L ỜI CAM ĐOAN Tác gi ả xin cam đoan luận văn Thạc sĩ “Tác động của tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính – ng
Trang 1B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH ĐỘC LẬP, KINH NGHIỆM VÀ
ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH – NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM
TOÁN ĐỘC LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM
Tp Hồ Chí Minh – Năm 2016
Trang 2B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH ĐỘC LẬP, KINH NGHIỆM VÀ
ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH – NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM
TOÁN ĐỘC LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM
Trang 3L ỜI CAM ĐOAN
Tác gi ả xin cam đoan luận văn Thạc sĩ “Tác động của tính độc lập, kinh
nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính – nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn Tp HCM” là do bản thân tự nghiên cứu và thực hiện theo sự hướng
d ẫn của PGS TS Trần Thị Giang Tân
Các thông tin, s ố liệu, kết quả trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và
có ngu ồn gốc rõ ràng
Người cam đoan
Hoàng Thị Thu Hương
Trang 4M ỤC LỤC
TRANG PH Ụ BÌA
L ỜI CAM ĐOAN
M ỤC LỤC
DANH M ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH M ỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ VÀ BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN
CHƯƠNG MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1
1 Tính c ấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 M ục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài 3
2.1 M ục tiêu nghiên cứu 3
2.2 Câu h ỏi nghiên cứu 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: 4
3.2 Ph ạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 4
5 Ngu ồn dữ liệu sử dụng 5
6 Nh ững đóng góp mới của đề tài 5
7 K ết cấu của đề tài 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 7
1.1 Các nghiên c ứu được thực hiện ở nước ngoài 7
1.1.1 Nghiên c ứu về tác động của tính độc lập đến chất lượng kiểm toán 7
1.1.2 Nghiên c ứu về tác động của kinh nghiệm đến chất lượng kiểm toán 8
1.1.3 Các nghiên c ứu về tác động của trách nhiệm đến chất lượng kiểm toán…… 9
1.1.4 Nghiên c ứu về tác động đồng thời của tính độc lập, kinh nghiệm và trách nhi ệm của KTV đến chất lượng kiểm toán 10
1.2 Các nghiên c ứu được thực hiện trong nước 11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 16
1.3 Các khái ni ệm 16
1.3.1 Ch ất lượng kiểm toán 16
1.3.2 Tính độc lập 18
Trang 51.3.3 Kinh nghi ệm kiểm toán 20
1.3.4 Tinh th ần trách nhiệm 21
1.4 Các lý thuy ết nền tảng 22
1.4.1 Lý thuy ết ủy nhiệm 22
1.4.2 Lý thuy ết thông tin bất cân xứng 23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1 Quy trình nghiên c ứu chung 26
3.2 Mô hình nghiên c ứu 27
3.2.1 Mô hình nghiên c ứu 27
3.2.2 Gi ả thuyết nghiên cứu 27
3.3 Thi ết kế thang đo và xây dựng bảng câu hỏi 28
3.3.1 Thi ết kế thang đo 28
3.3.1.1 Thang đo chất lượng kiểm toán 28
3.3.1.2 Thang đo tính độc lập của KTV 29
3.3.1.3 Thang đo kinh nghiệm của KTV 30
3.3.1.4 Thang đo tinh thần trách nhiệm của KTV 30
3.3.2 Xây d ựng bảng câu hỏi 31
3.4 Phương pháp chọn mẫu, kiểm định và kích thước mẫu 32
3.5 Phương pháp xử lý dữ liệu 33
3.5.1 Phân tích độ tin cậy (hệ số Cronbach Alpha) 34
3.5.2 Phân tích nhân t ố khám phá EFA 35
3.5.2.1 Phân tích tương quan (Phân tích hệ số Pearson) 36
3.5.2.2 Phân tích h ồi quy tuyến tính bội 36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
4.1 Th ống kê mô tả và phân tích thống kê mô tả 39
4.1.1 Thông tin v ề mẫu nghiên cứu 39
4.1.2 Th ống kê tần số thang đo CLKT và các nhân tố: tính độc lập, kinh nghi ệm và tinh thần trách nhiệm của KTV ảnh hưởng đến CLKT 39
4.2 Ki ểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach Alpha 42
4.3 Phân tích nhân t ố khám phá EFA 44
4.4 Phân tích tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc 48
Trang 64.5 Ki ểm định hồi quy tương quan 49
4.5.1 Phương pháp đánh giá mối liên hệ tuyến tính giữa các nhân tố trong mô hình h ồi quy tuyến tính bội 49
4.5.2 K ết quả hồi quy 50
4.6 Ki ểm định các giả thuyết truyền thống của hồi quy 53
4.7 Ki ểm định giả thuyết của mô hình 55
4.7.1 Tính độc lập (IND) 55
4.7.2 Kinh nghi ệm (EXP) 56
4.7.3 Tinh th ần trách nhiệm (RES) 57
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 59
5.1 Tóm t ắt kết quả nghiên cứu 59
5.2 Quan điểm và mục tiêu của các giải pháp 59
5.2.1 Quan điểm của các giải pháp 59
5.2.1.1 Phù h ợp với các quy định của pháp luật ở Việt Nam 59
5.2.1.2 Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế 60
5.2.1.3 Phù h ợp với môi trường kinh doanh và đặc điểm của các công ty ki ểm toán của Việt Nam 60
5.2.2 Gi ải pháp 60
5.2.2.1 Gi ải pháp về tăng cường tính độc lập của kiểm toán viên 60
5.2.2.2 Gi ải pháp nâng cao kinh nghiệm của KTV 61
5.2.2.3 Gi ải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên 63
5.2.3 Các gi ải pháp chi tiết 64
5.2.3.1 Đối với KTV 64
5.2.3.2 Đối với CTKT 64
5.2.3.3 Đối với các cơ quan chức năng 65
5.2.3.4 Đối với Hội nghề nghiệp 66
5.2.4 H ạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 66
K ẾT LUẬN 68 DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PH Ụ LỤC
Trang 7DANH M ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 Các chữ viết tắt có nguồn gốc tiếng Việt
T ừ viết tắt T ừ gốc
BCKT Báo cáo kiểm toán
BCTC Báo cáo tài chính
2 Các chữ viết tắt có nguồn gốc tiếng Anh
T ừ viết tắt T ừ gốc bằng tiếng Anh T ừ gốc theo nghĩa tiếng Việt
CPA Certified Public Accountant Kế toán viên công chứng
SPSS Statistical Package for the
Social Sciences Chương trình thống kê cho
các ngành khoa học
Trang 8DANH M ỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ VÀ BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN
DANH M ỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
DANH M ỤC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN
Bảng 3.5 Thang đo tinh thần trách nhiệm của KTV 31 Bảng 4.1 Thống kê tần số thang đo chất lượng kiểm toán 39 Bảng 4.2 Thống kê tần số thang đo tính độc lập của KTV 40 Bảng 4.3 Thống kê tần số thang đo kinh nghiệm của KTV 41 Bảng 4.4 Thống kê tần số thang đo tinh thần trách nhiệm của KTV 42 Bảng 4.5 Bảng tổng hợp kiểm định độ tin cậy của các thang đo 43
Bảng 4.7 Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) 45
Bảng 4.9 Hệ số KMO và kiểm định Barlett của biến phụ thuộc 46
Trang 9Bảng 4.10 Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) của biến
Bảng 4.11 Ma trận nhân tố trước khi xoay của biến phụ thuộc 47
