Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Vai trò của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong đấutranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện (Trang 52 - 54)

- Sự phối hợp của Tịa án với gia đình, chính quyền địa phương, nhà trường, tổ chức xã hội.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nộ

Để đảm bảo hoạt động xét xử nói chung, hoạt động xét xử NCTN phạm tội của TAND thành phố Hà Nội nói riêng đạt chất lượng và hiệu quả, cũng như góp phần nâng cao vai trị của TAND thành phố Hà Nội trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện, thì việc kiện tồn tổ chức bộ máy là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nói đến cơng tác tổ chức cán bộ suy cho cùng là nói đến con người, nói đến nghệ thuật dùng người. Khi đề cập đến công tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém.

Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, cơng tác giáo dục nâng cao trình độ về mọi mặt, đặc biệt là trình độ chun

mơn đối với cán bộ của thành phố Hà Nội được quan tâm chú trọng ở tất cả các ngành, trong đó có cán bộ ngành Tòa án. Để nâng cao chất lượng xét xử các loại án, mà trọng tâm là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cả về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, hàng năm TAND thành phố Hà Nội đều có kế hoạch cử cán bộ đi đào tạo về nghiệp vụ, chính trị, ngoại ngữ, tin học… thường xuyên mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ theo từng chuyên đề cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án nên về cơ bản Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân của TAND thành phố Hà Nội đủ năng lực để tham gia hoạt động xét xử. Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tăng cường khả năng tự nghiên cứu, học tập nhằm nâng cao trình độ cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, đó cũng là điều kiện để họ có thể thực hiện tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Tuy vậy, trong đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho Thẩm phán và Hội thẩm cịn có những hạn chế, thiếu hụt, như việc đào tạo kiến thức về tâm lý học lứa tuổi vị thành niên, tâm lý giáo dục là chưa có và đó là những địi hỏi đặt ra cho người Thẩm phán, Hội thẩm khi xét xử NCTN phạm tội.

Ngày 01 tháng 8 năm 2008, thực hiện việc điều chỉnh địa giới hành chính. Theo đó, tồn bộ ngành TAND tỉnh Hà Tây và TAND huyện Mê Linh sáp nhập vào ngành TAND thành phố Hà Nội. Những ngày đầu sáp nhập, khơng tránh khỏi những khó khăn, xáo trộn về công tác tổ chức cán bộ cũng như ổn định tổ chức, nơi làm việc và việc nhận bàn giao... Nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của TAND tối cao, Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng như sự cố gắng vượt bậc của tập thể Ban cán sự đảng, cán bộ, công chức trong cơ quan, TAND thành phố Hà Nội đã nhanh chóng ổn định về tổ chức để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, chính trị và trật tự an tồn xã hội cho Thủ đơ - trái tim của cả nước. Cho đến nay, sau hai năm sáp nhập toàn thể cán bộ, cơng chức ngành Tịa án Hà Nội ln đồn kết, tạo sự đồng thuận khơng

ngừng phấn đấu, học tập và trau dồi chuyên môn để thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã giao phó đó là “phụng cơng thủ pháp, chí cơng vơ tư ”.

Hiện nay, TAND thành phố Hà Nội đã có tổng số 250 biên chế với 175 đảng viên. Có 143 cán bộ nữ. Có 209 cán bộ cơng chức có bằng Cử nhân Luật; 21 cán bộ, cơng chức có bằng Thạc sỹ luật; 01 Tiến sĩ luật và 01 thư ký đang làm nghiên cứu sinh. Có 36 cán bộ, cơng chức có trình độ lý luận chính trị cử nhân, cao cấp. TAND thành phố Hà Nội có 99 Thẩm phán cơng tác tại 05 tòa chuyên trách. Với đội ngũ cán bộ, cơng chức như vậy cũng đã góp phần khơng nhỏ vào việc hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của TAND thành phố Hà Nội.

Về cơ cấu tổ chức, TAND thành phố Hà Nội bao gồm các bộ phận sau: - Ban cán sự đảng gồm: Chánh án, 05 Phó Chánh án và 01 Trưởng phòng Tổ chức cán bộ.

- Ủy ban Thẩm phán gồm: Chánh án, 05 Phó Chánh án, Chánh tịa các tịa: Hình sự, Dân sự và Kinh tế.

- Các Tịa chun trách gồm Tịa hình sự, Tịa dân sự, Tịa kinh tế, Tịa lao động và Tịa hành chính.

Ngồi các Tịa chun trách, cơ quan cịn có các phịng nghiệp vụ là: - Phòng giám đốc kiểm tra gồm: 01 Trưởng phịng, 03 Phó trưởng phịng, 21 Thẩm tra viên và cán bộ thư ký.

- Phòng Tổ chức cán bộ gồm: 01 trưởng phịng, 02 phó trưởng phịng và 09 cán bộ, cơng chức.

- Văn phịng cơ quan gồm; 01 Chánh văn phịng, 03 Phó Chánh văn phịng và 34 cán bộ nhân viên.

Một phần của tài liệu Ths- Luat hoc-Vai trò của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong đấutranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện (Trang 52 - 54)

w