Tăng cường công tác tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong ban hành pháp luật, thực hiện các chính sách và áp dụng các biện pháp

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Vai trò của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong đấutranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện (Trang 95 - 98)

- Thứ chín, tăng cường phương tiện và điều kiện cơ sở vật chất cho các

3.2.3. Tăng cường công tác tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong ban hành pháp luật, thực hiện các chính sách và áp dụng các biện pháp

ban hành pháp luật, thực hiện các chính sách và áp dụng các biện pháp phòng, chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện

Hoạt động tham mưu của TAND cho Đảng và Nhà nước trong việc ban hành chủ trương chính sách và các văn bản pháp luật về phịng, chống tội phạm do NCTN gây ra được thực hiện thơng qua việc góp ý kiến cho Đảng trong thảo luận và ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết liên quan đến vấn đề này;

góp ý cho cơ quan quản lý nhà nước ban hành các văn bản quản lý nhà nước về một số lĩnh vực hoạt động mà ở đó có thể là nguyên nhân phát sinh tội phạm, nhất là tội phạm do NCTN gây ra.

Đối với TAND thành phố Hà Nội, bằng việc thực hiện tốt chế độ báo cáo thường xuyên, định kỳ trước Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội là việc Tòa án chủ động thực hiện việc tham mưu của mình đến tổ chức Đảng và chính quyền Nhà nước ở địa phương. Hàng năm, Tòa án báo cáo cụ thể trước Hội đồng nhân dân cùng cấp tất cả những mặt cơng tác của mình, những ưu điểm, hạn chế cần khắc phục, những khó khăn cần tháo gỡ, phương hướng công tác cũng như những kiến nghị, đề xuất với Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành đoàn thể phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực hiện pháp luật và đấu tranh phịng, chống tội phạm nói chung và tội phạm do NCTN gây ra nói riêng.

Thơng qua thực tiễn xét xử của mình, trong quá trình áp dụng pháp luật, khi gặp những khó khăn, vướng mắc về đường lối xét xử, cũng như cần những hướng dẫn cụ thể trong việc áp dụng pháp luật đối với tội phạm do NCTN thực hiện, TAND thành phố Hà Nội đã chủ động phối hợp với các cơ quan cùng cấp ở địa phương có phương án giải quyết; đồng thời, báo cáo lên TAND tối cao để có hướng dẫn chung. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, TAND tối cao đã tổng kết, rút kinh nghiệm về đường lối xét xử cho TAND cấp dưới; ban hành các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán về những vấn đề liên quan đến việc xét xử đối với NCTN phạm tội làm cơ sở cho việc xét xử thống nhất tại các TAND địa phương. Mặt khác, TAND tối cao còn đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS, BLTTHS… liên quan đến NCTN phạm tội.

Tham mưu, đề xuất với TAND tối cao trong khi xây dựng đề án thành lập Tòa án xét xử NCTN “Tòa vị thành niên” trong hệ thống Tòa án, cần

hướng dẫn Tòa án địa phương xây dựng một đội ngũ Thẩm phán, Thư ký chuyên giải quyết các vụ án do NCTN gây ra để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng giao tiếp, xét xử loại việc này.

Theo chúng tơi, để thực hiện vai trị tham mưu của mình trong đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện trong thời gian tới tốt hơn, TAND thành phố Hà Nội cần tham mưu cho tổ chức Đảng và chính quyền nhà nước ở địa phương về những lĩnh vực chủ yếu sau:

Thứ nhất, tham mưu về việc hoạch định chính sách phịng, chống tội

phạm do NCTN thực hiện ở địa phương.

Thứ hai, đề ra các biện pháp cụ thể phòng, chống tội phạm do NCTN

thực hiện trên địa bàn thành phố.

Thứ ba, trong hoạt động xét xử của mình Thẩm phán, Hội thẩm nhân

dân là người có điều kiện nghiên cứu hồ sơ vụ án kỹ nhất, là người biết rõ các nguyên nhân và điều kiện phạm tội của NCTN cũng như những sơ hở trong công tác quản lý nhà nước của một số cơ quan, là nguyên nhân phát sinh một số tội phạm do NCTN thực hiện. Ví dụ do quản lý nhà nước về hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ như internet, khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ cầm đồ… không tốt là nguyên nhân của một số tội phạm do NCTN thực hiện như cướp tài sản, hiếp dâm trẻ em, tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có…Vì vậy, cùng với việc ra bản án, HĐXX cần ra kiến nghị với các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng những biện pháp cần thiết để khắc phục những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm. Bên cạnh đó, cũng có đề xuất, kiến nghị với Chánh án TAND thành phố Hà Nội, để giúp cho Tịa án thực hiện tốt cơng tác tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong cơng tác ban hành chính sách pháp luật và công tác quản lý nhà nước đạt hiệu quả, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Thứ tư, chính sách cải tạo tại nhà tù, chính sách đối với NCTN sau khi

chấp hành hình phạt tù nói riêng và thi hành án nói chung cần rõ ràng, tạo điều kiện cho họ hòa nhập cộng đồng để tiếp tục trở thành công dân tốt.

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Vai trò của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong đấutranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w