Bảng 4.16 Kết quả kiểm định giả thuyết mô hình nghiên cứu 57
Trang 10C HƯƠNG MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Kiểm toán độc lập (KTĐL) là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, là một loại dịch vụ đảm bảo nhằm đưa ra ý kiến về tính trung thực, hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính (BCTC) trên cơ sở chuẩn mực chế độ kế toán Mục đích của KTĐL là nhằm nâng cao tính đáng tin cậy của thông tin, góp phần công khai, minh bạch BCTC của các doanh nghiệp, tổ chức Nhờ đó các đối tượng có liên quan (nhà đầu tư, ngân hàng…) có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn mang lại hiệu quả kinh tế cao
Trên thế giới, hoạt động kiểm toán độc lập đã xuất hiện và phát triển từ thế
kỷ 19, đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm và đạt được nhiều thành tựu to lớn Năm 1991, kiểm toán độc lập ra đời ở Việt Nam, đến nay đã hình thành đầy đủ các quy định, chuẩn mực, hệ thống pháp lý có liên quan Tuy nhiên, chất lượng kiểm toán với niềm tin của công chúng đang là vấn đề thách thức với nghề nghiệp kiểm toán trong thế kỷ 21 này – sau ảnh hưởng của vụ bê bối tài chính làm rung chuyển thế giới trong những năm 2001 và 2002 như những trường hợp của Enron, Worldcom, Kmart, Lucent,… Theo báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán năm 2014, dựa trên cơ sở chọn mẫu, Bộ tài chính (Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán) đã kiểm tra trực tiếp chất lượng dịch vụ kiểm toán định kỳ tại 07 doanh nghiệp vừa và nhỏ Kết quả có 01 doanh nghiệp được xếp loại tốt, 03 doanh nghiệp đạt yêu cầu và 03 doanh nghiệp không đạt yêu cầu Thực trạng trên tại Việt Nam hiện nay cho thấy, chất lượng BCTC sau kiểm toán còn thấp bởi chưa đưa ra ý kiến phù hợp trên BCTC còn sai lệch trọng yếu, các ví dụ về công ty cổ phần dược phẩm Viễn Đông, công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết hay tập đoàn Vinashin là các minh chứng rõ nét Các vụ việc xảy ra như vậy đã khiến lòng tin của các nhà đầu tư vào hoạt động kiểm toán với chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến ngày càng giảm dần
Trang 11Để nâng cao chất lượng kiểm toán, một trong các giải pháp là kiểm toán viên (KTV) cần giữ vững và nâng cao tính độc lập, năng lực và tinh thần trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ của mình Kiểm toán độc lập cung cấp một sự kiểm tra bên ngoài cần thiết về tính trung thực của các BCTC Nếu thiếu tính độc lập sẽ làm giảm tính khách quan trong quá trình kiểm toán và ảnh hưởng đến độ tin cậy của thông tin trên BCTC
Tuân thủ tính độc lập (Independence) được coi là nền tảng của nghề nghiệp kiểm toán Nó là một phẩm chất quan trọng nhất của người hành nghề kiểm toán và
là điều kiện cần thiết để tăng thêm giá trị cho báo cáo tài chính đã được kiểm toán Izedonmi (2000) cho rằng KTV cần có sự độc lập về tư tưởng, đặc trưng bởi tính khách quan và liêm chính của kiểm toán viên Nghiên cứu của Alim (2007) đã tìm thấy các bằng chứng thực nghiệm cho rằng tính độc lập của kiểm toán viên có ảnh hưởng quan trọng đối với chất lượng kiểm toán Nếu không có dịch vụ kiểm toán bởi một bên độc lập, độ tin cậy của báo cáo tài chính có thể không được đảm bảo
Kinh nghiệm kiểm toán (Experience) liên quan đến khoảng thời gian kiểm toán viên làm việc và số lượng cuộc kiểm toán đã hoàn thành Về mặt kỹ thuật, chuyên môn kiểm toán sẽ tăng lên cùng với thời gian thực hiện kiểm toán Càng nhiều kinh nghiệm sẽ càng gia tăng chất lượng kiểm toán, đặc biệt là trong việc đưa
ra các xét đoán kiểm toán Coklin (1993) cho rằng việc có kinh nghiệm hơn trong
một lĩnh vực cụ thể sẽ làm tăng khả năng trong việc phát triển các trường hợp cụ thể liên quan đến những kinh nghiệm đó Kolodner (1996) thì cho thấy rằng kinh nghiệm có thể giúp cải thiện chất lượng của việc ra quyết định
Kết quả nghiên cứu của Cloyd (1997) cho thấy tinh thần trách nhiệm (responsibility) có thể gia tăng nỗ lực của kiểm toán viên (về cả thời gian và cường độ) Nếu nỗ lực là thấp, thì chỉ có những kiểm toán viên phải có kiến thức tốt mới
có thể đảm bảo hiệu suất kiểm toán của họ Kết quả nghiên cứu của Eko Suyono, tiến hành tại Indonesia năm 2011, cho thấy rằng tính độc lập, kinh nghiệm và tinh
thần trách nhiệm của kiểm toán viên có tác động đồng thời đến chất lượng kiểm
Trang 12toán, trong đó tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên là yếu tố có tác động lớn nhất đến chất lượng kiểm toán
Tại Việt Nam, nghiên cứu liên quan đến CLKT cũng đã được bàn luận nhiều,
có thể kể đến bao gồm: Luận án tiến sĩ của Trần Khánh Lâm (2011) “Xây dựng cơ chế kiểm soát chất lượng cho hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam”; Luận án
tiến sĩ của Bùi Thị Thủy (2013) “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”; luận văn thạc sĩ của Đinh Thanh Mai (2014) “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam – khảo sát trên địa bàn
Tp HCM”;… Tuy nhiên, trong nghiên cứu của các tác giả này, ảnh hưởng của ba nhân tố: tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của KTV đến CLKT không phải là đối tượng và mục tiêu nghiên cứu chính, mà chỉ là một phần hoặc được dùng cho các phân tích bình luận quan trọng khác có liên quan, do đó chưa đánh giá được mức độ ảnh hưởng của chúng tới CLKT
Do đó, người viết chọn đề tài “Tác động của tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính – nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn Tp HCM” để tìm hiểu tác động của ba nhân tố này đến chất lượng kiểm toán BCTC tại
Tp HCM hiện nay để làm sáng tỏ vấn đề được quan tâm, đồng thời là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cần tập trung nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán nói riêng của các công ty kiểm toán (CTKT) tại Tp HCM, cũng như chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam nói chung
2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán BCTC Đồng thời, xác định nhân tố nào trong 3 nhân tố trên ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng kiểm toán dựa trên kết quả khảo sát thực tế, dưới
Trang 13góc nhìn của các KTV tại các CTKT độc lập tại Tp HCM, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp cần tập trung nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC tại Tp HCM hiện nay nói riêng cũng như chất lượng kiểm toán BCTC tại VN nói chung
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đưa ra tương ứng bao gồm:
Câu hỏi 1: Tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC không?
