- Làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do NCTNthực hiện. thực hiện.
Hoạt động phịng ngừa tội phạm bao gồm việc nghiên cứu tình hình tội phạm, nhân thân người phạm tội, nguyên nhân, điều kiện phạm tội và các giải pháp hạn chế, loại trừ các nguyên nhân, điều kiện đó. Vì vậy, làm sáng tỏ ngun nhân, điều kiện tình hình tội phạm là bộ phận quan trọng khơng thể thiếu trong hoạt động phịng ngừa tội phạm. Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án và xét xử tại phiên tịa, Tịa án là cơ quan có điều kiện thuận lợi nhất làm sáng tỏ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do NCTN thực hiện để từ đó kiến nghị các giải pháp phịng ngừa hiệu quả.
Tòa án làm sáng tỏ nguyên nhân, điều kiện phạm tội từ hai góc độ:
Thứ nhất, thơng qua xét xử làm rõ nguyên nhân, điều kiện phạm tội cụ
thể. Trong trường hợp này, theo quy định của Điều 225 BLTTHS năm 2003: “1. Cùng với việc ra bản án, Tòa án ra kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng những biện pháp cần thiết để khắc phục những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm tại các cơ quan, tổ chức đó…”.
Tịa án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật đã tốt nhưng khơng phải xét xử thì sẽ tốt hơn. Để làm được điều đó thì trong q trình xét xử, Tịa án phải làm tốt việc phát hiện nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này đòi hỏi Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải có kiến thức về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm nói chung và tội phạm do NCTN thực hiện nói riêng. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm do NCTN thực hiện là những đặc điểm, tính chất của cá nhân và những tình huống hồn cảnh bên ngồi trong sự tương tác lẫn nhau của chúng dẫn đến việc thực hiện hành vi phạm tội cụ thể một cách cố ý hoặc vô ý. Do vậy,
nguyên nhân trực tiếp của hành vi phạm tội của NCTN thể hiện trong các đặc điểm của nhân thân người phạm tội. Đó là các đặc điểm về nhu cầu, lợi ích, hứng thú, thói quen, quan điểm, hệ thống định hướng giá trị và động cơ, mục đích phạm tội. Để tìm ra được ngun nhân, điều kiện của hành vi phạm tội của NCTN, Tịa án phải thơng qua việc xét xử từng vụ án cụ thể. Trước hết, Tòa án phải xác định động cơ phạm tội của bị cáo, điều này khơng chỉ có ý nghĩa trong việc tìm ra nguyên nhân chủ quan, trực tiếp của tội phạm mà cịn có ý nghĩa trong việc xác định sự thật của vụ án. Sau đó, Tịa án tìm hiểu động cơ này nảy sinh từ các quan hệ tài sản như việc để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân của các em như muốn có tiền để ăn chơi; từ các hoàn cảnh khách quan trước và trong khi tội phạm được thực hiện như hồn cảnh gia đình do bố mẹ ly hơn, do gia đình và nhà trường lơi lỏng trong việc quản lý, giáo dục…
Thứ hai, thơng qua tổng kết, tổng hợp tình hình làm rõ nguyên nhân,
điều kiện của tình hình các tội do NCTN thực hiện. Đây là cơ sở để Tịa án có các kiến nghị cần thiết với Đảng và Nhà nước trong việc áp dụng các giải pháp phòng ngừa tội phạm.