1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tư tưởng hồ chí minh về nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và vận dụng trong giai đoạn hiện nay

122 475 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà tư tưởng lớn mà Người còn là một nhà thực hành biện chứng lớn, nói đi đôi với làm, luôn đề cao tinh thần trách nhiệm và nâng cao tinh thần đó tr

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Mã số: 60.31.02.04

Người hướng dẫn: PGS.TS LẠI QUỐC KHÁNH

HÀ NỘI –2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong luận văn này là kết quả thu hoạch tài liệu và nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa được công bố trên các công trình khác Luận văn được trích dẫn đầy đủ những kết quả của những công trình nghiên cứu khác Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thông tin, dữ liệu đã công bố trong luận văn này./

Hà Nội, ngày … tháng… năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Thị Ngọc An

Trang 4

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới khoa Khoa học chính trị, nơi tôi đã học tập và gắn bó suốt quá trình học tập từ khi là sinh viên đến khi là học viên cao học ở khoa, cũng là nơi tôi gặp được những người thầy giáo, cô giáo có trình độ và có tâm huyết với nghề, với học trò của mình, để từ đó tôi được truyền thụ rất nhiều điều quý báu từ tri thức sách vở đến những hiểu biết

xã hội Và cũng xin cảm ơn những người mà tôi chưa hề gặp mặt, nhưng những tư tưởng, công trình nghiên cứu của họ đã có sự tác động mạnh mẽ và sâu sắc tới tôi, tới quá trình nghiên cứu của tôi, giúp tôi có niềm tin và động lực để hoàn thành công trình khoa học này

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Kinh điển – Lý luận, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật – nơi tôi đang công tác – đã tạo điều kiện về thời gian và sự động viên để tôi có thể hoàn thành được luận văn này

Và cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, nhưng người đã luôn khích lệ và ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 9

6 Đóng góp của Luận văn 9

7 Ý nghĩa của Luận văn 9

8 Cấu trúc của Luận văn 10

NỘI DUNG 11

Chương I Cơ sở hình thành và nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên 11

1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên 11

1.1.1 Truyền thống nêu cao tinh thần trách nhiệm của dân tộc 11

1.1.2 Quan niệm về trách nhiệm trong truyền thống tư tưởng – văn hóa phương Đông 13

1.1.3 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về tinh thần trách nhiệm của người cộng sản 24

1.1.4 Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh 26

1.2 Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao tinh thần trách nhiệm 29

1.2.1 Quan điểm về tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên 29

1.2.2 Quan điểm về sự cần thiết và biện pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm 46

Chương II Thực trạng và giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 61

Trang 6

2.1 Thực trạng và nguyên nhân 61

2.1.1 Ưu điểm và nguyên nhân 61

2.1.2 Hạn chế và nguyên nhân 69

2.2 Giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh 86

2.2.1 Giải pháp đối với cá nhân cán bộ, đảng viên 87

2.2.2 Giải pháp đối với tổ chức Đảng và Nhà nước 89

2.2.3 Giải pháp đối với xã hội 96

KẾT LUẬN 102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 PHỤ LỤC

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hồ Chí Minh - niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, biểu hiện cho ý chí, khát vọng của dân tộc và xu hướng phát triển của thời đại Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước, người anh hùng giải phóng dân tộc, được tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đánh giá là đã “để lại dấu ấn trong quá trình phát triển của nhân loại”- đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta Tư tưởng và lý luận cách mạng mà Người

để lại cho dân tộc ta và nhân loại là một di sản vô cùng quý giá Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa

và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại” và “Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”[2, tr 83-84] Chính vì vậy, cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng

và nhân dân Việt Nam

Trước hết, phải khẳng định rằng, cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Người là tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời về thực hành nâng cao tinh thần trách nhiệm Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà tư tưởng lớn

mà Người còn là một nhà thực hành biện chứng lớn, nói đi đôi với làm, luôn

đề cao tinh thần trách nhiệm và nâng cao tinh thần đó trong mỗi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó và luôn thực hiện tinh thần tự phê bình và phê bình, Người chính là tấm gương sáng về việc thực hiện đúng trách nhiệm và nâng cao tinh thần trách nhiệm cho toàn bộ cán bộ, đảng viên Đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, Người yêu cầu vừa phải thực hiện đạo đức

Trang 8

công dân, vừa thực hiện đạo đức của người cán bộ - đạo đức cách mạng, nghĩa là: “Nhận rõ phải, trái Giữ vững lập trường Tận trung với nước Tận hiếu với dân”, cần nhận thức rõ, nâng cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, là mục đích và bản chất của Đảng

Chúng ta khẳng định rằng, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong tư tưởng Hồ

Chí Minh là một trong những tư tưởng có giá trị to lớn đối với toàn Đảng và toàn dân nói chung và đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

và đảng viên nói riêng, nhằm đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức cách mạng và lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, để củng

cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước

Năm 2016, tổng kết 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể Nhưng sự suy đồi về đạo đức của một số cán bộ, đảng viên ở một số cơ quan, bộ phận ngày càng trở nên khó kiểm soát, dân chủ trong nhân dân có lúc không được thực hiện đúng và ở một số nơi đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo còn nhiều khó khăn, tình trạng xa dân, quan liêu của cán bộ cấp cao là tình trạng đang diễn ra ngày càng trầm trọng, nói nhưng không làm hoặc làm không đúng, xa rời thực tiễn Đặc biệt, ở một

số bộ phận ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng viên những người giữ những chức vụ nhất định trong bộ máy Nhà nước và Đảng trở nên yếu kém, không làm tròn trách nhiệm với đúng vị trí của mình, hoặc lảng tránh trách nhiệm, hoặc không thừa nhận trách nhiệm của mình và không thực hiện việc tự phê bình và phê bình một cách đúng đắn Trong hoàn cảnh đó, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

đã ký ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4

Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) Vềmột số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, trong đó vấn đề cấp bách thứ ba là về việc thiếu ý thức

trách nhiệm của cản bộ, đảng viên, cụ thể: Nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác định

Trang 9

rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân; khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm Do vậy, vừa có hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa không khuyến khích người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm; tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm và nâng cao tinh thần trách nhiệm là vô cùng cấp thiết

Từ những năm 90 của thế kỷ 20, việc nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta được quan tâm và phát triển mạnh, với những công trình nghiên cứu khoa học, Hội thảo khoa học lớn và sách báo được xuất bản Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1990), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật đã xuất bản bộ

sách Hồ Chí Minh toàn tập lần thứ nhất với 10 tập Năm 1996, bộ Hồ Chí Minh toàn tập được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản lần

thứ nhất với 10 tập sách Tuy nhiên, việc nghiên cứu và tìm hiểu về Hồ Chí Minh chưa phải đã hoàn thành và kết thúc, năm 2011, Nhà xuất bản Chính trị

quốc gia - Sự thật đã cho xuất bản bộ Hồ Chí Minh toàn tập với 15 tập, chứng

tỏ rằng những nghiên cứu về Hồ Chí Minh chưa thể dừng lại ở đó và còn tiếp tục, bởi, để hiểu Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng những tư tưởng của Người là không hề dễ dàng Trong bối cảnh thế giới luôn luôn thay đổi và đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam Đổi mới, việc xây dựng Đảng và cán

bộ, đảng viên phải ngày càng được quan tâm, việc nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong tư tưởng của Người nói riêng sẽ góp phần củng cố vững chắc các tổ chức của Đảng, Nhà nước, để Đảng thật sự trong sạch và vững mạnh, cán bộ, đảng viên xứng đáng là “người đầy tớ trung thành của nhân dân”

Trang 10

Từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và vận dụng trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình, với mục tiêu làm rõ tư tưởng

Hồ Chí Minh về nâng cao tinh thần trách nhiệm và vận dụng tư tưởng đó trong hoàn cảnh hiện nay của Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu khoa học, sách và báo, tạp chí tập trung nghiên cứu rất nhiều về vấn đề đạo đức trách nhiệm, đạo đức cách mạng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh; những vấn đề liên quan đến giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm: chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm; và những công trình có nội dung vận dụng tư tưởng nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên hiện nay theo Hồ Chí Minh

2.1 Những công trình khoa học về xây dựng và kiện toàn tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam có đề cập tới vấn đề tinh thần trách nhiệm và nâng cao tinh thần trách nhiệmtheo tư tưởng Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân trải qua hai cuộc kháng chiến, cứu nước chống thực dân Pháp và đế quốc

Mỹ xâm lược thắng lợi hoàn toàn Có thể nói, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một nhân tố có tính quyết định đối với sự thành công của cách mạng Việt Nam Do vậy, sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, xét cho cùng, phải bắt đầu từ đổi mới toàn diện và chỉnh đốn Đảng Vì vậy, bên cạnh việc xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng chính là nhiệm vụ then chốt, Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn bản thân mình Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã và đang được Đảng Cộng sản vận dụng, chỉ đạo thực tiễn cách mạng nước ta, xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật sự trung thành của nhân dân Các nhà lãnh đạo,

