Quan điểm về tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và vận dụng trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 52)

8. Cấu trúc của Luận văn

1.2.1. Quan điểm về tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên

1.2.1.1. Quan niệm về tinh thần trách nhiệm

Để hiểu rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, trước hết cần làm rõ một số khái niệm. Theo Điều 4, Luật cán bộ, công chức năm 2008, cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Tại Điều 1 của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động

lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Trách nhiệm được hiểu là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận

lấy về mình. Trách nhiệm còn được hiểu là bổn phận phải hoàn thành đối với một công việc nào đó trong các quan hệ xã hội, dòng họ, gia đình, địa phương được ràng buộc bởi đạo đức xã hội, các quy chế, quy định, pháp luật, các cam kết thỏa thuận… TS. Nguyễn Sĩ Dũng chia hai loại trách nhiệm: Trách nhiệm

pháp lý là trách nhiệm trước pháp luật. Trách nhiệm chính trị là trách nhiệm

trước cử tri. Tất cả mọi công dân ai cũng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, không phải ai cũng phải chịu trách nhiệm trước cử tri. Những người không nắm giữ các chức vụ cao cấp của nhà nước thì không

phải chịu loại trách nhiệm này. Trách nhiệm chính trị được xác lập dựa trên

sự tín nhiệm. Và sự bất tín nhiệm là loại chế tài duy nhất ở đây. Tuy nhiên, đây là loại chế tài mang nặng tính “xa xỉ”: nó chỉ phát huy tác dụng trong một hệ thống chính trị có lương tâm, có thể hiểu đây là khía cạnh đạo đức học của trách nhiệm. Trách nhiệm chính trị được bảo đảm bằng hai cách: Một là thông qua bầu cử; hai là, thông qua hoạt động của cơ quan đại diện cho cử tri. Tinh thần trách nhiệm khác với ý thức trách nhiệm. Ý thức là phản ánh của nhận thức về một vấn đề nào đó. Có ý thức thì sẽ có trách nhiệm. Tinh thần trách nhiệm là kết quả nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của con người, từ đó chi phối hành động tích cực, tự giác của họ. Những người có nhận thức và hành động như thế được gọi là có tinh thần trách nhiệm cao.

Từ điển Luật học, trách nhiệm công vụ là “trách nhiệm của cán bộ,

công chức nhà nước phải hành động phù hợp với quy định của pháp luật, lựa chọn phương án hành động tối ưu và hợp lý nhất, báo cáo kết quả hoạt động

và gánh chịu những hậu quả do không thực hiện hay thực hiện không đúng các nghĩa vụ của mình. Trách nhiệm công vụ là khái niệm thể hiện trên cả hai khía cạnh: tích cực và tiêu cực. Theo khía cạnh tích cực, trách nhiệm công vụ thể hiện phạm vi các yêu cầu cụ thể của Nhà nước thông qua các quy định của pháp luật về nội dung nhiệm vụ và phẩm chất của cán bộ, công chức khi thực thi công vụ. Trách nhiệm công vụ theo nghĩa tiêu cực là sự gánh chịu hậu quả pháp lý do không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ. Nội hàm khái niệm trách nhiệm công vụ còn thể hiện yêu cầu của pháp luật và đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, công chức về tính chủ động sáng tạo trong hoạt động thực thi công vụ. Đó là nghĩa vụ phải lựa chọn phương án hành động tối ưu và hợp lý nhất”.