Câu hỏi 2: Mức độ tác động của từng nhân tố đến chất lượng kiểm toán BCTC như thế nào?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Đề tài tập trung nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: tính độc lập, kinh nghiệm kiểm toán và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán BCTC
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu về chất lượng hoạt động kiểm toán trong mối quan hệ với ba nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện: tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên, cụ thể đó là khảo sát nhận thức và đánh giá từ phía KTV thuộc các công ty KTĐL tại Tp HCM
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm tìm hiểu và hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu trước đây về vấn đề này tại Việt Nam cũng như trên thế giới
Trang 14- Phương pháp phân tích định lượng như thống kê mô tả, phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính,… nhằm kiểm định mức độ ảnh hưởng của ba nhân tố đến chất lượng kiểm toán BCTC
5 Nguồn dữ liệu sử dụng
Ngu ồn dữ liệu sơ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phiếu
khảo sát gửi cho các KTV của các công ty kiểm toán
Ngu ồn dữ liệu thứ cấp: Gồm các nguồn tham khảo khác từ các kết quả
nghiên cứu trước đây, hoặc qua thông tin báo chí, website
6 Những đóng góp mới của đề tài
- Thứ nhất, hệ thống hóa và trình bày các kết quả nghiên cứu trước về vấn đề nghiên cứu tại Việt Nam cũng như trên thế giới về ảnh hưởng của tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của KTV đến CLKT BCTC
- Thứ hai, xác định mức độ ảnh hưởng của 3 nhân tố đến chất lượng kiểm toán Thông qua kết quả nghiên cứu, đưa ra được mô hình 3 nhân tố ảnh hưởng đến CLKT tại VN, bao gồm: tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên
- Thứ ba, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tác động lên 3 nhân tố này nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam
Đề tài này có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn do bổ sung về mặt lý thuyết cũng như giúp các đối tượng có liên quan đưa ra các biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng kiểm toán
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài chương mở đầu, đề tài bao gồm 5 chương, với nội dung chính như sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về các nghiên cứu trước
Trang 15Giới thiệu nghiên cứu về tác động của ba nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập
Chương 2: Cơ sở lý thuyết trình bày các khái niệm có liên quan đến đề tài, các lý thuyết nền tảng để giải quyết đề tài
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trình bày về quy trình triển khai các phương pháp nghiên cứu; xây dựng thang đo; thiết kế mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu nghiên cứu; phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày thông tin về dữ liệu nghiên cứu; kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo; kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu bằng kỹ thuật phân tích hồi quy bội
Chương 5: Kết luận và giải pháp, kiến nghị
Tổng kết quá trình và kết quả nghiên cứu để từ đó, đề xuất một số gợi ý, chính sách nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập cũng như nâng cao sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ kiểm toán tại Việt Nam
Trang 16CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Tính đến nay, các nghiên cứu về tác động của các nhân tố: tính độc lập, kinh nghiệm kiểm toán và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán là không nhiều, chủ yếu là do các nhà nghiên cứu nước ngoài thực hiện
1.1 Các nghiên cứu được thực hiện ở nước ngoài
Các dòng nghiên cứu chính có thể kể ra bao gồm:
1.1.1 Nghiên cứu về tác động của tính độc lập đến chất lượng kiểm toán
Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng tính độc lập của kiểm toán viên ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc kiểm toán Nghiên cứu của Depuch (1984) cho thấy các CTKT lớn thường duy trì nhờ tính độc lập hơn các CTKT nhỏ, do đó cung cấp
chất lượng kiểm toán tốt hơn Ross L Watts, et.al (1986: 314) cho rằng để tạo ra nhu cầu của xã hội về dịch vụ kiểm toán cũng như để nghề nghiệp kiểm toán tồn tại
và phát triển, kiểm toán viên phải thuyết phục thị trường rằng họ có năng lực và độc lập với khách hàng Kết quả nghiên cứu của Gul (1989) cho rằng sự tồn tại của nghề nghiệp kiểm toán của BCTC dựa trên giả định rằng các KTV độc lập với khách hàng Khi KTV độc lập với khách hàng nghĩa là sẽ có khả năng cung cấp một cuộc kiểm toán có chất lượng cao hơn Tính độc lập trong kiểm toán được xác định là độc lập về hình thức và độc lập về tư tưởng
Chất lượng kiểm toán còn phụ thuộc vào việc cung cấp các dịch vụ phi kiểm toán (như dịch vụ tư vấn) Nếu công ty kiểm toán cung cấp đồng thời cả 2 loại dịch vụ (tư vấn và kiểm toán), sẽ làm giảm tính độc lập và do đó làm giảm chất lượng kiểm toán (Chen và cộng sự, 2005) Arens, et.al (2014: 134) cho rằng giá trị của kiểm toán phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của công chúng về tính độc lập của kiểm toán viên Tương tự như vậy, David N Ricchiute (2006:36) khẳng định rằng trong thực tế, tính độc lập là nhân tố quan trọng để tạo ra uy tín nghề nghiệp, là phương tiện đảm bảo cho thị trường về dịch vụ kiểm toán Thực tế cho thấy, việc quy định các công ty niêm yết cần được kiểm toán độc lập là xuất phát từ yêu cầu
Trang 17người sử dụng BCTC, họ cho rằng do tính độc lập của KTV nên BCTC do KTV xác nhận sẽ đáng tin cậy hơn kiểm toán nội bộ xác nhận, do họ không có lợi ích tài chính trực tiếp hay gián tiếp tại công ty được kiểm toán
Các nghiên cứu gần đây đều khẳng định tác động của tính độc lập đến chất lượng kiểm toán Trong số đó, Enofe, et.al (2013: 131) cho rằng tăng tính độc lập của kiểm toán viên, chất lượng BCTC tài chính sẽ tăng rõ rệt Eko Suyono (2012: 42) cũng xác định rằng tính độc lập của KTV ảnh hưởng thuận chiều đến chất lượng kiểm toán Novie Susanti Suseno (2013: 82) cho rằng tính độc lập của KTV ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng kiểm toán
1.1.2 Nghiên cứu về tác động của kinh nghiệm đến chất lượng kiểm
toán
Nghiên cứu của Sarah E.Bonner (1990) tìm hiểu về tác động của yếu tố kinh nghiệm đến xét đoán của kiểm toán viên, đặc biệt là đối với những lĩnh vực chuyên môn sâu (ví dụ, tích lũy kiến thức thông qua các khách hàng, nhiệm vụ và kinh nghiệm về chuyên môn, ngành) Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng yếu tố kinh nghiệm (thời gian làm việc, kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn sâu trong kiểm toán BCTC) giúp kiểm toán viên đưa ra các xét đoán phù hợp khi thực hiện thủ tục phân tích đánh giá rủi ro và khi đánh giá rủi ro kiểm soát Kiểm toán viên có nhiều kinh nghiệm thường làm việc hiệu quả hơn so với những kiểm toán viên có ít kinh nghiệm và giúp nâng cao chất lượng kiểm toán
Kinh nghiệm của KTV là rất quan trọng cho các CTKT bởi vì quá trình kiểm toán trước hết là sự nỗ lực, cố gắng của các KTV và CTKT Chất lượng kiểm toán phụ thuộc kinh nghiệm, năng lực của KTV (Smith, Bedard, & Johnstone, 2009) Nghiên cứu cho thấy kinh nghiệm kiểm toán có mối quan hệ tích cực với chất lượng kiểm toán
Kết quả và cách thức thực hiện khác nhau của KTV không chỉ xuất phát từ
sự khác biệt về động cơ, mà còn về tính cách của mỗi cá nhân như: mức độ chấp nhận rủi ro, kinh nghiệm, khả năng, cách thức làm việc Knechel (2000) cho rằng, chất lượng kiểm toán phụ thuộc rất nhiều vào những tính chất nêu trên Các nghiên
