Hoạt động xét xử các vụ án do người chưa thành niên thực hiện

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Vai trò của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong đấutranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện (Trang 61 - 75)

- Sự phối hợp của Tịa án với gia đình, chính quyền địa phương, nhà trường, tổ chức xã hội.

2.2.1. Hoạt động xét xử các vụ án do người chưa thành niên thực hiện

Vai trò của TAND thành phố Hà Nội trong đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện thể hiện chủ yếu thơng qua hoạt động xét xử án hình sự. Bởi lẽ, chức năng duy nhất của Tịa án là chức năng xét xử, chỉ có thực hiện tốt chức năng xét xử thì Tịa án mới làm tốt vai trị đấu tranh phòng, chống tội phạm trên thực tế. Hoạt động xét xử đối với NCTN phạm tội của TAND thành phố Hà Nội được đánh giá chủ yếu thông qua kết quả xét xử án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm những vụ án có NCTN thực hiện. Hoạt động kiểm tra giám đốc của TAND thành phố Hà Nội với Tịa án cấp dưới cũng rất quan trọng. Qua cơng tác kiểm tra giám đốc, TAND thành phố Hà Nội phát hiện, kháng nghị và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới xét xử đối với NCTN đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai lầm nghiêm trọng hoặc có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tịa án khơng biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.

Kết quả cũng như những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động xét xử của TAND thành phố Hà Nội trong 05 năm (2005 - 2009) là sự thể hiện rõ nét vai trò của Tòa án trong đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện trong giai đoạn này.

Trong 5 năm qua, TAND thành phố Hà Nội luôn quán triệt và xác định NCTN phạm tội trong các vụ án hình sự là đối tượng đặc biệt, khi áp dụng

pháp luật cả về hình thức và nội dung, ngồi những ngun tắc chung thì cần chú trọng và đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc, các quy định riêng. Việc áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với NCTN phạm tội phải đảm bảo đường lối nhân đạo, khoan hồng trong chính sách hình sự của Nhà nước ta.

Trong 5 năm, từ năm 2005 đến năm 2009, TAND thành phố Hà Nội đã xét xử sơ thẩm tổng số 498 NCTN phạm tội. Nếu so sánh với tổng số bị cáo bị xét xử sơ thẩm thì bị cáo là NCTN phạm tội chiếm 6,6 % (498/7543). Xét xử phúc thẩm tổng số 132 NCTN phạm tội. Nếu so sánh với tổng số bị cáo bị xét xử phúc thẩm thì bị cáo là NCTN phạm tội chiếm 2,6 % (132/5046). Số lượng bị cáo là NCTN phạm tội trong 5 năm cả ở xét xử sơ thẩm và phúc thẩm khơng có sự tăng, giảm đột biến. Số bị cáo là NCTN bị xét xử có năm tăng, năm giảm nhưng tăng nhẹ và năm 2009 thì bị cáo bị xét xử sơ thẩm giảm gần một nửa so với các năm trước đó. Việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm qua các năm thể hiện: Năm 2005: sơ thẩm 91 bị cáo, phúc thẩm 28 bị cáo; năm 2006: sơ thẩm 112 bị cáo, phúc thẩm 15 bị cáo; năm 2007: sơ thẩm 112 bị cáo, phúc thẩm 26 bị cáo; năm 2008: sơ thẩm 120 bị cáo, phúc thẩm 32 bị cáo; năm 2009 sơ thẩm 63 bị cáo, phúc thẩm 31 bị cáo (xem bảng 2.1). Có thể thấy tình trạng NCTN phạm tội trên địa bàn thành phố Hà Nội nhìn chung có xu hướng tăng nhẹ vào các năm 2006, 2007, 2008 và giảm vào năm 2009 (đối với xét xử sơ thẩm); tăng vào các năm 2007, 2008, 2009 (đối với xét xử phúc thẩm). Việc giảm các bị cáo trong xét xử sơ thẩm và tăng số bị cáo trong xét xử phúc thẩm do thực hiện BLTTHS năm 2003 và lộ trình tăng thẩm quyền cho Tòa án cấp huyện, đến tháng 5 năm 2009 tồn bộ các Tịa án cấp huyện thuộc thành phố Hà Nội đã thực hiện việc tăng thẩm quyền theo Điều 170 BLTTHS năm 2003.

