1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông

33 929 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 180,5 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG 1.1 Khái niệm, mục đích, vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông. 1.1.1 Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông: Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, Nhà nước và pháp luật là hai khái niệm xuất hiện và tồn tại song song, những nguyên nhân làm phát sinh Nhà nước, đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật. Ngay từ trong nguồn gốc ra đời Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng không thể tách rời nhau. Nhà nước và pháp luật chỉ là sản phẩm của một xã hội có giai cấp. Pháp luật ngay từ khi ra đời đã trở thành phương tiện đặc biệt trong quản lý nhà nước và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các quy phạm pháp luật chỉ có thể được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Pháp luật là các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước. Pháp luật về giao thông là hệ thống các quy phạm do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội diễn ra trong hoạt động quản lý nhà nước về giao thông và được đảm bảo thực hiện trên cơ sở giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế. “ Phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động do tổ chức, cá nhân thực hiện thông qua các hình thức nhất định nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật cho tổ chức, cá nhân được phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ”. Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông về cơ bản cũng giống với phổ biến, giáo dục pháp luật, nhưng khác chăng ở phạm vi hoạt động được giới hạn ở lĩnh vực giao thông vận tải. Có thể hiểu phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông là hoạt động quan trọng trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của chủ thể tham gia giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, từng bước kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông.

Trang 1

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông có thể kể đến như cơ sở hạtầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu, lưu lượng phương tiện tham gia giao thôngngày càng tăng, thì có một nguyên nhân chủ quan hết sức quan trọng, đó là ý thứctham gia giao thông nếu không muốn nói là văn hóa giao thông của chúng ta đang

có vấn đề!

Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể tỉnh An Giang đã nêucao vai trò trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt nhiều biệnpháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dụcpháp luật nói chung, pháp luật về giao thông đường bộ nói riêng đã được Đảng,Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo,coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc góp phần tăng cườngquản lý xã hội bằng pháp luật Với sự nổ lực và cố gắng của các cấp, các ngành,công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về giaothông đường bộ nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng ýthức sống và làm theo Hiến pháp và pháp luật trong cán bộ, công chức và nhân dân.Mặc dù tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyểnbiến tích cực, tai nạn giao thông được kiềm chế, giảm cả về số vụ và số người chết,người bị thương nhưng công tác này cũng còn tồn tại một số hạn chế, vì vậy đểđảm bảo hiệu quả trong thời gian dài thì biện pháp hàng đầu là phải thực hiện tốthơn nữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông cho tất cả mọi ngườitham gia giao thông Năm 2013 được Ủy ban an toàn giao thông quốc gia tiếp tục

chọn là “Năm An toàn giao thông” với chủ đề: “Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông”, vì

Trang 2

vậy công tác này cần phải được thực hiện thật sự nghiêm túc nhằm nâng cao hơnnữa ý thức tự giác chấp hành quy định an toàn giao thông của mỗi người.

Là một cán bộ thanh tra giao thông, chứng kiến đời sống giao thông vô cùngphức tạp như hiện nay, tôi đã trăn trở, lo lắng làm sao để mọi người hiểu được phápluật nói chung, các quy định về pháp luật giao thông đường bộ nói riêng, để từ đóngười dân tự giác chấp hành pháp luật một cách tốt nhất Mặt khác, ý thức được sựnóng bỏng của vấn đề trật tự an toàn giao thông, vai trò vô cùng quan trọng củacông tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, đồng thờigóp một phần nhỏ vào sự nghiệp xây dựng văn hóa giao thông tiến bộ văn minh, tôi

đã chọn nội dung: “Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông của Thanh tra Sở giao thông vận tải An Giang - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài

tốt nghiệp cho mình Với mong muốn thông qua đề tài này sẽ góp phần tìm ra giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự

an toàn giao thông của tỉnh nhà, qua đó nâng cao ý thức của người dân khi tham giagiao thông, từng bước đưa đời sống giao thông tỉnh nhà đi vào nề nếp ổn định, đảmbảo an toàn - hạnh phúc cho mọi nhà

