Sự phối hợp giữa Tòa án với các cơ quan tư pháp và các cơ quan khác trong đấu tranh phòng, chống tội phạm do người chưa thành

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Vai trò của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong đấutranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện (Trang 75 - 79)

- Sự phối hợp của Tịa án với gia đình, chính quyền địa phương, nhà trường, tổ chức xã hội.

2.2.2. Sự phối hợp giữa Tòa án với các cơ quan tư pháp và các cơ quan khác trong đấu tranh phòng, chống tội phạm do người chưa thành

quan khác trong đấu tranh phòng, chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện

Đây là một trong những nội dung và nếu được thực hiện tốt sẽ góp phần khơng nhỏ vào việc nâng cao vai trị của TAND thành phố Hà Nội trong đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện.

Tại Nghị quyết 08 - NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, cũng đã đưa ra quan điểm chỉ đạo là phải “tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trong hoạt động tố tụng trên cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, không hữu khuynh hoặc đùn đẩy trách nhiệm” [2, tr.4]. Điều đó được thể hiện rõ nét trong q trình giải quyết vụ án hình sự có NCTN thực hiện của Thẩm phán. Ví dụ, sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân cơng chủ tọa phiên tịa có nhiệm vụ nghiên cứu kỹ hồ sơ, đánh giá khách quan, đầy đủ cả về tính hợp pháp của thủ tục tố tụng và các chứng cứ chứng minh tội phạm, nếu phát hiện các thiếu xót cả về tố tụng (nhất là việc Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đã thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định bảo đảm quyền bào chữa của NCTN) và những chứng cứ quan trọng thì quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khắc phục những thiếu xót về tố tụng. Song trên thực tế, việc trả hồ điều tra bổ sung để khắc phục những thiếu xót về tố tụng nhưng việc khắc phục đó nhiều khi rất khó thực hiện được. Bởi lẽ các vụ án mà bị can, bị cáo là NCTN phạm tội thì sự tham gia của người bào chữa là một quy định bắt buộc của pháp luật. Nghĩa là khi NCTN bị khởi tố hình sự thì dù bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ khơng mời người bào chữa, thì cơ quan tiến hành tố tụng vẫn phải yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình (Điều 57-BLTTHS). Người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 80, 81 của BLTTHS thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ, có nghĩa họ phải “có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can” [32, tr.50]. Nhưng một số vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng ở giai đoạn này đã khơng u cầu Đồn luật sư cử Luật sư hoặc Mặt trận Tổ quốc cử người bào chữa cho họ nên khi lấy lời khai của

người bị tạm giữ, bị can khơng có mặt của người bào chữa nên việc trả hồ sơ để khắc phục những lỗi tố tụng trên là khơng thể thực hiện được vì người bào chữa khơng thể ký vào những biên bản lấy lời khai của người bị tạm giữ, bị can mà khi đó họ khơng có mặt được.

Do đó, đối với những vụ án mà những thiếu xót về thủ tục tố tụng có thể khắc phục được thì Thẩm phán trong nhiều vụ án đã phát hiện, trao đổi kịp thời với Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội để khắc phục các thiếu xót về thủ tục tố tụng và chứng cứ mà không cần thiết trả hồ sơ để điều tra bổ sung như chứng cứ xác định chính xác ngày, tháng, năm sinh của bị cáo là NCTN phạm tội… Nhiều trường hợp Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã khắc phục kịp thời, do vậy việc giải quyết vụ án nhanh, chính xác mà vẫn đảm bảo được quyền lợi của NCTN.

Trong những năm qua, TAND thành phố Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp trong công tác triển khai những yêu cầu liên ngành các cơ quan Tư pháp Trung ương như triển khai Nghị quyết 09/CP của Chính phủ ngày 31/7/1998 về tăng cường cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới; tham gia kiểm tra liên ngành để khắc phục những thiếu sót, tồn tại trong hoạt động tư pháp; phối hợp thực hiện kế hoạch giải quyết đơn thư khiếu nại trong hoạt động tư pháp…

TAND thành phố thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp (nhất là các cơ quan tiến hành tố tụng như Công an, Viện kiểm sát) trong việc giải quyết các vụ án hình sự, đặc biệt là các vụ án có NCTN thực hiện. Đáng lưu ý nhất là đối với những vụ án phức tạp, những vụ án trọng điểm có nhiều bị can, bị cáo là NCTN tham gia đều được Tịa án cùng các ngành Cơng an, Viện kiểm sát thành phố họp bàn, nghiên cứu, trao đổi ngay từ khi bắt đầu chuẩn bị khởi tố vụ án, đảm bảo thống nhất về đường lối xử lý và chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với NCTN phạm tội. Sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng và có hiệu quả đã tạo điều kiện cho mỗi ngành đều hoàn thành tốt nhiệm vụ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình.