Trang 11

nhà khoa học với những công trình khoa học có liên quan đến để tài là: Nguyễn Phú Trọng, Trần Đình Huỳnh, Phùng Hữu Phú, Hoàng Chí Bảo, Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong,Trương Ngọc Nam, Hoàng Anh,…

Trong số đó tiêu biểu là tác phẩm: Xây dựng chỉnh đốn Đảng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của đồng chí Nguyễn Phú Trọng (2012), tác phẩm

gồm ba phần: phần một viết về một số vấn đề chung về Đảng và công tác xây dựng Đảng; phần hai cụ thể những vấn đề về xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng; phần ba là xây dựng Đảng về tổ chức, cán bộ; phần bốn tập trung viết

về rèn luyện đạo đức, lối sống Tác phẩm đề cập nhiều vấn đề phong phú cả

về lý luận và thực tiễn của công tác xây dựng Đảng, rút ra một số bài học và kết luận quan trọng giúp chúng ta tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác xây dựng Đảng, thực hiện thắng lợi toàn diện công cuộc đổi mới đất nước hiện nay

Đảng ta là đạo đức là văn minh của hai tác giả Trương Ngọc Nam,

Hoàng Anh (2011), trong đó, phần thứ nhất chọn lọc những bài nói và bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng Đảng là văn minh, đạo đức, đào tạo cán bộ có tinh thần trách nhiệm và phần thứ hai tập trung phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, mà trọng tâm là đưa ra những quan điểm về vấn đề đạo đức cách mạng cán bộ, nâng cao tinh thần trách nhiệm bằng cách chống quan liêu, tham nhũng, xây dựng; đồng thời đưa ra biện pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên để xây dựng một Đảng trong sạch, đạo đức, văn minh

Ngoài ra, còn một số tác phẩm có nội dung liên quan tới vấn đề nâng

cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên: Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố (Cao Khoa Bảng (2008)), Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo cuộc đổi mới (Bùi Kim Đỉnh (2009),…

Một số bài viết về xây dựng và công tác đảng, trong đó liên quan tới

vấn đề tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên: Xây dựng và thực hành

Trang 12

văn hóa Đảng trong điều kiện đảng cầm quyền (Hoàng Chí Bảo (Tạp chí Cộng sản, 2012)), Xây dựng đảng cầm quyền theo “Di chúc” của Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay (Phạm Thành Dung (Tạp chí Giáo dục lý luận,

2009)),…

Một số luận án tiến sĩ có nội dung về nâng cao tinh thần trách nhiệm

của cán bộ, đảng viên hiện nay: Hoàn thiện việc xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước chuyên nghiệp ở Việt Nam (Chu Xuân Khánh(2012)), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra chuyên trách của Đảng trong tình hình hiện nay (Trương Thị Thông (1996)),… Nội dung những luận án

này đề cập rất rõ tới thực trạng cán bộ, đảng viên, đồng thời đưa ra biện pháp nâng cao chất lượng cũng như nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thời kỳ này

2.2.Nhóm những tác phẩm viết về đề tài tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân và vận dụng trong hoàn cảnh hiện nay

Đạo đức là gốc rễ của cách mạng, đạo đức của một người cán bộ, đảng viên có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của công việc họ được giao Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm nhất đến đạo đức của Đảng nói chung và đặc biệt là đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên nói riêng Trong tất cả những lời căn dặn lại, Người đều nhắc nhở phải nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân Chính vì vậy, đề tài đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là vấn đề được nhiều học giả nghiên cứu và vận dụng Trong đó, phải kể đến những học giả: Vũ Khiêu, Hoàng Chí Bảo, Phùng Hữu Phú, Song Thành, Bùi Đình Phong, Phạm Ngọc Anh, Vũ Văn Phúc, Ngô Văn Thạo,…

Trong đó, tác phẩm tiêu biểu:Những giải pháp và điều kiện thực hiện phòng, chống suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên

của tập thể tác giả Phùng Hữu Phú, Vũ Văn Phúc và Ngô Văn Thạo (2011),

Trang 13

tác phẩm nêu ra thực trạng của việc thiếu tinh thần trách nhiệm, biểu hiện cụ thể là sự suy thoái đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên hiện nay với những số liệu rất đầy đủ và cụ thể, đồng thời đưa ra những giải pháp chi tiết cho từng vấn đề, từng tổ chức, đối tượng về những giải pháp và điều kiện để phòng chống chủ nghĩa cá nhân cũng là biện pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên hiện nay

Tác phẩmHồ Chí Minh – ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam của

tác giả Vũ Khiêu (2014), đối với tác phẩm này, trong những bài viết nói về quá trình đi tìm đường cứu nước, về tư tưởng đạo đức, về tư tưởng văn hóa của Người thì yếu tố đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên được nhấn mạnh nhiều nhất, cụ thể là tinh thần trách nhiệm của mỗi người và biện pháp để nâng cao tinh thần trách nhiệm được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc đến trong những bài nói và bài viết và được tác giả phân tích và tổng hợp lại Đặc biệt là những yếu tố về tinh thần trách nhiệm và những nguyên tắc đối với cán

bộ, đảng viên để nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng được tác giả nhấn mạnh

và phân tích rõ ràng

Ngoài ra, các bài viết trên các tạp chí: Đạo đức Hồ Chí Minh - Một kiểu mẫu về sự nhất quán giữa tư tưởng và hành động của tác giả Hoàng Chí Bảo đăng trên tạp chí Lịch sử Đảng; Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân của cán bộ đảng viên của tác giả

Phan Ngọc Liên đăng trên tạp chí Giáo dục lý luận,…

Tuy nhiên, đó là những tác phẩm nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh

về xây dựng Đảng, đạo đức và đạo đức cách mạng chung có một nội dung liên quan tới tinh thần trách nhiệm và nâng cao tinh thần trách nhiệm, chưa thấy tác phẩm nào đi sâu phân tích về tinh thần trách nhiệm và nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong quan niệm Hồ Chí Minh; đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay vấn đề này trở nên cấp bách khi ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên hiện nay có xu hướng tiêu cực, chưa làm tròn và

Trang 14

đúng trách nhiệm được nhân dân giao phó Như vậy, vẫn cần phải có những nghiên cứu cụ thể, đi sâu vào từng vấn đề trong tư tưởng của Người và vận dụng được điều đó trong bối cảnh Việt Nam hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, làm rõ nội dung củatư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên

Thứ hai, phân tích thực trạng tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên ở Việt Nam hiện nay

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nâng cao tinh thần thức trách nhiệm của cán bô, đảng viên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Tư tưởng của Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm và nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên theo tư tưởng

Trang 15

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Những lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam liên quan đến tinh thần trách nhiệm và nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên Đồng thời, có tham khảo một số công trình nghiên cứu của các học giả trong nước

có liên quan đến đề tài của luận văn này

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học của ngành Khoa học xã hội – nhân văn và các phương pháp nghiên cứu đặc thù trong nghiên cứu chuyên ngành tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó tập trung sử dụng các phương pháp logic - lịch sử, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê - so sánh và phương pháp hệ thốngtrên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, nhằm làm sáng tỏ những luận điểm được đưa ra lý

giải trong công trình

6 Đóng góp của Luận văn

Làm rõ tư tưởng của Hồ Chí Minh về nâng cao tinh thần trách nhiệm, phân tích thực trạng và nguyên nhân và đã đề xuất được những giải pháp để nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh

7 Ý nghĩa của Luận văn

Khẳng định giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên

Nghiên cứu này có thể sử dụng như một tư liệu tham khảo cho chuyên ngành Hồ Chí Minh và một số vấn đề liên quan như công tác xây dựng Đảng,

công tác cán bộ

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ việc học tập và nghiên cứu các vấn đề như: tinh thần trách nhiệm, nâng cao ý thức trách

Trang 16

nhiệm của cán bộ, đảng viên, xây dựng Đảng, đạo đức, đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh

8 Cấu trúc của Luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục Luận văn gồm 2 chương và 4 tiết

Trang 17

NỘI DUNG Chương I

Cơ sở hình thành và nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng

cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên 1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên

1.1.1 Truyền thống nêu cao tinh thần trách nhiệm của dân tộc

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh:

“Hồ Chủ tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn bất cứ người Việt Nam nào hết” [4, tr 425], ở Hồ Chí Minh kết tinh của những giá trị tốt đẹp nhất của con người Việt Nam Có thể nói, tinh hoa của dân tộc đã hình thành nên con người kiệt xuất Hồ Chí Minh và một trong những giá trị truyền thống đó là luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm

Truyền thống nêu cao tinh thần trách nhiệm của dân tộc đã hình thành nên một Hồ Chí Minh: Trách nhiệm cộng đồng sâu sắc, chủ nghĩa yêu nước, thương nòi, yêu thương, hy sinh, đoàn kết lẫn nhau, cùng nhau giải quyết những công việc chung của cộng đồng, của dân tộc

