Phong cách là bộ mặt của tâm hồn là trang phục của tư tưởng, là cách thức riêng, độc đáo của mỗi người khi thực hiện công việc. Phong cách làm việc của cán bộ khiến người ta cảm nhận được cái đời thường, dung dị trong mỗi con người cán bộ, song nó lại phản ánh tâm hồn, đạo đức, tư tưởng đồng thời thể hiện năng lực, phẩm chất, trí tuệ, tính cách và bản thân người cán bộ. Phong cách làm việc dân chủ của cán bộ nói chung là sự thể hiện bản chất và tính cách của một con người, là cái chung biểu hiện thông qua phương pháp, cách thức và biện pháp để giác ngộ và tổ chức nhân dân hiểu và thực hiện tốt quyền làm chủ của mình thông qua việc thực hiện các nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng một xã hội dân chủ. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ của cán bộ là một bộ phận rất quan trọng trong di sản Hồ Chí Minh: là sản phẩm của sự kết hợp, kế thừa, phát triển những yếu tố và hình thức dân chủ trong văn hóa truyền thống Việt Nam, ảnh hưởng của văn hóa lãnh đạo dân chủ phương Đông đồng thời tiếp nhận giá trị tư tưởng và hình thức dân chủ phương Tây, những tinh hoa di sản dân chủ của nhân loại. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ của cán bộ, chúng ta sẽ nắm bắt một cách hệ thống những quan điểm cũng như sự chỉ đạo thực tiễn của Hồ Chí Minh trong quá trình ra quyết định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện quyết định quản lý qua các giai đoạn lịch sử thấy được ý nghĩa to lớn của tư tưởng ấy đối với việc xây dựng khung lý thuyết về phong cách làm việc dân chủ cho đội ngũ cán bộ thời kỳ mới, góp phần làm phong phú thêm các giá trị mà phong cách làm việc dân chủ mang lại. Đồng thời, chúng ta cũng có điều kiện học tập, vận dụng, phát triển những vấn đề cụ thể về mục tiêu, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, phong cách làm việc dân chủ theo quan điểm Hồ Chí Minh trong điều kiện xây dựng, kiện toàn hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đổi mới. Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới đã trải qua hơn 30 năm (1986 – 2017). Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển với mục tiêu xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Từ thực tế đó đã đặt ra yêu cầu cấp thiết xây dựng đội ngũ cán bộ “có đạo đức cách mạng, trình độ, năng lực, trí tuệ cao, phương pháp, phong cách làm việc dân chủ, khoa học đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cuộc sống qua các thời kỳ phát triển”31, tr.263. Đặc biệt là Việt Nam đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, là một nước dân chủ nên rất cần những cán bộ có phong cách làm việc dân chủ đưa ra những quyết định đúng đắn mang tầm chiến lược, tổ chức thực hiện hiệu quả và chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết kết quả thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý trong và sau quá trình làm việc. Quá trình cải cách hành chính xây dựng phong cách làm việc dân chủ ở nước ta hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiễn. Làm thế nào để xây dựng được phong cách làm việc dân chủ của đội ngũ cán bộ phù hợp với quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay. Những cơ sở lý luận và thực tiễn là gì? Những nhân tố tác động ảnh hưởng ra sao? Đó là những câu hỏi đang đặt ra và tìm kiếm câu trả lời. Trong các hướng tìm kiếm để giải đáp những câu hỏi đang đặt ra nêu trên, nghiên cứu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ của cán bộ là một hướng tìm tòi rất đáng quan tâm. Đứng trước tình hình đó việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ của cán bộ nhằm phát huy cao độ nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay được coi là một yêu cầu cấp thiết, góp phần đưa công cuộc đổi mới của đất nước ta đi đến thắng lợi.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu 6
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10
3.1 Mục đích nghiên cứu 10
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 11
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
4.1 Đối tượng nghiên cứu 11
4.2 Phạm vi nghiên cứu 11
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 12
5.1 Cơ sở lý luận 12
5.2 Phương pháp nghiên cứu 12
6 Đóng góp của luận văn 12
7 Kết cấu của luận văn 13
Chương 1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHONG CÁCH LÀM VIỆC DÂN CHỦ CỦA CÁN BỘ 14
1.1 Khái niệm cán bộ và phong cách làm việc dân chủ của cán bộ 14
1.1.1: Khái niệm cán bộ 14
1.1.2 Khái niệm phong cách làm việc dân chủ của cán bộ 17
1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ của cán bộ 22
1.2.1 Tầm quan trọng của phong cách làm việc dân chủ của cán bộ 23
1.2.2 Phong cách làm việc dân chủ của cán bộ trong quá trình ra quyết định 30
1.2.3 Phong cách làm việc dân chủ của cán bộ trong quá trình tổ chức thực hiện quyết định 38
Trang 41.2.4 Phong cách làm việc dân chủ của cán bộ trong công tác kiểm tra,
giám sát, đánh giá thực hiện quyết định 44
Tiểu kết chương 1 52
Chương 2 GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHONG CÁCH LÀM VIỆC DÂN CHỦ CỦA CÁN BỘ 53
2.1 Giá trị lý luận 53
2.1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ của cán bộ làm sâu sắc thêm giá trị truyền thống dân tộc và phương Đông về văn hóa lãnh đạo, quản lý 53
2.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ của cán bộ góp phần phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về lãnh đạo, quản lý .59
2.1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ của cán bộ là cơ sở lý luận để xây dựng nguyên tắc, phương pháp và phong cách làm việc cho hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay 63
2.2 Giá trị thực tiễn 69
2.2.1 Đối với quá trình xây dựng phong cách làm việc của cán bộ trước thời kỳ đổi mới 69
2.2.2 Tiếp tục xây dựng phong cách làm việc dân chủ của cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới(1986-2016) 76
2.2.3 Những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng phong cách làm việc dân chủ của bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh 79
Tiểu kết chương 2 87
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Phong cách là bộ mặt của tâm hồn là trang phục của tư tưởng, là cáchthức riêng, độc đáo của mỗi người khi thực hiện công việc. Phong cách làmviệc của cán bộ khiến người ta cảm nhận được cái đời thường, dung dị trongmỗi con người cán bộ, song nó lại phản ánh tâm hồn, đạo đức, tư tưởng đồngthời thể hiện năng lực, phẩm chất, trí tuệ, tính cách và bản thân người cán bộ.Phong cách làm việc dân chủ của cán bộ nói chung là sự thể hiện bản chất vàtính cách của một con người, là cái chung biểu hiện thông qua phương pháp,cách thức và biện pháp để giác ngộ và tổ chức nhân dân hiểu và thực hiện tốtquyền làm chủ của mình thông qua việc thực hiện các nghị quyết, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng một xã hội dân chủ
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ của cán bộ làmột bộ phận rất quan trọng trong di sản Hồ Chí Minh: là sản phẩm của sự kếthợp, kế thừa, phát triển những yếu tố và hình thức dân chủ trong văn hóatruyền thống Việt Nam, ảnh hưởng của văn hóa lãnh đạo dân chủ phươngĐông đồng thời tiếp nhận giá trị tư tưởng và hình thức dân chủ phương Tây,những tinh hoa di sản dân chủ của nhân loại
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ củacán bộ, chúng ta sẽ nắm bắt một cách hệ thống những quan điểm cũng như sựchỉ đạo thực tiễn của Hồ Chí Minh trong quá trình ra quyết định, tổ chức thựchiện và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện quyết định quản lý qua các giaiđoạn lịch sử thấy được ý nghĩa to lớn của tư tưởng ấy đối với việc xây dựngkhung lý thuyết về phong cách làm việc dân chủ cho đội ngũ cán bộ thời kỳmới, góp phần làm phong phú thêm các giá trị mà phong cách làm việc dânchủ mang lại Đồng thời, chúng ta cũng có điều kiện học tập, vận dụng, pháttriển những vấn đề cụ thể về mục tiêu, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương
Trang 6pháp, phong cách làm việc dân chủ theo quan điểm Hồ Chí Minh trong điềukiện xây dựng, kiện toàn hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản
lý thời kỳ đổi mới
Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới đã trải qua hơn 30 năm (1986 – 2017).Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập vàphát triển với mục tiêu xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm
2020 Từ thực tế đó đã đặt ra yêu cầu cấp thiết xây dựng đội ngũ cán bộ “cóđạo đức cách mạng, trình độ, năng lực, trí tuệ cao, phương pháp, phong cáchlàm việc dân chủ, khoa học đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cuộc sống qua cácthời kỳ phát triển”[31, tr.263] Đặc biệt là Việt Nam đi theo con đường xã hộichủ nghĩa, là một nước dân chủ nên rất cần những cán bộ có phong cách làmviệc dân chủ đưa ra những quyết định đúng đắn mang tầm chiến lược, tổ chứcthực hiện hiệu quả và chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết kết quảthực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý trong và sau quá trình làm việc
Quá trình cải cách hành chính xây dựng phong cách làm việc dân chủ ởnước ta hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiễn
Làm thế nào để xây dựng được phong cách làm việc dân chủ của độingũ cán bộ phù hợp với quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay.Những cơ sở lý luận và thực tiễn là gì? Những nhân tố tác động ảnh hưởng rasao? Đó là những câu hỏi đang đặt ra và tìm kiếm câu trả lời
Trong các hướng tìm kiếm để giải đáp những câu hỏi đang đặt ra nêutrên, nghiên cứu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dânchủ của cán bộ là một hướng tìm tòi rất đáng quan tâm Đứng trước tình hình
đó việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủcủa cán bộ nhằm phát huy cao độ nhân tố con người trong sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay được coi là một yêu cầu cấp thiết,góp phần đưa công cuộc đổi mới của đất nước ta đi đến thắng lợi
Trang 7Về phương diện khoa học cho đến nay, việc nghiên cứu vận dụng “tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ của cán bộ”, ngoài một
số bài viết đăng trên tạp chí và trên các báo điện tử, chưa có công trình nàonghiên cứu hệ thống, chuyên sâu, dưới góc độ mã ngành Hồ Chí Minh học đề
tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ của cán bộ _ nội dung và giá trị” Thực tế đó đặt ra yêu cầu cần phải tiếp tục nghiên cứu làm
sáng tỏ nội dung và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việcdân chủ của cán bộ
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính thời sự của việcnghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ
của cán bộ, tôi chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ của cán bộ - Nội dung và giá trị” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2 Tình hình nghiên cứu
Trong khoảng 27 năm trở lại đây, từ năm 1990 cho tới nay việc nghiêncứu tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam được đẩy mạnh và đạt được nhữngthành tựu khả quan Có thể nói nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ ChíMinh vào công cuộc đổi mới được chú trọng như một trong những lĩnh vựcchủ yếu nghiên cứu lý luận về khoa học xã hội – nhân văn Từ đó đến nay,hàng loạt các công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh đã được triển khai vàcông bố trong thời gian qua Nghiên cứu về vấn đề học tập và làm theo tưtưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ ChíMinh về phong cách làm việc dân chủ nói riêng là đề tài nhận được nhiều sựchú ý của các học giả
Xuất phát từ những cách tiếp cận khác nhau các nhà nghiên cứu đãcông bố rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này Các công trình đã đềcập những quan điểm của Hồ Chí Minh về các phong cách, phương pháp và
Trang 8đưa ra những nhận định về giá trị tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việcdân chủ.