Hàng năm, Tịa hình sự và Tịa dân sự TAND thành phố Hà Nội đã tổ chức tốt các Hội nghị rút kinh nghiệm công tác phối hợp giải quyết án giữa Thẩm phán và Kiểm sát viên đạt hiệu quả và chất lượng cao [48, tr.7].

Một trong những cơng tác cũng rất quan trọng được Tịa án Hà Nội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp cùng cấp là cơng tác thi hành án hình sự. Đây là cơng tác thường xuyên của tất cả các ngành pháp luật trên cơ sở mỗi ngành có chức năng nhiệm vụ riêng. Về phía Tịa án là cơ quan có thẩm quyền trong việc ra quyết định thi hành án nên đã chủ động phối hợp tích cực với Viện kiểm sát, Cơng an thành phố và chính quyền địa phương trong việc thi hành án phạt tù, cũng như cho hưởng án treo, các biện pháp tư pháp đối với NCTN, kiểm tra, rà soát các trường hợp bắt buộc phải thi hành án, tiến hành xác minh, cùng chính quyền địa phương xem xét từng trường hợp hỗn hoặc tạm đình chỉ thi hành án… Đặc biệt là đã nhiều lần phối kết hợp cùng các ngành pháp luật, thông tin, trao đổi trong việc truy bắt những bị án là NCTN bắt buộc phải đi thụ hình, cũng như việc kêu gọi, thuyết phục các em cố tình trốn tránh thi hành án ra đầu thú.

Hàng năm, giữa Tòa án, Viện kiểm sát và các Trại giam đóng trên địa bàn thành phố đã phối hợp để xét giảm án tha tù cho các đối tượng phạm nhân là NCTN đang cải tạo ở các trại giam đóng trên đại bàn thành phố, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh việc phối hợp với các cơ quan tư pháp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện, trong thời gian qua, TAND thành phố Hà Nội cũng đã tích cực phối hợp với các ngành hữu quan như Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, Hội liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội, Mặt trận Tổ quốc thành phố, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh... để nắm tình hình, quản lý, xử lý tốt tin báo về tội phạm do NCTN thực hiện nhằm ngăn chặn kịp thời cũng như có biện pháp xử lý phù hợp để theo dõi, quản lý, giáo dục các em.

Như vậy, trong 5 năm 2005 -2009, TAND thành phố Hà Nội luôn chủ động phối hợp chặt chẽ, thiết thực, có hiệu quả với các cơ quan tư pháp và các

cơ quan khác trong mọi mặt hoạt động của mình, để đấu tranh và phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phố đạt kết quả cao nhất, góp phần hồn thành nhiệm vụ của mỗi ngành và phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương..

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được như trên, cịn có một số hạn chế trong cơng tác phối kết hợp giữa Tịa án với các cơ quan tư pháp và Tòa án với các cơ quan khác. Sự phối kết hợp chưa được thường xuyên và đồng bộ, chưa xây dựng được quy chế phối hợp, nhiều khi cịn hình thức và lúng túng. Nhiều thời điểm hoặc nhiều vụ việc cụ thể chưa có sự thống nhất, phối kết hợp chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao. Sự phối hợp tốt với cơ quan đồn thể các cấp trong hoạt động phịng, chống tội phạm chưa tốt, vai trò của Tòa án trong hoạt động phòng, chống tội phạm nhiều khi cịn mờ nhạt. Vì vậy, cần phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế để công tác phối kết hợp giữa Tòa án với các cơ quan tư pháp và với các cơ quan khác đạt hiệu quả tốt hơn, góp phần tích cực nâng cao vai trị của Tịa án trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Vai trò của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong đấutranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w