Hoàn thiện pháp luật quy định về người chưa thành niên

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Vai trò của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong đấutranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện (Trang 99 - 110)

- Thứ chín, tăng cường phương tiện và điều kiện cơ sở vật chất cho các

3.2.5. Hoàn thiện pháp luật quy định về người chưa thành niên

Trong hoạt động xét xử hình sự địi hỏi người Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải có tri thức của nhiều ngành luật khác nhau. Tuy nhiên, các văn bản QPPL hình sự và tố tụng hình sự là những quy phạm được áp dụng chủ

yếu và trực tiếp, có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động xét xử hình sự của Tồ án. BLHS và BLTTHS hiện hành qua nhiều lần pháp điển, đã phát huy tác dụng tích cực trong đấu tranh phịng, chống tội phạm nói chung, tội phạm do NCTN thực hiện nói riêng. Mặc dù vậy, nhiều QPPL quy định xử lý NCTN phạm tội cịn có bất cập, thiếu sót như chúng tơi đã nêu ở chương 2, nên gây ra những khó khăn nhất định cho các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có Tịa án trong q trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Vì vậy, việc hồn thiện pháp luật hình sự và tố tụng hình sự quy định về việc xử lý đối với NCTN phạm tội đang đặt ra một số vấn đề cần được giải quyết, đảm bảo nâng cao hiệu quả trong hoạt động xét xử của Tịa án, góp phần nâng cao vai trị của TAND trong đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện.

* Hoàn thiện những quy định của BLHS đối với NCTN phạm tội:

Nhìn chung, các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về NCTN phạm tội thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm do NCTN thực hiện, pháp luật hình sự về lĩnh vực này cần phải tiếp tục được hoàn thiện.

+ Thứ nhất, liên quan đến độ tuổi, đây là vấn đề cần phải được xem xét

một cách khoa học và chính xác. Bởi lẽ, Điều 12 BLHS năm 1999 quy định: "Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng" [30, tr.53]. Chúng ta có thể thấy, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có cả lỗi cố ý và vơ ý. Luật quy định như vậy có nghĩa là phải xử lý về hình sự đối với NCTN phạm tội đặc biệt nghiêm trọng cả do cố ý và vô ý. Tuy nhiên, theo quan điểm chúng tơi là khơng xử lý hình sự đối với NCTN phạm tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

+ Thứ hai, về nguyên tắc xử lý đối với NCTN phạm tội. Theo luật hiện

dụng hình phạt tù đối với NCTN là: Tòa án cho NCTN hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng khơng q 12 năm tù. Có thể thấy rằng, mức hình phạt như trên là quá cao so với NCTN phạm tội. Hình phạt tù là chế tài tước quyền tự do đối với con người. NCTN là người còn non nớt về thể chất và tinh thần, đang trong giai đoạn hoàn thiện nhân cách, nếu các em bị “đẩy” vào mơi trường tù tội với thời gian q dài sẽ có thể làm mất đi những bản tính cũng như giá trị tốt đep của con người, các em có thể học được nhiều mánh khóe, tơi luyện sự hung hãn, lỳ lợm, bất cần, sau khi ra tù họ trở nên dày dạn và khi có điều kiện nó được sử dụng cho nhiều mục đích khơng tốt. Chính vì vậy, luật nên ấn định một mức tối đa khơng q cao của hình phạt tù có thời hạn được áp dụng đối với NCTN. Có thể điều chỉnh lại mức hình phạt tối đa áp dụng đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi là 15 năm và đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là 10 năm.

+ Thứ ba, về các biện pháp tư pháp áp dụng đối với NCTN phạm tội

được quy định tại Điều 70 BLHS năm 1999, Luật cần quy định việc khấu trừ thời hạn tạm giữ, tạm giam NCTN phạm tội vào thời hạn đưa vào trường giáo dưỡng khi áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Còn đối với biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, luật hiện hành khơng quy định trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện biện pháp tư pháp này. Thay vì khơng quy định trong luật, vấn đề này lại được điều chỉnh bởi quyền lập quy (Nghị định 59/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000). Vì vậy, đó là nguyên nhân làm giảm hiệu qủa áp dụng biện pháp giáo dục này của Tòa án. Vả lại, quyền lập quy khơng có hiệu lực cao bằng quyền lập pháp. Mặt khác, Nghị định cũng không

quy định chế tài áp dụng đối với gia đình trong việc thực hiện biện pháp giáo dục này. Chính vì thế, thực tế có những gia đình khơng phối hợp với chính quyền địa phương trong việc thực hiện biện pháp tư pháp này. Do đó, chúng tơi đề nghị Luật chứ không phải Nghị định phải quy định cụ thể về trách nhiệm của gia đình trong việc phối hợp cùng các cơ quan nhà nước thực hiện biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đồng thời cần có quy định chế tài áp dụng nếu gia đình khơng thực hiện trách nhiệm của mình.