Nhóm tác giả với các công trình nghiên cứu tính lý luận và thực tiễn vềphương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, gồm các tác giả tiểu biểu như:Phạm Ngọc Anh, Hoàng Chí Bảo, Đặng Xuân Kỳ, Bùi Đình Phong, NguyễnThế Thắng, Mạch Quang Thắng, Song Thành,…
+ Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ của Bùi
Đình Phong, Nxb Lao Động, Hà Nội, 2002 Cuốn sách gồm 4 chương khái quátnhững nội dung mang tính lý luận và thực tiễn về quá trình hình thành, tư tưởng
Hồ Chí Minh về cán bộ, công tác cán bộ của Đảng, vị trí, vai trò của cán bộ vàcông tác cán bộ, những yêu cầu đối với người cán bộ, đặc biệt là phong cách làmviệc dân chủ và việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán
bộ hiện nay Tác phẩm này có thể coi là công trình nghiên cứu toàn diện và sâusắc mang tính hệ thống, khái quát được những vấn đề cơ bản trong công tác cán
bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đấtnước
+ Cuốn Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc của Song Thành, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2009 gồm ba phần lớn trong đó phần thứ hai: Tư tưởng Hồ Chí Minh - những nội dung cơ bản, gồm 14 chương, đã tập trung
phân tích các nội dung chính trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh trên nhiềulĩnh vực triết học, kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa – đạo đức Người nắmvững và vận dụng sáng tạo lý luận và phương pháp luận Mác-Lênin để tổngkết lịch sử và tổng kết thực tiễn Hồ Chí Minh nhận định: Thời đại mới đãchấm dứt sự tồn tại biệt lập giữa các quốc gia, mở ra mối quan hệ quốc tếngày càng rộng lớn, làm cho vận mệnh mỗi dân tộc không thể tách rời vậnmệnh chung của cả loài người Người đã khai phá ra con đường cách mạngchưa từng có trong lịch sử, trong cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc
Trang 9thuộc địa và phụ thuộc, con đường gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội,
từ đó khơi dậy sức mạnh dân tộc và thời đại đảm bảo thắng lợi của sự nghiệpgiải phóng dân tộc ở Việt Nam và mở ra cao trào giải phóng dân tộc trên thếgiới trong thế kỷ XX Muốn đi tới thắng lợi phải có phong cách làm việc dânchủ
+ Cuốn Phương pháp và Phong cách Hồ Chí Minh của Đặng Xuân
Kỳ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010 Cuốn sách với 3 chương, tác giả
đã trình bày một cách hệ thống kết quả nghiên cứu lý luận chung về phươngpháp và phương pháp cách mạng, hệ thống phương pháp cách mạng Hồ ChíMinh và phong cách Hồ Chí Minh Từ đó, tác giả đã phân tích khá cặn kẽ nộidung, ý nghĩa của phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh, đề cập đến cáckhái niệm, quan niệm và nội dung về phương pháp, phương pháp cách mạng
và phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh; chỉ ra hệ thống phương pháp cáchmạng Hồ Chí Minh, hệ thống phong cách Hồ Chí Minh trong đó có phongcách làm việc dân chủ Song trong cuốn sách tác giả chủ yếu trình bày nhữngphong cách làm việc của Hồ Chí Minh, ít đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh
về phong cách làm việc dân chủ của cán bộ Mặc dù vậy, đây là cuốn sáchtham khảo rất có giá trị
+ Hoàng Chí Bảo, Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2011 Cuốn sách chia làm 2 phần chính, Phần 1, tác giả nêulên 10 nội dung chính từ dẫn luận cho đến mấy vấn đề và thực tiễn về phươngpháp giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh Phần 2 với 17 nội dung tác giả xuấtphát từ cách nhìn của văn hóa và văn hóa chính trị Hồ Chí Minh nêu ra nhữngvấn đề về xây dựng Đảng, tầm quan trọng của nhân tố con người trong quátrình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Phong cách, phươngpháp Hồ Chí Minh được tác giả tiếp cận từ việc phân tích nội dung các tác
phẩm của Người: “di chúc”, “sửa đổi lối làm việc”, “đường cáck mệnh”,
Trang 10“nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” Từ đó làm nổi
bật nét đặc sắc phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh và việc vận dụng tưtưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ vào công cuộc đổi mới ởViệt Nam
Cũng có nhiều tác giả và các công trình tiếp cận trên lĩnh vực văn hóa
như: GS Nguyễn Khắc Mai: Dân chủ - di sản văn hóa Hồ Chí Minh, Đỗ Huy:
Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh, GS.Song Thành: Hồ Chí Minh nhà văn hóa kiệt xuất,… các công trình nói trên chỉ tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh về
phong cách làm việc một cách gián tiếp nhưng cũng cố gắng làm sáng tỏ thêmnhiều vấn đề cụ thể, đặc sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làmviệc dân chủ của cán bộ thông qua văn hóa dân chủ
Trong các cuốn sách nêu trên, các tác giả coi tư tưởng – phương pháp –phong cách Hồ Chí Minh tuy gắn bó hữu cơ với nhau nhưng không đồngnhất, vẫn có thể và cần phải nghiên cứu độc lập Các công trình nghiên cứu đãđưa ra được hệ thống lý luận về phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh.Song, trong các công trình nghiên cứu kể trên các tác giả tiếp cận từ phươngpháp, phong cách của Hồ Chí Minh đã sử dụng ít đề cập đến những quandiểm của Người về phong cách làm việc dân chủ của cán bộ
Hiện nay, phong cách làm việc dân chủ của cán bộ có vai trò đặc biệtquan trọng và có ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ và tác động đến hiệu quảthực hiện quyết định của tổ chức, phong cách của cán bộ cấp dưới, lợi ích củanhân dân Sử dụng phong cách làm việc nào trong quá trình công tác luôn làvấn đề đặt ra cho mỗi cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý Vì vậy, córất nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng phong cách làm việc của cán bộđặc biệt là phong cách làm việc dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tiêu biểunhư:
Trang 11+ Cuốn sách: “ Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay” của Nguyễn
Thế Thắng (Chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2010 Cuốn sách gồm
2 chương, sách đã nêu lên tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc củacán bộ lãnh đạo, quản lý và vận dụng tư tưởng ấy trong việc xây dựng phongcách quản lý của cán bộ nước ta Sách có ưu điểm là xây dựng phong cáchlàm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay theo phong cách làmviệc, lãnh đạo quản lý của Hồ Chí Minh
+ Cuốn “ Đổi mới văn hóa lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay”
của Phạm Ngọc Thanh (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013.Cuốn sách đã làm rõ những vấn đề lý luận chủ yếu về văn hóa lãnh đạo, quản
lý, phân tích những kinh nghiệm, thực trạng văn hóa lãnh đạo, quản lý ở ViệtNam trong thời kỳ đổi mới Trên cơ sở đó làm rõ các nhân tố tác động đến xuhướng biến đổi của văn hóa lãnh đạo, quản lý, tác giả đề xuất các nhóm giảipháp đổi mới văn hóa lãnh đao, quản lý trong giai đoạn mới
Ngoài ra, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chíkhoa học, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ với đề tài tư tưởng Hồ Chí Minh
và vận dụng các tư tưởng ấy trong cuộc sống hiện nay Bên cạnh những đề tài
đó nhiều cuộc hội thảo khoa học lớn gắn liền với những sự kiện tiêu biểumang đậm dấu ấn tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhìn chung, dưới nhiều góc độ nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh vềphong cách, phương pháp, nghệ thuật làm việc đã bước đầu làm rõ tư tưởng
Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ của cán bộ Tuy nhiên, quakhảo cứu các ấn phẩm đã công bố cũng cho thấy trong các công trình nghiêncứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc các tác giả thường tiếpcận theo hệ thống phong cách Hồ Chí Minh, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ ChíMinh về phong cách làm việc nói chung và phong cách làm việc dân chủ của
Trang 12cán bộ nói riêng vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức Nhiều vấn đề chưađược đề cập một cách cụ thể ví dụ như: Các khái niệm cốt lõi về phong cách,phong cách làm việc dân chủ của cán bộ Các công trình chưa tập trung làm
rõ các giá trị và sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việcdân chủ của cán bộ trong giai đoạn hiện nay
Do vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ của cán
bộ là mảng đề tài rất cần sự chú ý, quan tâm của các học giả và đặc biệt là cácnhà nghiên cứu
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích, nhiệm vụ đề tài cần giải quyết là:
- Làm rõ những khái niệm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phongcách làm việc dân chủ của cán bộ
- Phân tích và làm rõ nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh vềphong cách làm việc dân chủ của cán bộ
- Luận giải về những giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của phong cáchlàm việc dân chủ của cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đề xuất một số giải pháp tiếp tục xây dựng phong cách làm việc dânchủ của cán bộ ở Việt Nam hiện nay
Trang 134 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ của cán bộ vàgiá trị lý luận và thực tiễn của nó đối với việc xây dựng phong cách làm việcdân chủ của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ của cán bộ cónội dung rộng, phong phú, đa dạng, trong luận văn này chỉ tập trung nghiêncứu, làm rõ những đặc trưng cơ bản của phong cách quản lý dân chủ trên cácphương diện: Ra quyết định; Tổ chức thực hiện quyết định và kiểm tra, giámsát, đánh giá thực hiện quyết định quản lý
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ của cán bộ cógiá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, toàn diện Trong khuôn khổ của luận văntheo hướng nghiên cứu cơ bản nên những giá trị về lý luận và thực tiễn đượctiếp cận dưới góc độ vĩ mô
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
- Thực hiện đề tài, tác giả dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vềphong cách làm việc của cán bộ
- Kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về tư tưởng Hồ
Chí Minh về phong cách làm việc của người cán bộ đặc biệt là phong cáchlàm việc dân chủ của cán bộ
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin,tác giả vận dụng các phương pháp chung, các phương pháp liên ngành vàchuyên ngành để thực hiện mục đích đề tài đã đặt ra, như: Phương pháp lôgic
Trang 14- lịch sử, phương pháp phân tích,tổng hợp; Phương pháp quy nạp, diễn dịch;Phương pháp nghiên cứu tài liệu…
6 Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách
làm việc dân chủ của cán bộ
- Luận giải giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh vềphong cách dân chủ đối với việc tiếp tục xây dụng phong cách làm việc dânchủ của cán bộ ở Việt Nam hiện nay
- Kết quả của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việcnghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, công tác cán bộ nói chung,
tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ của cán bộ nói riêng.
