thức (BLTTHS) Tuy nhiên, không phảimọi quy định về thủ tục tố tụng và các nguyên tắc xử lý đối với NCTN phạmtội đã rõ ràng, cụ thể Chính sự không rõ ràng và không cụ thể đó đã gây ra rấtnhiều khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có Tòa án tronghoạt động xét xử NCTN phạm tội Việc khó áp dụng, áp dụng không thốngnhất các quy định của pháp luật liên quan đến việc xử lý NCTN phạm tội, tất

Trang 39

yếu sẽ là một phán quyết không thật sự đảm bảo được quyền lợi tốt nhất choNCTN, vì thế không phát huy được tính giáo dục, không cảm hóa đượcNCTN phạm tội thông qua hoạt động xét xử Chính vì vậy, công tác giải thích

và hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến NCTNphạm tội là cần thiết Công việc này được Quốc hội giao cho Tòa án thôngqua vai trò của Hội đồng Thẩm phán - TANDTC Theo Luật ban hành vănbản QPPL năm 2008, thì Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC làvăn bản quy phạm pháp luật, cùng với loại văn bản này Tòa án còn sử dụngCông văn hướng dẫn của TAND tối cao chứa đựng những quy định mang tínhqui phạm rất cao và kịp thời, nhưng Luật ban hành văn bản quy phạm phápluật năm 2008, không ghi nhận là văn bản quy phạm pháp luật Ngoài ra,Thông tư liên tịch của các cơ quan tư pháp với các ngành ở Trung ương cũngchứa đựng các quy định mang tính qui phạm hướng dẫn thực hiện BLHS vàBLTTHS Sự giải thích trên đây là chính thức và có giá trị bắt buộc phải thựchiện Thời gian qua, việc giải thích pháp luật được áp dụng để xử lý NCTNphạm tội thể hiện tương đối đầy đủ, đã phát huy tác dụng bảo đảm cho hoạtđộng xét xử án hình sự được thuận tiện, đúng đắn

Tuy nhiên, thực tiễn luôn luôn phong phú, nảy sinh những trường hợp,những mối quan hệ mới, mà trong hoạt động xét xử, khi áp dụng một quyphạm pháp luật cụ thể nào giải quyết vẫn đòi hỏi phải có sự giải thích chínhthức Mặt khác, những quy định của pháp luật được ban hành không phải đềuhoàn thiện, trong khi công tác giải thích pháp luật còn chưa đáp ứng đầy đủcác quy định về thủ tục tố tụng, cũng như quy định về nội dung xử lý NCTNphạm tội Chẳng hạn, quy định tại Điều 75 BLHS còn chưa đầy đủ khi mớichỉ quy định nguyên tắc tổng hợp hình phạt trong hai trường hợp là: Tội nặngnhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi và khi người đó đủ 18 tuổi

mà chưa quy định các trường hợp người đó phạm tội nặng nhất khi chưa đủ

16 tuổi và khi đã đủ 16 tuổi

Trang 40

Như vậy, tình trạng còn có các cách hiểu không thống nhất và quy địnhkhông đầy đủ của pháp luật về NCTN phạm tội, dẫn đến việc áp dụng khôngđúng pháp luật, thậm chí vi phạm các quyền và lợi ích chính đáng của NCTN,ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng xét xử các vụ án hình sự do NCTN thựchiện Chất lượng xét xử không đảm bảo, sẽ không đáp ứng được yêu cầu giáodục, phòng ngừa NCTN phạm tội, không cảm hóa, giáo dục họ trở thànhngười tốt, do đó không phát huy được vai trò của Tòa án trong đấu tranhphòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm do NCTN thực hiện nói riêng

- Tính độc lập trong hoạt động xét xử của Tòa án

Sự độc lập trong hoạt động xét xử của Tòa án là yếu tố quan trọng tácđộng đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động xét xử, mà vai trò của Tòa ántrong đấu tranh phòng, chống tội phạm thể hiện chủ yếu thông qua hoạt độngxét xử Vì vậy, sự độc lập trong hoạt động xét xử của Tòa án có tác độngkhông nhỏ đến vai trò của TAND trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nóichung và tội phạm do NCTN thực hiện nói riêng

Sắc lệnh số 13/SL ngày 24 tháng 01 năm 1946 qui định: các vị Thẩmphán sẽ chỉ trọng pháp luật và công lý; các cơ quan khác không được canthiệp vào việc tư pháp; mỗi Thẩm phán xử án quyết định theo pháp luật vàlương tâm của mình, không quyền lực nào được can thiệp trực tiếp hay giántiếp vào công việc xử án Các Phụ thẩm nhân dân có bổn phận lấy sự sángsuốt và lương tâm ngay thẳng ra xét mọi việc rồi phát biểu ý kiến một cáchcông bằng không vị nể, vì sợ một thế lực nào, vì lợi ích riêng tư hay tư thù màbênh vực hay làm hại ai

Tại Điều 130 Hiến pháp năm 1992 qui định: “Khi xét xử, Thẩm phán

và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” và nội dung này một lần nữađược nhắc lại tại Điều 16 BLTTHS năm 2003 Nguyên tắc trên đòi hỏi sựđộc lập giữa các thành viên của HĐXX, từ việc nghiên cứu hồ sơ, xem xét,đánh giá chứng cứ đến việc đưa ra kết luận về sự việc phạm tội và người

Ngày đăng: 07/07/2022, 01:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Cơ cấu loại tội phạm do NCTN thực hiện do TAND thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm, phúc thẩm (2005 -2009) - Ths- Luat hoc-Vai trò của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong đấutranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện
Bảng 2.2 Cơ cấu loại tội phạm do NCTN thực hiện do TAND thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm, phúc thẩm (2005 -2009) (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w