Trang 18cứu (Nelson and Tan, 2005) đã chứng minh rằng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm
cá nhân đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả hoạt động của kết quả kiểm toán Trong thực tế, các công ty kiểm toán sẽ duy trì chất lượng thông qua cơ chế kiểm soát, gồm cả chuẩn mực hóa các quy trình (Jeppesen, 2007)
Nghiên cứu của Gaballa, A S M, & Ning, Z (2011) tìm hiểu ảnh hưởng của kinh nghiệm kiểm toán đến kết quả cung cấp dịch vụ của kiểm toán cũng như xác định liệu kinh nghiệm của các kiểm toán viên độc lập ở Libya có đóng góp vào sự hợp lý của các quyết định, và cải thiện chất lượng hoạt động kiểm toán hay không Đối tượng khảo sát là kiểm toán viên làm việc cho các công ty về kế toán và kiểm toán và những kiểm toán viên đang làm việc trong các Cục thanh tra và kiểm soát của Hội đồng nhân dân Jamahiriya tỉnh phía đông (the inspection and control Departments in the People's Libyan Arab Jamahiriya at Eastern Province) Nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng: chất lượng và kết quả cung cấp dịch vụ của kiểm toán
chịu ảnh hưởng bởi số năm hành nghề cũng như trình độ học vấn của KTV
1.1.3 Các nghiên cứu về tác động của trách nhiệm đến chất lượng kiểm
toán
Ảnh hưởng của trách nhiệm đến chất lượng kiểm toán được khá nhiều các nghiên cứu khẳng định (e.g., Acemoglu & Gietzmann, 1997; Free, 1999; Fargher, Taylor, & Simon, 2001) Trách nhiệm được hiểu theo nghĩa là tinh thần trách nhiệm của KTV và trách nhiệm pháp lý của KTV nếu không hoàn thành nghĩa vụ của mình
Nghiên cứu của Tan, H.T., & Kao, A (1999) cho rằng tinh thần trách nhiệm
có ảnh hưởng đến kết quả thực hiện kiểm toán Các công việc dù mức độ phức tạp thấp, nhưng tinh thần trách nhiệm không cao sẽ không cải thiện chất lượng nhưng ngược lại, công việc dù phức tạp, tinh thần trách nhiệm cao hơn sẽ dẫn đến chất lượng tốt hơn Kết quả này cũng thống nhất với nghiên cứu của Eko Suyono (2012), tinh thần trách nhiệm chi phối lớn hơn đến chất lượng kiểm toán so với tính độc lập
Đứng trên góc độ pháp lý, các công ty kiểm toán phải chịu trách nhiệm pháp
lý về hành vi của họ (Chung, Farrar, Puri, & Thorne, 2010) Rủi ro bị kiện và chi
Trang 19phí để giải quyết các vụ kiện do thất bại trong cuộc kiểm toán thường gắn liền với trách nhiệm của kiểm toán viên Các vụ kiện như vậy sẽ làm cho uy tín các công ty kiểm toán bị sụt giảm Các công ty kiểm toán luôn có rủi ro tiềm tàng sẽ bị kiện cao
và để giảm thiểu rủi ro này, cần nâng cao chất lượng kiểm toán (DeFond, 2012) Nói cách khác, chính trách nhiệm đối với xã hội làm KTV cần nâng cao chất lượng kiểm toán
1.1.4 Nghiên cứu về tác động đồng thời của tính độc lập, kinh nghiệm
và trách nhi ệm của KTV đến chất lượng kiểm toán
Bên cạnh những nghiên cứu về tác động riêng lẻ của từng nhân tố đến chất lượng kiểm toán, một số nghiên cứu khác xem xét tác động của tính độc lập, phí kiểm toán, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên đến CLKT BCTC như:
Nghiên cứu của Novie Susanti Suseno (2013) nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của tính độc lập và phí kiểm toán đến CLKT Trong nghiên cứu này, tính độc lập được
đo lường bởi: tính trung thực và tính khách quan Phí kiểm toán được đo lường bởi: quy mô công ty được kiểm toán, mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh và rủi
ro kiểm toán Kết quả nghiên cứu cho thấy tính độc lập và phí kiểm toán có ảnh hưởng quan trọng đối với chất lượng kiểm toán
Nghiên cứu của Suyono, E (2012) nhằm xác định những nhân tố tính độc lập, yếu tố kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán không Tác giả tiến hành khảo sát 150 kiểm toán viên tại
28 công ty kiểm toán ở các tỉnh miền trung Java và Jogjakarta, Indonesia Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: 1) tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên có tác động đồng thời đến chất lượng kiểm toán; 2) tính độc lập và tinh thần trách nhiệm có tác động riêng lẻ đến chất lượng kiểm toán, trong khi yếu
tố kinh nghiệm không có tác động riêng lẻ đến chất lượng kiểm toán; 3) tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên là yếu tố có tác động lớn nhất đến chất lượng kiểm toán Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy những kinh nghiệm được xác định bằng thời gian làm việc, tần suất tham gia các cuộc kiểm toán Quan điểm chất
Trang 20lượng kiểm toán phụ thuộc vào kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của KTV/nhóm kiểm toán cũng được khá nhiều nghiên cứu khác thực hiện Kết quả nghiên cứu của Chen và cộng sự (2001), cho thấy nếu KTV đã có kinh nghiệm kiểm toán tại khách hàng, người sử dụng kết quả kiểm toán sẽ cảm thấy hài lòng với chất lượng dịch vụ kiểm toán hơn Nghiên cứu của Cloyd (1997), Tan và Libby (1997) chứng minh rằng đối tượng làm việc với tinh thần trách nhiệm cao có quá trình nhận thức tốt hơn để cải thiện hiệu suất
Nghiên cứu của Kolodner (1996) đã xác định hai yếu tố của kinh nghiệm như nhiệm kỳ kiểm toán (kiểm toán viên đã và đang làm công việc kiểm toán bao lâu)
và tần suất thực hiện các cuộc kiểm toán Nhiệm kỳ kiểm toán dài sẽ giúp KTV đạt được kinh nghiệm chuyên môn tổng quát hơn, từ đó giúp KTV nâng cao năng lực hơn Mặt khác, tần suất thực hiện kiểm toán giúp KTV tích lũy được những kinh nghiệm vụ thể về khách hàng Tuy nhiên kinh nghiệm cụ thể về một khách hàng cụ
thể lại có thể dẫn đến hai tác động ngược chiều với chất lượng kiểm toán Một mặt
nó cho phép các công ty kiểm toán có được kiến thức cụ thể hơn về hoạt động kinh doanh của khách hàng, hệ thống quản lý và các rủi ro, do đó sẽ dẫn đến chất lượng
kiểm toán cao (Knapp, 1991) Tuy nhiên với nhiệm kỳ kiểm toán dài, KTV có nhiều kinh nghiệm cụ thể về khách hàng có thể dẫn đến thiên vị trong xét đoán và cuối cùng lại làm cho chất lượng kiểm toán thấp hơn (Suyono, 2012)
1.2 Các nghiên cứu được thực hiện trong nước
Theo tìm hiểu của tác giả, trong nước chưa có một nghiên cứu chính thức nào về chủ đề này, mà chỉ được đề cập trong các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán BCTC, kiểm soát chất lượng kiểm toán và các vấn đề có liên quan
[1] Đinh Thanh Mai (2014) Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt
động kiểm toán độc lập tại Việt Nam – khảo sát trên địa bàn Tp HCM Luận văn
thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp HCM
Luận văn nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng hoạt động KTĐL và 7 biến độc lập: Quy mô của DNKT, Giá phí kiểm toán, Nhiệm kỳ kiểm toán, KSCL
từ bên trong, KSCL từ bên ngoài, Năng lực chuyên môn của KTV, Đạo đức nghề
Trang 21nghiệp của KTV Với đối tượng khảo sát chính là các nhân viên chuyên nghiệp đang làm ở các vị trí khác nhau như chủ phần hùn, chủ nhiệm kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán và trợ lý kiểm toán các DNKT tại Tp HCM Nghiên cứu thu được
102 bảng trả lời từ các nhân viên chuyên nghiệp đang làm việc tại 31 DNKT Sau khi phân tích hồi quy tuyến tính bội, nghiên cứu đã đưa ra được mô hình gồm ba nhân tố ảnh hưởng đến CLKT bao gồm (1) Quy mô của DNKT, (2) KSCL từ bên ngoài và (3) Đạo đức nghề nghiệp của KTV Bên cạnh đó, luận văn cũng tổng kết kết quả KSCL qua ba năm 2010, 2011, 2012 để đưa ra được nhận xét chung về tình hình CLKT của các DNKT Dựa trên kết quả này, Luận văn cũng đã đưa ra được những giải pháp nhằm tác động đến những nhân tố ảnh hưởng đến CLKT