Đất nước Việt Nam có đặc điểm là một nước nông nghiệp trồng lúa nước nên trong công việc đồng áng rất cần sự cố kết cộng đồng và cần tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên trong cộng đồng để cùng nhau chung sức trong phòng chống thiên tai, tổ chức sản xuất Nông nghiệp trồng lúa nước, có đặc trưng là công việc đắp đê trị thủy và công việc phòng chống hạn hán, lũ lụt cần trách nhiệm chung của cả làng, xóm Cùng với đặc trưng về tự nhiên, yếu tố lịch sử, xã hội cũng góp phần hình thành nên truyền thống nêu cao trách nhiệm với đất nước của mỗi con dân nước Việt khi liên tục chịu sự dòm ngó, xâm lăng của các thế lực phong kiến phương Bắc Giá trị của tinh thần trách nhiệm và nâng cao tinh thần trách nhiệm luôn luôn được khẳng định và

là giá trị quan trọng trong truyền thống văn hóa Việt Nam, từ tinh thần trách

Trang 18

nhiệm của vua tôi với đất nước, với nhân dân đến trách nhiệm của từng người dân với quê hương, nơi mình gắn bó, đã hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam qua bao thế hệ

Trong thời chiến tranh, tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu đất nước trước hết là đứng ra đấu tranh và bảo vệ người dân của mình trước giặc ngoại xâm Đó là Hội nghị Diên Hồng, khi vua tôi cùng thể hiện tinh thần trách nhiệm bàn bạc để lấy ý kiến toàn dân trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông (1284) Câu hỏi của những người đứng đầu Nhà nước Đại Việt đặt ra cho các bô lão - tầng lớp được tôn trọng nhất trong xã hội truyền thống nước ta - về việc nên đánh hay nên hòa thuở đó, chính là nhằm khơi dậy, phát huy tinh thần trách nhiệm của toàn dân tộc, củng cố sức mạnh đoàn kết của toàn dân trước thử thách của lịch sử Khi vua Trần Nhân Tông ướm hỏi vị tư lệnh chiến trường của mình là Trần Quốc Tuấn: “Thế giặc to như vậy mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân?” thì lập tức nhận được câu trả lời rằng: “Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng tôn miếu, xã tắc thì sao? Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi hãy hàng” Như thế là đã có dân, lại có cả tướng chung một ý chí quyết đánh, chung một tinh thần trách nhiệm trước dân tộc, như sử chép trai tráng Đại Việt xăm hai chữ “sát thát” vào cánh tay rồi đầu quân ra trận Sau ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông thắng lợi, đặc biệt là sau trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng, ý chí được người xưa chép lại rất mộc mạc “muôn người cùng hô một tiếng như bật

ra từ một cửa miệng” chính là bài học lớn nhất mà lịch sử dân tộc Việt Nam

đã đúc kết, không chỉ với sự nghiệp giữ nước Và mãi mãi sẽ ăn sâu và trao truyền trong tâm thức của người dân Việt Nam như một sức mạnh của truyền thống gắn liền với mục tiêu phấn đấu cho nền dân chủ hiện đại, khi tinh thần trách nhiệm của toàn dân tộc được hội tụ với lòng yêu nước cao nhất

Trang 19

Hồ Chí Minh là một người Việt Nam, từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, đã được nuôi dưỡng từ truyền thống văn hóa ấy Với Hồ Chí Minh, yêu nước là một động lực mạnh mẽ của dân tộc, sức mạnh ấy có thể “nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”, ở mỗi thời kỳ lịch sử lòng yêu nước được thể hiện khác nhau nhưng xuyên suốt trong lịch sử Việt Nam chưa bao giờ nguội tắt Dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam đã cùng nhau trải qua bao cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực bên ngoài Mỗi cá nhân đều có

ý thức đồng thuận cao trong nhận thức về tình yêu quê hương, đất nước, về trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân đối với cộng đồng với quê hương đất nước Lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi

sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước [37, tr 38]

Chính việc tiếp thu tinh thần trách nhiệm truyền thống, lòng yêu nước, thương nòi và từ đó kết hợp với tinh hoa nhân loại, sự rèn luyện của bản thân

đã làm nên một Hồ Chí Minh luôn yêu nước, thương dân, thương nhân loại khổ đau với một tinh thần trách nhiệm, một đức hy sinh vô hạn Hồ Chí Minh

đã dành trọn cuộc đời để chiến đấu cho cách mạng, cho nhân dân, cho dân tộc, luôn nêu cao trách nhiệm với Tổ quốc, với dân tộc mình và nhân loại

1.1.2 Quan niệm về trách nhiệm trong truyền thống tư tưởng - văn hóa phương Đông

1.1.2.1 Quan niệm của Nho giáo về tinh thần trách nhiệm

Nho giáo do Khổng Tử sáng lập ở Trung Quốc vào cuối thế kỷ VI trước công nguyên Ra đời trong tình hình chính trị xã hội, đạo đức, trật tự, kỷ cương xã hội bị đảo lộn, rối loạn, nên lý tưởng chính trị của Khổng Tử xây

dựng dựa trên học thuyết về Nhân - Lễ - Chính danh Trong đó, nhân là hạt

Trang 20

nhân là nội dung của học thuyết chính trị, lễ là hình thức của nhân, chính danh là con đường đạt tới điều nhân, nhân là kết tinh cao nhất của triết học

Khổng Tử Nho giáo vào Việt Nam trước hết giữ vai trò của một học thuyết chính trị - đạo đức giúp nhà vua trị nước, yên dân và xây dựng một trật tự xã hội phù hợp với cương thường lễ nghĩa Nói về Khổng Tử, ông đã cùng học trò của mình đi hầu khắp các nước vùng Hoa Hạ, trải qua bao khó khăn nguy hiểm với mong muốn đạo của ông được chấp nhận và thi hành trên đất nước nào đó Chỉ riêng đặc điểm này thôi đã thấy trách nhiệm với đời, với thời thế luôn hiện hữu trong suy nghĩ của Khổng Tử Quan niệm về người quân tử của Nho giáo có điểm giống với quan niệm đạo đức của người cán bộ cách mạng,

“quân tử chu nhi bất tỉ, tiểu nhân tỉ nhi bất chu” – quân tử chung khắp mọi nhà mà không tây vị, tiểu nhân tây vị mà không chung, nghĩa là, là một người quân tử phải có trách nhiệm với bản thân, với sự nghiệp trị nước, cứu dân Dù không nói cụ thể về vấn đề trách nhiệm nhưng những hành động, lời nói và tư tưởng của Khổng Tử luôn thể hiện trách nhiệm của mình trước thế cuộc Ông

đi từ nước Lỗ sang nước Tề rồi về lại nước Lỗ, rồi lại sang nước Vệ cũng mong được hành đạo cứu nước, cứu dân của mình, không màng danh lợi hay địa vị Ông nói: “Sung sung vãng lai, bằng tòng nhĩ tư” [22, tr 43] – vẩn vơ

đi lại, lẩn quẩn với ý nghĩ của riêng mình, có nghĩa rằng, khi mình chỉ nghĩ về một điều thì chỉ cảm được cái ấy và chỉ có cái ấy ứng lại mà thôi, chứ không cảm ứng được với những cái khác nữa Sâu xa hơn, một người khi lấy tâm tư nghĩ về việc lợi hại, hơn thiệt riêng, thì cái trực giác mờ tối đi, không nhìn thấy rõ cái thiên lý lưu hành trong thiên hạ nữa, đó chính là nói về tinh thần trách nhiệm của từng người, đã mang trên mình trách nhiệm phải lo lắng cho thiên hạ thì không nên chỉ biết nghĩ cho bản thân mình

Sinh ra trong gia đình có truyền thống Nho học, Hồ Chí Minh có một quá trình tiếp thu và học tập Nho giáo rất căn bản và có hệ thống Người tiếp thu di sản Nho học từ cha, học tập các thầy đồ nổi tiếng, và trao đổi với các

Trang 21

nhà nho thế hệ tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, cho đến quá trình tự học lâu dài, bền bỉ, Hồ Chí Minh đã kế thừa, sử dụng nhiều phạm trù của Nho giáo, đồng thời đã bổ sung, phát triển những nội dung mới, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam Một số phạm trù của Nho giáo mà Hồ Chí Minh đã

sử dụng như nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm, trung, hiếu Hồ Chí Minh tiếp thu

các phạm trù của Nho giáo và thể hiện quan điểm của mình rõ nhất ở hai

phạm trù trung và hiếu Hồ Chí Minh viết: “Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung

với vua, hiếu với cha mẹ Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới Phải trung với nước Phải hiếu với toàn dân, với đồng bào” [34, tr 170] Rõ

ràng, ở Hồ Chí Minh, nếu chữ Trung mang một nội hàm hoàn toàn mới, từ trung với vua trở thành trung với nước, thì chữ Hiếu lại được mở rộng trên cơ

sở phổ quát hoá đạo đức cá nhân, trong đó gốc của hiếu với dân phải là hiếu với cha mẹ Người cho rằng: “Người kiên quyết cách mạng nhất lại là người