- Luận văn có thể là tài liệu tham khảo trong công tác chỉ đạo thực tiễncủa các cơ quan Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng phong cách của cán
bộ nói chung và phong cách làm việc dân chủ nói riêng trong điều kiện hiệnnay
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủcủa cán bộ
Chương 2: Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dânchủ của cán bộ
Trang 15Khái niệm “cán bộ” được hiểu theo cách phổ biến nhất là: Người làm có
chức vụ lãnh đạo quản lý, hoặc nhà chuyên môn, khoa học hay công chức,
viên chức làm việc tại các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị, hưởnglương hay phụ cấp từ ngân sách nhà nước Từ điển Tiếng Việt giải thích,
“Cán bộ là người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nướchay người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệtvới người thường không có chức vụ”[106 Tr 234]
Luật cán bộ công chức 2008 quy định tại điều 4: “Cán bộ là công dânViệt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theonhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sauđây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sauđây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhànước.”
Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện trong các vănkiện thì: Cán bộ bao gồm tất cả cán bộ, công chức, viên chức làm việc trongcác tổ chức của hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp nhànước, các đơn vị sự nghiệp công lập; những người được bầu cử, phê chuẩn,
bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và những người làm công tác chuyên
Trang 16môn, nghiệp vụ trong các tổ chức thuộc phạm vi công tác tổ chức và cán bộcủa Đảng.
Luận văn này tôi xin phép được đi sâu nghiên cứu phong cách làm việcdân chủ của cán bộ lãnh đạo, quản lý
* Khái niệm cán bộ lãnh đạo
Cho đến nay, chưa có một quan điểm đầy đủ và chính thức về cán bộlãnh đạo Xuất phát các hướng nghiên cứu được tiếp cận và từ quan điểmriêng của cá nhân, tác giả nêu lên nhận thức ban đầu về nội hàm khái niệmcán bộ lãnh đạo, như sau:
Cán bộ lãnh đạo là những người đứng đầu, phụ trách đơn vị, địa phương,phong trào nào đó do dân bầu cử hoặc chỉ định Cán bộ lãnh đạo có tráchnhiệm đề ra phương hướng, chủ trương, quyết định, trước hết là những quyếtđịnh có tính chiến lược của tổ chức, địa phương, đơn vị mình Cán bộ lãnhđạo là những người có quyền đề ra những quyết định có tầm quan trọng nhất.Cán bộ lãnh đạo là những người dẫn dắt, tổ chức phong trào theo một hướng
đi cụ thể, là người điều hành, chỉ đạo bằng quyền hành qua các mệnh lệnh Họcòn điều chỉnh những quyết định cho phù hợp với những thay đổi của điềukiện khách quan
Về phẩm chất cá nhân, cán bộ lãnh đạo phải là người có uy tín, là ngườiđại diện cho số đông, cho tập thể Cán bộ lãnh đạo phải là người có khả năng
thu phục nhân tâm, nhân tài, có khả năng sử dụng “đúng người, đúng việc” là
người có tri thức, có kinh nghiệm ở những lĩnh vực phụ trách, có tầm nhìn,biết quy tụ nhân tài, vật lực
Cán bộ lãnh đạo là người chịu trách nhiệm cụ thể hay một bộ phận cụ thểtrong hệ thống tổ chức quản lý, là người đại diện và là đại biểu đại diện cholợi ích của Đảng, Nhà nước, tập thể, tổ chức nào đó Dựa vào bộ máy quản lý,vào hệ thống tổ chức, tập thể, vào những nhiệm vụ được giao phó Cán bộ
Trang 17lãnh đạo chịu trách nhiệm cá nhân về giải quyết kịp thời những vấn đề cơ bản,phối hợp hoạt động với các hệ thống quản lý.
Một số cán bộ lãnh đạo được gọi là lãnh tụ tiêu biểu như Hồ Chí Minh,chính khách_ là những cán bộ lãnh đạo xuất sắc, có ảnh hưởng lớn, có uy tínrất cao trong cộng đồng xã hội Lê nin chỉ rõ : “thường thường trong phầnnhiều các trường hợp, hay ít ra trong những nước văn minh hiện nay thì cácgiai cấp đều do các chính đảng lãnh đạo của các nhóm có ít nhiều tính chất ổnđịnh, gồm những người có uy tín nhất, được bầu ra giữ trách nhiệm trọng yếunhất và nhân dân gọi là các lãnh tụ”[6; tr.30]
Trên đây là những quan niệm chung nhất, rõ ràng và dễ hiểu nhất vềcán bộ lãnh đạo Song trải qua các thời kỳ ngoài yêu cầu chung thì những yêucầu về phẩm chất, trí tuệ, năng lực của cán bộ lãnh đạo sẽ khác nhau
Nhằm làm tốt công việc quản lý của mình cán bộ quản lý cần phảigiỏi chuyên môn, có năng lực, phẩm chất điều khiển, tổ chức công việc vàđoàn thể tập thể Họ trực tiếp làm việc với các đối tượng quản lý, trực tiếp tổchức thực hiện các quyết định của các lãnh đạo nên các cán bộ quản lý phảithường xuyên thu nhận các thông tin từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên Cán
bộ quản lý còn cần có khả năng nhìn nhận đúng – sai, phải – trái trong các
Trang 18chủ trương chính sách khi tổ chức thực hiện Do vậy, cán bộ quản lý cũng lànhững người tham mưu cho lãnh đạo chấn chỉnh, điều chỉnh và hoàn thiệnquyết định cũ hoặc ra quyết định mới Cán bộ quản lý có thể phân loại theonghề nghiệp, năng lực và chức vụ.
Trên thực tiễn việc phân định cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý chỉ
là tương đối Trong một số lĩnh vực và phạm vi quy mô nhỏ cán bộ lãnh đạođồng thời là cán bộ quản lý hoặc ngược lại Khi vừa làm cán bộ lãnh đạo, vừalàm cán bộ quản lý, cán bộ đó vừa có quyền ra quyết định vừa tổ chức thựchiện quyết định đó
Trên tầm vĩ mô, sự phân chia giữa lãnh đạo và quản lý tương đối rõràng nhất là khi nói về vai trò lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của nhànước
Như vậy, đối tượng cán bộ mà luận văn nghiên cứu thông qua cáchtiếp cận khái niệm cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đề cập cả cán bộ lãnh đạocũng như cán bộ quản lý và cả trường hợp song, trùng nhiệm vụ lãnh đạoquản lý trong một người cán bộ