Với kiến thức còn hạn chế cũng như bước đầu vào thực hiện chưa có kinhnghiệm, nên tiểu luận không tránh khỏi thiếu sót Tôi rất mong sự đóng góp ý kiếncủa quý thầy cô để giúp nội dung tiểu luận được hoàn chỉnh

Cuối cùng, tôi xin gửi đến quý thầy cô trường Chính trị Tôn Đức Thắng lờichúc sức khỏe và luôn thành công trong sự nghiệp giảng dạy

1.1.1 Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông:

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, Nhà nước và pháp luật là haikhái niệm xuất hiện và tồn tại song song, những nguyên nhân làm phát sinh Nhà

Trang 3

nước, đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật Ngay từtrong nguồn gốc ra đời Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng không thể táchrời nhau Nhà nước và pháp luật chỉ là sản phẩm của một xã hội có giai cấp Phápluật ngay từ khi ra đời đã trở thành phương tiện đặc biệt trong quản lý nhà nước vàđiều chỉnh các mối quan hệ xã hội, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các quyphạm pháp luật chỉ có thể được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế củaNhà nước.

Pháp luật là các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do cơ quan Nhànước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội và được đảm bảothực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước

Pháp luật về giao thông là hệ thống các quy phạm do cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội diễn ra trong hoạt độngquản lý nhà nước về giao thông và được đảm bảo thực hiện trên cơ sở giáo dục,thuyết phục và cưỡng chế

“ Phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động do tổ chức, cá nhân thực hiện thông qua các hình thức nhất định nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật cho tổ chức, cá nhân được phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ”.

Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông về cơ bản cũng giốngvới phổ biến, giáo dục pháp luật, nhưng khác chăng ở phạm vi hoạt động được giớihạn ở lĩnh vực giao thông vận tải Có thể hiểu phổ biến, giáo dục pháp luật về giaothông là hoạt động quan trọng trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật củachủ thể tham gia giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, từng bướckiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông

1.1.2 Mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông:

Trong phổ biến, giáo dục pháp luật, vấn đề quan trọng và cơ bản nhất đó làxác định được mục đích của nó là gì? Mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật lànhững gì chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật đặt ra khi thực hiện và mục đíchchính là một trong những yếu tố tạo nên cấu trúc bên trong của phổ biến, giáo dụcpháp luật Có thể khái quát các mục đích chính của phổ biến, giáo dục pháp luật

Trang 4

bao gồm:

- Hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệ thống tri thức phápluật cho đối tượng

- Hình thành, bồi dưỡng, phát triển niềm tin pháp luật cho đối tượng

- Giáo dục ý thức nhân chách, rèn luyện thói quen, hành vi tuân thủpháp luật cho đối tượng

Như vậy, mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông là nhằmhình thành tri thức, tình cảm pháp luật về giao thông cho đối tượng giáo dục, từ đónâng cao nhận thức và có hành vi xử sự phù hợp với pháp luật giao thông

1.1.3 Vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông:

Phổ biến, giáo dục pháp luật có vị trí, vai trò quan trọng, thể hiện rõ nét trênhai khía cạnh sau:

Thứ nhất, phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu

quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội Vai trò này bắt nguồn từ vai trò và giá trị xãhội của pháp luật

Thứ hai, phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật và

văn hóa pháp lý của mọi thành viên trong xã hội

Trong đời sống xã hội pháp luật nói chung và pháp luật về giao thông nóiriêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự ổn định và phát triển của xã hội

Vì vậy, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông có vai trò hết sức quantrọng, thể hiện rõ nét trên hai khía cạnh sau :

Phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông góp phần nâng cao hiệu lực, hiệuquả quản lý nhà nước về giao thông Vai trò này bắt nguồn từ vai trò và giá trị xãhội của pháp luật Một trong những vai trò cơ bản của pháp luật trong đời sống Nhà

nước, đời sống xã hội là: pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực Nhà nước Một nguyên lý đã được khẳng định là Nhà nước không thể

quản lý tốt trong lĩnh vực giao thông nếu như không có pháp luật về giao thông vàpháp luật về giao thông không thể phát huy hiệu lực của mình nếu không có sức