Trong 5 năm 2005 - 2009, TAND thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm đối với 498 bị cáo là NCTN phạm tội, trong đó tun hình phạt tù cho hưởng án

treo đối với 120 bị cáo; phạt tù giam đối với 373 bị cáo; cảnh cáo 1 bị cáo; cải tạo không giam giữ 2 bị cáo; đưa vào trường giáo dưỡng 2 bị cáo. Xét xử phúc thẩm 132 bị cáo, trong đó y án đối với 65 bị cáo; sửa án đối với 49 bị cáo (giảm hình phạt đối với 30 bị cáo, cho hưởng án treo đối với 18 bị cáo và tăng hình phạt đối với 1 bị cáo ); hủy một phần án sơ thẩm đối với 1 bị cáo vì lý do án sơ thẩm xác định ngày sinh của bị cáo khơng chính xác. Trong 5 năm, khơng có trường hợp nào bị cáo là NCTN phải xem xét theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Nhìn chung trong thời gian qua, TAND thành phố Hà Nội đã xét xử đối với NCTN phạm tội đảm bảo đúng quy định của pháp luật, không để xảy ra oan, việc huỷ án sơ thẩm được hạn chế tối đa, trong áp dụng pháp luật đã xét xử các bị cáo theo đúng thủ tục tố tụng đối với NCTN, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN phạm tội khi tham gia tố tụng. Việc áp dụng pháp luật về nội dung đã bảo đảm xét xử đúng tội danh và áp dụng hình phạt tương đối phù hợp. Điều này cho thấy đường lối xét xử án hình sự của TAND thành phố Hà Nội là rất chính xác và đúng pháp luật, từ đó góp phần khơng nhỏ vào cơng tác đấu tranh, phòng chống tội phạm do NCTN thực hiện và đó cũng là những ưu điểm cơ bản của Tòa án Hà Nội trong hoạt động xét xử NCTN phạm tội.

Có được những kết quả như trên trước hết là do sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban Thẩm phán của TAND thành phố Hà Nội, bên cạnh đó là do năng lực, trình độ của các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân của Tòa án ngày càng được nâng cao, điều đó được thể hiện như sau:

Thứ nhất, trong quá trình chuẩn bị xét xử, các Thẩm phán đã nghiên

cứu kỹ hồ sơ, đánh giá khách quan, đầy đủ cả về tính hợp pháp của thủ tục tố tụng và các chứng cứ chứng minh tội phạm. Qua nghiên cứu hồ sơ, các Thẩm phán đã chú trọng phát hiện các thiếu xót cả về tố tụng và những chứng cứ quan trọng, nếu thấy có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố hoặc cần thu thập những chứng cứ mà không thể bổ sung tại phiên

tịa, thì quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung đảm bảo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo quyền và lợi ích của NCTN phạm tội.

Sau khi nghiên cứu kỹ và toàn diện hồ sơ vụ án, Thẩm phán đã có sự chuẩn bị thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc chuẩn bị mở phiên tòa; đồng thời, ra quyết định đưa vụ án ra xét xử đúng quy định tại khoản 1 Điều 307 BLTTHS năm 2003 - nghĩa là đảm bảo yêu cầu có một Hội thẩm là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Do làm tốt cơng tác chuẩn bị như trên, nên khi mở phiên toà xét xử sơ thẩm, rất ít trường hợp các vụ án phải hỗn phiên tồ vì lý do thành phần HĐXX không đảm bảo hoặc người tham gia tố tụng không đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai, trong khi xét xử tại phiên toà, HĐXX đã thực hiện đúng các

quy định về trình tự thủ tục xét xử đối với bị cáo là NCTN, xác định đúng độ tuổi của bị cáo khi tiến hành tố tụng và độ tuổi của bị cáo khi thực hiện hành vi phạm tội để áp dụng pháp luật được chính xác. Các bị cáo là NCTN khi xét xử đều được đảm bảo quyền bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS và sự có mặt của đại diện gia đình, nhà trường, tổ chức. Vì vậy mà hoạt động tranh tụng tại phiên toà được phát huy, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NCTN phạm tội. Hầu hết các phiên tồ diễn ra cơng khai, khơng có trường hợp nào cần xử kín. Các bản án sơ thẩm đã tuyên đều bảo đảm có căn cứ đứng người, đúng tội danh và không oan.