đa tình, chí hiếu nhất Vì sao? Nếu không làm cách mạng thì chẳng những bố

mẹ mình mà hàng chục triệu bố mẹ người khác cũng bị đế quốc phong kiến dày vò… Phải hiểu chữ hiếu rộng rãi như vậy” [37, tr 60] Trung và Hiếu, tự bản thân nó đã hàm ẩn yêu cầu về tình thần trách nhiệm của con người trong gia đình và ngoài xã hội

Những mệnh đề tư tưởng của Nho giáo mà Khổng Tử đã nói được Hồ Chí Minh sử dụng nhiều lần như: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh; phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất; tiên thiên

hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc,… Những mệnh đề trên được Hồ Chí Minh tiếp thu và trong nhiều trường hợp, được Hồ Chí Minh khẳng định chính là những phẩm chất của những người cách mạng, những người cộng sản trong thời đại mới Điều đó cho thấy, trong quan niệm của Hồ Chí Minh, giá trị và tính thời đại của Nho giáo là rất lớn Coi trọng tính chủ thể của con người, coi trọng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức, coi đức là gốc cũng được Hồ Chí Minh kế thừa, sử dụng một cách nhuần nhuyễn trong tư duy và

Trang 22

trong thực tiễn cách mạng Người nói: “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” [35, tr 280], “cụ Tăng Tử là một vị đại hiền, là một tín đồ giỏi nhất của cụ Khổng Tử Cụ Tăng đã làm kiểu mẫu cho chúng

ta Cụ nói: Mỗi ngày tôi tự kiểm điểm mấy lần: Đối với người có thẳng thắn không? Đối với việc có chuyên cần không? Cụ Khổng Tử nói: Mình có đứng đắn, mới tề được gia, trị được quốc, bình được thiên hạ Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý” [36, tr 130] Nho giáo đặc biệt chú ý điều này và Hồ Chí Minh cũng đã tiếp thu ý tưởng đó, đối với nhà vua cần phải đặc biệt có trách nhiệm giáo hóa dân, bảo vệ dân chăm lo cho dân được ấm no và như Mạnh

Tử nói: Vua hiền thì giữ mình khiêm cung, ăn tiêu tiết kiệm, có lễ độ với bề

tôi, lấy thuế của dân có chừng mực”

Hồ Chí Minh nói: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [31, tr 284], Người nói như vậy và luôn thực hành nguyên tắc này, chẳng hạn việc Hồ Chí Minh luôn nghiêm khắc thực hiện nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” Tất cả những điều trên, Người đã học hỏi và vận dụng để xây dựng một người cách mạng, người cán

bộ có trách nhiệm đối với công việc, với Đảng, với nhân dân Một người có đức, có tài, đem tài đức cống hiến, phục vụ nhân dân, đó mới là người cán bộ, đảng viên có trách nhiệm

Như vậy, có thể thấy, Hồ Chí Minh đã khai thác di sản tư tưởng của Nho giáo và ngược lại Nho giáo đã ảnh hưởng đến Hồ Chí Minh một cách sâu sắc trong cả tưởng và trong hành động của Người Đặc biệt, chữ trung, hiếu

đã thấm nhuần trong tư tưởng của Người, đã được biến đổi linh hoạt, sáng tạo với hoàn cảnh cách mạng Việt Nam, để từ đó hình thành nên tư tưởng của Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm và nâng cao tinh thần trách nhiệm

1.1.2.2 Giá trị tư tưởng Phật giáo trong việc hình thành Hồ Chí Minh

tư tưởng về tinh thần trách nhiệm

Trang 23

Tư tưởng văn hóa phương Đông có ảnh hưởng sâu sắc tới Việt Nam, là

tư tưởng của Nho, Phật và Lão giáo từ thế kỷ XIX trở về trước Các tư tưởng này đã được khúc xạ và kết hợp cùng văn hóa Việt Nam một cách hài hòa, tích cực nhằm phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Hồ Chí Minh đã kế thừa những tư tưởng đó một cách sáng tạo và linh hoạt, kết hợp giữa cái truyền thống và cái hiện đại của nhân loại Người từng nói: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân Tôn giáo Giê su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp biện chứng Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó, chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta” Khổng Tử, Giê su, Mác, Tôn Dật Tiên đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội Do đó, Người tuyên bố: “Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy” [19, tr 54] Trong các giá trị tư tưởng – văn hóa phương Đông

mà Hồ Chí Minh đã tiếp thu, có quan niệm về tinh thần trách nhiệm

Phật giáo có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành tư tưởng của Hồ Chí Minh nói chung và với tư tưởng về nâng cao tinh thần trách nhiệm nói riêng Trong những điều giáo huấn của Phật giáo đối với con người có những điều khuyên răn người ta cần phải sống có trách nhiệm với chính bản thân và xã hội

Theo giáo lý của Phật, tham lam, giận dữ, si mê (Tam độc) vốn là

nguyên nhân chính gây ra đau khổ cho loài người Để giải thoát con người khỏi đau khổ, đem lại an vui cho mọi người, Đức Phật dạy người tu hành phải

chống tam độc mà gốc của nó chính là do tham lam và để chống tam độc, người tu hành phải giác ngộ, dùng ý thức, trí tuệ của mình để diệt trừ lòng tham Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức là gốc của người cách mạng; để làm

cách mạng, mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn nêu gương trong rèn luyện, tu dưỡng đạo đức theo các tiêu chí: Cần (là cần cù, chăm chỉ, siêng năng), kiệm (là tiết kiệm tiền của, thời gian, công sức), liêm (là liêm khiết, thanh liêm, không tham địa vị, tiền tài), chính (là ngay thẳng, công minh, chính trực), chí

công vô tư Theo Người, chí công vô tư nghĩa là người cán bộ, đảng viên phải

Trang 24

hoàn toàn vì nhân dân, vì đất nước, không vì cá nhân mình, phải trung với

nước, hiếu với dân, điều này tương đồng với vô ngã vị tha của đạo Phật

Trong giáo lý của Phật, chữ chính luôn được nhấn mạnh trong suốt quá trình tu hành của con người, đức chính hết sức toàn diện từ tư duy đến hành động, từ lời nói đến việc làm, cái đích của chính là nhằm hướng thiện, loại bỏ

cái tà, cái ác Hồ Chí Minh nói: Đức Phật dạy tín đồ, con người thông hiểu, tu hành từ muôn vàn giáo lý, đặng kết đọng hướng tới sống theo đức hạnh cao

nhất: Hãy gấp làm điều thiện, ngăn tâm làm điều ác và khẳng định cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là chuẩn mực đạo đức cao quý của con người, tứ

đức ấy, đức nào cũng quý, cũng cần, như bốn mùa của trời, bốn phương của đất, thiếu một đức, thì không thành người Suốt cuộc đời mình, ngay cả khi đã trở thành Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh luôn là tấm gương mẫu mực trong rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách để hoàn thiện bản thân, chính điều đó đã

có sức lan tỏa, lôi kéo mãnh liệt nhân dân học tập, thực hành theo lời dạy của Người Đó cũng chính là tấm gương điển hình của người cán bộ, đảng viên có trách nhiệm

Đức tính kiên định mà giáo lý nhà Phật răn dạy cũng là một yếu tố quan

trọng đối với một người cán bộ, đảng viên cần có trong bối cảnh đất nước và quốc tế có nhiều biến động, kiên định là ý chí, là sự vững vàng trong quyết định, trong dự tính, trong mối quan hệ, trong lý tưởng hay con đường đã chọn Tùy theo bối cảnh cụ thể mà kiên định được hiểu khác nhau Kiên định là sự nhất quán trong pháp tu Đức Phật đã thề nguyện bên gốc cây bồ đề trước

đêm chứng đạo là sự thể hiện cho sự kiên định vững vàng: Cho dù da thịt, gân xương trở nên khô cằn, máu trong thân này dẫu có cạn kiệt, nhưng nếu không đạt đạo, Ta quyết không rời chỗ này Sự kiên định rất cần trên mọi

chặng đường tu tập và ngay trong cuộc sống đời thường kiên định rất cần thiết

để tạo lập mọi mối quan hệ trở nên lâu dài, và có sự tin tưởng lẫn nhau Đối với hoạt động cách mạng, chuẩn mực kiên định có thể được hiểu là tấm lòng

Trang 25

trung thành, chung thủy, sắt son với Tổ quốc, với nhân dân, với tổ chức, với

đồng đội Đó cũng là điều được Đức Phật xác quyết trong kinh Tăng chi: Chính trong thời gian bất hạnh mới biết được sự trung kiên của một

chính là đứng vững lập trường để hoàn thành nhiệm vụ, không bị lay chuyển trước những cám dỗ chính trị của các thế lực, trước những lợi ích bản thân để xây dựng và bảo vệ nhân dân, Tổ quốc và đó cũng chính là có trách nhiệm với bản thân, xã hội và Tổ quốc