Trang 5

mạnh của bộ máy Nhà nước Hệ thống pháp luật là “con đường”, là cái “khungpháp lý” do Nhà nước vạch ra để mọi tổ chức, mọi công dân dựa vào đó mà tổchức, hoạt động và phát triển Phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông góp phầnđem lại cho mọi người có trí thức pháp luật về giao thông, xây dựng tình cảm phápluật đúng đắn và có hành vi hợp pháp, có văn hóa khi tham gia giao thông Đồngthời mọi người biết sử dụng pháp luật làm phương tiện để bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý Nhà nước, quản lý

xã hội nói chung và về giao thông nói riêng

Phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông góp phần nâng cao ý thức phápluật giao thông, văn hoá giao thông cho mọi thành viên trong xã hội Trong giaiđoạn hiện nay, vấn đề củng cố, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước tađang là một vấn đề cấp thiết Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước vềgiao thông cần phải mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phổ biến tất cả các văn bảnpháp luật về giao thông để mọi người được biết và hiểu từ đó có ý thức chấp hànhtránh những trường hợp người dân có hành vi vi phạm mà bản thân họ không biếtmình vi phạm Chỉ khi nào trong xã hội mọi công dân đều hiểu về pháp luật về giaothông, có ý thức pháp luật, luôn tuân thủ pháp luật và có hành vi phù hợp với yêucầu của pháp luật về giao thông, thì Nhà nước mới thật sự quản lý có hiệu tronglĩnh vực giao thông

1.2 Chủ thể và đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông.

Chủ thể của phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông: Đối với công tác

phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông, các cán bộ làm công tác phổ biến, tuyêntruyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông có thể kể đến như Cảnh sát giaothông, Thanh tra giao thông, giảng viên giảng dạy pháp luật trong nhà trường,phóng viên, biên tập viên chuyên mục an toàn giao thông của các báo, đài phátthanh, vô tuyến truyền hình, các luật gia đang công tác tại cơ quan Tòa án, Việnkiểm sát, Tư pháp, các tổ chức nghề nghiệp (Hội luật gia, Đoàn luật sư,.)

Khách thể (đối tượng) giáo dục pháp luật về giao thông ở đây như cá nhân,

những nhóm cộng đồng xã hội, đó có thể là cán bộ, công chức, viên chức; côngnhân lao động, nông dân; học sinh, sinh viên, thanh niên và thậm chí cả nhữngngười tham gia đảm bảo an toàn giao thông như lực lượng công an, thanh tra, Xét

Trang 6

trong mối quan hệ này thì họ là đối tượng được giáo dục pháp luật, trong mối quan

hệ khác họ có thể trở thành chủ thể giáo dục pháp luật

1.3 Nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông.

1.3.1 Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông:

Phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông có nội dung rất phong phú và đadạng, là yếu tố quan trọng của giáo dục pháp luật, cách tiếp cận đúng đắn đối vớiviệc xác định phạm vi của nội dung giáo dục pháp luật về giao thông là phải xuấtphát từ mục đích và nhiệm vụ của giáo dục pháp luật giao thông, mục đích vànhiệm vụ là :

- Trang bị toàn bộ tri thức pháp luật về giao thông

- Bồi dưỡng tình cảm, tâm lý pháp luật

- Hướng dẫn hình thành thói quen xử sự tích cực theo pháp luật, cóvăn hóa khi tham gia giao thông

Các mục đích và nhiệm vụ trên sẽ đặt ra những nội dung cơ bản của hoạtđộng phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông, trong đó trang bị tri thức pháp luật

về giao thông giữ vị trí hàng đầu, có tính tiền đề để hình thành nhận thức đúng đắn

và khả năng lựa chọn hành vi đúng pháp luật, tích cực Chính vì vậy nội dung phổbiến, giáo dục pháp luật về giao thông phải bao gồm một phạm vi tương đối rộngnhưng có đặc thù riêng, đó là :

- Các thông tin pháp luật về giao thông (bao gồm tất cả các kiến thứcluật cơ bản về các văn bản pháp luật trong lĩnh vực giao thông hiện hành)

