Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân nói chung và NCTN nói riêng cũng là một mặt hoạt động quan trọng thể hiện vai trò của Tòa án trong phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật của Tịa án có thể được thực hiện bằng các hình thức khác nhau. Nhưng theo chúng tơi liên quan đến chức năng xét xử của mình, các Tịa án thực hiện việc tun truyền, giáo dục pháp luật thông qua hai hình thức chủ yếu như sau:
* Giáo dục pháp luật thơng qua phiên tịa:
Các nhà sư phạm và tâm lý học cho rằng lứa tuổi từ đủ 14 đến 18 tuổi là quá trình chuyển biến từ “trẻ con” thành “người lớn”. Trong quá trình này con người diễn ra sự thay đổi lớn về thể chất cũng như tâm, sinh lý; đồng thời, cũng diễn ra những mâu thuẫn trong chính con người họ, một mặt là sự mong muốn, ước mơ, mặt khác là sự hạn chế về sức khỏe, kinh nghiệm và
khả năng thực hiện. Những đặc điểm đó của NCTN thể hiện trong các phiên tòa là khơng giống nhau. Một số trong q trình xét xử biểu hiện rõ sự sợ hãi hình phạt, xấu hổ, lo lắng, một số muốn thể hiện “máu anh hùng” trước mặt bạn bè cùng trang lứa và những người có mặt tại phiên tòa, một số khác lại khơng tin tưởng vào luật pháp. Vì vậy, đối với những bị cáo là NCTN, việc xét xử khó khăn gấp bội lần, địi hỏi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải có kinh nghiệm, phương pháp và “chiến thuật” xét xử hợp lý. Tác dụng giáo dục pháp luật và đấu tranh phòng ngừa tội phạm thơng qua phiên tịa sẽ có hiệu quả cao nếu như người Thẩm phán có sự hiểu biết về sư phạm, tâm lý của NCTN và biết sử dụng một số phương pháp sư phạm.
Mặt khác, việc xét xử của Tịa án được tiến hành cơng khai, mọi công dân từ 16 tuổi trở lên đều có quyền tham dự phiên tịa. Bằng cách giải thích quyền và nghĩa vụ cho những người tham gia tố tụng, bằng cách xét hỏi tại phiên tòa, bằng tranh luận của các bên tham gia tố tụng và đặc biệt là bằng bản án được tun cơng khai tại phịng xử án. Tịa án thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho công dân, kể cả người tham gia tố tụng và người tham dự phiên tịa. Thơng qua phiên tịa, cơng dân nói chung, NCTN nói riêng biết được quyền và nghĩa vụ của mình, biết được hành vi nào bị cấm và hậu qủa của việc thực hiện hành vi phạm tội ra sao. Để từ đó tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với qui định của pháp luật và để họ không vi phạm pháp luật và phạm tội.
* Giáo dục pháp luật thông qua xét xử lưu động:
Hiệu quả của việc giáo dục pháp luật thơng qua phiên tịa là rất lớn thế nhưng khơng phải tất cả mọi công dân và nhất là NCTN đều có điều kiện đến được trụ sở Tịa án để tham dự các phiên tòa. Hơn nữa, bất kỳ hoạt động tuyên truyền, giáo dục nào cũng mang tính mục đích và định hướng. Do vậy, hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật của Tịa án sẽ có hiệu quả hơn nếu đưa hoạt động xét xử đến gần dân hơn… điều này chỉ có thể thực hiện được
khi Tịa án tổ chức các phiên tòa lưu động, xét xử các vụ án trọng điểm, các vụ án về các tệ nạn xã hội, các vụ án liên quan đến ma túy... Qua các phiên tịa này góp phần rất lớn vào việc nâng cao ý thức pháp luật, tuyên truyền giáo dục pháp luật cho cơng dân nói chung và NCTN nói riêng ở từng khu vực trường học, địa phương để họ thấy đó là những bài học giúp họ tránh xa các tệ nạn xã hội, các hành vi vi phạm pháp luật là nguy cơ tiềm ẩn của tội phạm.
Tuy nhiên, các vụ án được đưa ra xét xử lưu động không nhất thiết phải là những vụ án có NCTN thực hiện mới có tác dụng tuyên truyền, giáo dục pháp luật với NCTN. Thực tế hiện nay có rất nhiều quan điểm cho rằng, chỉ nên xét xử lưu động đối với một số vụ án có NCTN tham gia mà những đối tượng này phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Cịn đối với các vụ án khác có NCTN tham gia thì khơng nên xét xử lưu động. Cũng có quan điểm cho rằng, NCTN là người có thể chất, tâm, sinh lý phát triển chưa đầy đủ, còn non nớt là đối tượng cần được bảo vệ nên phải coi họ là nạn nhân của những mặt trái, tiêu cực do xã hội đem lại, nạn nhân của tình trạng bạo hành trong gia đình, nên tất cả những vụ án có NCTN tham gia chúng ta khơng nên xét xử lưu động. Chỉ có như vậy, chúng ta mới bảo vệ được tốt nhất quyền lợi của các em, giúp các em có điều kiện dễ dàng tái hịa nhập cộng đồng. Để làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đấu tranh phịng, chống tội phạm có hiệu quả, khơng phải chỉ có qua cơng tác xét xử lưu động chúng ta mới có thể làm được. Chúng ta có thể nghiên cứu phân tích các vụ án điển hình có NCTN tham gia để xuất bản thành các cuốn sách, truyện dành cho NCTN và phân phát đến các tủ sách giáo dục cấp xã, phường, thôn bản, các trường học… mà trong các cuốn sách đó khơng nêu tên, địa chỉ cụ thể của NCTN. Như vậy, chúng ta vừa bảo vệ được NCTN và hỗ trợ phục hồi, vừa làm tốt được công tác giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và tiết kiệm được cho ngân sách nhà nước (vì để tổ chức được một phiên tịa lưu động phải tốn rất nhiều kinh phí, thời gian cũng như nhân lực).
Điều này cũng phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế. Thực tế, Trung Quốc là một quốc gia có rất nhiều điểm về văn hóa, xã hội, luật pháp tương đồng với chúng ta, cũng đã thực hiện rất nghiêm túc quy định này. Điều 152 Luật tố tụng hình sự của nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa quy định: “… không xét xử công khai các vụ án do người vị thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi ..” [22, tr.115].
Tuy nhiên, Điều 307 BLTTHS năm 2003, có quy định về việc xét xử đối với NCTN là: “…Trong trường hợp cần thiết, Tịa án có thể quyết định xét xử kín…” nhưng việc quy định như thế nào là “trường hợp cần thiết” thì nhà làm luật khơng quy định rõ nên dẫn đến cách hiểu khơng thống nhất giữa các Tịa án trong q trình áp dụng pháp luật.
Có thể nói rằng, tun truyền giáo dục pháp luật thơng qua hoạt động xét xử của Tịa án thơng thường có hiệu quả rất cao. Bằng phương pháp giáo dục trực quan, người thật, việc thật với các nhận định chặt chẽ, rõ ràng Tịa án có thể giúp cho cơng dân những tri thức cần thiết về pháp luật; kết quả phiên tịa và hình phạt mà bị cáo phải gánh chịu là những ví dụ thực tế rất sinh động và khó qn để cho cơng dân và NCTN tự soi xét vào bản thân mình và trở thành một “lực cản” hữu hiệu và vơ hình cho mọi xử sự trái pháp luật của họ trong xã hội.