MỘT SỐ QUAN ĐIỂM

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Vai trò của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong đấutranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện (Trang 83 - 86)

- Sự phối hợp của Tịa án với gia đình, chính quyền địa phương, nhà trường, tổ chức xã hội.

3.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM

Trong thời gian qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIV Đảng bộ thành phố Hà Nội, 12 chương trình cơng tác lớn, 9 nhiệm vụ trọng tâm và 2 khâu đột phá của Thành phố. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội đã vượt qua khó khăn, thử thách và đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Nhìn chung, các cơ quan bảo vệ pháp luật thành phố Hà Nội nói chung và Tịa án thành phố Hà Nội nói riêng ln xác định đúng vị trí, vai trị và trách nhiệm của mình, đã có nhiều cố gắng trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm do NCTN thực hiện, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn thủ đơ. Từ đó đã có những chủ chương, biện pháp hoạt động có hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, đồn thể quần chúng trong cơng tác này và đã đạt được một số kết quả nhất định.

Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác của các cơ quan bảo vệ pháp luật trên địa bàn thành phố và TAND thành phố Hà Nội trong đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện, trước hết cần quán triệt một số quan điểm sau:

Một là, đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện trong cả

nước nói chung và ở thành phố Hà Nội nói riêng là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài. Vì vậy, chúng ta phải coi đây là cuộc đấu tranh của toàn đảng, toàn dân, của các cấp, các

nghành đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của cấp ủy Đảng và chính quyền thành phố Hà Nội. Phải phát động được phong trào quần chúng rộng rãi, thường xuyên tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện; đồng thời, phải phát huy được vai trò tham mưu nòng cốt của các cơ quan tư pháp, trong đó phải kể đến vai trò đặc biệt quan trọng của TAND thành phố Hà Nội. Trong cuộc đấu tranh này, phải luôn bám sát các chỉ thị, nghị quyết của các cấp ủy đảng, đặc biệt là Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIV về việc “hạn chế, phòng ngừa tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên” để có những biện pháp đấu tranh phịng, chống sát thực, thực sự hiệu quả, tránh dập khn, máy móc, phơ trương hình thức gây lãng phí tiền bạc của Nhà nước và của nhân dân.

Hai là, phải coi công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nói

chung và pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện nói riêng là một nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên, liên tục và có ý nghĩa rất lớn quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh này. Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật có thể được thực hiện tại phiên tịa, qua cơng tác xét xử lưu động, qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, truyền hình, qua các diễn đàn về pháp luật, hội thảo, hội nghị... Nói chung chúng ta phải tận dụng mọi điều kiện và cơ hội để tuyên truyền, giáo dục đưa những quy định của pháp luật tới mọi người dân, giúp họ hiểu, phân biệt được những việc làm đúng pháp luật với những việc làm sai, xác định cho từng người công dân nhiệm vụ, trách nhiệm của mình trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm nói chung và tội phạm do NCTN gây ra nói riêng.

Cùng với việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cần phải kiên quyết xử lý hành chính các trường hợp vi phạm quy định về an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội của NCTN, kịp thời răn đe, giáo dục người vi phạm, ngăn ngừa họ không tiếp tục vi phạm để có thể trở thành người phạm tội; đồng thời, kiên quyết xử lý về hình sự những NCTN phạm tội gây ảnh hưởng

xấu đến người khác nói chung và NCTN khác để giáo dục, phòng ngừa chung. Việc xử lý NCTN phải đúng các qui định của pháp luật hình sự từ thủ tục đến nội dung, phải nhẹ hơn một phần so với người lớn phạm tội trong các điều kiện tương đương, trên cơ sở phân biệt đúng đắn sự khác biệt về trình độ nhận thức và trạng thái tâm sinh lý giữa các lứa tuổi của NCTN và vận dụng các nguyên tắc lượng hình chung; trừng trị nghiêm khắc đúng mức một số người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhằm phục vụ tốt nhất yêu cầu của việc bảo vệ trị an.

Ba là, việc xử lý NCTN phạm tội cần có sự phối kết hợp hoạt động có

hiệu quả giữa Tịa án với các cơ quan như Công an, Viện kiểm sát để tạo thành sức mạnh tổng hợp. Tuy nhiên, trên mặt trận đấu tranh này, chúng ta lấy biện pháp giáo dục, phòng ngừa làm chủ yếu; trong trường hợp xét thấy cần thiết xử lý về hình sự thì kết hợp chặt chẽ các biện pháp giáo dục và trừng trị, giáo dục có lý, có tình để tội phạm chưa thành niên “tâm phục, khẩu phục” mà tự giác nhận ra sai lầm của mình để cải tạo trở thành người tốt, không tái phạm tội.

Bốn là, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, trong đó

TAND thành phố Hà Nội có vai trị nịng cốt. Hiệu quả của cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm do NCTN thực hiện của các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung và của TAND thành phố Hà Nội nói riêng chịu sự tác động của việc phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị, chức năng tham mưu của các cơ quan chức năng, sự phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và tính đồng bộ của các biện pháp.

Năm là, cần xây dựng Tòa chuyên trách, xét xử các tội phạm do NCTN

gây ra ở cấp tỉnh và trung ương. Ở cấp huyện cần đầu tư cho một số Thẩm phán có năng lực xét xử NCTN phạm tội (tính chất chuyên sâu) nhằm bảo đảm chính sách hình sự đối với NCTN phạm tội.

Trên cơ sở quán triệt những quan điểm cơ bản trên; đồng thời, căn cứ vào thực trạng, nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm do NCTN gây ra,

thực trạng vai trò của TAND thành phố Hà Nội trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm do NCTN thực hiện, để có thể nâng cao vai trị của TAND thành phố Hà Nội trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau đây:

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Vai trò của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong đấutranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w