Theo Hồ Chí Minh, cán bộ là những người “đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng” [35, tr. 309], là cầu nối giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước; còn đảng viên là những người tự nguyện xin vào tổ chức Đảng, tự nguyện hy sinh theo những lời thề trước khi vào Đảng là phục vụ nhân dân, phục vụ Đảng, phục vụ Tổ quốc, và đã là người đảng viên thì phải tự mình nâng cao tinh thần trách nhiệm sao cho xứng đáng với những điều đã hứa. Chủ tịch Hồ Chí Minh không phân định trách nhiệm pháp lý với trách nhiệm đạo đức, trong quan niệm của Người cán bộ, đảng viên có tinh thần trách nhiệm là những người: Luôn luôn tìm cách để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình một cách vô tư, trong sáng, không vụ lợi. Mỗi người dù ở đâu, trên cương vị nào đều phải nhận thức rõ và thể hiện tốt chức trách nhiệm vụ của mình, đặc biệt là lãnh đạo lại càng thực hiện trách nhiệm cho tốt. Là người tích cực, tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao, nêu cao tinh thần trách nhiệm là khi được Đảng, Chính phủ hoặc cấp trên giao cho việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay

dễ, cũng phải đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ làm cho thành công. Và đặc biệt, đã nhận nhiệm vụ là phải “có gan phụ trách”, về mặt đạo đức cách mạng điều này nghĩa là chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước bản thân và về mặt pháp lý thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, chịu nhận kỷ luật thích đáng.

Trái với tinh thần trách nhiệm là thiếu ý thức trách nhiệm hay không có tinh thần trách nhiệm với công việc và vị trí của mình. Biểu hiện của người thiếu tinh thần trách nhiệm là không ý thức đầy đủ về chức trách và nhiệm vụ của mình, thiếu chủ động, sáng tạo, làm việc hời hợt, chỉ lo vun vén cho lợi ích cá nhân... Một số người do thiếu tinh thần trách nhiệm mà sinh ra sợ sai, sợ trách nhiệm, không có bản lĩnh, không dám sáng tạo, dễ thì làm, khó thì bỏ, thành tích thì vơ cho mình, khuyết điểm thì tìm cách đổ trách nhiệm cho người khác. Người sợ chịu trách nhiệm thường làm việc cầm chừng, cốt không để phạm phải khuyết điểm. Vì luôn luôn lo sợ phải chịu trách nhiệm nên không muốn cải tiến công tác, không dám thay đổi những điều chưa hợp lý, chỉ làm theo nếp cũ dần dần dẫn tới bảo thủ, trì trệ. Người thiếu tinh thần trách nhiệm cũng là người nói một đằng làm một nẻo, nói không đi đôi với làm.

Tóm lại, theo Hồ Chí Minh, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên là “nắm vững chính sách, đi đúng đường lối quần chúng, làm tròn nhiệm vụ” [37, tr. 249],“có gan phụ trách”, “là khi Đảng, Chính phủ, hoặc cấp trên giao cho ta việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, ta cũng đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt mọi khó khăn, làm cho thànhcông” [37, tr. 248]. Người không có tinh thần trách nhiệm là người: “Làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy” [37, tr. 248]. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, và Người cũng chính là tấm gương sáng về nâng cao tinh thần trách nhiệm để mọi người noi theo.

Và bất kỳ trong hoàn cảnh nào cũng phải nâng cao tinh thần ấy, có trách nhiệm với nhân dân, với Đảng nhưng luôn luôn tâm niệm phải rèn luyện và tu dưỡng thêm. Trong hầu hết các buổi gặp mặt hay trong nội dung thư gửi về vấn đề cán bộ của các ngành, bộ phận Hồ Chí Minh luôn nói “nâng cao tinh thần trách nhiệm”.

1.2.1.2.Quan điểm về nội dung của tinh thần trách nhiệm

Tinh thần trách nhiệm là biểu hiện của đạo đức cách mạng và tinh thần trách nhiệm trước hết phải là nhận thức sâu sắc của bản thân cán bộ, đảng viên về trách nhiệm mình cần gánh vác và có ý thức, nỗ lực bằng hành động để thể hiện trách nhiệm đó với tổ chức, với nhân dân. Đạo đức Hồ Chí Minh, trước hết cũng là đạo đức dấn thân, có lý tưởng thì phải hành động và hành động thì phải có hiệu quả. Làm việc không có hiệu quả, không có trách nhiệm là một người cán bộ không có đạo đức. Người cán bộ có trách nhiệm là người hết lòng phục vụ nhân dân, không chủ nghĩa cá nhân, không có tư lợi, tham nhũng, Người đã nói: “Để lãng phí như "gió vào nhà trống", tham ô có tội, lãng phí cũng có tội, nhân dân giao tiền của cho mình, để lãng phí là có tội với nhân dân. Ta có thể chống lãng phí được không? Lãng phí là do quan liêu, thiếu trách nhiệm” [40, tr.496].