+ Thứ tư, về hình phạt cảnh cáo: hình phạt cảnh cáo thể hiện sự khiển

trách công khai của Nhà nước đối với người phạm tội. Khi HĐXX tuyên án xong, cũng có nghĩa rằng hình phạt được thi hành xong vì khơng có cơ chế theo dõi, hỗ trợ NCTN phạm tội thực sự nhận thức được lỗi lầm mình gây ra. Cho nên, khơng phải lúc nào hình phạt cảnh cáo cũng phát huy được hiệu quả và trên thực tế hình phạt này rất ít được áp dụng trong xét xử NCTN phạm tội. Có nhiều ý kiến cho rằng, nên bỏ loại hình phạt này, song việc giữ lại hình phạt này là cần thiết, nhất là khi áp dụng để xử lý NCTN phạm tội. Cũng với ý nghĩa là một hình phạt, nhưng khi áp dụng hình phạt này thì những nghĩa vụ cụ thể của người bị kết án lại không được pháp luật quy định. Theo đó, khi bị xử phạt cảnh cáo, NCTN ngồi việc khơng phải chịu bất kỳ sự hạn chế tự do nào, thì họ cũng khơng phải chịu nghĩa vụ nào như là khi bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Điều 70 BLHS. Do vậy, luật cần quy định những nghĩa vụ cụ thể mà người phạm tội nói chung, NCTN phạm tội nói riêng phải thực hiện khi bị phạt cảnh cáo, có như vậy mới phù hợp với quy định của pháp luật, coi hình phạt là chế tài nghiêm khắc hơn so với các biện pháp tư pháp.

+ Thứ năm, về tổng hợp hình phạt trong trường hợp NCTN phạm nhiều

tội, Điều 75 BLHS hiện hành quy định như vậy là chưa đầy đủ (như đã phân tích ở mục 2.1.3 chương 2). Do vậy cần bổ sung quy định tại Điều 75 BLHS theo hướng xác định nguyên tắc tổng hợp hình phạt khi NCTN (từ đủ 14 tuổi

đến dưới 18 tuổi) phạm nhiều tội, trong đó có tội được thực hiện ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, có tội được thực hiện ở độ tuổi từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Trong trường hợp NCTN phạm tội đã bị Toà án áp dụng biện pháp tư pháp, nhưng chưa hết thời gian chấp hành biện pháp tư pháp lại bị Toà án xét xử và tun một hình phạt đối với người đó thì cần quy định cụ thể trong BLHS theo hướng:

Nếu bản án sau xử phạt tù đối với NCTN thì họ phải chấp hành hình phạt tù.

Nếu bản án sau xử khơng áp dụng hình phạt tù, hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì buộc NCTN phải tiếp tục chấp hành biện pháp tư pháp.

Có thể bản án sau khơng áp dụng hình phạt mà tiếp tục áp dụng biện pháp tư pháp, vì luật khơng cấm, thì cần quy định tổng hợp thời gian chấp hành biện pháp tư pháp cùng loại. Chẳng hạn cùng là biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và giới hạn một mức độ tối đa là không quá 3 năm. Nếu biện pháp tư pháp là khác nhau thì buộc NCTN thực hiện biện pháp tư pháp nghiêm khắc hơn.

+ Thứ sáu, về quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội khi có

nhiều tình tiết giảm nhẹ:

Theo quy định tại Điều 47 BLHS năm 1999 thì “khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Tồ án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật” [30, tr.71]. Quy định trên được áp dụng cho mọi đối tượng mà khơng có quy định riêng đối với NCTN phạm tội là khơng đảm bảo chính sách nhân đạo trong xét xử hình sự đối với NCTN. Vì vậy, cần quy định trong BLHS việc “quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội nhẹ hơn quy định của bộ luật” theo hướng: Khi NCTN phạm tội có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 thì Tồ án có thể

quyết định một mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định, khơng bị giới hạn trong khung hình phạt liền kề, hoặc chuyển sang một loại hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.

Điều 52 BLHS hiện hành quy định về việc quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt. Quy định này thể hiện quan điểm phân hố TNHS của các nhà làm luật vì tội phạm hồn thành có mức độ nguy hiểm cao hơn tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt. Do đó, mức hình phạt áp dụng cho người phạm tội trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt phải thấp hơn hình phạt áp dụng cho người phạm tội ở giai đoạn tội phạm hoàn thành.

Tuy nhiên, BLHS lại chưa xác định cụ thể mức hình phạt cho NCTN phạm tội khi họ phạm tội trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt. Điều này là bất hợp lý và không đảm bảo quyền lợi của NCTN nếu như họ thực hiện tội phạm trong các trường hợp chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt lại chỉ được vận dụng Điều 52 BLHS để quyết định một mức hình phạt đối với họ. Việc quyết định hình phạt như trên sẽ mâu thuẫn với nguyên tắc quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội quy định tại Điều 74 BLHS. Và vì vậy, NCTN phạm tội phải được áp dụng một mức hình phạt nhẹ hơn người đã thành niên trong các trường hợp họ phạm tội ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. Bởi vậy, luật cần bổ sung quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt trong Chương X - Những quy định đối với NCTN phạm tội của BLHS, theo hướng giảm nhẹ hơn so với người đã thành niên phạm tội cùng trường hợp đã nêu.