- Các thông tin về thực hiện pháp luật trong lĩnh vực giao thông nhưcác hành vi vi phạm, tình hình tội phạm vi phạm quy định về giao thông, xử lý viphạm trong lĩnh vực giao thông

- Các thông tin về nghiên cứu, điều tra xã hội học về thực hiện, ápdụng pháp luật về giao thông, tác động của từng văn bản pháp luật về giao thôngđối với hoạt động giao thông, đối tượng tham gia giao thông Các thông tin về nhucầu, yêu cầu, đề xuất của nhân dân, các chuyên gia pháp luật và các ngành về việchoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực giao thông

Trang 7

- Các thông tin hướng dẫn hành vi pháp luật cụ thể của công dân nhưquyền, nghĩa vụ pháp luật quy định, các quy trình thủ tục để bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của người hoạt động trong lĩnh vực giao thông.

Bằng việc cung cấp, trang bị thường xuyên những loại thông tin trên, ngườiđược giáo dục sẽ có một hệ thống tri thức cần thiết về pháp luật và thực tiển phápluật về giao thông, có khả năng vận dụng những tri thức đó để phân tích, lý giải mộtcách khoa học, có căn cứ về những vấn đề về giao thông mà họ gặp hoặc chứngkiến từ đó định hướng cho hành vi của mình Dĩ nhiên đó là một quá trình tác độnglâu dài, từ nhiều phía và bắng nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc vào chủ thểgiáo dục và trình độ, điều kiện tiếp thu của người được giáo dục

1.3.2 Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông:

Một số hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông chủ yếu có thể

Việc đưa nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật thông về giao thông quathông tin đại chúng là mốt hình thức rất phổ biến được sử dụng nhiều nội dung vànhiều hình thức khác nhau Đây là việc làm cần thiết và phù hợp trong phổ biếngiáo dục pháp luật về giao thông trên phương tiện thông tin đại chúng về trật tự antoàn xã hội, trật tự an toàn giao thông, xây dựng chuyên mục an toàn giao thông ởmỗi , mỗi xã - thị trấn, huyện thị, thành phố

Hình thức này chứa nhiều tính chất : Tính đăng tải thông tin, tính giáo dục,tính cổ động, phản biện của xã hội.Cho nên đưa chuyên mục phổ biến, giáo dụcpháp luật về giao thông, thường xuyên, sâu rộng góp phần thay đổi nhận thức vàthái độ của nhân dân đối với pháp luật về giao thông, đồng thời kịp thời đưa tin

Trang 8

những địa phương đơn vị, cá nhân thực hiện tốt, chưa tốt để động viên, chấn chỉnh,rút kinh nghiệm chung cho các phong trào toàn dân tham gia lập lại trật tự an toàngiao thông.

- Phổ biến giáo dục pháp luật bằng tuyên truyền miệng:

Tuyên truyền miệng là phổ biến pháp luật về giao thông một cách trực tiếpvới các hình thức như: tư vấn, hướng dẩn tìm hiểu pháp luật, cung cấp thông tin, tàiliệu pháp luật, tổ chức họp ở các cơ quan đơn vị hoặc tổ chức ở từng chi tổ hội, theogiới tính, nghề nghiệp hình thức này tác động trực tiếp đến đối tượng được tuyêntruyền, đúng nội dung nên nó mang tính chính xác cao, là cán bộ tuyên tuyền phảiphân tích sâu sắc nội dung và ý nghĩa của công tác tuyên truyền, thuyết phục đốitượng nâng cao nhận thức về pháp luật, hoặc đóng góp vào những vấn đề cần điềuchỉnh cho hợp lý

- Đưa giáo dục pháp luật vào các trường học:

Việc đưa giáo dục pháp luật vào các trường học là hình thức và phương tiệnquan trọng trong hệ thống giáp dục pháp luật Những năm qua việc dạy và học phápluật đã từng bước được triển khai trong các trường phổ thông, các trường Đại học,trung học trong hệ thống các trường Đảng và các tổ chức xã hội khác như: Đoànthanh niên, phụ nữ, công đoàn bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể gópphần nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật

Nội dung giáo dục pháp luật về giao thông bao gồm: cung cấp các kiến thức

cơ bản về giao thông, từ đó hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi vănhóa khi tham gia giao thông Bên cạnh việc cung cấp kiến thức, việc giáo dục cònđược thực hiện thông qua các phong trào về văn hóa giao thông

Để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông trong các trường họcđạt kết quả sắp tới cần phải làm:

+ Cải cách, hoàn thiện hệ thống giáo dục về an toàn giao thông

+ Đoàn thanh niên, đội thiếu niên lồng ghép các chương trình hành động,sinh hoạt gắn liền với nội dung có tính giáo dục pháp luật về an toàn giao thông

+ Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giảng viên và giáo viên của các trường kiếnthức giáo dục về an toàn giao thông và thông qua họ tác động trực tiếp vào các tầnglớp sinh viên và các em học sinh, thông qua đó các em sẽ nắm rõ hơn về giáo dục

Trang 9

pháp về an toàn giao thông.

- Phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông thông qua việc xây dựng các tủ sách pháp luật về an toàn giao thông ở cơ quan ban ngành huyện, thị, thành phố, ở cấp xã:

Phối hợp với các ngành và địa phương tiếp tục kiện toàn, quản 1ý, khai thác

và đầu tư có hiệu quả tủ sách pháp luật các xã - thị trấn theo tinh thần Nghị quyết số1067/NQ-TTg ngày 25/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ để trưng bài các loại vănbản pháp luật, các tập hệ thống văn bản dưới Luật, văn bản Trung ương, của Tỉnh

và các bản tin pháp luật, công báo và sách báo.Để phục vụ cho nhu cầu tìm hiểupháp luật nói chung và về an toàn giao thông nói riêng của cán bộ và nhân dân địaphương

- Phổ biến giáo dục pháp luật về thông thông qua các phương pháp trực quan:

Sáng tác các loại pa nô, áp pích, phát tờ rơi có nội dung tuyên truyền phápluật về giao thông và đặt tại những nơi thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông đểcảnh báo người tham gia giao thông

Tổ chức những cuộc triển lãm tranh, ảnh những hình ảnh tai nạn giao thông

và các hành vi vi phạm an toàn giao thông

- Tổ chức các lớp học chuyên đề về an toàn giao thông:

Cho các đối tượng có phương tiện tham gia giao thông, kinh doanh vận tải,

tổ chức thi lấy giấy phép lái xe

- Thông qua xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông:

Thông qua xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực trật tự an toàn giaothông tiến hành giải thích tuyên truyền giúp người vi phạm nói riêng và người thamgia giao thông nói chung hiểu biết pháp luật về an toàn giao thông khi tham gia giaothông

- Thông qua các loại hình văn hóa, nghệ thuật:

Tổ chức các cuộc thi sáng tác bài hát, truyện ngắn, thơ, các tiều phẩm cónội dung về đề tài an toàn giao thông cho mọi đối tượng tham gia

Trang 10

1.4 Cơ sở của phổ biến, giáo dục pháp luật.

1.4.1 Quan điểm của Đảng:

Đảng ta luôn coi công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là vấn đềquan trọng có tính chất thường xuyên, liên tục của cả hệ thống chính trị Công tácnày được Đảng ta luôn luôn chỉ đạo một cách toàn diện trong suốt quá trình lãnhđạo của mình Sự chỉ đạo đó được thể hiện bằng những quan điểm thông qua các kỳĐại hội Đảng toàn quốc, cụ thể như : các cấp ủy Đảng, các cơ quan Nhà nước, cácđoàn thể phải thường xuyên phổ biến, giải thích pháp luật trong các tầng lớp nhândân, giáo dục pháp luật vào các trường đại học, các cấp học, xây dựng ý thức sống

có pháp luật và tôn trọng pháp luật

Trong rất nhiều văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã đề cập đến

công tác này như Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: "Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật; huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong cơ quan nhà nước và trong xã hội".Hiến pháp năm 1992 giao Chính phủ nhiệm vụ: “tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân”.

Đặc biệt, Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng

về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật,nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân Chỉ thị số 32-CT/TW đã

khẳng định: “Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”.