Theo Hồ Chí Minh, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên được thể hiện qua các mối quan hệ: trách nhiệm với bản thân mình, trách nhiệm với người,với tổ chức, tập thể và trách nhiệm với công việc.

Thứ nhất, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân

Trong “Tư cách một người cách mệnh” Hồ Chí Minh đã nói về những điều cần phải có của một người cách mạng:

“Tự mình phải:

…Cả quyết sửa lỗi của mình. Cẩn thận mà không nhút nhát ...Vị công vong tư

…Không hiếu danh, không kiêu ngạo Nói thì phải làm.

Giữ chủ nghĩa cho vững Hy sinh.

Ít lòng ham muốn về vật chất Bí mật…” [32, tr. 280]

Đã nói là phải làm, đã làm là phải có trách nhiệm đối với công việc đó. Điều đặc biệt là riêng cụm từ “tự mình phải” Hồ Chí Minh nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần, 16 lần trong những bài nói, viết của mình tới những cán bộ, đảng viên ở các ngành, công việc khác nhau. Qua đó, chúng ta thấy rằng, việc tự mình kiểm điểm, tự mình ý thức với chính mình, công việc của mình là điều hết sức quan trọng và được Người rất quan tâm. Trách nhiệm là biểu hiện của đạo đức cách mạng, đối với Người, đạo đức phải là “dấn thân” chứ không chỉ là đạo đức “tu thân”. Đã là đảng viên, đặc biệt đảng viên trẻ lại càng phải có ý thức trách nhiệm với cuộc sống của mình và công việc được nhân dân giao phó.

Các đức tính đó là đạo đức cách mạng, đối lập với đạo đức cách mạng là chủ nghĩa cá nhân; do đó, nâng cao đạo đức cách mạng không thể tách rời chống chủ nghĩa cá nhân. Để thực hiện chữ “chính”, mỗi người phải bắt đầu từ tâm và phải tu dưỡng bền bỉ suốt đời, đồng thời “nâng cao tinh thần trách nhiệm, không nên “đứng núi này trông núi nọ”, muốn thay đổi công tác, kèn cựa vì địa vị”[39, tr. 499].

Hồ Chí Minh từng nói: “Đạo đức không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [39, tr. 293]. Không nghiêm khắc với bản thân, không rèn luyện và không tự ý thức được trách nhiệm lớn lao của mình thì cán bộ rất dễ bị sa vào những ý nghĩ tầm thường và đánh mất phẩm chất của người cán bộ, đảng viên cách mạng. Cán bộ, đảng viên

phải không ngừng học tập và nâng cao tinh thần trách nhiệm với cách mạng, không sợ khó, không sợ khổ, không sợ chết, không sợ nghèo hèn,…Đó chính là tinh thần “giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khổ không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục”. Người không bao giờ nghĩ riêng cho mình một cuộc đời sung sướng, càng nghèo khổ Người càng thông cảm và thấu hiểu với đồng bào, càng nâng cao tinh thần cách mạng của mình hơn nữa.