1.1.2 Khái niệm phong cách làm việc dân chủ của cán bộ.
Khái niệm “phong cách” đã được bàn đến từ rất lâu ở cả Phương Tây và
Phương Đông Khái niệm này có nguồn gốc từ tiếng Latinh là Stylus và từ
tiếng Hy Lạp là Stylos Ở Phương Tây, khái niệm “phong cách” được hiểu
theo nghĩa hẹp, chỉ giới hạn trong giới văn hóa, nghệ thuật Phong cách khôngphải là hiện tượng phổ biến mà là hiện tượng cá biệt và chỉ những nghệ sĩ lớn,những người có tài năng lớn mới có phong cách
Tìm hiểu theo nguồn gốc Hán Việt thì “phong” có nghĩa là phong thái,
“cách” có nghĩa là cách điệu Phong cách có nghĩa là phong thái cách điệu Trong các cuốn Từ điển tiếng Việt Nam, khái niệm “phong cách”
được diễn giải ra thành bốn cách hiểu:
Trang 19- Thứ nhất, “Phong cách” được hiểu là vẻ đẹp riêng biệt trong làm
việc,trong lối sống con người Phong cách mang đậm dấu ấn cá nhân
- Thứ hai, “Phong cách” được hiểu là phiên dạng ngôn ngữ có những
đặc điểm trong lựa chọn, kết hợp và tổ chức các phương pháp ngôn ngữ liênquan tới giao tiếp
- Thứ ba, “phong cách” được hiểu là toàn bộ các thủ pháp sử dụng phương
tiện ngôn ngôn ngữ đặc trưng cho từng nhà văn, cho tác phẩm, cho thể loại
- Thứ tư, “phong cách” được hiểu là việc lựa chọn phương tiện ngôn ngữ
Trang 20thấm nhuần sâu sắc quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân vàquần chúng nhân dân của chủ nghĩa Mác-Lênin và từ yêu cầu của người cán
bộ”
“Dân chủ” là một khái niệm mang tính lịch sử, có quan hệ mật thiết với
sự phát triển xã hội dân chủ là thước đo của sự phát triển và tiến bộ ocủa xãhội Khái niệm dân chủ ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước phản ánh khátvọng – nhu cầu khách quan của nhân dân trong xã hội có giai cấp và thể hiệnmột nấc thang nhận thức của con người về thân phận của họ trong quan hệ vớiquyền lực
Thuật ngữ dân chủ ra đời vào thế kỷ thứ VI, VII trước công nguyên.Theo đánh giá của Aristotle (384 – 322 trước công nguyên) thì Solon(khoảng 638 – 588 trước công nguyên) là người đầu tiên đặt nền tảng chonguyên lý dân chủ Solon mong muốn xây dựng một nhà nước riêng trên cơ
sở một nền dân chủ thông qua tuyển cử và hòa nhập vào sức mạnh với phápluật
Trong tiếng Hy Lạp, dân chủ ( Decokratia) được cấu thành từ gốc là:Demos tức là nhân dân và Kratia nghĩa là nhân dân cai trị Sau này các nhà
chính trị học giản lược mệnh đề đó thành “ tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”
Như vậy, có thể thấy, thuật ngữ dân chủ chỉ xuất hiện trước đó đã tồn tại
ba yếu tố đó là nhân dân, quyền lực cộng đồng và mối quan hệ giữa chúng.Trong lịch sử hy lạp cổ đại, hình thức quyền lực công cộng đầu tiên của cácquốc gia, đô thị được sử sách ghi lại chính là nhà nước Do vậy có thể khẳngđịnh, dân chủ là khái niệm dùng để chỉ tính chất của mối quan hệ giữa cộngđồng dân cư với nhà nước Theo đó cộng đồng là chủ thể và có quyền năng ápđặt lên nhà nước
Trang 21Theo Lênin “dân chủ” nghĩa là bình đẳng, là mọi người có quyền ngang
nhau trong việc xác định cơ cấu nhà nước và quản lý
Theo quan niệm của Abraham Lincoln trong bài diễn văn Gettysburghuyền thoại ngày 19.11.1863, dân chủ là : “chính quyền của dân, do dân, vìdân”
Theo từ điển Tiếng Việt, dân chủ có hai nghĩa Thứ nhất, dân chủ có tính chất của chế độ dân chủ Thứ hai, dân chủ là phương thức công tác tôn trọng và
thực hiện quyền mọi người tham gia bàn bạc và quyết định công việcchung.Theo từ điển luật học, dân chủ là chế độ chính trị trong đó quyền lực tốicao thuộc về nhân dân, do nhân dân thực thi hoặc thông qua các đại biểu mìnhbầu
Tóm lại:
Thuật ngữ “dân chủ” xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử gắn với thời kỳ
Hy Lạp cổ đại Mặc dù chưa có một định nghĩa thống nhất về dân chủ song cóhai nguyên tắc mà bất ký định nghĩa dân chủ nào cũng đưa vào Nguyên tắcthứ nhất là: tất cả mọi thành viên của xã hội (công dân) đều có quyền tiếp cậnđến quyền lực một cách bình đẳng Thứ hai là: tất cả mọi thành viên (côngdân) đều được hưởng quyền tự do, được công nhận rộng rãi Như vậy, theotác giả nhận định: “Dân chủ là quyền của nhân dân tự mình quyết định hoặctham gia với nhà nước quyết định những vấn đề nhất định Nói cách khác dân
chủ là nhân dân làm chủ tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân.”
Dân chủ là giá trị văn hóa và giá trị đạo đức cao đẹp nhất mà loài người đãsáng tạo và đấu tranh để giành lấy, là thước đo của văn minh nhân loại Dânchủ vừa biểu hiện là giá trị xã hội mà con người và loài người đạt được trongtiến trình đấu tranh để tự giải phóng mình từng bước vươn tới tự do và làmchủ, lại vừa là hình thức và tính tổ chức thể chế nhà nước Trình độ dân chủcủa cán bộ đi đôi với trình độ văn minh và tiến bộ xã hội Đồng thời, dân chủ
Trang 22phản ánh các giá trị phổ quát như tự do cá nhân, bình đẳng về điều kiện,thống nhất trong tính đa dạng và cơ chế thực hiện các giá trị đó trong đời sống
thông qua các mối quan hệ “Nhà nước – Pháp luật – Xã hội công dân” “Dân
chủ” được luận bàn trong khái niệm “phong cách làm việc dân chủ của cán
bộ” theo tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp cận theo chiều cạnh chính trị của dân
chủ
Khái niệm “Phong cách làm việc dân chủ của cán bộ” được tác giả nhận
thức là: “Tổng hợp những phương pháp, biện pháp cách thức làm việc riêng,tiêu biểu và ổn định mà người cán bộ sử dụng thường xuyên (hàng ngày) đểthực hiện nhiệm vụ của mình nhằm hướng tới mục tiêu chung là vì lợi ích củanhân dân và dân tộc, phát huy tối đa quyền làm chủ và là chủ của nhân dân” Khi nghiên cứu phong cách làm việc dân chủ của cán bộ cần lưu ý:
Thứ nhất, Phong cách được quy định bởi chức năng nhiệm vụ, phẩm
chất, tri thức, điều kiện chính trị và sinh sống của người cán bộ
Thứ hai, Phong cách làm việc là khái niệm rộng hơn khái niệm phương
pháp, khái niệm cách thức và khái niệm biện pháp, tác phong Phong cáchlàm việc không đồng nhất với tác phong, phương pháp và cách thức, từngbiện pháp làm việc
Thứ ba, Phong cách làm việc là cái biểu hiện bên ngoài nhưng luôn phản
ánh phẩm chất bên trong của con người
Thứ tư, Phong cách làm việc bao hàm cả hai mặt ổn định tương đối và
linh hoạt mềm dẻo
Như vậy, phong cách làm việc dân chủ của cán bộ là cái chung biểu hiệnthông qua phương pháp, cách thức và biện pháp để giác ngộ và tổ chức nhândân hiểu và thực hiện tốt quyền làm chủ của mình thông qua việc thực hiệncác nghị quyết, chính sách của Đảng và nhà nước nhằm xây dựng một xã hộidân chủ
Trang 231.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ của cán bộ.
Cho đến nay, khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việcdân chủ của cán bộ chưa có được một nội hàm rõ ràng Tuy nhiên, từ nhữngquan niệm bước đầu của các nhà nghiên cứu, trên cơ sở kế thừa và phát triển,tác giả luận văn đưa ra cách hiểu cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cáchlàm việc dân chủ của cán bộ, như sau: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cáchlàm việc dân chủ của cán bộ là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắccủa Người về lề lối, cung cách, cách thức làm việc có tính hệ thống, trở thành
nề nếp ổn định của cán bộ mà đối tượng đó là cấp dưới, quần chúng nhân dân
để thực hiện mục tiêu nhằm hướng tới mục tiêu chung là vì lợi ích của nhândân và dân tộc, phát huy tối đa quyền làm chủ và là chủ của nhân dân, khôngngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân lao động, hướng tới cácgiá trị chân, thiện, mỹ, phấn đấu vì một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất,độc lập, dân chủ, giàu mạnh, góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới.Khái niệm nêu trên đã tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làmviệc dân chủ của cán bộ ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ củacán bộ là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc của Người về lề lối,cung cách, cách thức làm việc có tính hệ thống, trở thành nền nếp ổn định củacán bộ
Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ của cán
bộ góp phần tổ chức các lực lượng xã hội để thực hiện quyết sách chính trịhiệu quả, đúng đắn, dân chủ
Thứ ba, tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ của cán
bộ, nhằm đạt mục tiêu chung là vì lợi ích của nhân dân và dân tộc, phát huytối đa quyền làm chủ và là chủ của nhân dân, không ngừng cải thiện và nâng
Trang 24cao đời sống của nhân dân lao động, tiến bộ xã hội và phù hợp với xu thế thờiđại.