Đức dấn thân trong giáo lý nhà Phật có thể nói là rõ nhất trong con

người của Hồ Chí Minh, dấn thân vì lợi ích của dân tộc, vì cuộc sống của đồng bào, của xã hội, không chút tư lợi, cá nhân Dấn thân là sự phát tâm vì lợi ích của tha nhân vì vậy trong một số trường hợp phải chấp nhận sự hy sinh, mất mát Dấn thân là hành động mang tâm nguyện Bồ-tát, vì đó là sự phát tâm đem lại lợi ích cho nhiều người Đức Phật là minh chứng cao cả cho

sự lập nguyện, dấn thân: Ta mang cỏ munja/ Vững thay, đây đời sống/ Thà Ta chết chiến trận/ Tốt hơn, sống thất bại Công cuộc tự chuyển hóa mình cũng

đồng thời là một quá trình nỗ lực, dấn thân, dấn thân là hành động mang tâm nguyện Bồ-tát Vì cuộc đời vốn dĩ đầy bất hạnh và lắm khổ đau nên người mang tâm nguyện Bồ-tát luôn nỗ lực bằng những gì có thể, nhằm làm vơi khổ cho đời Dấn thân không đồng nghĩa với sự liều mạng, quên thân, dấn thân theo chuẩn mực Phật dạy phải dựa trên cơ sở của sức mạnh, tình thương và trí tuệ, chỉ có như vậy thì sự dấn thân mới tròn đầy ý nghĩa, và giảm đi những tổn thất không đáng có trong khi thực thi hạnh nguyện giúp đời Đạo Phật mang nghĩa vị tha, và dấn thân là một biểu hiện tạm quên đi bản ngã, dấn thân

là sự tận hiến cho đời mà không nghĩ về tư lợi Cũng giống như Hồ Chí Minh, Người hy sinh cho tất cả chỉ quên mình, dâng hiến cả cuộc đời, tất cả trí tuệ

và sức lực cho dân tộc, con người Việt Nam, tất cả thể hiện một con người có tinh thần trách nhiệm cao cả

Trang 26

Có thể nói rằng, tinh thần trách nhiệm cao cả đối với bản thân và nhân loại của Phật giáo đã ảnh hưởng lớn tới tư tưởng cũng như hành động của Hồ Chí Minh Những điều trên không đủ để làm nên một Hồ Chí Minh vĩ đại, nhưng đã góp phần nào để hình thành nên tư tưởng, đức tính của một con người có tinh thần trách nhiệm cao với bản thân, với công việc và với toàn dân tộc Việt Nam

1.1.2.3 Tôn Trung Sơn và Chủ nghĩa Tam dân với vấn đề tinh thần trách nhiệm

Tôn Trung Sơn là nhà cách mạng tiên phong của cách mạng dân chủ Trung Quốc thời cận đại, chịu ảnh hưởng và có cảm tình với sự nghiệp cách mạng của Thái Bình Thiên Quốc - phong trào do Hồng Tú Toàn lãnh đạo nhân dân đứng lên chống lại chính quyền phong kiến nhà Thanh đã thối nát

và sự xâm lược của phương Tây ở Trung Quốc lúc này Trong lúc cách mạng dân chủ tư sản đang phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc, tháng 7-1905, các tổ chức cách mạng thống nhất thành một đảng tên là Trung Quốc cách mạng Đồng minh hội (Đồng minh hội), Tôn Trung Sơn là Tổng lý và xác định cương lĩnh chính trị của hội là: “Đánh đuổi Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, sáng lập dân quốc, bình dân địa quyền” Tháng 11-1905, nhân dịp ra mắt

tờ Dân báo, tờ báo của Đồng minh hội, Tôn Trung Sơn đã đề ra chủ nghĩa Tam dân - chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyền, chủ nghĩa dân sinh, nhằm giải quyết ba yêu cầu bức thiết về dân tộc, dân quyền và dân sinh cho đất nước và nhân dân Trung Quốc Chủ nghĩa Tam dân trở thành phương hướng chính và mục tiêu hành động của Đồng minh hội, đồng thời Tôn Trun Sơn cũng khái quát rằng đây là chủ nghĩa cứu nước, đưa Trung Quốc khẳng định

vị thế bình đẳng về mọi mặt trên thế giới Chủ nghĩa Tam dân mặc dù cũng có hạn chế về lãnh đạo của giai cấp tư sản nhưng nó đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân Trung Hoa về một đất nước độc lập, dân chủ, tự do và một

Trang 27

cuộc sống ấm no, hạnh phúc, thể hiện tinh thần trách nhiệm của những người yêu nước với vận mệnh và tiền đồ của dân tộc

Tôn Trung Sơn là người phê phán nền chính trị quan liêu, hủ bại duới thời nhà Thanh, ông chỉ ra nguyên nhân của thói tham ô, tham nhũng, vô trách nhiệm trong công việc công đó là vì muốn thỏa mãn cuộc sống cá nhân, duy trì địa vị vốn có, mưu đoạt chức quan cao hơn Từ đó coi nhẹ quản lý, lười nhác việc công, dẫn đến đời sống nhân dân khó khăn, bệnh dịch tràn lan

và trách nhiệm của người làm cách mạng chính là phải quét sạch chính phủ quan liêu, hủ bại đó đem lại cuộc sống thái bình cho nhân dân Khi nói về mối quan hệ giữa nhân dân với người lãnh đạo, Tôn Trung Sơn cũng đã có cái nhìn thay đổi khác với Nho giáo, ông lấy quyền lợi chính trị và quyền lợi kinh

tế từ giai cấp thống trị trao cho nhân dân, biến thành của dân, do dân làm và nhân dân tự hưởng thành quả đó Những người làm lãnh đạo, cán bộ công vụ trở thành đày tớ của nhân dân Ông cũng nói về ý nghĩa của Trung và Hiếu của thời kỳ mới, chính là: Trung với quân có thể không cần nữa, không trung với quân mà trung với nước, đồng thời, yêu cầu với một người cách mạng phải phát triển cá nhân mình trước rồi mới mở rộng tới chỗ làm cho thiên hạ thái bình

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người

có ảnh hưởng sâu sắc nhất trong số các nhà cách mạng dân chủ tư sản đối với Người chính là Tôn Trung Sơn Từ lúc thiếu thời, Nguyễn Tất Thành cũng đã được nghe về chủ nghĩa Tam dân, sau này khi hoạt động ở Trung Quốc (1924), Người đã có cơ hội tiếp xúc với chủ nghĩa này trực tiếp hơn Nguyễn

Ái Quốc đã thấy chủ nghĩa Tam dân và chính sách Thân Nga, liên cộng, phù trợ công nông có thể áp dụng vào hoàn cảnh của Việt Nam, mà sau này

Người đã phát triển nó trở thành tiêu ngữ của nước Việt Nam Dân chủ cộng

hòa Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hồ Chí Minh cũng đã nhận thấy, tiếp thu

những tư tưởng của Tôn Trung Sơn về cách vận dụng Nho giáo vào huấn

Trang 28

luyện cán bộ và chiến sĩ, đã là một người cách mạng, một cán bộ, đảng viên phải thật trung thành với lợi ích của nhân dân, phải hy sinh vì nhân dân, làm tròn trách nhiệm của mình, phải coi đó là một đạo đức căn bản của người làm cách mạng, “trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, như vậy mới xứng đáng đứng trong hàng ngũ của Đảng

Trong chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, vấn đề dân quyền được coi là mục đích cuối cùng, ông giành nhiều thời gian và tâm huyết xây dựng các kế hoạch cho công cuộc dân sinh, đó là bản Phương châm chiến lược xây dựng đất nước Cũng giống như vị tiền bối của mình, Nguyễn Ái Quốc sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau khi giành được chính quyền việc đầu tiên Người lo lắng và để tâm chính là việc chống giặc đói, lo sản xuất, lo các mặt dân sinh, làm sao cho nhân dân ấm no, có cơm ăn, áo mặc Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [34, tr 64] Người nhắc nhở đảng viên

và cán bộ: “Nếu dân đói, Đảng và chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và chính phủ có lỗi” [39, tr 518], Người luôn nhắc nhở về tinh thần trách nhiệm đối với nhân dân của Đảng và chính phủ như vậy, không một cán

bộ, đảng viên nào được quên đi trách nhiệm đó, và càng không được quên khi nhân dân còn đang đói khổ, lầm than

Sự gặp gỡ, đồng cảm giữa Hồ Chí Minh với Tôn Trung Sơn phải chăng

là xuất phát từ nỗi khổ của dân tộc bị nô dịch, đồng cảm vì tinh thần trách nhiệm lớn lao của người làm cách mạng, luôn luôn đấu tranh để đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân Tinh thần trách nhiệm với dân tộc, với nhân dân của Tôn Trung Sơn đã truyền cảm hứng lại cho Nguyễn Ái Quốc, để sau này tinh thần trách nhiệm đó trở thành phương châm hành động của cán bộ, đảng viên

Trang 29

cách mạng Việt Nam, là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của người cán bộ, đảng viên cách mạng theo ngọn cờ Hồ Chí Minh