[2] Bùi Thị Thủy (2013) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
ki ểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán
Vi ệt Nam Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
Tác giả đã nghiên cứu và hệ thống hóa 16 nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, được chia thành ba nhóm, gồm: Nhóm nhân tố bên ngoài, nhóm nhân tố về kiểm toán viên và nhóm nhân tố công ty kiểm toán Kết quả khảo sát ba nhóm nhân tố này cho thấy, nhóm nhân tố thuộc KTV có mức độ ảnh hưởng cao nhất, sau đó là nhóm bên ngoài và công ty kiểm toán Kết quả phân tích thống kê chỉ ra rằng, có 14 nhân tố (với 60 tiêu chí đo lường) thuộc ba nhóm có mức độ ảnh hưởng khác nhau tới chất lượng kiểm toán BCTC của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Lượng hóa mức độ ảnh hưởng của 14 nhân tố thuộc ba nhóm nhân tố như sau:
- 6 nhân tố thuộc về nhóm Kiểm toán viên có mức độ ảnh hưởng giảm dần, gồm: Kinh nghiệm chuyên sâu, Ý thức, Chuyên nghiệp, Áp lực, Độc lập, sau cùng
là Trình độ bằng cấp;
- 5 nhân tố thuộc về nhóm Công ty kiểm toán có mức độ ảnh hưởng giảm
dần, gồm: Hệ thống kiểm soát chất lượng, Điều kiện làm việc (chủ yếu là Phương
Trang 22pháp và công cụ kiểm toán), Phí kiểm toán và sau cùng là Danh tiếng và Qui mô công ty kiểm toán
- 3 nhân tố thuộc nhóm Bên ngoài có mức độ ảnh hưởng giảm dần, gồm: Doanh nghiệp niêm yết, Môi trường pháp lý và Kiểm soát bên ngoài;
Từ kết quả khảo sát, kết hợp với phân tích thực tế và phỏng vấn thêm một số chuyên gia, luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp cần tập trung nhằm nâng cao chất lượng BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
[3] Nguyễn Thị Thảo Nguyên (2013) Nghiên cứu ảnh hưởng của việc tuân
th ủ đạo đức nghề nghiệp đến CLKT và đề xuất giải pháp Luận văn thạc sĩ, Trường
- Năng lực chuyên môn: Quy trình kiểm toán, chương trình kiểm toán,…
- Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn: lập kế hoạch, thực hiện, báo cáo kiểm toán
- Tổng hợp kết quả chấm điểm của Hiệp hội kiểm toán
Từ đó, tác giả phân tích, nghiên cứu mối quan hệ giữa CLKT và đạo đức nghề nghiệp Trong đó, ảnh hưởng của nhân tố đạo đức nghề nghiệp đến CLKT được xem xét dựa trên tác động của ba yếu tố: tính độc lập, năng lực chuyên môn và việc tuân thủ chuẩn mực chuyên môn Kết quả của nghiên cứu cho thấy hầu hết các công ty đạt điểm chất lượng cao đã thực hiện đầy đủ các yếu tố về tính độc lập, năng lực chuyên môn và tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn Các công ty đạt điểm
chất lượng thấp đa số đã không thực hiện đầy đủ các yếu tố này Qua đó, tác giả khẳng định yếu tố về tính độc lập và tuân thủ chuyên môn có ảnh hưởng đến CLKT,
Trang 23còn yếu tố năng lực chuyên môn có ảnh hưởng không nhiều đến chất lượng kiểm toán
[4] Nguyễn Thị Ngọc Mai (2013) Đánh giá tầm quan trọng của một số
thu ộc tính cá nhân của kiểm toán viên đối với chất lượng kiểm toán của các công ty
ki ểm toán độc lập ở Việt Nam Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp HCM
Luận văn nghiên cứu các thuộc tính cá nhân của KTV ảnh hưởng đến việc ra quyết định trong kiểm toán thông qua đó ảnh hưởng đến CLKT Tác giả đã sử phương pháp nghiên cứu thực nghiệm thông qua gửi bảng câu hỏi khảo sát và thống
kê mô tả dựa vào dữ liệu khảo sát các KTV của các công ty kiểm toán trên địa bàn Tp.HCM Khi nghiên cứu tác động của 23 thuộc tính cá nhân đến CLKT và đánh giá mức độ quan trọng của các thuộc tính, tác giả kết luận rằng nhóm khả năng chịu đựng áp lực, tinh thần trách nhiệm, kiến thức, tính cẩn thận, cách làm việc có phương pháp là những thuộc tính được cho là quan trọng nhất đối với một KTV Nhóm các thuộc tính được xếp ở vị trí ít quan trọng nhất bao gồm những thuộc tính thuộc về tính sáng tạo, năng động hay những đặc điểm thuộc về vẻ bề ngoài của cá nhân là kém quan trọng nhất đối với một KTV
[5] Lâm Huỳnh Phương (2013) Ảnh hưởng của việc luân chuyển KTV đến
ch ất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam Luận văn thạc sĩ,
Trường Đại học Kinh tế Tp HCM
Luận văn nghiên cứu mối quan hệ tuyến tính giữa CLKT BCTC (được đại diện bằng các khoản dồn tích bất thường) và các biến độc lập bên cạnh biến đại diện cho nhiệm kỳ kiểm toán như: Loại kiểm toán viên (Big4 hoặc không phải Big4), tỉ
số nợ trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng về quy mô và dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty trong năm đó Tác giả tiến hành thu thập các dữ liệu trên báo cáo tài chính của 39 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp HCM và thị trường chứng khoán Hà Nội từ năm 2000 đến 2012 và được tổng hợp bằng phần mềm excel, sau đó được phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS Kết
quả cho thấy rằng giữa nhiệm kỳ kiểm toán và chất lượng kiểm toán có mối quan hệ
Trang 24tuyến tính với nhau (ít nhất là trong vòng 5 năm đầu) Khi nhiệm kỳ kiểm toán càng dài thì chất lượng kiểm toán càng cao
Thông qua tìm hiểu các nghiên cứu trong nước và ngoài nước nêu trên, tác giả nhận định rằng chưa có nghiên cứu tại VN nhằm xem xét tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán Do đó, tác giả cho rằng, việc nghiên cứu về tác động ảnh hưởng của ba nhân tố này đến CLKT BCTC là cần thiết và thực hiện đề tài này sẽ lấp khoảng trống các nghiên cứu khác tại VN chưa thực hiện Và đây là cơ sở quan trọng để tác giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn Tp.HCM nhằm kiểm định sự phù hợp của mô hình
TÓM T ẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 trình bày tổng quan các nghiên cứu liên quan đến tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT, đặc biệt là ba nhân tố: tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của KTV Dựa trên các kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế đã được bàn luận, tác giả xác định những tồn tại, khe hở nghiên cứu để làm
cơ sở chứng minh tính cần thiết khi lựa chọn đề tài nghiên cứu
Đây là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất mô hình nghiên cứu và xác định các tiêu chí đo lường của ba nhân tố này đến CLKT BCTC
Trang 25CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.3 Các khái niệm
1.3.1 Chất lượng kiểm toán
Chất lượng kiểm toán được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Theo đoạn 9, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 220 ban hành kèm theo Quyết định số 28/2003/QĐ-BTC ngày 14/3/2003 của Bộ Tài chính thì “chất lượng kiểm toán là mức độ thỏa mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan
và độ tin cậy vào ý kiến của kiểm toán viên, đồng thời thỏa mãn mong muốn của các đối tượng được kiểm toán về những ý kiến đóng góp của kiểm toán viên nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong một khoảng thời gian định trước với giá phí hợp lý.”
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán mới ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài chính không đưa ra định nghĩa cụ thể về chất lượng kiểm toán nhưng theo đoạn 06 Chuẩn mực kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính 220 (VAS 220) xác định: “Mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán là thực hiện các thủ tục kiểm soát chất lượng ở cấp độ từng cuộc kiểm toán nhằm cung cấp cho kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán sự đảm bảo hợp lý rằng: (a) Cuộc kiểm toán đã tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan; (b) Báo cáo được doanh nghiệp kiểm toán phát hành là phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.”