1.2.1 Tầm quan trọng của phong cách làm việc dân chủ của cán bộ.
Hồ Chí Minh là người tham gia các sự kiện trọng đại nhất của dân tộcViệt Nam, luôn là người dấn thân vào cuộc sống thực tế, trở thành nhân vậtcốt yếu nhất, một nhà chính trị, nhà tư tưởng, một vị lãnh tụ mẫu mực hoạtđộng Dưới ánh sáng của Chủ Nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãsớm nhận thấy cần có một hệ thống chính trị vững mạnh, một đội ngũ cán bộ
có đủ phẩm chất, năng lực, trí tuệ và phong cách làm việc chuẩn mực để lãnhđạo nhân dân thực hiện mục tiêu chung Hồ Chí Minh khẳng định vị trí, vaitrò của cán bộ: “là gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay thất bại
là do cán bộ tốt hay kém”[62; tr.235] Theo quan niệm của Chủ tịch Hồ ChíMinh, cây thì phải có gốc, không có gốc thì cây héo, sông thì phải có nguồn,không có nguồn thì sông cạn Vì vậy trong mọi việc mà không có cán bộ thìkhông thể hoàn thành
Cán bộ còn được hiểu "là cái dây chuyền của bộ máy" Trong cỗ máycông nghiệp, dây chuyền liên quan đến nhiều bộ phận, nếu dây chuyền khôngtốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt Sựchuyển động của xã hội được coi như một "cỗ máy" khổng lồ Trong "cỗmáy" đó, cán bộ là dây chuyền, "cầu nối" giữa Đảng, Chính phủ với nhân dân.Đây là một "dây chuyền" đặc biệt Bởi vì, cán bộ phải đem chính sách củaChính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, giải thích cho dân chúnghiểu rõ và thi hành Đồng thời, đem tình hình của dân chúng báo cáo choĐảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng Như vậy, nếu cán
bộ dở thì một mặt chính sách không thể thực hiện được, mặt khác việc hoạchđịnh, xây dựng chính sách mới sẽ sai lầm hoặc không phù hợp
Trang 25Trong mối quan hệ giữa cán bộ và nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh quanniệm dân như nước, cán bộ như cá Lực lượng bao nhiêu là nhờ dân hết.Người chỉ rõ "cán bộ không có đội viên, lãnh tụ không có quần chúng thìkhông làm gì được"[62; tr.275] Từ đó, Người khẳng định nước lấy dân làmgốc, "cán bộ quyết định mọi việc" Sự "quyết định" ở đây là cán bộ phải đitrước, làm gương về tư tưởng, đạo đức, thái độ, lề lối làm việc Muốn pháthuy được đầy đủ tính sáng tạo của hàng chục triệu người, thì cán bộ phải đitrước, tự cải tạo mình, tự nâng cao mình Cán bộ phải có lập trường giai cấp
vô sản vững chắc, giác ngộ về chủ nghĩa xã hội cao; phải rửa sạch ảnh hưởng
tư tưởng của giai cấp bóc lột, rửa sạch chủ nghĩa cá nhân, rèn luyện tinh thần
và ý thức tập thể
Phong cách làm việc là sản phẩm của con người, vì vậy phong cách làmviệc của mỗi cán bộ sẽ mang sắc thái riêng Tuy nhiên, xuất phát từ phươngpháp tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ của cán
bộ theo chiều cạnh chính trị của dân chủ Cán bộ có phong cách làm việc dânchủ phải có đầy đủ các đặc trưng:
- Mỗi cán bộ phải biết biết phân chia quyền lực, lãnh đạo quản lý củamình, phải gắn bó với tập thể, tôn trọng tập thể, đặt mình trong tập thể, lắngnghe ý kiến của tập thể Đồng thời phải lắng nghe, tranh thủ ý kiến cấp dưới,của nhân dân đưa họ tham gia vào việc thảo luận các quyết định, tôn trọngquyền làm chủ của nhân dân
- Cán bộ phải mở rộng dân chủ để phát huy sức mạnh của tập thể Cán
bộ phải biết giác ngộ và tổ chức nhân dân thực hiện chủ chương chính sáchcủa Đảng và Nhà nước vì mục tiêu chung của Dân tộc, vì lợi ích của nhândân
- Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết trong quá trình tổ chứcthực hiện Theo phong cách dân chủ Hồ Chí Minh là nhận trách nhiệm cá
Trang 26nhân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được tập thể giao phó và tuyệt đối tuân thủnguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Như vậy, phong cách làm việc dân chủ là phong cách được đặc trưngbằng việc Người cán bộ phân chia quyền lực quản lý, lãnh đạo của mình,tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các quyết định.Cán bộ có phong cách này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cấp dưới,nhân dân được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thựchiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trìnhquản lý Theo phong cách này cán bộ sẽ không hành động khi không có sựđồng thuận của cấp dưới hoặc người cán bộ tự quyết định hành động nhưng
có tham khảo ý kiến của cấp dưới của mình
Ưu điểm của phong cách làm việc dân chủ của cán bộ đó là cấp dướithích lãnh đạo hơn, không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm,định hướng nhiệm vụ rõ ràng Mỗi thành viên trong tổ chức đều thấy sự cầnthiết phải gắn bó với nhau để cùng làm việc nhằm đem lại kết quả chung, hiệuquả công việc cao, kể cả khi không có mặt của người cán bộ lãnh đạo, quản
lý Phong cách làm việc dân chủ giúp cán bộ phát huy được năng lực và trítuệ của tập thể, phát huy được tính sáng tạo của cấp dưới, quyết định củangười cán bộ lãnh đạo, quản lý được cấp dưới tin tưởng và làm theo
Hồ Chí Minh thấy rõ sức mạnh của dân nên đồng thời khẳng định sứcmạnh và vai trò của thực hành dân chủ và phong cách làm việc dân chủ củacán bộ Phong cách này như một sức mạnh giải phóng ý thức tư tưởng, mọitiềm năng xã hội, nhờ đó phát huy được mọi khả năng sáng tạo, làm nở rộnhững tài năng, sáng kiến của nhân dân, tạo ra những nguồn lực dồi dào chotiến bộ và phát triển Phong cách làm việc dân chủ là đặc trưng cơ bản củaphong cách làm việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nó sẽ khơi dậyđược mọi sự tham gia nhiệt tình và những đóng góp sáng tạo của quần chúng
Trang 27Hồ Chí Minh viết: “Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với
nhau Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến”[58;tr.345] Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ” nghĩa là nhândân làm chủ và nhân dân là chủ Cán bộ, Đảng viên sẽ là người đầy tớ trungthành của nhân dân, vừa đi trước quần chúng, vừa hòa mình vào quần chúng.Làm sao cho cán bộ cấp dưới, cán bộ bình thường và nhân dân có ý kiến thìgiám nói ra, dám phê bình, không sợ bị trù dập, phát huy tối đa quyền làm chủ
và là chủ của nhân dân Như vậy là cán bộ lãnh đạo, quản lý đã đạt được tầmcao của phong cách làm việc dân chủ
Theo Hồ Chí Minh, phong cách làm việc dân chủ của cán bộ sẽ có tácdụng thúc đẩy, phát triển để hướng tới tiến bộ, văn minh của dân chủ được thểhiện trên nhiều lĩnh vực: Sản xuất, làm kinh tế vì ích nước lợi nhà, thoát đượcđói nghèo, dần dần trở nên giàu có Nhờ có dân chủ mà thể chế, luật pháp, bộmáy nhà nước mới có sức mạnh, mới hướng vào mục tiêu phục vụ dân, bảo
vệ dân Nhờ có phong cách làm việc dân chủ của cán bộ mà Đảng mới pháthuy được uy tín, ảnh hưởng xã hội rộng lớn trong dân Quan hệ gần gũi, mậtthiết giữa Đảng và Nhà nước thì phải có dân chủ, dân sẽ dám nói, dám nghĩ,dám làm Cán bộ Đảng viên thì có gan nói, gan làm, dám chịu trách nhiệm
Có làm việc theo phong cách dân chủ, thực hiện tự do tư tưởng, tự do thảoluận, tranh luận để tìm ra chân lý thì sẽ khắc phục được thói áp đặt, quan liêu,mệnh lệnh Bảo đảm và phát huy được dân chủ thì quyền tự do tư tưởng hóa
ra quyền tự do phục tùng chân lý Đây là một tác dụng vô cùng to lớn, kíchthích mọi khả năng sáng tạo, nhất là đối với giới trí thức
Do đó, Nhà nước phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị củatoàn dân Chính phủ là chính phủ của toàn dân, chính phủ rất mong đồng bàogiúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm trọn nhiệm vụ của mình làngười đầy tớ trung thành, tận tụy của dân Sức của dân rất lớn Lực lượng của
Trang 28dân dồi dào Sáng kiến của dân là vô tận Dân có trăm tai nghìn mắt ở cơ sởnên hiểu tình hình, hiểu cán bộ Giám sát thanh tra của dân làm cho những saitrái, khuất tất sẽ lộ ra, nhờ đó mà kịp sửa chữa, chấn chỉnh Bộ máy có trongsạch, cán bộ có liêm khiết thì mới phục vụ được dân Muốn vậy phải dựa vàodân, phải đưa mọi vấn đề cho dân thảo luận và tìm cách giải quyết.