1.1.2.4 Găngđi với vấn đề tinh thần trách nhiệm

Lãnh tụ M Găngđi là anh hùng dân tộc Ấn Độ, người đã chỉ đạo phong trào chống chế độ thực dân của đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với

sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân Xuất phát từ sự đồng cảm với nỗi khổ cùng cực của nhân dân Ấn Độ dưới sự cai trị của thực dân Anh, Găngđi đã chủ trương bất bạo lực (bất hại) với tên gọi Chấp trì chân lý để đòi độc lập, tự do cho đất nước Ấn Độ và cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho nhân dân

Mặc dù hình thức đấu tranh cách mạng khác nhau nhưng mục tiêu cách mạng hướng tới trong tư tưởng Hồ Chí Minh và lãnh tụ Găng-đi là giống nhau, cùng mong muốn giải phóng con người khỏi thân phận nô lệ, mưu cầu hạnh phúc cho đồng bào mình và cho cả nhân dân bị áp bức trên thế giới Ngay khi còn hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã rất quan tâm tới phong trào cách mạng ở Ấn Độ, Người đã viết trên báo Le Libertaire (1921) về

Phong trào cách mạng ở Ấn Độ: “Mahátma Găngđiđã đặt viên đá đầu tiên để

dựng lên thuyết bất hợp tác và bất bạo động Đường lối đó được theo đuổi một cách thắng lợi” [31, tr 59] Nhiều năm sau, khi cách mạng Việt Nam đã thắng lợi, thay mặt Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi lời cảm ơn đến sự giúp đỡ, ủng hộ của chính phủ và nhân dân Ấn Độ: Nhân dân Việt Nam luôn nhớ rằng Thánh Găngđi ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam ngay khi mới bắt đầu

Găngđi đã nói: Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là hy sinh mình vì lợi ích của người khác, điều đó cũng có nghĩa rằng mỗi con người sống trên đời hãy làm những việc có ý nghĩa, giá trị cho người khác thì lúc đó sẽ thấy mỗi ngày của mình có ý nghĩa và hạnh phúc, ở một góc độ nào đó đối với một người làm cách mạng đó là mọi việc làm của mình đều vì lợi ích chung,

Trang 30

không nên mưu cầu lợi ích, hạnh phúc riêng của bản thân khi đồng bào mình còn nghèo khổ, luôn có trách nhiệm với mọi việc mình làm với mọi người, với nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận ảnh hưởng từ lãnh tụ Găngđi về những vấn đề của cách mạng, Người cũng đã nói với cán bộ, đảng viên về tinh thần trách nhiệm, sự hy sinh bản thân cho sự nghiệp chung cách mạng: Biết chiến thắng chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, Biết đặt lợi ích dân tộc, tập thể lên trên lợi ích cá nhân và “Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc” [41, tr 603].Cũng giống như Hồ Chí Minh, khi nói đến trách nhiệm của cán bộ, đảng viên Người khuyên phải nói đi đôi với làm, không nên nói một đằng làm một nẻo, phải có trách nhiệm với lời nói và hành động của mình, biết kiểm điểm hành động của mình trước nhân dân, M Găngđi cũng đã nói: Một gram hành động vẫn hơn một tấn giáo điều, thừa nhận sai lầm giống như cây chổi quét đi bùn đất khiến cho bề mặt sáng sủa

và sạch sẽ hơn

Những giá trị văn hóa và tư tưởng của nền văn minh phương Đông và của những vị cách mạng tiền bối đã có những ảnh hưởng sâu sắc và rõ nét trong việc hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng về tinh thần trách nhiệm của Người Đó là sự dấn thân vì sự nghiệp cách mạng, giải phóng con người khỏi khổ đau, là trách nhiệm với thế cuộc, với cuộc sống của nhân dân, là trách nhiệm của người cán bộ từ việc lo miếng cơm, manh áo, cái chữ cho đồng bào và cuối cùng là trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đối với việc nhân dân được hưởng độc lập, tự do, hạnh phúc thật sự khi cách mạng đã thành công Để trở thành một người cán bộ, đảng viên có trách nhiệm như vậy, Hồ Chí Minh đã răn dạy cán bộ, chiến sỹ về đạo đức cách mạng, những phẩm chất cao quý của một chiến sĩ cách mạng cần có, nó cũng chính là những đức tính mà Người đã nhận thấy ở các vị tiền bối

1.1.3 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về tinh thần trách nhiệm của người cộng sản

Trang 31

Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết chính trị do Lênin kế thừa và phát triển từ Chủ nghĩa Mác, được coi là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của các nước cộng sản, của giai cấp công nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp nhận Chủ nghĩa Mác - Lênin từ năm 1920 và xác định đây chính là con đường cần thiết nhất, cũng như con đường duy nhất đúng đắn để cứu nước, cứu dân

Trong mọi vấn đề, đặc biệt trong vấn đề về công tác xây dựng đảng Chủ nghĩa Mác – Lênin đề cập rất rõ ràng về vai trò và trách nhiệm của người

cộng sản Trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (1848), Mác và Ănghen đã nói

đến tính tiên phong, tiên tiến của những người cộng sản, với yêu cầu họ phải

là bộ phận “kiên quyết nhất” và “hơn” bộ phận còn lại của giai cấp vô sản trên nhiều phương diện: Về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên, về mặt lý luận họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả của phong trào vô sản Đã là một người cộng sản thì phải biết đi trước hy sinh, có trách nhiệm tuyệt đối trung thành với nhân dân, với cách mạng, nếu không xác định

rõ được điều này thì không trở thành một người cách mạng chân chính và gây tổn thất lớn lao cho cách mạng

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò vĩ đại của Lênin: “Lênin là người đã thực hiện và phát triển chủ nghĩa Mác Là người cha của cách mạng vô sản và cách mạng dân tộc giải phóng Là người thầy đã đào tạo ra những chiến sĩ cách mạng khắp thế giới, chẳng những bằng lý luận cách mạng khoa học nhất, mà còn bằng đạo đức cách mạng cao cả nhất” [37,

tr 288], Lênin cũng là người đặc biệt nhấn mạnh đến trách nhiệm đảng viên

là phải đảm đương trọng trách quản lý đất nước, quản lý xã hội và phải biết tự mình làm gương cho quần chúng lao động thấy một mẫu mực về lòng trung thành đối với lợi ích của những người lao động, hết lòng, hết sức phục vụ giai cấp vô sản, phục vụ nhân dân lao động Đồng thời, người đảng viên của đảng

Trang 32

cầm quyền phải là người có năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Năng lực là trình độ hiểu biết, nắm vững quy luật phát triển của sự vật để cải tạo sự vật, là trình độ nhận thức lý luận và vận dụng lý luận vào thực tiễn công tác, là khả năng chuyên môn, là bản lĩnh trong hoạt động thực tiễn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao Người cũng rất quan tâm đến vấn đề

tự phê bình và phê bình của các đảng viên trong đảng Lênin nêu lên mối quan hệ của tự do phê bình với thống nhất hành động, việc phê bình trong đảng cần đi đến thống nhất và phải tùy vào từng hoàn cảnh khác nhau, xã hội khác nhau Nguyên tắc này chính là động lực để cán bộ, đảng viên nhìn lại những sai lầm của mình để sửa chữa, tiến bộ, để có trách nhiệm với công việc của mình được giao

Hồ Chí Minh từng nói với các đồng chí về việc học tập lý luận Mác Lênin: “Có học tập lý luận Mác - Lênin mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị, mới làm được tốt công tác Đảng giao phó cho mình” [41, tr 611], Nguời đã tiếp thu từ Chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời kết hợp với những phẩm chất của bản thân, để hình thành nên những quan điểm mới mẻ và sáng tạo về những trách nhiệm cụ thể của người cán bộ, đảng viên trong hoàn cảnh cách mạng ở Việt Nam Người Việt Nam luôn sống tình cảm, Người nói học chủ nghĩa Mác - Lênin là để sống với nhau có lý có tình hơn, nếu đọc bao nhiêu sách của chủ nghĩa Mác - Lênin mà sống với nhau không có nghĩa có tình thì chưa phải là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được Người nói “làm cách mạng là phải biết hy sinh”, xả thân vì nghiệp lớn, đó cũng là quan điểm của chủ nghĩa Mác

Lênin và cũng là quan niệm sống của người Việt Nam từ trước tới nay

1.1.4 Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh

Trước hết là với tinh thần trách nhiệm của một người dân mất nước, thấy cảnh nước nhà bị đô hộ, đồng bào bị áp bức lầm than, Người đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước Người thể hiện trách nhiệm cao trong học tập