Việc xác định thế nào là cuộc kiểm toán có chất lượng, xuất phát từ nhu cầu của người sử dụng lẫn KTV và công ty kiểm toán Do kiểm toán là loại hình dịch vụ đặc biệt nên CLKT rất khó có thể quan sát, đo lường Người sử dụng dịch vụ cần
biết các yếu tố tạo nên CLKT để họ có thể lựa chọn và tin tưởng vào sản phẩm dịch
vụ mà họ đang sử dụng Đối với người cung cấp dịch vụ kiểm toán (bao gồm các kiểm toán viên và công ty kiểm toán) cũng rất cần biết những yêu cầu về chất lượng
từ phía xã hội để họ có thể cung cấp dịch vụ phù hợp và dần thu hẹp khoảng cách giữa sự mong đợi của công chúng với khả năng thực hiện của kiểm toán viên Kết quả của một cuộc kiểm toán được sử dụng bởi nhiều đối tượng khác nhau, mỗi đối
Trang 26tượng sử dụng báo cáo kiểm toán với những mục đích khác nhau nên quan điểm và yêu cầu của họ về CLKT cũng khác nhau Do đó cũng có rất nhiều định nghĩa về CLKT
Theo quan điểm của DeAgelo (1981) và một số tác giả khác cho rằng chất lượng kiểm toán được hiểu là khả năng KTV phát hiện và báo cáo về những sai phạm trọng yếu trong việc trình bày và công bố các BCTC của các khách hàng được kiểm toán Do đó, một cuộc kiểm toán có chất lượng kiểm toán, là cuộc kiểm toán
mà theo đó, KTV có khả năng phát hiện các sai phạm trọng yếu (điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là năng lực nghề nghiệp của KTV) và báo cáo sai phạm (khả năng báo cáo sai phạm phụ thuộc vào tính độc lập của KTV, trong đó có sức
ép từ phía khách hàng được kiểm toán,…)
Theo Krishman và Schauer (2001), chất lượng kiểm toán được hiểu là mức
độ công ty kiểm toán tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp trong suốt quá trình thực
hiện kiểm toán Còn theo Jackson, Moldrich & Roebuck (2008), chất lượng kiểm toán được thể hiện ở hai hình thức là chất lượng thực (actual quality) và chất lượng
về mặt cảm nhận (perceived quality) Theo đó, chất lượng thực tế thể hiện mức độ tin cậy của báo cáo tài chính khi kiểm toán viên phát hiện được các sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính và do vậy, rủi ro kiểm toán được giảm thiểu tối đa (chất lượng kiểm toán được đảm bảo khi kiểm toán viên có đầy đủ trình độ nghiệp vụ) Còn chất lượng về mặt cảm nhận thể hiện mức độ tin tưởng của người sử dụng báo cáo tài chính đối với chất lượng của các báo cáo và hiệu quả của cuộc kiểm toán (chủ yếu vấn đề chất lượng ở đây liên quan đến uy tín nghề nghiệp của các công ty kiểm toán trên thị trường cũng như sự độc lập của kiểm toán viên đối với khách hàng)
Và khi đứng dưới góc nhìn của nhà đầu tư, nhà quản lý, đối tác của công ty, nhiều tác giả đã đưa ra một số quan điểm khác về chất lượng kiểm toán Đây được coi là đối tượng thứ ba chịu tác động rủi ro cũng như lợi ích nhiều nhất từ việc sử dụng dịch vụ kiểm toán Dưới góc nhìn của nhóm đối tượng này, một cuộc kiểm toán có chất lượng phải thỏa mãn được nhu cầu về độ tin cậy, tính trung thực và hợp
lý của các BCTC được kiểm toán, để từ đó họ có thể đưa ra quyết định kinh tế đúng
Trang 27đắn, điều hành cho phù hợp Beatty (1989) cho rằng trách nhiệm của kiểm toán viên
là phải làm giảm các sai sót và nâng cao độ trung thực của dữ liệu kế toán Định nghĩa này quan tâm đến chất lượng dịch vụ kiểm toán đó là sự trung thực của báo cáo tài chính Theo đó, tác giả cho rằng báo cáo tài chính là một kết quả tổng hợp của doanh nghiệp báo cáo lẫn các kiểm toán viên Khi thông tin trên báo cáo không trung thực hợp lý thì chất lượng kiểm toán đã không được đảm bảo cho dù kiểm toán viên đã hoàn toàn tuân thủ chuẩn mực
Từ các định nghĩa trên cho thấy, chất lượng kiểm toán được nhìn nhận khác nhau dưới các quan điểm khác nhau dù mục tiêu kiểm toán chung là đảm bảo về độ tin cậy của các BCTC tại DN Cho đến nay, vẫn chưa có định nghĩa thống nhất, duy nhất về CLKT
Trong nghiên cứu này, tác giả chủ yếu dựa trên quan điểm của DeAngelo (1981) và Beatty (1989) về chất lượng kiểm toán vì theo quan điểm này, nếu cuộc
kiểm toán có chất lượng có nghĩa là KTV cam kết đảm bảo về khả năng phát hiện
và báo cáo các sai phạm trọng yếu trong các BCTC đã được kiểm toán theo đúng các quy định chuẩn mực nghề nghiệp Qua đó, CLKT có thể xem xét dựa trên hai khía cạnh là khả năng phát hiện ra gian lận, sai sót của KTV (thể hiện trình độ năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của KTV) và khả năng họ báo cáo các gian lận, sai sót này (thể hiện tính độc lập khách quan của KTV) Ngoài ra, CLKT cũng sẽ được đảm bảo hơn khi KTV thực hiện tốt trách nhiệm của mình, đó là phải làm giảm các sai sót và nâng cao độ trung thực của thông tin trên BCTC
1.3.2 Tính độc lập
Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên, là điều kiện tiên quyết để đảm bảo nghề nghiệp kiểm toán tồn tại và phát triển Chuẩn mức đạo đức nghề nghiệp kiểm toán yêu cầu mọi KTV hành nghề và thành viên nhóm kiểm toán cung cấp dịch vụ kiểm toán (dịch vụ đảm bảo), CTKT phải độc lập với các khách hàng sử dụng dịch vụ kiểm toán
Tính độc lập trong kiểm toán được xem xét trên 2 phương diện: độc lập về hình thức biểu hiện và độc lập về tư tưởng
Trang 28“Độc lập về tư tưởng” là trạng thái suy nghĩ cho phép đưa ra ý kiến mà
không chịu ảnh hưởng của những tác động trái với những đánh giá chuyên nghiệp, cho phép cá nhân hành động một cách chính trực, khách quan
“Độc lập về hình thức” là không có các quan hệ thực tế và hoàn cảnh có ảnh
hưởng đáng kể làm cho bên thứ ba hiểu là không độc lập, hoặc hiểu là tính chính trực, khách quan của KTV hoặc thành viên nhóm cung cấp dịch vụ kiểm toán không được duy trì
Theo Chuẩn mực Đạo đức nghề nghiệp, tính độc lập có nguy cơ bị ảnh hưởng do tư lợi, tự kiểm tra, sự bào chữa, quan hệ ruột thịt, quan hệ khác và sự đe dọa
“Nguy cơ do tư lợi” diễn ra khi công ty kiểm toán hoặc một thành viên
nhóm kiểm toán có thể thu được lợi ích tài chính hoặc các xung đột lợi ích cá nhân khác với khách hàng sử dụng dịch vụ bảo đảm
“Nguy cơ tự kiểm tra” diễn ra khi:
(a) Bất kỳ sản phẩm hay đánh giá từ một hợp đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo hoặc phi đảm bảo nào trước đây cần được đánh giá lại để có được kết luận của
hợp đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo;
(b) Khi một thành viên của nhóm kiểm toán trước đây đã từng là Giám đốc của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo, hoặc là nhân viên có chức vụ, có ảnh hưởng đáng kể và trực tiếp đối với vấn đề trọng yếu của hợp đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo
“Nguy cơ về sự bào chữa” xảy ra khi công ty kiểm toán hoặc một thành viên
nhóm kiểm toán xúc tiến, hoặc nhận thức được việc xúc tiến các giao dịch của một khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo hoặc ý kiến có thể được hiểu là vi phạm tính khách quan Đây là trường hợp công ty kiểm toán hoặc một thành viên của nhóm kiểm toán bị phụ thuộc vào khách hàng trong việc đưa ra ý kiến
“Nguy cơ về quan hệ ruột thịt” xảy ra khi công ty kiểm toán hoặc thành
viên của nhóm kiểm toán thông cảm với lợi ích của khách hàng vì có quan hệ ruột
Trang 29thịt với khách hàng (như thành viên Ban Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị, kế toán trưởng và tương đương của khách hàng) sử dụng dịch vụ đảm bảo
“Nguy cơ bị đe dọa” xảy ra khi một thành viên của nhóm kiểm toán bị đe