Vai trò, tác dụng của phong cách làm việc dân chủ của cán bộ còn ở chỗ
nó thúc đẩy đoàn kết, tăng cường đồng thuận và ngăn chặn quan liêu, thamnhũng Có làm việc dân chủ thực chất, tức là bảo đảm sự tôn trọng, tin cậy vàbình đẳng thì mới đoàn kết thực chất được Có làm việc dân chủ và đoàn kếtthì xã hội mới đồng thuận, để đồng tâm hiệp lực vào công cuộc xây dựng chế
độ, phát triển kinh tế, văn hóa vì hạnh phúc chung Phong cách làm việc dânchủ của cán bộ sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi để cho cán bộ cấp dưới được pháthuy ý kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thờitạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý để hiệu quả côngviệc kể cả không có mặt của cán bộ
Hồ Chí Minh nhấn mạnh một vai trò to lớn của phong cách làm việc dân
chủ như “là cái chìa khóa vạn năng giải quyết mọi vấn đề” Cán bộ nếu có
phong cách làm việc dân chủ luôn xung phong, gương mẫu đi trước giải quyếtmọi vấn đề, bàn bạc một cách dân chủ chắc chắn hiệu quả công việc sẽ luôncao Kinh nghiệm cho thấy, cơ quan nào mà trong lúc khai hội, cán bộ để mọingười nói hết, cái đúng thì nghe, cái ko đúng thì giải thích, sửa chữa, ở những
cơ quan ấy mọi người đều hoạt bát, bệnh “thì thầm, thì thào” cũng hết
Phong cách làm việc dân chủ có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến uy tíncủa cán bộ đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý và tác động đến hiệu quảnhiệm vụ chính trị của tổ chức, phong cách của cán bộ cấp dưới, lợi ích củanhân dân Tư tưởng: “Tất cả vì lợi ích của nhân dân” là kim chỉ nam cho hoạtđộng lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ các cấp
Trang 29Năm 1947, Hồ Chí Minh về thăm Thanh Hóa căn dặn: “Phải đem hếtsức dân, tài dân, của dân làm cho dân Trước kia, sức dân, của dân làm lợi cho
đế quốc, nay đem lại lợi ích cho dân” [62; tr 254] Đem tài dân, sức dân, củadân, tức là đem toàn bộ sức người, sức của, tinh thần, vật chất, tài năng, củacải, tài sản trong dân để làm lợi cho dân Nói ngắn gọn, đây chính là triết lýphát huy nguồn lực của dân để đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Đây
là một triết lý hết sức sâu sắc, có ý nghĩa lớn với việc xây dựng phong cáchlàm việc dân chủ của đội ngũ cán bộ theo Tư tưởng Hồ Chí Minh
Phong cách làm việc dân chủ của cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọngảnh hưởng đến uy tín và tác động đến hiệu quả của việc thực hiện nhiệm vụchính trị của tổ chức, phong cách của cán bộ cấp dưới, lợi ích của cán bộ cấptrên Phong cách làm việc dân chủ của cán bộ góp phần phát huy được uy tín,ảnh hưởng xã hội rộng lớn của Đảng trong dân Phong cách làm việc dân chủgóp phần thực hiện tự do tư tưởng, tự do thảo luận, tranh luận để tìm ra chân
lý thì sẽ khắc phục được thói áp đặt, quan liêu, mệnh lệnh Đây là một tácdụng vô cùng to lớn, kích thích mọi khả năng sáng tạo của các tầng lớp nhândân, nhất là đối với giới trí thức
Tuy nhiên, nhược điểm của phong cách này là người cán bộ có thể tốnkhá nhiều thời gian để ra được một quyết định, và đôi khi cũng khó đi đếnthống nhất ý kiến trong một số vấn đề cụ thể nếu không có người điều hành
đủ chuyên môn, hiểu biết và sự quyết đoán Hồ Chí Minh đã xem phong cáchlàm việc dân chủ của cán bộ đã góp phần quan trọng đến kết quả của côngviệc Do đó, cán bộ phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị củatoàn dân, nâng cao phong cách làm việc dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh.Phong cách làm việc dân chủ của cán bộ đúng đắn là phải kết hợp chặt chẽgiữa cách làm việc dân chủ tập thể với tính quyết đoán, dám chịu trách nhiệm,kịp thời đưa ra những quyết sách đúng của cá nhân Những hiện tượng coi
Trang 30thường tập thể, hoặc dựa dẫm, ỷ lại tập thể, không quyết đoán, không nêu caotrách nhiệm cá nhân đều làm trì trệ, suy yếu năng lực lãnh đạo của người cánbộ.
Tóm lại:
Phong cách làm việc dân chủ của cán bộ giữ vai trò quan trọng
Thứ nhất, phong cách làm việc dân chủ là một trong những yếu tố cấu
thành nên chất lượng làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý, nó quyết địnhhiệu quả của công việc lãnh đạo
Thứ hai, phong cách làm việc dân chủ của cán bộ là nhân tố quan trọng
quyết định năng lực lãnh đạo, quản lý và sức chiến đấu của Đảng Đồng thời,phát huy được mọi khả năng sáng tạo, làm nở rộ những tài năng, sáng kiến củanhân dân, tạo ra những nguồn lực dồi dào.Dân chủ, sáng kiến, hăng hái_ba điều
đó quan hệ mật thiết với nhau, có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề
ra sáng kiến, hăng hái, tích cực hạn chế những khuyết điểm trong quá trình côngtác
Thứ ba, phong cách làm việc dân chủ của cán bộ ảnh hưởng đến mối
quan hệ của Đảng, cán bộ với nhân dân Nhờ có phong cách làm việc dân chủcủa cán bộ mà Đảng mới phát huy được uy tín, ảnh hưởng xã hội rộng lớntrong dân Quan hệ giữa Đảng, nhà nước, và nhân dân trở nên gần gũi, mậtthiết
Thứ tư, Hồ Chí Minh nhấn mạnh một vai trò to lớn của phong cách làm việc dân chủ như “là cái chìa khóa vạn năng giải quyết mọi vấn đề” Cán bộ
nếu có phong cách làm việc dân chủ luôn xung phong, gương mẫu đi trướcgiải quyết mọi vấn đề, bàn bạc một cách dân chủ hiệu quả công việc sẽ luôncao
Trang 311.2.2 Phong cách làm việc dân chủcủa cán bộ trong quá trình ra quyết định
Hồ Chí Minh_nhà tư tưởng kiệt xuất, với học thuyết giải phóng củamình đã mở ra một thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử của nước ta: Thời đại HồChí Minh, thời đại của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Thời đại ấy đãlàm cho dân ta thoát khỏi ách áp bức bóc lột và tình cảnh nô lệ, thoát khỏicảnh đói nghèo, lạc hậu, trở thành người chủ, người có quyền làm chủ, thực
sự sống trong độc lập, tự do, hạnh phúc
Theo Hồ Chí Minh, dân chủ là mục tiêu, động lực của cách mạng, nhưngthực hành dân chủ mới có ý nghĩa quyết định: “Thực hành dân chủ là cái chìakhóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn” [46, tr 235] Thực hành dânchủ, trước hết là phải làm cho mọi cán bộ, đảng viên “ai cũng có quyền hưởng
tự do, dân chủ” Chỉ trên cơ sở phát huy dân chủ mới có thể bày tỏ hết ý kiếncủa mình và gom góp ý kiến của mọi người để giúp đỡ Trung ương Như vậy,
sẽ huy động, sử dụng có hiệu quả trí tuệ của tập thể, tránh được bệnh chuyênquyền, độc đoán, dẫn đến những quyết định sai lầm Hơn nữa, sứ mệnh cao cả
và nặng nề của cán bộ lãnh đạo, quản lý đòi hỏi phải có năng lực, trí tuệ xứngtầm với yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng Nănglực, trí tuệ ấy không chỉ do một hay một vài cá nhân xuất chúng tạo nên màphải là sự đóng góp, sự huy động ở mức cao nhất trí tuệ của tập thể Trongquá trình lãnh đạo, Hồ Chí Minh vạch ra thực trạng: “Cán bộ, đảng viên vẫn ítsáng kiến, ít hăng hái Đó là vì lẽ gì? Vì nhiều lẽ Mà trước hết là vì: Cáchlãnh đạo của ta không được dân chủ, cách công tác của ta không được tíchcực” [49, tr 283] Muốn khắc phục tình trạng ấy “cần phải nâng cao mở rộngdân chủ ra”, bởi “có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sángkiến Những sáng kiến đó được khen ngợi thì những người đó càng thêm hănghái, và người khác cũng học theo Và trong khi tăng thêm sáng kiến và hăng
Trang 32hái làm việc, thì những khuyết điểm lặt vặt, cũng tự sửa chữa được nhiều”[48, tr 284].
Chính vì vậy, để quyết định vấn đề cho đúng phải thực hành dân chủ, phảitạo ra trong sinh hoạt nội bộ một khối không khí cởi mở, dễ cho người cán bộ,đảng viên có sáng kiến và trình bày sáng kiến đóng góp với lãnh đạo Không đểtrong nội bộ u ám uất ức, đảng viên, cán bộ không dám nói, không cả gan có ýkiến Dân chủ không chỉ là mục đích phấn đấu, là quyền của đảng viên mà còn làcách lãnh đạo, là phương thức để tổ chức Đảng ra các quyết định lãnh đạo chođúng
Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947), Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Baonhiêu cách tổ chức và cách làm việc, đều vì lợi ích của quần chúng, vì cần choquần chúng Vì vậy, cách tổ chức và cách làm việc nào không hợp với quầnchúng thì ta phải có gan đề nghị lên cấp trên để bỏ đi hoặc sửa lại Cách nào hợpvới quần chúng, quần chúng cần, thì dù chưa có sẵn, ta phải đề nghị lên cấp trên
mà đặt ra Nếu cần làm thì cứ đặt ra, rồi báo cáo sau, miễn là được việc"[63; tr.235]
Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên cán bộ, đảng viên nói chung và các cán
bộ lãnh đạo, quản lý trong mọi công tác của Đảng, của Chính Phủ, đoàn thể,phong cách làm việc tốt nhất là: "Cách làm việc, cách tổ chức của chúng tađều phải lấy câu này làm khuôn phép: "Từ trong quần chúng ra Về sâu trongquần chúng"[62; tr.256] Nghĩa là gom góp mọi ý kiến rời rạc, lẻ tẻ của quầnchúng rồi phân tích nó, nghiên cứu nó, sắp đặt nó thành những ý kiến có hệthống Rồi đem nó ra tuyên truyền, giải thích cho quần chúng và làm cho nóthành ý kiến của quần chúng và làm cho quần chúng giữ vững và thực hành ýkiến đó Đồng thời nhân lúc quần chúng thực hành ta xem xét lại, coi ý kiến
đó có đúng hay không Rồi lại tập trung ý kiến của quần chúng, phát triểnnhững ưu điểm, sửa chữa những khuyết điểm, tuyên truyền, giải thích làm cho
Trang 33quần chúng giữ vững và thực hành Cứ như thế mãi thì lần sau sẽ đúng mựchơn, hoạt bát hơn, đầy đủ hơn lần trước Đó là cách lãnh đạo cực kỳ tốt” [62;
tr 233]
Để có quyết định đạt tới tầm dân chủ sát quần chúng, hợp quần chúng
trong quá trình ra quyết định Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ phải thường xuyêntiếp xúc làm việc với quần chúng, nắm tâm tư nguyện vọng và thật sự quantâm tới đời sống mọi mặt của họ Đồng thời phải tin yêu tôn trọng nhân dân,lắng nghe ý kiến đóng góp phê bình xây dựng của nhân dân để ra quyết định
Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Học hỏi quần chúng nhưng không theo đuôi quầnchúng", "không phải dân chúng nói gì, ta cũng cứ nhắm mắt theo"[62, tr.243] Trong cách làm việc với quần chúng cần phải nắm vững tình hình chấtlượng quần chúng, phân loại các mức hạng khác nhau để có biện pháp làmviệc cho hiệu quả, mặt khác phải nắm rõ đặc điểm nổi bật trong tư tưởng củadân chúng Vì thế, "người cán bộ cũng phải dùng cách so sánh của dân chúng
Hồ Chí Minh nói “Trong bầu trời không gì quý bằng dân… Dân chủ làquý báu nhất của nhân dân” đồng nghĩa Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong xã
hội không có gì tốt đẹp và vẻ vang bằng phục vụ lợi ích của nhân dân”.