Trang 33

và lao động để khám phá thế giới, tìm xem những gì ẩn đằng sau các khái

niệm Tự do - Bình đẳng - Bác ái rồi trở về giúp đồng bào Không lo cho bản

thân mình, Hồ Chí Minh sẵn sàng tranh luận, trao đổi các vấn đề lớn liên quan tới vận mệnh của nhân dân Việt Nam cũng như các dân tộc thuộc địa Bản lĩnh và trách nhiệm của một chiến sĩ cách mạng dần được bộc lộ trong tư duy

và hành động của Hồ Chí Minh Trăn trở và suy nghĩ lớn nhất của Hồ Chí Minh là làm sao tìm được con đường giúp giải phóng đồng bào mình Vì vậy, không sợ hy sinh gian khổ, Người đi tới nhiều nơi, tham gia các câu lạc bộ ở Pháp, có mặt ở các diễn đàn quốc tế, ủng hộ Cách mạng Tháng Mười, trình bày quan điểm của mình và thẳng thắn chỉ ra rằng “nếu đồng chí không bênh vực các dân tộc thuộc địa thì các đồng chí làm cái cách mạng gì?” [42, tr 562] Một sự mạnh bạo có trách nhiệm, có bản lĩnh không dễ gì có được với các thanh niên khác ở tuổi Hồ Chí Minh lúc bấy giờ và cả sau này

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trách nhiệm của người đảng viên với nhân dân được bắt nguồn từ nguyên lý: Nước lấy dân làm gốc, sự nghiệp cách mạng là do nhân dân tiến hành, nhân dân là người làm ra lịch sử… Đảng viên phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, đồng thời lãnh đạo quần chúng nhân dân thực hiện

thắng lợi các đường lối, chính sách ấy Trong bài Đảng viên Đảng lao động Việt Nam, Người đã chỉ rõ: “Mỗi đảng viên là một người thay mặt cho Đảng

trước quần chúng, để giải thích chính sách của Đảng và của Chính phủ cho quần chúng hiểu rõ và vui lòng thi hành Mà muốn cho quần chúng hăng hái thi hành, thì người đảng viên ắt phải xung phong làm gương mẫu để quần chúng bắt chước, làm theo” [37, tr 55] Người nhắc nhở, muốn lãnh đạo được quần chúng nhân dân thì đảng viên phải sâu sát, gần gũi quần chúng, chăm lo giúp đỡ quần chúng về mọi mặt, phải “trọng dân, sát dân, tin dân”, phấn đấu sao cho “dân phục, dân tin, dân yêu” Người luôn yêu cầu tất cả đảng viên phải “thật sự gần gũi nhân dân, lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân

Trang 34

dân, học hỏi kinh nghiệm của nhân dân” [42, tr 438], “việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng… Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết” [35, tr 337] Trách nhiệm của đảng viên là phải nêu gương trước quần chúng về mọi mặt Theo Người, trong mọi phong trào, mọi nhiệm vụ, đảng viên đều phải tiền phong, gương mẫu làm trước, tiến trước để quần chúng noi theo Sự gương mẫu của đội ngũ đảng viên có vai trò rất to lớn để biến đường lối, chủ trương của Đảng thành hiện thực Người nhấn mạnh: “Người đảng viên - dù công tác to hay nhỏ, địa

vị cao hay thấp - ở đâu cũng phải làm gương mẫu cho quần chúng… Mà muốn cho quần chúng nghe lời mình, làm theo mình, thì người đảng viên, từ việc làm, lời nói cho đến cách ăn ở, phải thế nào cho dân tin, dân phục, dân yêu” [37, tr 55] Người luôn nhắc nhở đảng viên phải kính yêu nhân dân, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, tuyệt đối không được có thái độ “vác mặt làm quan cách mạng”, không được hách dịch, nhũng nhiễu nhân dân Nói chuyện với cán bộ, đảng viên tỉnh Hà Tây, Người nhấn mạnh: “Mỗi người đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng: mình vào Đảng để làm đầy tớ cho nhân dân Bác nhấn mạnh: Làm đày tớ nhân dân chứ không phải làm “quan” nhân dân Lãnh đạo là làm đầy tớ nhân dân và phải làm cho tốt” [45, tr 292], đây chính là lý tưởng cao cả của cuộc đời Người, trung với nước hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng chiến thắng

Trách nhiệm của người đứng đầu đất nước, chủ tịch nước, lãnh đạo nhân dân kháng chiến Trách nhiệm phục vụ nhân dân, Hồ Chí Minh đã nói:

“Tôi có mong chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước

ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” [45 tr 627] Ham muốn này đã theo đuổi Người suốt cuộc đời, cả lúc sống trong tù tội hay những lúc gian khổ, hiểm nghèo nhất Một người không tham vọng cho cá nhân, một lòng phục vụ

Trang 35

Tổ quốc và nhân dân thì con người ấy sống một cuộc sống như pha lê Con người như vậy luôn luôn tự kiểm điểm bản thân, nhận ra những điều tốt tiếp tục làm tốt hơn và những điều xấu, sai cần phải sửa chữa, không có gì phải che giấu Ở Người, lợi ích tập thể luôn cao hơn lợi ích cá nhân, thắng lợi của tập thể luôn được đặt lên hàng đầu, mọi thứ riêng tư chỉ là tầm thường Tự phê và phe bình là nguyên tắc số một khi làm việc của Người, chính vì vậy

mà Hồ Chí Minh luôn có tự trách bản thân, có tinh thần trách nhiệm trước mọi hành động của bản thân mình Người luôn tự rèn luyện bản thân mình theo những phẩm chất của một người cán bộ cách mạng cần có: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, thống nhất từ ý nghĩ đến việc làm, từ trách nhiệm chung đến đời sống riêng tư Không vì lợi ích cá nhân mà làm tổn hại lợi ích tập thể, không bị nghèo hèn, sang giàu quyến rũ

1.2 Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao tinh thần trách nhiệm

1.2.1 Quan điểm về tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên

1.2.1.1 Quan niệm về tinh thần trách nhiệm

Để hiểu rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, trước hết cần làm rõ một số khái niệm Theo Điều 4, Luật cán bộ, công chức năm 2008, cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu

cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh),

ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước Tại Điều 1 của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động

Trang 36

lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng

Trách nhiệm được hiểu là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận

lấy về mình Trách nhiệm còn được hiểu là bổn phận phải hoàn thành đối với một công việc nào đó trong các quan hệ xã hội, dòng họ, gia đình, địa phương được ràng buộc bởi đạo đức xã hội, các quy chế, quy định, pháp luật, các cam

kết thỏa thuận… TS Nguyễn Sĩ Dũng chia hai loại trách nhiệm: Trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm trước pháp luật Trách nhiệm chính trị là trách nhiệm

trước cử tri Tất cả mọi công dân ai cũng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Tuy nhiên, không phải ai cũng phải chịu trách nhiệm trước cử tri Những người không nắm giữ các chức vụ cao cấp của nhà nước thì không

phải chịu loại trách nhiệm này Trách nhiệm chính trị được xác lập dựa trên

sự tín nhiệm Và sự bất tín nhiệm là loại chế tài duy nhất ở đây Tuy nhiên, đây là loại chế tài mang nặng tính “xa xỉ”: nó chỉ phát huy tác dụng trong một

hệ thống chính trị có lương tâm, có thể hiểu đây là khía cạnh đạo đức học của

trách nhiệm Trách nhiệm chính trị được bảo đảm bằng hai cách: Một là thông

qua bầu cử; hai là, thông qua hoạt động của cơ quan đại diện cho cử tri Tinh thần trách nhiệm khác với ý thức trách nhiệm Ý thức là phản ánh của nhận thức về một vấn đề nào đó Có ý thức thì sẽ có trách nhiệm Tinh thần trách nhiệm là kết quả nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của con người, từ đó chi phối hành động tích cực, tự giác của họ Những người có nhận thức và hành động như thế được gọi là có tinh thần trách nhiệm cao

Từ điển Luật học, trách nhiệm công vụ là “trách nhiệm của cán bộ,

công chức nhà nước phải hành động phù hợp với quy định của pháp luật, lựa chọn phương án hành động tối ưu và hợp lý nhất, báo cáo kết quả hoạt động

Trang 37

và gánh chịu những hậu quả do không thực hiện hay thực hiện không đúng các nghĩa vụ của mình Trách nhiệm công vụ là khái niệm thể hiện trên cả hai khía cạnh: tích cực và tiêu cực Theo khía cạnh tích cực, trách nhiệm công vụ thể hiện phạm vi các yêu cầu cụ thể của Nhà nước thông qua các quy định của pháp luật về nội dung nhiệm vụ và phẩm chất của cán bộ, công chức khi thực thi công vụ Trách nhiệm công vụ theo nghĩa tiêu cực là sự gánh chịu hậu quả pháp lý do không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ Nội hàm khái niệm trách nhiệm công vụ còn thể hiện yêu cầu của pháp luật và đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, công chức về tính chủ động sáng tạo trong hoạt động thực thi công vụ Đó là nghĩa vụ phải lựa chọn phương án hành động tối ưu và hợp lý nhất”