Thứ bảy cần quy định trong BLHS một Chương riêng trong phần chung

về các nguyên tắc xử lý đối với NCTN phạm tội.

* Hồn thiện pháp luật tố tụng hình sự đối với NCTN phạm tội:

Cũng như pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự nước ta cũng đã thể hiện chính sách nhân đạo khi xử lý hình sự đối với NCTN. Tuy nhiên, các

quy định của BLTTHS về NCTN nhiều khi khơng được thực hiện một cách hiệu quả vì thiếu các quy định pháp luật cụ thể hướng dẫn thi hành. Vì vậy, việc hồn thiện pháp luật về tố tụng đối với NCTN phạm tội trước mắt cần giải quyết một số vấn đề cụ thể sau:

+ Thứ nhất, đối với các quy định về bắt, tạm giữ, tạm giam NCTN

phạm tội cần được quy định cụ thể đầy đủ hơn, khắc phục những điểm khơng rõ ràng gây khó khăn cho việc áp dụng như đã nêu tại mục 2.1.3,chương 2, theo hướng hạn chế việc bắt, tạm giữ, tạm giam NCTN phạm tội. Việc bắt, tạm giữ, tạm giam NCTN phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể áp dụng khi họ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Trong trường hợp họ phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý thì chỉ áp dụng các biện pháp trên khi xét thấy thật cần thiết. Đối với NCTN phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, việc bắt, tạm giữ, tạm giam có thể được áp dụng khi họ phạm tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp họ phạm tội nghiêm trọng do cố ý thì chỉ áp dụng các biện pháp trên khi xét thấy thật cần thiết.

Bên cạnh đó, cần quy định thời hạn tạm giữ, tạm giam riêng cho NCTN phạm tội theo hướng thu hẹp thời hạn so với việc tạm giữ, tạm giam người đã thành niên và phân biệt giữa hai độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Trong quá trình tạm giữ, tạm giam NCTN để điều tra thì cũng phải có nơi giam, giữ NCTN riêng, khác với người đã thành niên phạm tội. Điều này cần quy định cụ thể trong BLTTHS.

+ Thứ hai, quy định về quyền bào chữa cho NCTN phạm tội:

Điều 305 BLTTHS qui định: “Trong trường hợp bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ khơng lựa chọn được người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân cơng Văn phịng luật sư cử người bào chữa cho họ...”. Trên thực tế các cơ quan tiến hành tố tụng cịn nhiều cách hiểu khơng thống nhất về qui định trên đây và đã thực hiện không đúng quy định về quyền được nhờ người bào chữa của bị can, bị cáo là NCTN; đồng thời, không chủ động đề nghị cử người bào chữa

theo đúng quy định của pháp luật. Do đó, khơng đảm bảo được quyền lợi của bị can, bị cáo mà pháp luật bảo vệ. Vì vậy, để bảo đảm sự khách quan, cơng bằng trong q trình giải quyết các vụ án hình sự có liên quan đến NCTN cần phải có những quy định pháp luật cụ thể về quy trình cử người bào chữa.

Trường hợp bị cáo và người đại diện hợp pháp cho họ khơng có khả năng bào chữa và đều khơng nhờ người bào chữa, thì Tồ án phải cử luật sư bào chữa cho họ. Ngay cả khi tại phiên toà những người này vẫn từ chối người bào chữa, thì việc tham gia tố tụng của người bào chữa cho NCTN phạm tội trên đây vẫn được tiến hành bình thường. Mặt khác, quy định bảo đảm quyền bào chữa cho NCTN phạm tội trên đây phải trở thành nguyên tắc xuyên suốt các giai đoạn tố tụng từ điều tra, đến truy tố, xét xử.

+ Thứ ba, pháp luật cần bổ sung thêm thành phần Hội thẩm nhân dân

trong phiên tịa xét xử vụ án hình sự có liên quan đến NCTN. Thực tế, chúng ta có Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em được hình thành từ trung ương đến cơ sở, một trong những chức năng của nó là bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Chính vì vậy, Điều 307 BLTTHS cần được quy định thêm đại diện của Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em trong thành phần bắt buộc của Hội thẩm nhân dân khi xét xử những vụ án có bị cáo là NCTN.

+ Thứ tư, về tổ chức và hoạt động của Tòa án, pháp luật cần quy định

về một mơ hình xét xử đối với NCTN phạm tội. NCTN nói chung là đối tượng cịn non nớt về thể chất cũng như tinh thần, rất dễ bị tổn thương nên

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Vai trò của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong đấutranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện (Trang 99 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w