Những luận điểm đó đã nhấn mạnh thêm tính nhân văn sâu sắc trong quanđiểm Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ của cán bộ
Trang 34Trong nhiều năm giữ cương vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Hồ ChíMinh đã nêu gương trong việc sử dụng phong cách dân chủ trong quá trình
làm việc, luôn theo đường hướng “ tự do dân chủ để tìm tòi chân lý” Khi
chân lý đã tìm ra rồi thì tự do dân chủ, tự do tư tưởng hóa ra do phục tùngchân lý Thấu hiểu điều này nên Hồ Chí Minh luôn chủ động đến với dân, gầndân, lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của dân, tìm hiểu sự thật ở trongdân và từ cuộc sống của dân để kịp thời sửa chính sách, xem lại chủ chương,quyết định, bộ máy tổ chức và cán bộ Vì vậy, đã cắt nghĩa vì sao mỗi lời nói,mỗi việc làm, cử chỉ hành động của Hồ Chí Minh làm cảm động muôn người
Hồ Chí Minh nói nhiều tới “dân” và “ dân chủ” đến vậy cũng chỉ nhằm
mục đích duy nhất là thức tỉnh nhân dân giác ngộ được vai trò và quyền lợicủa mình “đem sức ta mà giải phóng cho ta” Tư tưởng của Hồ Chí Minh là
sự phát triển nhất quán hợp logic phát triển từ “dân” đến “dân chủ”, đem sức
dân để làm lợi cho dân, để mưu cầu hạnh phúc cho dân
Thực tiễn Việt Nam trong những năm qua đã chứng minh: ra quyết định
có vai trò rất quan trọng trong công tác lãnh đạo, quản lý bởi vì việc ra quyếtđịnh sẽ chi phối toàn bộ quá trình tổ chức, thực hiện một nhiệm vụ nào đótrong thực tế Việc ra quyết định đúng hay sai, chính xác hay không chính xác
dù ở cấp độ nào cũng quyết định đến sự thành công hay thất bại của côngviệc Ra quyết định nếu như không đúng, không trúng, không khách quan,khoa học, không mang lại lợi ích cho xã hội, cho nhân dân thì hậu quả rất lớnthậm chí gây bất bình trong nhân dân, mất ổn định xã hội
Ở tầm lãnh đạo, quản lý càng cao thì sức nặng của quyết định càng lớn,tầm ảnh hưởng càng rộng Chỉ một quyết định không đúng sẽ dẫn tới nhữnghậu quả khôn lường, điều mà các phương tiện truyền thông hàng ngày đưa tin,trở thành một vấn đề thu hút dư luận hiện nay Nhìn rộng hơn, năng lực raquyết định sẽ quyết định năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ ở mọi cấp
Trang 35Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm nước ta có hàng nghìn văn bản quyphạm pháp luật và rất nhiều quyết định hành chính của các bộ, ngành, địaphương không được thẩm định kỹ trước khi ban hành Quyết định lãnh đạo,quản lý phụ thuộc vào hai nhân tố cơ bản Một là, tự thân người lãnh đạo,quản lý phải có đạo đức và giỏi chuyên môn, có năng lực, phương pháp lãnhđạo, quản lý Hai là, về khách quan, năng lực ra quyết định lãnh đạo, quản lýchịu sự chi phối rất mạnh của dư luận xã hội mà về thực chất chính là mức độtham dự của người dân vào quá trình ra quyết định, phụ thuộc vào sức nặngcủa pháp luật, đây chính là hàng rào để ngăn ngừa các hành vi, hoặc các dấuhiệu thâu tóm quyền lực vì lợi ích cục bộ trong việc ra các quyết định lãnhđạo, quản lý Với cách tiếp cận đó có thể khẳng định, mức độ tham dự củanhân dân có vai trò mang tính quyết định đến chất lượng các quyết định củacán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Hồ Chí Minh chỉ rõ, muốn lãnh đạo đúng, trước hết phải quyết định mọivấn đề cho đúng, phải điều tra, nghiên cứu rõ ràng Bởi vì: “Đảng có hiểu rõtình hình thì đặt chính sách mới đúng, mà muốn Đảng hiểu rõ thì cán bộ, đảngviên phải điều tra và báo cáo rõ ràng tình hình từng xã, từng huyện, từng tỉnh,từng khu Nếu không biết rõ tình hình mà đặt chính sách thì kết quả là “nồivuông úp vung tròn, không ăn khớp gì hết” [62, tr 307] Chính vì vậy, HồChí Minh yêu cầu, cán bộ, đảng viên phải giành nhiều thời gian đi xuống địaphương, cơ sở, gần gũi với nhân dân, hoà mình vào đời sống đồng bào, đồngchí, đi thực tế xem xét kỹ tình hình để có những quyết định đúng đắn Đồngthời, với việc điều tra nghiên cứu, nắm vấn đề Hồ Chí Minh xác định, mọiquyết định đều phải dựa trên kết quả của quá trình phân tích, so sánh, đốichiếu, thấy được những mặt mạnh, mặt yếu, những thuận lợi và khó khăn đểđưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp Hồ Chí Minh nói: “So đi sánhlại, phân tích rõ ràng là cách làm việc có khoa học” [63, tr 337] Bởi vậy, gặp
Trang 36mỗi vấn đề phải luôn đặt câu hỏi: “Vì sao có vấn đề này? Xử trí như thế này,kết quả sẽ ra sao? Phải suy tính kỹ lưỡng Chớ hấp tấp, chớ làm liều, chớ gặpsao làm vậy”[62; tr.362] Hồ Chí Minh cũng cho rằng, phải “liên hợp chínhsách chung với sự chỉ đạo riêng” vì bất kỳ việc gì nếu không có chính sáchchung, kêu gọi chung thì không thể động viên khắp quần chúng Song, nếucán bộ lãnh đạo, quản lý chỉ làm chung, làm khắp cả một lúc mà không trựctiếp nhằm một nơi nào đó thực hành cho kỳ được rồi lấy kinh nghiệm nơi đó
mà chỉ đạo những nơi khác thì không biết chính sách của mình đúng hay sai.Tinh thần cơ bản là cán bộ phải nắm nội hàm và mục tiêu của quyết định đểchỉ đạo cụ thể và cũng thông qua chỉ đạo cụ thể mà kiểm tra, đánh giá quátrình thực hiện quyết định đúng hay sai Hồ Chí Minh cho rằng đây là mộtcách thức vừa lãnh đạo vừa học tập mà “bất kỳ người lãnh đạo nào, nếukhông học tập nổi những việc thiết thực, những người thiết thực và những bộphận thiết thực của cấp dưới, để rút kinh nghiệm, thì nhất định không biết chỉđạo chung cho tất cả các bộ phận” [63, tr 289] Mặt khác, Hồ Chí Minh cũngchỉ ra phải tìm việc chính, việc gấp làm trước Trong cả nước, một địaphương, một cơ quan đơn vị lúc này thì vấn đề này nổi lên, lúc khác thì vấn
đề khác nổi lên cần phải tìm ra, khi đã quyết định thì phải thực hiện triệt để
Ra quyết định cần phải chống rập khuôn máy móc, giáo điều, Hồ Chí Minhyêu cầu một trong những nguyên tắc lãnh đạo, quản lý là chớ khư khư giữtheo “sáo cũ”, luôn phải theo tình hình thiết thực của nhân dân nơi đó và lúc
đó, theo trình độ của dân chúng, theo sự tình nguyện của dân chúng
Theo đó, mức độ tham dự của người dân trong quá trình ra quyết định củacán bộ lãnh đạo, quản lý có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt hiện nay khi dânchủ tiếp tục được mở rộng và bảo đảm, nhận thức của người dân ngày càngtốt hơn, ý thức chính trị của họ được nâng cao hơn, người dân có trách nhiệmhơn và đồng thời đòi hỏi ngày càng cao hơn đối với những người mà họ ủy
Trang 37nhiệm quyền lực Để các quyết định đưa ra phù hợp, một vấn đề có tínhnguyên tắc được quy định bằng luật là phải đưa ra trước nhân dân để bànthảo, lấy ý kiến Tuy nhiên, nhiều quyết định đã mạo danh được sự đồngthuận của nhân dân, không tham khảo ý kiến của nhân dân, không được ngườidân đồng thuận, thậm chí người dân không đồng tình nhưng vẫn ra quyếtđịnh Đây là căn nguyên dẫn tới nhiều bất bình trong xã hội.
