Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và vận dụng trong giai đoạn hiện nay (Trang 75 - 92)

8. Cấu trúc của Luận văn

2.1.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.1.2.1. Hạn chế

Hiện nay tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên đã và đang diễn ra với mức độ nghiêm trọng, tệ quan liêu, xa dân, thờ ơ, lãnh đạm và thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc

của nhân dân đang là vấn đề rất đáng lo ngại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ ra những tật xấu, là thói vô trách nhiệm của cán bộ, đảng viên: “Đối với nhân dân thì quan liêu, mệnh lệnh; xem thường pháp luật, không tôn trọng quyền lợi của nhân dân (như có khi khám xét nhà mà không báo trước cho chủ nhà). Tự tiện ra mệnh lệnh lung tung (như bán bánh ngọt không cho người mua mang bánh về nhà, bắt người ta ăn tại chỗ). Đối với tập thể thì kèn cựa địa vị, tính thiệt suy hơn, chỉ hỏi Đảng và Chính phủ đã làm gì cho mình, không tự hỏi mình đã làm gì ích lợi cho nhân dân, cho xã hội. Đối với của công thì lãng phí, tham ô, ở các xí nghiệp và các hợp tác xã ít nhiều đều có hiện tượng xấu như vậy. Đối với bản thân thì không lo trau dồi đạo đức cách mạng, không lo học tập để tiến bộ, mà chỉ lo ăn ngon, mặc đẹp hơn người khác” [43, tr. 28]. Hồ Chí Minh đã nhận ra tinh thần và thái độ tiêu cực của một số cán bộ, đảng viên khi Người nói chuyện với những đại biểu cán bộ, đảng viên của tỉnh Hà Tĩnh năm 1957, và những câu nói ấy dường như vẫn đúng trong hoàn cảnh mới hiện nay: “Hiện giờ cán bộ, đảng viên tỉnh ta ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm kém, thậm chí một số tuy chỉ là số ít, muốn nghỉ, bỏ công việc, như thế có đúng không? Có xứng đáng người đảng viên không? Tiêu chuẩn của đảng viên, các cô, các chú có nhớ không? Có 6 điều. Một trong 6 điều là trọn đời phấn đấu cho Đảng, cho chủ nghĩa cộng sản. Muốn nghỉ, muốn bỏ việc thì không phải trọn đời mà chỉ làm một đoạn thôi, thế thì Đảng không ra Đảng, cách mạng không ra cách mạng” [40, tr. 617].

Ngày 2-2-2009 Trung ương 9 (khóa X) đưa ra kết luận số 37-KL/TW

về Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược Cán bộ từ năm 2009 đến năm

2020, trong đó có đề cập: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo

đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm, thiếu tự giác rèn luyện, phấn đấu, thiếu tinh thần đồng chí trong một bộ phận không nhỏ cán bộ diễn ra nghiêm trọng,

kéo dài nhưng chậm có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn và kịp thời xử lý, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ”. Sau đó là Nghị quyết số 12-NQ/TW của Trung ương 4 (khóa XI) về Một số vấn đề cấp bách

về xây dựng Đảng hiện nay, tại điều cấp bách số 3: “Một bộ phận không nhỏ

cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”, “một số cán bộ, đảng viên chưa tư giác nhìn nhận đúng mức khuyết điểm và trách nhiệm của mình trước những hạn chế, khuyết điểm trong công việc được giao…từ Trung ương đến cơ sở vẫn chưa làm rõ thực chất, mức độ nghiêm trọng của tình hình xảy ra ở đâu, ai chịu trách nhiệm” [1, tr. 43-44]. Những vụ án, sự kiện gần đây đã nói lên tính trách nhiệm của cán bộ, đặc biệt là người đứng đầu tổ chức, nhân dân càng đòi hỏi minh bạch thì trách nhiệm càng bị lảng tránh, mặc dù trách nhiệm này được nói rõ trong luật định, tuy nhiên “việc sửa đổi, bổ sung hoặc bann hành mới các quy định của Đảng và Nhà nước theo hướng đề cao hơn trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu trong mối quan hệ giữa tập thể và cá nhận chưa thực hiện được” [1, tr. 44]. Nghị quyết Trung ương 4 thực sự đã nêu ra và nhận định đúng đắn vấn đề cán bộ hiện nay của đất nước, nó đang ở mức đáng báo động. Không chỉ là đảng viên, cán bộ thường mà có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý và cán bộ cao cấp, nhân dân dường như không còn là mục tiêu mà họ phấn đấu và có trách nhiệm, chủ nghĩa cá nhân trở thành một tật bệnh. Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách chế độ công vụ, ngày 26-3-2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đề cập đến vấn đề tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên hiện nay: Một bộ phận cán bộ, công chức có tinh thần phục vụ kém, thiếu trách nhiệm, sách nhiễu, tiêu cực trong khi

việc kiểm tra, xử lý chưa quyết liệt, nghiêm túc. Tuy nhiên, rất khó định lượng cụ thể “một bộ phận” hay “một bộ phận không nhỏ” là bao nhiêu người trong đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta.

Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, khi nói đến những tồn tại của cán bộ, đảng viên: “tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi” [1, tr. 61], trách nhiệm của một số cán bộ cấp cao cũng như một bộ phận cán bộ cấp dưới còn thấp, văn hóa nhận lỗi không có.

Hiện nay, để đánh giá thực trạng trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay chỉ dựa trên căn cứ: Một là, báo cáo về kết quả đánh giá phân loại cán bộ, công chức hàng năm; hai là, kết quả công tác phòng chống tham nhũng; ba là, đánh giá của Trung ương Đảng và ý kiến của lãnh đạo các cơ quan nhà nước; bốn là, phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng về tình trạng thiếu trách nhiệm của cán bộ, công chức; năm là, kết quả khảo sát, lấy ý kiến của người dân, tổ chức đối với trách nhiệm và sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Các kết quả đều cho thấy đại đa số cán bộ, công chức nước ta hoàn thành tốt trách nhiệm công vụ, tỷ lệ cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ chiếm tỉ lệ rất nhỏ, không đáng kể. Qua các cuộc bình bầu hằng tháng và hằng năm, cán bộ được đánh giá theo 4 hạng mục là Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Hoàn thành tốt nhiệm vụ, Hoàn thành

nhiệm vụ (đối với viên chức), Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực (đối với cán bộ, công chức), Không hoàn thành nhiệm vụ. Tuy

nhiên, công tác đánh giá cán bô, công chức, viên chức vẫn chưa khắc phục được một số hạn chế mà nguyên nhân phần lớn thuộc yếu tố chủ quan: từ công tác cán bộ của tổ chức; tinh thần tự phê bình và phê bình của cá nhân trong tập thể; chính vì vậy mà tính chiến đấu chưa cao, tâm lý nể nang đồng

chí, né tránh, ngại va chạm, xuê xoa, hình thức; chưa gắn việc đánh giá cán bộ với kết quả hoàn thành nhiệm vụ công tác được giao. Mà quan trọng nhất là chưa đánh giá được mức độ trách nhiệm thực tế đối với công việc của từng cán bộ, đảng viên.Đánh giá cán bộ, công chức, đảng viên được coi là tiền đề quan trọng nhất nhưng vẫn là khâu khó và yếu nhất, nhất là đánh giá về đạo đức, nặng lực và bản lĩnh chính trị của cán bộ. Mặt khác, nhiều cấp ủy, tổ chức đảng và cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ chưa thực sự chú trọng, thiếu biện pháp cụ thể quản lý cán bộ để hiểu và nắm sâu về tư tưởng, lập trường, khả năng hoàn thành nhiệm vụ, uy tín cá nhân, quan hệ xã hội của bản thân và gia đình cán bộ. Đôi khi lãnh đạo cấp trên giao nhiệm vụ nhưng chưa nắm rõ được khả năng, điều kiện của cấp dưới, điều này dẫn đến chán nản, thiếu trách nhiệm và không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy, khâu đánh giá cán bộ, công tác cán bộ ảnh hưởng rất lớn đến ý thức trách nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên.

Không chỉ trong các cơ quan hành chính, mà thiếu tinh thần trách nhiệm xuất hiên ở rộng khắp các nghành, lĩnh vực, mọi cấp và chủ yếu biểu hiện của thiếu tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên hiện nay là:

Một là, chủ nghĩa cá nhân, thực dụng và vụ lợi, tham nhũng, bòn rút

của công, lãng phí, làm việc chủ yếu là vì bản thân, không có trách nhiệm đối với nhân dân trong cán bộ, đảng viên hiện nay không giảm. Biểu hiện là những kiểu người nhiệt tình cách mạng giả tạo,vì lợi ích cá nhân, họ sẵn sàng làm việc nhiệt tình, hăng say nhưng thực tế là để trục lợi cho cá nhân, phục vụ cho mục đích riêng của mình đã được tính toán trước, là cách “thả con tép bắt con tôm”, đến khi có kết quả tốt thì nhận về mình nhưng khi bị quy trách nhiệm thì không dám nhận hay những người cơ hội, những người này thường cố gắng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, có thể không phải từ chính bằng năng lực của mình mà giành thành tích từ người khác, thường xu nịnh người có quyền có chức để được lòng, để được đề bạt, kéo bè kéo cánh

để khi có cơ hội là leo lên vị trí mình mong muốn, để vụ lợi cho cá nhân và những cán bô, đảng viên này cũng không bao giờ muốn chịu trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm về mình, luôn đùn đẩy cho người khác.