Ý thức được chính mình cũng chính là có ý thức được trách nhiệm mình đối với công việc, luôn luôn tự phê bình và phê bình có văn hóa. Hồ Chí Minh đã viết trong Di chúc: “Tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng” [42, tr. 520]. Tự phê bình và phê bình với Người là điều kiện để tu dưỡng cá nhân, là biện pháp không thể thiếu để hình thành tác phong của người cộng sản. Hồ Chí Minh luôn coi tự phê bình và phê bình là phương châm mà suốt đời cần thực hiện và đồng thời cũng căn dặn cán bộ, đồng chí mình thực hiện tự phê bình và phê bình. Có tự phê bình và phê bình đúng đắn nó sẽ giúp mọi việc trở nên rõ ràng và hiện quả hơn. Đây cũng là biện pháp nâng cao trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, nếu như ai cũng tự phê tốt thì bản thân người đó dễ thành công và còn mang lại thành quả tốt đẹp cho những người được thụ hưởng điều đó.

Thứ hai, tinh thần trách nhiệm đối với mọi người

“Đối với người phải:

Với từng người thì khoan thứ. Với đoàn thể thì nghiêm Có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo.

Hay xem xét người.” [35, tr. 68]

Sau này, Hồ Chí Minh đã bổ sung thêm về tư cách của người cách mạng: “Đối với đồng chí mình phải thế nào? Thân ái với nhau nhưng không che đậy những điều dở… Không nên tranh giành ảnh hưởng của nhau. Không

nên ghen ghét, đố kỵ và khinh rẻ không bằng mình. Bỏ lối hiếu danh, hiếu vị… Đối với đoàn thể: …Khi vào đoàn thể, tự do cá nhân phải bỏ. Phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của Đoàn thể. Khi thời bình phải hết sức làm việc” [35, tr. 69], Người khẳng định thêm, mỗi cán bộ, đảng viên phải: “Khi nguy hiểm phải hy sinh vì Đoàn thể hy sinh tính mạng, lợi quyền, giữ danh giá của Đoàn thể. Muốn giữ danh giá của Đoàn thể phải giữ danh giá mình” [35, tr. 69], đó là những lời dăn dạy có giá trị cho mọi thế hệ cán bộ, đảng viên, cho mọi thời điểm cách mạng rằng có trách nhiệm với công việc được giao chính là có trách nhiệm với danh giá của chính mình. Một người đã trở thành người cách mạng cần phải có những đức tính như vậy, có trách nhiệm cao cả như vậy, nếu không làm được thì không xứng đáng với vị trí mà Đảng mà nhân dân giao phó.

Tinh thần trách nhiệm đối với mọi người chính là việc biết đặt mình trong mối quan hệ với người khác, đặt lợi ích của cái tôi cá nhân vào trong lợi ích chung của tập thể và phải biết giữ uy tín cho mọi người, cho tập thể. Ngày 25-8-1945, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ủy ban giải phóng dân tộc được cải tổ thành Lâm thời Chính phủ với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân, các đảng phái yêu nước, nhân sĩ tiến bộ. Nhiều ủy viên Việt Minh trong Chính phủ tự nguyện nhường chỗ cho những người không phải Việt Minh. Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá hành động cao cả đó như sau: “Đó là một cử chỉ vô tư, tốt đẹp, không ham chuộng địa vị, đặt lợi ích của dân tộc, của đoàn kết toàn dân lên trên lợi ích cá nhân” [34, tr. 3] và đó cũng là một hành động có trách nhiệm vì cách mạng chung. Người cũng luôn dăn dạy các cán bộ, đảng viên của mình: “Một người cách mạng bao giờ cũng phải trung thành, hăng hái, xem lợi ích của Đảng và dân tộc quý hơn tính mệnh của mình. Bao giờ cũng quang minh chính trực, ham cách sinh hoạt tập thể, luôn luôn săn sóc dân chúng, giữ gìn kỷ luật, kiên quyết chống lại “bệnh cá nhân”” [35, tr. 299].

Điều này cũng có nghĩa là, không xem tổ chức, xem tập thể là nơi để kiếm lợi, tham nhũng, lãng phí, như Hồ Chí Minh đã từng nhận xét một số

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và vận dụng trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)