Những ưu điểm trên đây được phản ánh qua số liệu và kết quả xét xử phúc thẩm đối với các vụ án có NCTN phạm tội do có kháng cáo, kháng nghị. Đối với án sơ thẩm của Tòa án cấp huyện, trong 5 năm từ 2005 đến 2009 có 125 trường hợp kháng cáo, kháng nghị (trong đó kháng cáo 123, kháng nghị 02). Tòa án thành phố đã xét xử phúc thẩm đối với 125 bị cáo. Trong số các vụ án được xét xử phúc thẩm khơng có trường hợp nào Tịa án tun khơng phạm tội và chỉ hủy 01 vụ (hủy 1 phần) vì lý do án sơ thẩm xác định ngày sinh của bị cáo khơng chính xác và cơ quan điều tra không chỉ định luật sư

cho bị cáo trong giai đoạn điều tra). Có 65 bị cáo được cấp phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm, 49 bị cáo được cải sửa về hình phạt, cụ thể có 30 bị cáo được giảm hình phạt, 18 bị cáo được cho hưởng án treo và 01 bị cáo bị tăng hình phạt. Bằng hoạt động xét xử phúc thẩm, TAND thành phố Hà Nội đã góp phần khơng nhỏ vào việc đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật của NCTN cần xử lý nghiêm, và cũng đã mở lượng khoan hồng cho những bị cáo là NCTN phạm tội, để họ có cơ hội cải tạo và trở thành người có ích cho xã hội, đảm bảo đường lối xử lý NCTN của Đảng và Nhà nước ta chue yếu là: nhằm giáo dục, giúp đỡ NCTN sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành cơng dân có ích cho xã hội.

Đối với án sơ thẩm của Tòa án thành phố, từ năm 2005 - 2009, có 84 trường hợp có kháng cáo, kháng nghị (trong đó có 83 trường hợp bị cáo kháng cáo và người bị hại kháng cáo, 01 kháng nghị theo hướng giảm hình phạt) chiếm 16,8% số bị cáo là NCTN được xét xử sơ thẩm. TAND tối cao đã xét xử phúc thẩm, tuyên y án sơ thẩm đối với 19 bị cáo, sửa án đối với 65 bị cáo trong đó có 3 bị cáo bị tăng hình phạt, 01 bị cáo được cấp phúc thẩm chuyển cho hưởng án treo, 61 bị cáo được giảm hình phạt, khơng có trường hợp bị hủy án.

Như vậy, thơng qua những số liệu như trên cho thấy chất lượng xét xử các vụ án hình sự do NCTN phạm tội của TAND thành phố Hà Nội ngày càng được nâng cao, đa số các bản án đều đảm bảo đúng pháp luật, đã đạt yêu cầu cao nhất là không để xảy ra oan, cũng khơng để xảy ra tình trạng áp dụng sai tội danh hoặc không đúng khoản của điều luật được áp dụng.

Thứ ba, về áp dụng hình phạt, trong 5 năm Tịa án Hà Nội áp dụng biện

pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng (2 trường hợp); 03 loại hình phạt là cảnh cáo (1 trường hợp); cải tạo khơng giam giữ (2 trường hợp) và áp dụng hình phạt tù có thời hạn 493 trường hợp, trong đó cho 120 bị cáo được hưởng án treo, phạt tù giam 373 bị cáo chủ yếu phạm các tội rất nghiêm trọng, đặc

biệt nghiêm trọng. Việc áp dụng loại hình phạt về cơ bản là đúng, những vụ án có cả NCTN và người đã thành niên, khi áp dụng hình phạt tù, Tịa án đã thực hiện đúng quy định về mức hình phạt áp dụng đối với NCTN theo quy định tại Điều 74 BLHS quy định về “Tù có thời hạn”. Tịa án xác định mức hình phạt và xem xét cho NCTN phạm tội được hưởng án treo về cơ bản là có căn cứ. Việc cấp phúc thẩm sửa án, chuyển hình phạt từ tù giam sang cho hưởng án treo và ngược lại khơng nhiều và sửa án vì lý do chủ quan như áp dụng thiếu tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo, lý do khách quan như bị cáo đã bồi thường sau khi xét xử sơ thẩm, người bị hại có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo... Điều này cho thấy việc quyết định hình phạt của Tịa án Hà Nội đối với NCTN phạm tội là tương đối chính xác, đúng pháp luật, bảo đảm tính phịng ngừa, răn đe, giáo dục.

