Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho người chưa thành niên

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Vai trò của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong đấutranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện (Trang 93 - 95)

- Thứ chín, tăng cường phương tiện và điều kiện cơ sở vật chất cho các

3.2.2. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho người chưa thành niên

cao ý thức pháp luật cho người chưa thành niên

Tuyên truyền, giáo dục pháp luật là hoạt động truyền đạt, giải thích rộng rãi đến mọi tầng lớp dân cư, mọi lứa tuổi để mọi người đều biết các quy định của pháp luật về lĩnh vực này, nhằm nâng cao trách nhiệm của NCTN và toàn xã hội đối với việc giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn NCTN phạm tội.

Tuyên truyền, giáo dục pháp luật có vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao ý thức pháp luật cho cơng dân nói chung và NCTN nói riêng, thực hiện ngun tắc phịng ngừa tội phạm hơn chống tội phạm và điều này lại càng có ý nghĩa đối với tội phạm là NCTN - những chủ nhân tương lai của đất nước.

Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối với NCTN là trách nhiệm của rất nhiều chủ thể khác nhau như gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương, các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan hữu quan có liên quan đến cơng tác quản lý giáo dục NCTN… Ở mỗi góc độ khác nhau, thì các chủ thể có trách nhiệm tun truyền, giáo dục pháp luật đối với NCTN theo những hình thức khơng giống nhau nhưng mục đích chung vẫn là tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức pháp luật đối với NCTN, giúp họ tránh xa các hành vi vi phạm pháp luật là nguy cơ tiềm ẩn của tội phạm.

Đối với TAND, trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật thì đối tượng tun truyền, giáo dục đầu tiên của Tịa án trước hết là những người

tham gia tố tụng và sau đó mới đến các cơng dân khác. Đặc biệt hiện nay, nhiều NCTN có hiểu biết rất hạn chế về tính trái pháp luật hình sự của hành vi phạm tội. Qua thực tiễn xét xử ở TAND thành phố Hà Nội trong những năm qua cho thấy, rất nhiều trường hợp chỉ thơng qua việc xét xử của Tịa án, NCTN mới biết được đó là tội phạm. Ví dụ: túm áo, tát một em nhỏ bắt đưa vài ngàn đồng hoặc cả hai bên đồng tình giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi…

Vì vậy, cơng tác tun truyền, giáo dục pháp luật của Tòa án được thực hiện thơng qua phiên tịa, cụ thể thơng qua việc xét hỏi tại phiên tịa, thơng qua việc tuyên án trong xét xử các vụ án do NCTN phạm tội, người tham gia tố tụng cũng như người tham dự phiên tòa nhận thức rõ hơn hành vi nào là trái pháp luật hình sự và quy định của pháp luật xử lý các hành vi đó như thế nào, để lấy đó làm bài học cho bản thân và cảnh báo với những người thân. Chính vì thế, để thực hiện tốt và tích cực vai trị của mình trong đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện thì giải pháp rất quan trọng trong hoạt động xét xử của Tòa án là phải nâng cao chất lượng bản án. Bản án mà Tịa án tun phải phân tích các yếu tố pháp lý rõ ràng, rành mạch; lập luận và quyết định đúng pháp luật để bản án có tính thuyết phục cao.

Hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật thông qua xét xử lưu động cũng phát huy tác dụng rất tốt trong việc nâng cao vai trò của Tòa án đối với cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm do NCTN thực hiện. Cần hiểu rằng, các vụ án đưa ra xét xử lưu động nhằm tuyên truyền, giáo dục không nhất thiết phải do NCTN thực hiện và thực tế có quan điểm cho rằng khơng nên xét xử lưu động những vụ án có bị cáo là NCTN bởi những lý do mà chúng tơi đã phân tích ở mục 1.2 Chương I. Tuy nhiên, tuyên truyền, giáo dục thông qua phiên tòa là hết sức cần thiết, trừ trường hợp cần xét xử kín để giữ thuần phong mỹ tục như qui định của tố tụng, là những trường hợp pháp luật hạn chế xử công khai. Mặt khác, việc xét xử lưu động cũng là một trong các chủ trương của Nhà nước. Vì vậy, trong thời gian tới, TAND thành phố Hà

Nội cần đưa ra xét xử lưu động nhiều hơn nữa, nhất là những vụ án liên quan đến cướp tài sản, các tệ nạn xã hội, các tội phạm về ma túy… để NCTN cũng như đơng đảo nhân dân có điều kiện tham dự phiên tịa, qua đó hiểu hơn về quy định của pháp luật đối với một số loại tội phạm cụ thể, lấy đó làm bài học cho bản thân, tránh xa tệ nạn xã hội, cũng như các vi phạm pháp luật khác là nguyên nhân tiềm ẩn của tội phạm.

Một hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật đặc trưng của Tòa án là tạo điều kiện cho các tổ chức và công dân tham gia hoạt động xét xử để nâng cao ý thức pháp luật và trách nhiệm của họ trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Điều này đã trở thành một nguyên tắc trong BLTTHS nước ta và được quy định tại Điều 25: “Các tổ chức, công dân có quyền và nghĩa vụ… tham gia đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm…Các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm tạo điều kiện để các tổ chức và cơng dân tham gia tố tụng hình sự…” [32, tr.21]. Trong thời gian qua, TAND thành phố Hà Nội đã thực hiện tương đối tốt nguyên tắc này và cần phát huy hơn nữa để cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm do NCTN gây ra thực sự phát huy được sức mạnh của toàn xã hội.

Để đạt được hiệu qủa cao trong việc phối hợp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với NCTN phạm tội, thì cần phải tăng cường sự phối hợp giữa Tòa án với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc phổ biến và giáo dục pháp luật trong tồn xã hội nói chung và đối với những NCTN nói riêng.

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Vai trò của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong đấutranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w