1.4.2 Cơ sở pháp lý:

- Căn cứ Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trungương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dụcpháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân;

- Chỉ thị số 22/CT-TW ngày 24 tháng 02 năm 2003 của Ban Bí thưTrung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo

Trang 11

trật tự an toàn giao thông;

- Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ vềviệc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW;

- Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ vềmột số giải pháp cấp bách kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;

- Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ

về tăng cường thực hiện các biện pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giaothông;

- Công điện số 655/CĐ-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướngChính phủ về việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự

an toàn giao thông;

- Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 về tăng cường sựlãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ,đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông

- Chỉ thị số 25/CT-TU ngày 14/7/2004 của Tỉnh uỷ An Giang về tăngcường sự chỉ đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Chỉ thị số 21/2006/CT-UBND ngày 21/11/2006 của UBND tỉnh AnGiang về tăng cường vai trò lãnh đạo của Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thểcấp tỉnh và Chủ tịch UBND các cấp đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Quyết định số 740/QĐ-UBND ngày 21/4/2008 của UBND tỉnh banhành Kế hoạch thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008-

2012 trên địa bàn tỉnh An Giang;

- Chỉ thị số 05/2010/CT-UBND ngày 10/2/2010 của UBND tỉnh AnGiang về việc tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh AnGiang năm 2010 và những năm tiếp theo;

- Công văn số 1507/UBND-KT ngày 04 tháng 10 năm 2012 củaUBND tỉnh An Giang về việc tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông trênđịa bàn tỉnh các tháng cuối năm 2012;

- Kế hoạch số 15/KH-ATGT ngày 27 tháng 7 năm 2012 của Ban antoàn giao thông tỉnh An Giang về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo

Trang 12

dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh;

- Chương trình hành động số 447/CTHĐ-BCĐ ngày 21/07/2011 thựchiện cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sôngnước”

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác phổ biến, giáo dục phápluật về giao thông tương đối đầy đủ Đây là những nỗ lực rất quan trọng của Đảng,Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng các địa phương để triển khai công tác này

có hiệu quả và đồng thời cũng tạo nên môi trường pháp lý thuận lợi để nâng caohiệu quả thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông

Như vậy, từ Trung ương đến địa phương, công tác phổ biến, giáo dục phápluật được Đảng ta khẳng định trong những văn kiện quan trọng nhất và quy địnhtrong pháp luật, kế hoạch, chương trình hành động coi đó là khâu quan trọng khôngthể thiếu được trong công tác lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước tronglĩnh vực trật tự an toàn giao thông

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG CỦA THANH TRA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI AN GIANG

2.1 Vài nét về Thanh tra Sở giao thông vận tải tỉnh An Giang:

Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh An Giang được thành lập theo Quyếtđịnh số 1757/2005/QĐ-UB ngày 17 tháng 6 năm 2005 trên cơ sở chuyển đổi từ đơn

vị cũ theo các tên gọi khác như: Lực lượng Thanh tra giao thông, Ban Thanh tragiao thông thủy bộ

Về cơ cấu tổ chức: Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh An Giang hiện có

13 Đội Thanh tra trực thuộc gồm: Đội Hành chính tổng hợp; Đội Thanh tra hànhchính, và 11 Đội Thanh tra giao thông ở các địa bàn huyện, thị, thành phố

Thực hiện Quyết định 2431/QĐ-UBND ngày 24/12/2010 của Uỷ ban nhândân tỉnh, Thanh tra Sở Giao thông vận tải đã bổ nhiệm lại, điều động công chức, bốtrí các Đội Thanh tra trực thuộc trên địa bàn các huyện, thị xã và thành phố; tham

Trang 13

mưu cho Giám đốc Sở về việc ký hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế của Thanh tra Sở

để ổn định cơ cấu tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ được giao

Thanh tra Sở Giao thông vận tải hiện có tổng số 77 cán bộ, công chức vànhân viên Trong đó: Thanh tra viên chính 01 đồng chí; Thanh tra viên: 25 đồngchí; kiểm tra viên: 30 đồng chí Có 60 công chức có trình độ Đại học và đã tốtnghiệp các khóa Bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra hành chính, Thanh tra chuyênngành Đơn vị có 52 đảng viên sinh hoạt tại Chi bộ trực thuộc Đảng bộ Sở Giaothông vận tải tỉnh An Giang; 01 tổ chức Công đoàn trực thuộc Công đoàn Sở Giaothông vận tải và 01 Chi đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh trực thuộc ĐoànThanh niên Công sản Hồ Chí Minh Sở Giao thông vận tải tỉnh An Giang