Hiện nay, không ít cán bộ, đảng viên không chỉ suy giảm mà còn đánh mất lý tưởng cách mạng cao đẹp là phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, lợi dụng vị trí lãnh đạo, quyền lực để mưu lợi cá nhân, họ chỉ lo vun vén quyền lợi cho cá nhân, đơn vị mình, bỏ qua lợi ích tập thể, cộng đồng. Đối với những cán bộ, đảng viên giữ chức vụ cao trong Đảng, Nhà nước thì quyền lực rất lớn, lợi ích đi kèm rất nhiều và trách nhiệm đối với công việc, với nhân dân và với Đảng là tương đương, tuy nhiên, trách nhiệm ấy chưa được thể hiện tương xứng với quyền lực và vị trí của cán bộ, đảng viên đó. Đối tượng phục vụ của cán bộ, đảng viên là nhân dân, phải đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ cần phải không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với Đảng và một lòng một dạ phục vụ nhân dân” [43, tr. 28], nhưng hiện nay không ít cán bộ, đảng viên lên nắm quyền là để mưu cầu cá nhân, gia đình. Theo báo cáo của Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014 tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII: Tình hình tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp, tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh, gây phiền hà ở một bộ phận công chức, viên chức nhà nước vẫn diễn ra, gây bức xúc đối với người dân và doanh nghiệp. Tình hình tham nhũng trong khu vực công vẫn còn nghiêm trọng, diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quản lý, sử dụng đất đai, quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản và đầu tư công. Trong năm 2014, ngành Thanh tra đã phát hiện 54 vụ, 87 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền 68,5 tỷ đồng, đã thu hồi 46,9 tỷ đồng (đạt 68,5%, tăng 18,3% so với năm 2013). Lực lượng cảnh sát điều tra các cấp đã thụ lý 415 vụ án với 1.031 bị can phạm tội về tham nhũng, khởi tố mới 256 vụ với 593 bị can (so với năm trước tăng 23 vụ/25 bị can); thiệt hại trên 6.740

tỷ đồng, đã thu hồi nộp ngân sách nhà nước trên 1.500 tỷ đồng (đạt 22,3%, tăng 14,1% so với năm 2013) [69]. Về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, trong năm 2014 đã có 48 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng, trong đó, 03 người bị xử lý hình sự, 05 người bị cách chức, 40 người bị xử lý kỷ luật các hình thức cảnh cáo, khiển trách. Những số liệu trên có thể chưa nói hết thực tế, nhưng qua đó thấy rằng đạo đức cách mạng, mà cụ thể là trách nhiệm đối với công việc của cán bộ, đảng viên đang ở mức rất thấp.

Thiếu trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên càng ở chức vụ cao càng được thể hiện rõ nét, những năm gần đây vấn đề kinh tế - chính trị của Việt Nam khá phúc tạp thực trạng chịu trách nhiệm của những người lãnh đạp, đứng đầu cơ quan rất kém. Vụ án Vinashin là một ví dụ điển hình của trách nhiệm người đứng đầu, người lãnh đạo cấp quốc gia không trách nhiệm với tổ chức và lãnh đạo Vinashin không chịu trách nhiệm về những vấn đề tài chính gây ra với dân tộc và nhân dân. Trước hết, không phủ nhận hoàn toàn những đóng góp tích cực của Vinashin đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, những hậu quả để lại trong vụ án này cũng vô cùng nặng nề. Cán bộ, đảng viên lãnh đạo của Vinashin đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước ở các dự án: Dự án đầu tư mua tàu cao tốc Hoa Sen, dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng, dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân, dự án đầu tư tàu Bình Định Star và việc bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng của Nhà nước. Trong vụ án này, bị cáo Phạm Thanh Bình (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam) nhưng đã không làm tròn nhiệm vụ được Nhà nước và nhân dân giao phó, có nhiều hành vi sai phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thuộc trường hợp phạm tội nhiều lần. Đặc biệt, sự việc này gây ảnh hưởng xấu đến

môi trường đầu tư đối với ngành Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, gây dư luận xấu, bất bình trong xã hội, ảnh hưởng đến đời sống hàng chục ngàn lao động, làm mất niềm tin của nhân dân đối với lãnh đạo cao cấp của Nhà nước - điều này là điều quan trọng nhất.

Ở đây, trước tiên, nói đến trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, không chỉ là câu chuyện của Vinashin, mà sau sự việc xảy ra tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây, với quyết định điều chuyển ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị EVN sang vị trí khác, dư luận càng quan tâm nhiều hơn đến trách nhiệm người đứng đầu. Tuy chưa để lại hậu quả nặng nề như trường hợp của Vinashin, nhưng việc các khoản đầu tư ngoài ngành của EVN bị thua lỗ tới 1.000 tỷ đồng trong năm 2010 cũng là một lời cảnh tỉnh cho việc phải tăng cường quản lý, giám sát hoạt động của tập đoàn này. Không bảo toàn được vốn nhà nước được giao, gây thua lỗ, đương nhiên trách nhiệm trước tiên thuộc về lãnh đạo EVN, cũng như Vinashin, đó chính là trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên đứng đầu. Nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức… tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân. Thực tế này đã phần nào diễn ra ở Vinashin và hậu quả gây ra là rất nghiêm trọng, câu

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và vận dụng trong giai đoạn hiện nay (Trang 75 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)