Theo Hồ Chí Minh, cán bộ là những người “đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân hiểu rõ và thi hành Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng” [35, tr 309], là cầu nối giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước; còn đảng viên là những người tự nguyện xin vào tổ chức Đảng, tự nguyện hy sinh theo những lời thề trước khi vào Đảng là phục vụ nhân dân, phục vụ Đảng, phục vụ Tổ quốc, và đã là người đảng viên thì phải tự mình nâng cao tinh thần trách nhiệm sao cho xứng đáng với những điều đã hứa Chủ tịch Hồ Chí Minh không phân định trách nhiệm pháp lý với trách nhiệm đạo đức, trong quan niệm của Người cán bộ, đảng viên có tinh thần trách nhiệm là những người: Luôn luôn tìm cách để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình một cách vô tư, trong sáng, không vụ lợi Mỗi người dù ở đâu, trên cương vị nào đều phải nhận thức rõ và thể hiện tốt chức trách nhiệm vụ của mình, đặc biệt

là lãnh đạo lại càng thực hiện trách nhiệm cho tốt Là người tích cực, tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao, nêu cao tinh thần trách nhiệm là khi được Đảng, Chính phủ hoặc cấp trên giao cho việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay

Trang 38

dễ, cũng phải đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ làm cho thành công Và đặc biệt, đã nhận nhiệm

vụ là phải “có gan phụ trách”, về mặt đạo đức cách mạng điều này nghĩa là chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước bản thân và về mặt pháp lý thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, chịu nhận kỷ luật thích đáng

Trái với tinh thần trách nhiệm là thiếu ý thức trách nhiệm hay không có tinh thần trách nhiệm với công việc và vị trí của mình Biểu hiện của người thiếu tinh thần trách nhiệm là không ý thức đầy đủ về chức trách và nhiệm vụ của mình, thiếu chủ động, sáng tạo, làm việc hời hợt, chỉ lo vun vén cho lợi ích cá nhân Một số người do thiếu tinh thần trách nhiệm mà sinh ra sợ sai,

sợ trách nhiệm, không có bản lĩnh, không dám sáng tạo, dễ thì làm, khó thì

bỏ, thành tích thì vơ cho mình, khuyết điểm thì tìm cách đổ trách nhiệm cho người khác Người sợ chịu trách nhiệm thường làm việc cầm chừng, cốt không để phạm phải khuyết điểm Vì luôn luôn lo sợ phải chịu trách nhiệm nên không muốn cải tiến công tác, không dám thay đổi những điều chưa hợp lý, chỉ làm theo nếp cũ dần dần dẫn tới bảo thủ, trì trệ Người thiếu tinh thần trách nhiệm cũng là người nói một đằng làm một nẻo, nói không đi đôi với làm

Tóm lại, theo Hồ Chí Minh, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên là “nắm vững chính sách, đi đúng đường lối quần chúng, làm tròn nhiệm vụ” [37, tr 249],“có gan phụ trách”, “là khi Đảng, Chính phủ, hoặc cấp trên giao cho ta việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, ta cũng đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt mọi khó khăn, làm cho thànhcông” [37, tr 248] Người không có tinh thần trách nhiệm là người:

“Làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy” [37, tr 248] Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, và Người cũng chính là tấm gương sáng

về nâng cao tinh thần trách nhiệm để mọi người noi theo

Trang 39

Và bất kỳ trong hoàn cảnh nào cũng phải nâng cao tinh thần ấy, có trách nhiệm với nhân dân, với Đảng nhưng luôn luôn tâm niệm phải rèn luyện

và tu dưỡng thêm Trong hầu hết các buổi gặp mặt hay trong nội dung thư gửi

về vấn đề cán bộ của các ngành, bộ phận Hồ Chí Minh luôn nói “nâng cao tinh thần trách nhiệm”

1.2.1.2.Quan điểm về nội dung của tinh thần trách nhiệm

Tinh thần trách nhiệm là biểu hiện của đạo đức cách mạng và tinh thần trách nhiệm trước hết phải là nhận thức sâu sắc của bản thân cán bộ, đảng viên về trách nhiệm mình cần gánh vác và có ý thức, nỗ lực bằng hành động

để thể hiện trách nhiệm đó với tổ chức, với nhân dân Đạo đức Hồ Chí Minh, trước hết cũng là đạo đức dấn thân, có lý tưởng thì phải hành động và hành động thì phải có hiệu quả Làm việc không có hiệu quả, không có trách nhiệm

là một người cán bộ không có đạo đức Người cán bộ có trách nhiệm là người hết lòng phục vụ nhân dân, không chủ nghĩa cá nhân, không có tư lợi, tham nhũng, Người đã nói: “Để lãng phí như "gió vào nhà trống", tham ô có tội, lãng phí cũng có tội, nhân dân giao tiền của cho mình, để lãng phí là có tội với nhân dân Ta có thể chống lãng phí được không? Lãng phí là do quan liêu, thiếu trách nhiệm” [40, tr.496]

Theo Hồ Chí Minh, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên được thể hiện qua các mối quan hệ: trách nhiệm với bản thân mình, trách nhiệm với người,với tổ chức, tập thể và trách nhiệm với công việc

 Thứ nhất, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân

Trong “Tư cách một người cách mệnh” Hồ Chí Minh đã nói về những điều cần phải có của một người cách mạng:

Trang 40

…Không hiếu danh, không kiêu ngạo

là đạo đức “tu thân” Đã là đảng viên, đặc biệt đảng viên trẻ lại càng phải có ý thức trách nhiệm với cuộc sống của mình và công việc được nhân dân giao phó

Các đức tính đó là đạo đức cách mạng, đối lập với đạo đức cách mạng

là chủ nghĩa cá nhân; do đó, nâng cao đạo đức cách mạng không thể tách rời chống chủ nghĩa cá nhân Để thực hiện chữ “chính”, mỗi người phải bắt đầu

từ tâm và phải tu dưỡng bền bỉ suốt đời, đồng thời “nâng cao tinh thần trách nhiệm, không nên “đứng núi này trông núi nọ”, muốn thay đổi công tác, kèn cựa vì địa vị”[39, tr 499]

Hồ Chí Minh từng nói: “Đạo đức không phải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [39, tr 293] Không nghiêm khắc với bản thân, không rèn luyện và không tự ý thức được trách nhiệm lớn lao của mình thì cán bộ rất dễ bị sa vào những ý nghĩ tầm thường và đánh mất phẩm chất của người cán bộ, đảng viên cách mạng Cán bộ, đảng viên

Ngày đăng: 18/07/2017, 20:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật
Năm: 2016
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật
Năm: 2011
3. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2012), Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2012
4. Phạm Văn Đồng (1989), Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ, Nxb. Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nxb. Văn học
Năm: 1989
5. Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2009
6. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (2001), Nxb. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (2001)
Tác giả: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 2001
7. Ban tuyên giáo Trung ương (2009), Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phục sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phục sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân
Tác giả: Ban tuyên giáo Trung ương
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2009
9. Báo Nhân dân (2016), Bình luận – Phê phán,, tuyển chọn những bài viết trên báo nhân dân, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận – Phê phán,, tuyển chọn những bài viết trên báo nhân dân
Tác giả: Báo Nhân dân
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật
Năm: 2016
10. Hoàng Chí Bảo (2007), Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2007
11. Hoàng Chí Bảo (2012), Xây dựng và thực hành văn hóa Đảng trong điều kiện đảng cầm quyền, Tạp chí Cộng sản, số 838, tr. 55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và thực hành văn hóa Đảng trong điều kiện đảng cầm quyền", Tạp chí "Cộng sản
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Năm: 2012
12. Hoàng Chí Bảo (2005), Đạo đức Hồ Chí Minh - Một kiểu mẫu về sự nhất quán giữa tư tưởng và hành động, tạp chí Lịch sử Đảng, số 5, tr 9-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức Hồ Chí Minh - Một kiểu mẫu về sự nhất quán giữa tư tưởng và hành động," tạp chí "Lịch sử Đảng
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Năm: 2005
13. Cao Khoa Bảng (2008), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố
Tác giả: Cao Khoa Bảng
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2008
14. Tập Cận Bình (2016), Về quản lý đất nước Trung Quốc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về quản lý đất nước Trung Quốc
Tác giả: Tập Cận Bình
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2016
15. Phạm Hồng Chương (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam
Tác giả: Phạm Hồng Chương
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2003
16. Phạm Thành Dung (2009), Xây dựng đảng cầm quyền theo “Di chúc” của Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 10, tr 3-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng đảng cầm quyền theo “Di chúc” "của Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí "Giáo dục lý luận
Tác giả: Phạm Thành Dung
Năm: 2009
17. Bùi Kim Đỉnh (2009), Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo cuộc đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo cuộc đổi mới
Tác giả: Bùi Kim Đỉnh
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2009
18. Phạm Văn Đồng (1990), Hồ Chí Minh – Một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp, Nxb. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh – Một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 1990
19. Võ Nguyên Giáp (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb. Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam
Tác giả: Võ Nguyên Giáp
Nhà XB: Nxb. Hà Nội
Năm: 2003
20. Võ Nguyên Giáp (2009), Vấn đề quyết định là đảng viên phải gương mẫu, tạp chí Lịch sử quân sự, số 216, tr. 3-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề quyết định là đảng viên phải gương mẫu", tạp chí "Lịch sử quân sự
Tác giả: Võ Nguyên Giáp
Năm: 2009
21. Bùi Kim Hồng (2009), Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tổ chúc, cán bộ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tổ chúc, cán bộ
Tác giả: Bùi Kim Hồng
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w