Thanh tra Sở Giao thông vận tải là đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Sở Giaothông vận tải tỉnh An Giang và chịu sự lãnh đạo về công tác Đảng, nghiệp vụThanh tra của Sở Giao thông vận tải và Thanh tra Bộ Đơn vị có mối quan hệ côngtác mật thiết với các lực lượng Cảnh sát và các ngành chức năng ở địa phương,được sự quan tâm hỗ trợ của UBND tỉnh, chính quyền địa phương các cấp và Ban

An toàn giao thông tỉnh

Về cơ sở vật chất: Thanh tra Sở Giao thông vận tải có trụ sở chính và trụ sởcác Đội Thanh tra trực thuộc tại địa bàn các huyện, thị, thành phố Hiện có 01 xe ô

tô 7 chỗ ngồi và 50 xe mô tô các loại cùng với các công cụ hỗ trợ

Về chức năng, nhiệm vụ được giao: Thực hiện theo quy định tại Nghị định

số 136/2004/NĐ-CP ngày 16/6/2004 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động củaThanh tra giao thông vận tải; Thông tư số 03/2005/TT-LT- BGTVT-BNV ngày06/01/2005 của Liên Bộ Giao thông vận tải và Bộ Nội vụ; Thông tư số08/2010/TT-BGTVT ngày 19/3/2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định nhiệm

vụ, quyền hạn của Thanh tra đường bộ

2.2 Tổng quan hiện trạng giao thông vận tải của tỉnh An Giang:

2.2.1 Các loại hình giao thông vận tải chủ yếu tại tỉnh An Giang:

Nhìn chung giao thông vận tải ở tỉnh An Giang gồm có hai loại hình chính làđường bộ và đường thủy nội địa

Trang 14

Về đường bộ: Hệ thống giao thông đường bộ tương đối thuận tiện cho việcvận chuyển, giao lưu kinh tế trong và ngoài tỉnh Toàn tỉnh hiện có 3.760 km đường

bộ, bao gồm 01 tuyến quốc lộ chính (Quốc lộ 91), 14 tuyến tỉnh lộ và 896 tuyếnđường đô thị và giao thông nông thôn

Về đường thủy: Hệ thống giao thông đường thủy của tỉnh An Giang tươngđối phức tạp bao gồm sông, kênh, rạch với tổng chiều dài 5.757 km, nhưng trong

đó chỉ có 2.445,4 km sông kênh có phương tiện thủy lưu thông

2.2.2 Tình hình trật tự an toàn giao thông:

An Giang là một tỉnh có mạng lưới giao thông đa dạng, đường bộ và đườngthủy đan xen nhau Do đó tình hình trật tự an toàn giao thông ở An Giang trongthời gian qua diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn giao thông đặc biệt là tai nạn giaothông đường bộ ở mức tương đối cao trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.Tuy nhiên, tình hình giao thông đã diến biến theo chiều hướng tốt, giảm liên tụctrong 03 năm (2010-2012) về cả 03 tiêu chí số vụ, số người chết và số người bịthương

Tình hình tai nạn giao thông qua các năm cụ thể như sau:

* Năm 2010:

- Tình hình tai nạn giao thông:

Tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2010

giảm

Số người chết

Tăng, giảm

Số người

b

thương

Tăng, giảm

Trang 15

đã có những chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông được kiềm chế cả 03 tiêu chí,

cụ thể tình hình hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông như sau:

Theo số liệu thống kê cả năm 2010, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 126 vụ, làmchết 135 người, bị thương 59 người So với cùng kỳ năm 2009, tai nạn giao thông

đã giảm 05 vụ 4,34%), giảm 07 người chết 5,6%), giảm 09 người bị thương 15%)

(-Trong đó:

Đường bộ: xảy ra 121 vụ, làm chết 131 người, bị thương 59 người So vớicùng kỳ năm 2009 giảm 05 vụ (-4,54%), giảm 06 người chết (-0,5%) và giảm 09người bị thương (-15%)

Đường thủy: xảy ra 05 vụ, làm chết 04 người So với cùng kỳ 2009, số vụkhông tăng giảm, giảm 01 người chết (-20%)

* Năm 2011:

-Tình hình tai nạn giao thông:

Trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 121 vụ tai nạn giao thông, làm chết 123 người, bịthương 47 người So cùng kỳ năm 2010, giảm 05 vụ (-3,9%), giảm 12 người chết (-8,8%), giảm 12 người bị thương (-20,3%)

Trong đó:

Đường bộ: xảy ra 110 vụ tai nạn giao thông, làm chết 116 người và bịthương 47 người So cùng kỳ năm 2010 giảm 11 vụ (-9,1%), giảm 15 người chết (-11,5%) và giảm 12 người bị thương (-20,3)

Đường thủy: xảy ra 11 vụ tai nạn giao thông, làm chết 07 người So cùng kỳnăm 2010, tăng 06 vụ (+100%), tăng 03 người chết (+75%)

* Năm 2012:

-Tình hình tai nạn giao thông:

Về tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh, năm 2012 đã giảm cả 03tiêu chí Theo số liệu thống kê cả năm 2012, tổng số vụ tai nạn giao thông trên tỉnh

An Giang xảy ra 89 vụ, làm chết 104 người và bị thương 30 người Nhờ thực hiệnđồng bộ các giải pháp về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tình hình tai nạn giao

Trang 16

thông trên địa bàn tỉnh đã giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bịthương, cụ thể so với 2011 đã giảm 32 vụ (- 26,4% ), giảm 19 người chết (-15,4%),giảm 17 người bị thương (-36,1%) Chính phủ khen An Giang là một trong mườitỉnh trên cả nước đã kéo giảm được tai nạn giao thông về cả ba tiêu chí.

Trong đó:

Đường bộ: xảy ra 86 vụ tai nạn giao thông, làm chết 100 người, bị thương

30 người So với năm 2011 giảm 24 vụ ( -21,8% ), giảm 16 người chết (-13,8%),giảm 17 người bị thương (-36,1% )

Đường thủy: xảy ra 03 vụ tai nạn giao thông, làm chết 04 người So với năm

2011 giảm 08 vụ ( -72,7% ), giảm 03 người chết ( -42,8% )

2.2.3 Nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ:

Theo phân tích của Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ tỉnh An Giang,năm 2012 tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh tập trung vào đối tượngmôtô, xe máy và chủ yếu trên các tuyến đường tỉnh và trên Quốc lộ 91 Nguyênnhân gây tai nạn giao thông phần lớn là do ý thức người tham gia giao chưa cao(chiếm trên 70%), nguyên nhân do phương tiện chiếm chưa đến 0,1% , hầu nhưkhông có tai nạn giao thông nào do kết cấu hạ tầng giao thông và có 30% do cácnguyên nhân khác

Phân theo tuyến đường ta thấy mặc dù chỉ có một tuyến quốc lộ chính đi quađịa bàn tỉnh (QL91) nhưng tai nạn giao thông trên quốc lộ này chiếm tới 34,7%tổng số vụ tai nạn giao thông đường bộ năm 2012; tai nạn giao thông trên tỉnh lộchiếm 38,7% tổng số vụ

Do ảnh hưởng của lũ lụt liên tiếp nhiều năm liền làm hệ thống giao thôngtrên địa bàn bị ảnh hưởng rất lớn, nhiều cầu, cống bị hư hỏng và hàng chục kmđường giao thông liên xã bị sạt lở, đặc biệt là các tuyến đê bao ngăn lũ gắn vớiđường giao thông

Nền kinh tế phát triển nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dânngày càng tăng cao về đường thủy và đường bộ, từ đó số lượng xe và phương tiệnđường thủy lưu thông ngày càng tăng, nhất là xe gắn máy hai bánh, ô tô, ô tô tải, đò

Ngày đăng: 07/06/2016, 00:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w