8. Cấu trúc của Luận văn
1.1.4. Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh
Trước hết là với tinh thần trách nhiệm của một người dân mất nước, thấy cảnh nước nhà bị đô hộ, đồng bào bị áp bức lầm than, Người đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Người thể hiện trách nhiệm cao trong học tập
và lao động để khám phá thế giới, tìm xem những gì ẩn đằng sau các khái niệm Tự do - Bình đẳng - Bác ái rồi trở về giúp đồng bào. Không lo cho bản thân mình, Hồ Chí Minh sẵn sàng tranh luận, trao đổi các vấn đề lớn liên quan tới vận mệnh của nhân dân Việt Nam cũng như các dân tộc thuộc địa. Bản lĩnh và trách nhiệm của một chiến sĩ cách mạng dần được bộc lộ trong tư duy và hành động của Hồ Chí Minh. Trăn trở và suy nghĩ lớn nhất của Hồ Chí Minh là làm sao tìm được con đường giúp giải phóng đồng bào mình. Vì vậy, không sợ hy sinh gian khổ, Người đi tới nhiều nơi, tham gia các câu lạc bộ ở Pháp, có mặt ở các diễn đàn quốc tế, ủng hộ Cách mạng Tháng Mười, trình bày quan điểm của mình và thẳng thắn chỉ ra rằng “nếu đồng chí không bênh vực các dân tộc thuộc địa thì các đồng chí làm cái cách mạng gì?” [42, tr. 562]. Một sự mạnh bạo có trách nhiệm, có bản lĩnh không dễ gì có được với các thanh niên khác ở tuổi Hồ Chí Minh lúc bấy giờ và cả sau này.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trách nhiệm của người đảng viên với nhân dân được bắt nguồn từ nguyên lý: Nước lấy dân làm gốc, sự nghiệp cách mạng là do nhân dân tiến hành, nhân dân là người làm ra lịch sử… Đảng viên phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, đồng thời lãnh đạo quần chúng nhân dân thực hiện
thắng lợi các đường lối, chính sách ấy. Trong bài Đảng viên Đảng lao động
Việt Nam, Người đã chỉ rõ: “Mỗi đảng viên là một người thay mặt cho Đảng
trước quần chúng, để giải thích chính sách của Đảng và của Chính phủ cho quần chúng hiểu rõ và vui lòng thi hành. Mà muốn cho quần chúng hăng hái thi hành, thì người đảng viên ắt phải xung phong làm gương mẫu để quần chúng bắt chước, làm theo” [37, tr. 55]. Người nhắc nhở, muốn lãnh đạo được quần chúng nhân dân thì đảng viên phải sâu sát, gần gũi quần chúng, chăm lo giúp đỡ quần chúng về mọi mặt, phải “trọng dân, sát dân, tin dân”, phấn đấu sao cho “dân phục, dân tin, dân yêu”. Người luôn yêu cầu tất cả đảng viên phải “thật sự gần gũi nhân dân, lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân
dân, học hỏi kinh nghiệm của nhân dân” [42, tr. 438], “việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng… Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết” [35, tr. 337]. Trách nhiệm của đảng viên là phải nêu gương trước quần chúng về mọi mặt. Theo Người, trong mọi phong trào, mọi nhiệm vụ, đảng viên đều phải tiền phong, gương mẫu làm trước, tiến trước để quần chúng noi theo. Sự gương mẫu của đội ngũ đảng viên có vai trò rất to lớn để biến đường lối, chủ trương của Đảng thành hiện thực. Người nhấn mạnh: “Người đảng viên - dù công tác to hay nhỏ, địa vị cao hay thấp - ở đâu cũng phải làm gương mẫu cho quần chúng… Mà muốn cho quần chúng nghe lời mình, làm theo mình, thì người đảng viên, từ việc làm, lời nói cho đến cách ăn ở, phải thế nào cho dân tin, dân phục, dân yêu” [37, tr. 55]. Người luôn nhắc nhở đảng viên phải kính yêu nhân dân, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, tuyệt đối không được có thái độ “vác mặt làm quan cách mạng”, không được hách dịch, nhũng nhiễu nhân dân. Nói chuyện với cán bộ, đảng viên tỉnh Hà Tây, Người nhấn mạnh: “Mỗi người đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng: mình vào Đảng để làm đầy tớ cho nhân dân. Bác nhấn mạnh: Làm đày tớ nhân dân chứ không phải làm “quan” nhân dân. Lãnh đạo là làm đầy tớ nhân dân và phải làm cho tốt” [45, tr. 292], đây chính là lý tưởng cao cả của cuộc đời Người, trung với nước hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng chiến thắng.
Trách nhiệm của người đứng đầu đất nước, chủ tịch nước, lãnh đạo nhân dân kháng chiến. Trách nhiệm phục vụ nhân dân, Hồ Chí Minh đã nói: “Tôi có mong chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” [45. tr. 627]. Ham muốn này đã theo đuổi Người suốt cuộc đời, cả lúc sống trong tù tội hay những lúc gian khổ, hiểm nghèo nhất. Một người không tham vọng cho cá nhân, một lòng phục vụ
Tổ quốc và nhân dân thì con người ấy sống một cuộc sống như pha lê. Con người như vậy luôn luôn tự kiểm điểm bản thân, nhận ra những điều tốt tiếp tục làm tốt hơn và những điều xấu, sai cần phải sửa chữa, không có gì phải che giấu. Ở Người, lợi ích tập thể luôn cao hơn lợi ích cá nhân, thắng lợi của tập thể luôn được đặt lên hàng đầu, mọi thứ riêng tư chỉ là tầm thường. Tự phê và phe bình là nguyên tắc số một khi làm việc của Người, chính vì vậy