Tăng cường sự tham dự của người dân trong quá trình ra quyết định đòihỏi các cán bộ lãnh đạo, quản lý phải chủ động lấy ý kiến nhân dân, thăm dò
dư luận, nâng cao tính thiết thực của hoạt động tiếp dân, của đối thoại dân chủ
ở cơ sở, cung cấp đầy đủ thông tin về lĩnh vực liên quan các quyết định… đểnhân dân giám sát, thụ hưởng lợi ích từ các quyết định mang lại Cùng với sựchủ động ấy thì tự thân mỗi người dân phải đề cao trách nhiệm, góp tiếng nóicủa mình
Chính vì vậy, cán bộ muốn ban hành quyết định phù hợp tình hình thựctiễn, tâm tư nguyện vọng của nhân dân phải thực hành dân chủ, phải tạo ratrong sinh hoạt nội bộ Đảng một khối không khí cởi mở, dễ cho đảng viên cósáng kiến và trình bày sáng kiến đóng góp với cán bộ có quyền ra quyết định.Không để trong nội bộ u ám uất ức, đảng viên, cán bộ không dám nói, không
cả gan có ý kiến Công thức của Hồ Chí Minh nêu ra là: “Dân chủ, sáng kiến,hăng hái” Dân chủ là mục đích phấn đấu, là quyền của đảng viên mà còn làcách lãnh đạo, quản lý là phương thức để ra các quyết định lãnh đạo, quản lýcho đúng
Cán bộ ra quyết định phải so sánh, học hỏi kinh nghiệm của nhân dân Theo
Hồ Chí Minh, khi đã có lí luận, nắm vững quan điểm thực tiễn để ra quyết địnhlãnh đạo, quản lý phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc, cán bộ còn cần phải
có kinh nghiệm để kết hợp với kinh nghiệm của nhân dân Hồ Chí Minh chorằng “dân chúng rất khôn khéo, rất hăng hái, rất anh hùng Vì vậy, chúng ta phải
Trang 38học dân chúng, phải hỏi dân chúng, phải hiểu dân chúng” [63, tr 233] Mỗi cán
bộ, đảng viên phải nhận thức rằng: “Không học hỏi dân thì không lãnh đạo đượcdân Có biết làm học trò dân, mới làm được thầy học dân” [60, tr 432] Dânchúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mànhững người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra Chính vì vậy,
Hồ Chí Minh đặt niềm tin vào sức mạnh của nhân dân, vào mối quan hệ giữanhân dân với Đảng và Chính phủ: Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không
đủ lực lượng; nếu không có Chính phủ thì nhân dân không có ai dẫn đường.Nhưng dân là chủ Dân như nước, mình như cá Lực lượng bao nhiêu là nhờ ởdân hết Nhà nước muốn điều hành, lãnh đạo xã hội có hiệu lực, hiệu quả nhấtđịnh phải dựa vào dân Điều đó thể hiện rõ nhất là sau khi giành được chínhquyền, chuẩn bị bước vào giai đoạn kiến quốc, Đảng và Chính phủ chưa có kinhnghiệm, Hồ Chí Minh đã viết bài “Nhân tài và kiến quốc” đăng trên báo Cứuquốc đề nghị nhân dân đưa sáng kiến và kế hoạch xây dựng và phát triển đấtnước
Hồ Chí Minh cũng yêu cầu phải thực hiện “liên hiệp người lãnh đạo vớiquần chúng” Người cho rằng, lãnh đạo không phải “cái gì cũng dùng mệnhlệnh Ép dân chúng làm Đóng cửa lại mà đặt kế hoạch, viết chương trình rồiđưa ra cột vào cổ dân chúng, bắt dân chúng theo” [63, tr 333] Cán bộ phải sosánh kinh nghiệm của dân chúng, gom góp mọi ý kiến rời rạc, lẻ tẻ của quầnchúng, rồi phân tích nó, sắp đặt nó thành những ý kiến có hệ thống, rồi giảithích cho quần chúng, biến nó thành ý kiến của quần chúng, làm cho quầnchúng giữ vững và thực hành ý kiến đó Theo Hồ Chí Minh, đó là “cách lãnhđạo, quản lý cực kỳ dân chủ”
Mặt khác, cán bộ lãnh đạo, quản lý chính quyền các cấp và các cơ quan cótrách nhiệm phải đập tan những luận điệu của các thế lực thù địch nhằmxuyên tạc, bóp méo chủ trương, chính sách, quyết sách lãnh đạo, quản lý các
Trang 39cấp để trục lợi hoặc phá hoại sự nghiệp cách mạng Đồng thời, chủ độngthường xuyên, tích cực tuyên truyền về các quyết sách hay, thiết thực nhằm
cổ vũ nhân dân, khích lệ nhân dân phát huy sáng kiến, hăng hái thực hiệnnhững quyết sách mang lại lợi ích cho đất nước
Hiện nay, nhân dân có nhiều kênh khác nhau cả trực tiếp và gián tiếp đểtham dự vào quá trình ra quyết định Vì vậy, tăng cường sự tham dự của nhândân trong quá trình ra quyết định phải toàn diện cả quy trình, mọi bước đi đều
có sự giám sát của nhân dân Khi soạn thảo văn bản nội dung quyết định lãnhđạo, quản lý phải tham khảo ý kiến của dân để bổ sung, điều chỉnh quyết địnhcho phù hợp với thực tiễn Trong đó, cần đặc biệt phát huy tốt vai trò củatruyền thông đại chúng trong việc nâng cao nhận thức, ý thức, vai trò và tínhtích cực của người dân trong việc tham dự vào quá trình ra quyết định của cáccấp lãnh đạo, quản lý Từ đó, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả củacác quyết định và góp phần xây dựng phong cách làm việc dân chủ của cánbộ
1.2.3 Phong cách làm việc dân chủ của cán bộ trong quá trình tổ chức thực hiện quyết định
Hồ Chí Minh cho rằng, chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi, song
từ nguồn gốc đến thắng lợi thực sự còn phải tổ chức, phải đấu tranh Do đó,cán bộ có phong cách làm việc dân chủ còn phải “tổ chức thi hành quyết địnhcho đúng và dân chủ” Công việc của cán bộ luôn gắn liền với quyền lực, vìvậy công tác lãnh đạo, quản lý là một khoa học, đồng thời cũng là một nghệthuật Hồ Chí Minh là người đứng đầu Đảng cầm quyền, đứng đầu nhà nướcdân chủ, ở vị trí cao như vậy nhưng Người thường xuyên có phong cách làmviệc rất tập thể và dân chủ Hồ Chí Minh rất coi trọng trí tuệ, phát huy tinhthần của tập thể Từ rất sớm Hồ Chí Minh đã quan tâm nhiều đến cách lãnhđạo của cán bộ, đảng viên Theo Hồ Chí Minh có hai cách lãnh đạo đối lập
Trang 40nhau đó là “lãnh đạo theo lối dân chủ” và “lãnh đạo theo lối quan liêu, độcđáo, chuyên quyền” Nhân tố tạo nên sự khác nhau ở hai phong cách trên đó
là có nhận thức đúng hay không nguyên tắc cốt lõi trong lãnh đạo là tập thểlãnh đạo, cá nhân phụ trách
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, lí luận có sức mạnh định hướng, khiphương hướng đã định, ta nhằm vào phương hướng ấy mà đi, thế nào ta cũng đitới đích Vấn đề là tổ chức thực hiện như thế nào? Là bằng mọi cách để “ai đinhầm đường thì chúng ta giúp họ đi vào đường chính…Thấy người khác đi xiên,
đi sai, ta ra sức giúp họ đi theo đường thẳng, đường đúng” [64, tr 290] Đối vớicông việc “phải có kế hoạch bước đầu làm thế nào? Bước thứ hai làm thế nào?Bước thứ ba làm thế nào? Bởi vì, “công việc bất kỳ to nhỏ, đều có điều nên làmtrước, điều nên làm sau Nếu không có kế hoạch, điều nên làm trước mà để lạisau, điều nên làm sau mà đưa làm trước, như thế thì sẽ hao tổn thì giờ, mất côngnhiều mà kết quả ít” [63, tr 119] Hồ Chí Minh yêu cầu “kế hoạch phải thiết thực,phải làm được Chớ làm kế hoạch đẹp mặt, to tát, kể hàng triệu nhưng không thựchiện được”[60; tr 145] Kế hoạch nào cũng không nhiều việc quá, chỉ tiêu khôngcao quá và không sao chép lẫn nhau, có như vậy mới thiết thực, không chủ quan
Để thực hiện quyết định có hiệu quả thì biện pháp quan trọng là phổ biến nghịquyết Theo đó, trong Đảng phải phổ biến toàn bộ nghị quyết, còn trong nhân dânthì phổ biến thông qua các hình thức khai hội giải thích, truyền đơn, khẩu hiệu,báo, ca kịch, đi tuần thị.…Khi phổ biến phải để cán bộ, quần chúng thảo luận,không để tình trạng “chỉ thị của Trung ương, cán bộ chỉ đưa ra giảng như thầygiáo giảng bài, công nhân chỉ ngồi nghe, ít đi sâu thảo luận” [64, tr 228]
Cán bộ là những người có trọng trách trong một tập thể Xây dựng phongcách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý trước hết phải xây dựng phongcách dân chủ trong tập thể, biết kết hợp tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách,tính quyết đoán trong quá trình tổ chức thực hiện quyết định Bởi vì một