Thứ tư, ngoài việc xác định đúng tội danh, quyết định trách nhiệm hình

sự đúng đắn đối với NCTN phạm tội, nội dung bản án của Tòa án còn xác định đúng nguyên nhân, điều kiện phạm tội của NCTN. Theo báo cáo của

ngành Tịa án và ngành Kiểm sát, thì nhóm ngun nhân thuộc về sự quản lý, giáo dục của gia đình dẫn tới việc phạm tội của NCTN là 60%. Số còn lại là do nguyên nhân từ sự thiếu quan tâm của nhà trường, chính quyền cơ sở trong việc quản lý giáo dục thanh thiếu niên; từ sự ảnh hưởng của mơi trường bên ngồi như: Văn hóa thiếu lành mạnh - tình trạng bạo lực, tình dục đồi trụy trên phim ảnh; sự lôi kéo của người thành niên vào hoạt động phạm tội ...Tuy Tịa án chưa có văn bản kiến nghị riêng, nhưng đã nêu rõ trong bản án tại các phiên tịa xét xử cơng khai và đó là sự cảnh tỉnh, báo động để gia đình, nhà trường cùng các cấp chính quyền quan tâm và có biện pháp quản lý giáo dục NCTN, góp phần vào việc giáo dục và phịng ngừa tội phạm.

Bên cạnh những ưu điểm là chủ yếu, trong hoạt động xét xử đối với NCTN phạm tội của TAND thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại những mặt hạn

chế nhất định do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc phân tích những hạn chế, đánh giá đúng nguyên nhân là cần thiết và có ý nghĩa để có thể đề ra giải pháp đúng đắn nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động xét xử đối với NCTN phạm tội, cũng như đề ra những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của TAND trong đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội…

*Một số hạn chế

Một số Thẩm phán được giao xét xử vụ án có NCTN phạm tội thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ các thủ tục tố tụng cần thiết như việc giao quyết định đưa vụ án ra xét xử cịn chậm, khơng đảm bảo thời hạn gây ảnh hưởng tới quyền bào chữa của bị cáo. Việc thực hiện quy định bảo đảm quyền bào chữa cho bị can, bị cáo là NCTN trong một số trường hợp chưa đúng trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định. Chẳng hạn như bị can, bị cáo khi được phổ biến quyền và nghĩa vụ, họ và người đại diện hợp pháp có ý kiến khơng mời người bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án đã lập biên bản về việc này và coi đó là sự “từ chối người bào chữa”; đồng thời, khơng có văn bản “u cầu Đồn luật sư phân cơng Văn phịng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình” (Khoản 2 Điều 57 BLTTHS năm 2003) hoặc có trường hợp bị can, bị cáo là NCTN không mời người bào chữa, người tiến hành tố tụng gợi ý để đại diện hợp pháp của họ nhận bào chữa. Thủ tục này vẫn được Tòa án chấp nhận và đưa vụ án ra xét xử.

Về áp dụng hình phạt và biện pháp tư pháp, trong 5 năm, từ năm 2005 đến năm 2009, ngoài 01 trường hợp bị cáo được tuyên hình phạt cảnh cáo; 02 trường hợp tun hình phạt cải tạo khơng giam giữ và 02 trường hợp áp dụng biện pháp tư pháp là đưa vào trường giáo dưỡng số còn lại đều bị phạt tù. Điều đó phản ánh việc cân nhắc đánh giá những điều kiện cụ thể để áp dụng

biện pháp tư pháp, áp dụng loại hình phạt mang tính giáo dục là chủ yếu đối với NCTN phạm tội của Tòa án chưa được áp dụng nhiều. Hình phạt được áp dụng đối với họ trong một số trường hợp còn nặng về cải tạo, trừng trị, chưa

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Vai trò của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong đấutranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện (Trang 61 - 75)

w