dọa (đe dọa thật hoặc cảm thấy bị đe doạ) nhằm ngăn cản hành động theo đúng nguyên tắc khách quan và hoài nghi nghề nghiệp cần thiết từ phía Giám đốc, thành viên Ban Giám đốc hoặc nhân viên giữ chức vụ có ảnh hưởng đáng kể của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo
Yêu cầu về tính độc lập được xem như là điều kiện cần để đạt được mục tiêu của hoạt động kiểm toán, độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên Kết quả kiểm toán sẽ không có giá trị khi những người sử dụng kết quả kiểm toán tin rằng cuộc kiểm toán thiếu tính độc lập cho dù cuộc kiểm toán được thực hiện bởi người có trình độ cao đến đâu Yêu cầu về tính độc lập đòi hỏi sự trung thực và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với những người sử dụng kết quả kiểm toán
1.3.3 Kinh nghiệm kiểm toán
Theo từ điển bách khoa toàn thư, kinh nghiệm (tiếng Anh: experience), hay trải nghiệm, là tri thức hay sự thông thạo về một sự kiện hay một chủ đề có được thông qua tham gia sự can dự hay tiếp xúc trực tiếp
Kinh nghiệm nói 1 cách dễ hiểu đó là trải nghiệm của 1 người về một sự việc nào đó, mà qua đó họ rút ra được những bài học, những cách thức làm phù hợp nhất Kinh nghiệm kiểm toán liên quan đến khoảng thời gian kiểm toán viên làm việc và số lượng cuộc kiểm toán đã hoàn thành
Với một nghề nghiệp được đánh giá cao về sự chuyên nghiệp cũng như vô cùng cần thiết cho nền kinh tế thị trường như nghề kiểm toán thì, kinh nghiệm cũng như kiến thức càng rộng và càng sâu thì càng giúp kiểm toán viên phát hiện rủi ro, đánh giá rủi ro và có biện pháp ngăn ngừa rủi ro hợp lý nhất, hợp lý được hiểu là có thể thực hiện được, chi phí có thể chấp nhận được và ngăn ngừa được rủi ro
Nguyên tắc cơ bản chi phối cuộc kiểm toán yêu cầu kiểm toán viên phải thực hiện công việc với đầy đủ chuyên môn cần thiết Kiểm toán viên sẽ không thể tuân
Trang 30thủ đầy đủ chuẩn mực chuyên môn và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, nếu không có kiến thức và kinh nghiệm một cách phù hợp với thực tế và hoàn cảnh cụ thể
1.3.4 Tinh thần trách nhiệm
Con người luôn là nhân tố quan trọng và mang tính quyết định trong các hoạt động kinh tế, xã hội Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ kiểm toán, khi mà sản phẩm của hoạt động này không có khuôn mẫu định sẵn và phụ thuộc vào xét đoán của kiểm toán viên
Tinh thần trách nhiệm làm cho KTV xem công tác kiểm toán của mình như
là một phần nghĩa vụ xã hội của mình để đảm bảo rằng báo cáo tài chính đáng tin cậy Tinh thần trách nhiệm cũng làm cho KTV cảm thấy được cống hiến và có sự cam kết mạnh mẽ đối với nghề nghiệp của mình Kiểm toán viên sẽ muốn quảng bá, nâng cao hình ảnh nghề nghiệp của mình bằng cách cung cấp dịch vụ kiểm toán chất lượng Do đó, tinh thần trách nhiệm của KTV sẽ dẫn đến chất lượng kiểm toán tốt hơn
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 (VSA 200) yêu cầu KTV phải thực hiện công việc kiểm toán theo những chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan, bao gồm cả tính độc lập, liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính Trách nhiệm của KTV là luôn tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
Bên cạnh đó, KTV phải thực hiện công việc với sự thận trọng cần thiết trong mọi giai đoạn của cuộc kiểm toán Nguyên tắc thận trọng đúng mức đòi hỏi kiểm toán viên phải đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán, để tránh cho công ty kiểm toán phải đối mặt với những vụ kiện của khách hàng, ảnh hưởng đến uy tín của công ty Trước khi đưa ra kết luận, ý kiến kiểm toán thì KTV phải kiểm tra, xem xét lại tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của các tài liệu, giấy tờ làm việc, tính đầy đủ và thích
hợp của các bằng chứng kiểm toán
Ngoài ra, KTV phải lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán với thái độ hoài nghi nghề nghiệp để nhận biết các trường hợp có thể dẫn đến báo cáo tài chính
Trang 31chứa đựng những sai sót trọng yếu Thái độ hoài nghi nghề nghiệp: Là thái độ luôn nghi vấn, cảnh giác đối với những tình huống cụ thể có thể là dấu hiệu của sai sót
do nhầm lẫn hay do gian lận, và đánh giá cẩn trọng đối với các bằng chứng kiểm toán KTV thực hiện đánh giá, phân tích với thái độ hoài nghi về tính xác thực của bằng chứng thu được và luôn cảnh giác với các bằng chứng có mâu thuẫn hoặc đặt
ra nghi vấn về độ tin cậy của các tài liệu hoặc giải trình của Ban Giám đốc đơn vị
KTV cũng phải có trách nhiệm thực hiện theo các quy định của pháp luật về giữ bí mật của đơn vị được kiểm toán về những thông tin mà KTV đã thu thập được khi thực hiện kiểm toán; không được tiết lộ thông tin dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa được phép của cấp quản lý có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo quy định của pháp luật
1.4 Các lý thuyết nền tảng
1.4.1 Lý thuyết ủy nhiệm
Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory) do Ross (1973) đề xuất và sau này được phát triển bởi Jensen & Meckling (1976) Lý thuyết ủy nhiệm tập trung vào mối quan hệ giữa Bên ủy nhiệm (principals) và Bên được ủy nhiệm (agents) Lý thuyết
ủy nhiệm cho rằng cả hai bên đều cố gắng tối đa hóa lợi ích của mình và tồn tại những mâu thuẫn giữa hai bên trong mối quan hệ này, từ đó phát sinh một khoản chi phí ủy nhiệm (agency cost) Hai mối quan hệ ủy nhiệm tiêu biểu là quan hệ giữa
cổ đông với Ban giám đốc trực tiếp điều hành công ty và quan hệ giữa chủ nợ với các cổ đông của công ty sử dụng vốn vay Bên ủy nhiệm sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động và giám sát các hoạt động của bên được ủy nhiệm qua nhiều cơ chế, và thường gắn liền với các thông tin trên báo cáo tài chính Các cơ chế khác nhau phải được đưa ra để đảm bảo rằng bên được ủy nhiệm bảo vệ lợi ích của các bên có liên quan
và một trong các cơ chế đó là các báo cáo tài chính phải được kiểm toán (Arnold & Lange, 2004) nhằm đảm bảo rằng báo cáo tài chính được lập bởi các nhà quản lý và phải chịu sự giám sát độc lập của kiểm toán viên Kiểm toán BCTC cũng được thiết
kế để giảm thiểu chi phí ủy nhiệm, vì các kiểm toán viên độc lập có thể giám sát hành vi của các nhà quản lý hiệu quả hơn so với các bên ủy nhiệm Do vậy, cuộc
Trang 32kiểm toán có chất lượng là cuộc kiểm toán đáp ứng yêu cầu của các bên có liên quan
Lý thuyết này giải thích vì sao cần có cuộc kiểm toán độc lập Nhu cầu kiểm toán xuất phát từ việc các chủ sở hữu doanh nghiệp (cổ đông) bởi họ không thể và cũng không cần thiết tự kiểm tra mọi thông tin tài chính của doanh nghiệp do giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm lập và báo cáo cho họ, do vậy họ đã bổ nhiệm các kiểm toán viên – những người có đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, độc lập, khách quan - thay thế họ kiểm tra một cách độc lập và báo cáo lại theo ý kiến của mình về tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính
Cùng với sự phát triển và đa dạng của nền kinh tế, các thông tin tài chính được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau cho các đối tượng khác nhau Tuy nhiên tất cả những người sử dụng kết quả kiểm toán đều cần sự đảm bảo rằng những thông tin tài chính mà họ được cung cấp có trung thực và hợp lý hay không
