Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về tinh thần trách nhiệm của

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và vận dụng trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 32)

8. Cấu trúc của Luận văn

1.1.3.Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về tinh thần trách nhiệm của

Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết chính trị do Lênin kế thừa và phát triển từ Chủ nghĩa Mác, được coi là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của các nước cộng sản, của giai cấp công nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp nhận Chủ nghĩa Mác - Lênin từ năm 1920 và xác định đây chính là con đường cần thiết nhất, cũng như con đường duy nhất đúng đắn để cứu nước, cứu dân.

Trong mọi vấn đề, đặc biệt trong vấn đề về công tác xây dựng đảng Chủ nghĩa Mác – Lênin đề cập rất rõ ràng về vai trò và trách nhiệm của người

cộng sản. Trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (1848), Mác và Ănghen đã nói

đến tính tiên phong, tiên tiến của những người cộng sản, với yêu cầu họ phải là bộ phận “kiên quyết nhất” và “hơn” bộ phận còn lại của giai cấp vô sản trên nhiều phương diện: Về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên, về mặt lý luận họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả của phong trào vô sản. Đã là một người cộng sản thì phải biết đi trước hy sinh, có trách nhiệm tuyệt đối trung thành với nhân dân, với cách mạng, nếu không xác định rõ được điều này thì không trở thành một người cách mạng chân chính và gây tổn thất lớn lao cho cách mạng.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò vĩ đại của Lênin: “Lênin là người đã thực hiện và phát triển chủ nghĩa Mác. Là người cha của cách mạng vô sản và cách mạng dân tộc giải phóng. Là người thầy đã đào tạo ra những chiến sĩ cách mạng khắp thế giới, chẳng những bằng lý luận cách mạng khoa học nhất, mà còn bằng đạo đức cách mạng cao cả nhất” [37, tr. 288], Lênin cũng là người đặc biệt nhấn mạnh đến trách nhiệm đảng viên là phải đảm đương trọng trách quản lý đất nước, quản lý xã hội và phải biết tự mình làm gương cho quần chúng lao động thấy một mẫu mực về lòng trung thành đối với lợi ích của những người lao động, hết lòng, hết sức phục vụ giai cấp vô sản, phục vụ nhân dân lao động. Đồng thời, người đảng viên của đảng

cầm quyền phải là người có năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Năng lực là trình độ hiểu biết, nắm vững quy luật phát triển của sự vật để cải tạo sự vật, là trình độ nhận thức lý luận và vận dụng lý luận vào thực tiễn công tác, là khả năng chuyên môn, là bản lĩnh trong hoạt động thực tiễn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Người cũng rất quan tâm đến vấn đề tự phê bình và phê bình của các đảng viên trong đảng. Lênin nêu lên mối quan hệ của tự do phê bình với thống nhất hành động, việc phê bình trong đảng cần đi đến thống nhất và phải tùy vào từng hoàn cảnh khác nhau, xã hội khác nhau. Nguyên tắc này chính là động lực để cán bộ, đảng viên nhìn lại những sai lầm của mình để sửa chữa, tiến bộ, để có trách nhiệm với công việc của mình được giao.

Hồ Chí Minh từng nói với các đồng chí về việc học tập lý luận Mác - Lênin: “Có học tập lý luận Mác - Lênin mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị, mới làm được tốt công tác Đảng giao phó cho mình” [41, tr. 611], Nguời đã tiếp thu từ Chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời kết hợp với những phẩm chất của bản thân, để hình thành nên những quan điểm mới mẻ và sáng tạo về những trách nhiệm cụ thể của người cán bộ, đảng viên trong hoàn cảnh cách mạng ở Việt Nam. Người Việt Nam luôn sống tình cảm, Người nói học chủ nghĩa Mác - Lênin là để sống với nhau có lý có tình hơn, nếu đọc bao nhiêu sách của chủ nghĩa Mác - Lênin mà sống với nhau không có nghĩa có tình thì chưa phải là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được. Người nói “làm cách mạng là phải biết hy sinh”, xả thân vì nghiệp lớn, đó cũng là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và cũng là quan niệm sống của người Việt Nam từ trước tới nay.

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và vận dụng trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 32)