Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Vai trò của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong đấutranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện (Trang 49 - 52)

- Sự phối hợp của Tịa án với gia đình, chính quyền địa phương, nhà trường, tổ chức xã hội.

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hộ

Hà Nội nằm ở tọa độ: 210 05 vĩ tuyến Bắc, 1050 87 kinh tuyến Đơng, với diện tích của Hà Nội mở rộng sau ngày 01 tháng 8 năm 2008 là 3.324,92 km2. Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía bắc; phía nam giáp Hà Nam và Hồ Bình; phía đơng giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng n; phía tây giáp tỉnh Hồ Bình và Phú Thọ.

Hà Nội nằm cạnh hai con sông lớn ở miền Bắc là sông Đà và sông Hồng. Sông Hồng dài 1.183km chảy từ Vân Nam (Trung Quốc) xuống, đoạn sông Hồng qua Hà Nội dài 163km (chiếm khoảng 1/3 chiều dài trên đất Việt Nam, khoảng 550km). Vị trí và địa thế của Hà Nội thuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hố, khoa học và đầu mối giao thơng quan trọng của Việt Nam. Từ thủ đơ Hà Nội, có thể đi khắp mọi miền đất nước bằng các loại phương tiện giao thông như đường không, đường thủy, đường sắt, đường bộ đều thuận tiện.

Từ ngày 01/8/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây cùng huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hịa Bình sáp nhập vào Hà Nội. Hiện nay thành phố Hà Nội có 10 quận nội thành, 1 thị xã và 18 huyện. Theo kết quả tổng điều tra dân số ngày 01/4/2009, dân số Hà Nội là 6.448.837 người, cư dân Hà Nội và Hà Tây (cũ) chủ yếu là người dân tộc Việt (Kinh)

chiếm tỷ lệ 99,1%; các dân tộc khác: người Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. Năm 2006, cũng trên địa bàn Hà Nội và Hà Tây (cũ) cư dân đô thị chiếm tỷ lệ 41,1% và cư dân nông thôn là 58,1%; tỷ lệ nữ chiếm 50,7% và nam là 49,3%, mật độ dân cư bình qn hiện nay trên tồn thành phố là 1.875 người/km2, cư dân sản xuất nông nghiệp khoảng 2,5 triệu người.

Hà Nội hiện có trên 4.000 di tích và danh thắng, trong đó được xếp hạng quốc gia trên 900 di tích và danh thắng (hàng trăm di tích, danh thắng mới được sáp nhập từ Hà Tây và Mê Linh) với hàng trăm cơng trình kiến trúc, danh thắng tự nhiên đẹp và quyến rũ như “Thập bát tú sơn” ở Quốc Oai được gọi là vịnh “Hạ Long cạn”; động Hương Tích lưu dấu tu hành của bà Chúa Ba - một động đẹp nhất trời Nam; Suối Hai; Ao Vua; Đồng Mô… và quần thể các chùa như: chùa Thầy, chùa Tây Phương, chùa Trăm Gian, chùa Đậu, chùa Trầm… Hà Nội cũng là một trung tâm du lịch lớn ở Việt Nam, đến đây du khách có dịp khám phá nhiều cơng trình kiến trúc văn hóa - nghệ thuật xây dựng qua nhiều thế hệ, trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, những làng nghề thủ công tồn tại hàng trăm năm như gốm Bát Tràng, đồ mỹ nghệ Vân Hà, lụa Vạn Phúc…; những lễ hội truyền thống - sản phẩm văn hóa kết tinh nhiều giá trị tinh thần... sẽ là những sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Trong công cuộc đổi mới đất nước, phát huy tiềm năng, thế mạnh của thành phố, xứng đáng là thủ đô của cả nước và là vùng kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đơ đã nỗ lực không ngừng vươn lên cùng đất nước. Trong những năm qua, kinh tế của thành phố Hà Nội tiếp tục tăng trưởng liên tục với tốc độ cao (GDP năm 2008 tăng 10,9%), cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường: giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ; kinh tế du lịch khởi sắc; cơ sở hạ tầng được củng cố một bước quan trọng, kinh tế làng nghề được chú trọng phát triển.

Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu. Hà Nội là một trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 Văn phòng đại diện nước ngồi, 14 khu cơng nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Bên cạnh những Công ty Nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội. Năm 2003, với gần 300.000 lao động, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 77% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Ngồi ra, 15.500 hộ sản xuất cơng nghiệp cũng thu hút gần 500.000 lao động. Tổng cộng, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 22% tổng đầu tư xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội.

Tuy đạt được những thành tựu quan trọng như trên, song sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội vẫn chưa ngang tầm với tiềm năng và lợi thế của mình. Tăng trưởng kinh tế chưa ổn định (năm 2009, sau khi sáp nhập một năm GDP của Hà Nội giảm xuống còn 5,7% so với năm 2005:10,8%; năm 2006:11,2% ; năm 2007:11,2% ; năm 2008: 10,9%), quy mơ sản xuất cịn nhỏ bé, trình độ khoa học kỹ thuật chuyển biến chưa nhanh, trình độ dân trí chưa đồng đều ở các vùng. Đời sống và mức hưởng thụ văn hóa của một bộ phận dân cư khu vực nông thôn, vùng núi cịn gặp nhiều khó khăn.

Tất cả những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nói trên đã ảnh hưởng đến tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn thành phố.

Là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả nước, Hà Nội là nơi hội tụ của tinh hoa, tài năng, trí tuệ nhưng cũng là nơi gánh chịu những mặt trái của nền kinh tế thị trường nhiều nhất. Hàng năm, Hà Nội phải đón nhận rất nhiều người từ các tỉnh, thành trong cả nước về đây học tập, lao động và cơng tác. Trong số đó, có khơng ít những đối tượng coi Hà Nội là mảnh đất “béo bở” để vi phạm pháp luật. Chính vì vậy, tình hình an ninh chính trị và trật tự,

an toàn xã hội của Hà Nội trong những năm gần đây diễn biến khá phức tạp, tình hình tội phạm chưa có chiều hướng giảm. Trong đó tội phạm do NCTN gây ra chiếm con số không nhỏ và đáng báo động, đặc biệt tập trung ở một số quận, huyện đơng dân cư.

Với tình hình trên, các cơ quan bảo vệ pháp luật ở thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản, có nhiều kế hoạch, biện pháp để huy động các lực lượng đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đa số các ngành, các cấp, các lực lượng và quần chúng nhân dân có ý thức tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm. Song bên cạnh đó có một bộ phận cho rằng cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm là trách nhiệm của cơ quan bảo vệ pháp luật, ý thức tự phòng ngừa của người dân cịn hạn chế; vì vậy, đã tạo sơ hở cho bọn tội phạm dễ bề hoạt động. Đặc biệt tội phạm hình sự hiện nay đang có xu hướng “trẻ hóa”, các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn thành phố phải vào cuộc một cách tích cực, trong đó khơng thể thiếu vai trị của TAND thành phố Hà Nội, để cùng đưa ra phương án ngăn ngừa tối ưu, nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng phạm pháp góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Thủ đơ nói chung và của tồn ngành Tịa án nói riêng.

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Vai trò của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong đấutranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w