Như vậy nghĩa vụ trước hết của kiểm toán viên là báo cáo một cách độc lập theo ý kiến của mình dựa trên kết quả kiểm toán về mức độ trung thực và hợp lý của các thông tin tài chính Đồng thời trong một số trường hợp, kết quả kiểm toán cho thấy doanh nghiệp có hành vi không tuân thủ pháp luật ở mức độ nào đó mà theo qui định của pháp luật cần báo cáo cho các cơ quan chức năng, khi đó kiểm toán viên còn có nghĩa vụ báo cáo lại cho các cơ quan chức năng về hành vi vi phạm đó của doanh nghiệp Và để xã hội tin tưởng vào cuộc kiểm toán, người hành nghề cần có những tính chất căn bản như kinh nghiệm nghề nghiệp, độc lập và tinh thần trách nhiệm
1.4.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng
Thông tin không đối xứng, hay còn gọi là thông tin bất cân xứng là việc các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thông tin Một bên trong giao dịch có lợi thế
về thông tin (informed party) còn bên kia bị bất lợi về thông tin (uninformed party)
Đó là bên ủy nhiệm không có được mọi thông tin họ muốn về bên được ủy nhiệm trước khi trao tiền của họ cho bên được ủy nhiệm tùy ý sử dụng, và họ không thể quan sát xem những người được ủy nhiệm sử dụng nguồn lực tài chính của họ như
Trang 33thế nào và liệu bên được ủy nhiệm có làm tròn những điều cam kết hay không một cách không tốn kém Trong thực tế, người ta phải bỏ nguồn lực để thu thập thông tin và cưỡng chế thi hành những hợp đồng ràng buộc bên được ủy quyền
Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 Ý tưởng về thông tin bất cân xứng được chuẩn hóa do 3 nhà kinh tế George Akerlof, Michael Spence, và Joseph Stigliz đoạt giải Nobel kinh
tế năm 2001 Trải qua hơn hai thập kỷ, lý thuyết về thị trường có thông tin bất cân xứng đã trở nên vô cùng quan trọng và là trọng tâm nghiên cứu của kinh tế học hiện đại Thông tin bất cân xứng càng trở nên phổ biến và trầm trọng khi tính minh bạch của thông tin, khả năng tiếp cận thông tin và cơ sở hạ tầng thông tin yếu kém
Hiện tượng bất cân xứng xảy ra khi: doanh nghiệp che giấu các thông tin bất lợi, thổi phồng thông tin có lợi, doanh nghiệp cung cấp thông tin không công bằng đối với các nhà đầu tư Tình trạng bất cân xứng về thông tin sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư không chính xác, gây cung cầu ảo, thị trường bong bóng và tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ thị trường
Trong nền kinh tế thị trường các thông tin tài chính có độ tin cậy, chính xác
và trung thực hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với các chủ thể trong các hoạt động kinh tế Để xác minh tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính được lập bởi các nhà quản lý, kiểm toán độc lập hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu này của nền kinh tế Cuộc kiểm toán có chất lượng sẽ giúp giảm thiểu thông tin bất cân xứng, đó chính là lý do nghề nghiệp kiểm toán ra đời và phát triển
Công việc kiểm toán độc lập do kiểm toán viên chuyên nghiệp thực hiện, công việc này không tạo ra thêm các thông tin về báo cáo tài chính mà nó chỉ làm tăng mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính Những người sử dụng kết quả kiểm toán tin tưởng và bổ nhiệm kiểm toán viên bởi tích chất hành nghề độc lập của kiểm toán viên và khả năng về chuyên môn nghiệp vụ cũng như tư chất đạo đức chính
trực khách quan trong công việc của họ Những đặc điểm căn bản như tính độc lập,
Trang 34tinh thần trách nhiệm kinh nghiệm luôn là những tố chất mong đợi ở người hành nghề
TÓM T ẮT CHƯƠNG 2
Chương này tác giả tổng kết lý thuyết và các khái niệm về chất lượng kiểm toán, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán làm cơ sở nghiên cứu cho các bước tiếp theo trong quy trình nghiên cứu Dựa trên các kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế đã được bàn luận, tác giả xác định phương pháp và mô hình nghiên cứu trong chương kế tiếp Đây sẽ là cơ sở cho việc khảo sát thực nghiệm để xem xét sự phù hợp của các nhân tố được xác định cũng như đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chất lượng kiểm toán BCTC dưới góc nhìn của các KTV độc lập thuộc các CTKT trên địa bàn Tp HCM
Trang 35CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu chung
Quy trình nghiên cứu chung của luận văn có thể được tóm tắt qua hình 3.1:
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu chung
T ổng quan các nghiên cứu trước
Ba nhân tố: tính độc lập, kinh
nghiệm và tinh thần trách nhiệm
của kiểm toán viên có tác động đến
chất lượng kiểm toán
Khe h ở nghiên cứu
- - Nghiên cứu ngoài nước: chưa có
nghiên cứu thực nghiệm tại VN
- Nghiên cứu trong nước: chưa có
nghiên cứu chính thức nào về chủ
Mô hình nghiên c ứu
Nghiên c ứu sơ bộ và tiến hành
1 Phân tích thống kê mô tả
2 Phân tích Cronbach’s alpha
3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
4 Phân tích tương quan
5 Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Mô hình tác động của ba nhân tố
trên đến CLKT
Trang 363.2 Mô hình nghiên cứu
3.2.1 Mô hình nghiên cứu
Dựa vào các nghiên cứu trước và đặc biệt là nghiên cứu của Eko Suyono (2012), tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
X3: Tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên
3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên các nghiên cứu trước, tác giả xây dựng các giả thuyết nhằm kiểm định về mức độ ảnh hưởng của ba nhân tố trên đến CLKT như sau:
B ảng 3.1 Giả thuyết nghiên cứu
H1 Tính độc lập có tác động tích cực đến CLKT (+)
H2 Kinh nghiệm của KTV có tác động tích cực đến CLKT (+)
H3 Tinh thần trách nhiệm của KTV có tác động tích cực đến CLKT (+)
H1 +
H3 +
H2 +
Tính độc lập Kinh nghiệm
Tinh thần trách nhiệm của KTV
Chất lượng kiểm toán
Trang 373.3 Thiết kế thang đo và xây dựng bảng câu hỏi
3.3.1 Thiết kế thang đo
Mô hình nghiên cứu được đề xuất bao gồm:
Biến phụ thuộc: Chất lượng kiểm toán
Biến độc lập:
(1) Tính độc lập của KTV (2) Kinh nghiệm của KTV (3) Tinh thần trách nhiệm của KTV Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với (1) rất không đồng ý, (2) không đồng ý, (3) bình thường, (4) đồng ý, và (5) rất đồng ý
3.3.1.1 Thang đo chất lượng kiểm toán
Chất lượng nói chung là một chỉ tiêu tổng hợp, phụ thuộc và chịu tác động của nhiều yếu tố Chất lượng kiểm toán còn là một chỉ tiêu phức tạp, khó đo lường, khó định lượng, thiếu tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá, bởi vì hoạt động kiểm toán đa dạng, phức tạp và mang tính chất đặc thù riêng trong từng cuộc kiểm toán cũng như trong các cơ quan DN khác nhau
Theo cơ sở lý thuyết trình bày ở chương 2, dựa vào định nghĩa chất lượng kiểm toán của De Angelo (1981) và Beatty (1989), các biến quan sát cho thang đo CLKT được xây dựng như sau:
Bảng 3.2 Thang đo chất lượng kiểm toán
Trang 383.3.1.2 Thang đo tính độc lập của KTV
Kiểm toán viên là người trực tiếp thực hiện cuộc kiểm toán, có trách nhiệm phát hiện và báo cáo về các sai phạm trọng yếu trên BCTC (nếu có) Vì vậy, cho dù
có thể có các nhân tố khác không thuận lợi, nếu BCTC được lập thiếu trung thực bởi ban lãnh đạo do trình độ, sự thận trọng hoặc do cố ý thì với năng lực và tính độc lập khách quan của các KTV, CLKT vẫn có thể được đảm bảo Vì thế KTV khi tham gia cuộc kiểm toán cần đảm bảo tính độc lập để không làm ảnh hưởng đến CLKT
Dựa vào các nghiên cứu trước cũng như quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, kiểm toán viên có thể độc lập khi không bị các nguy cơ đe dọa như: nguy cơ tư lợi, tự kiểm tra, sự bào chữa, quan hệ ruột thịt, quan hệ khác và sự đe dọa Do đó, các tiêu chí đo lường nhân tố tính độc lập của KTV gồm:
B ảng 3.3 Thang đo tính độc lập của KTV
IND1 KTV không có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc lợi ích tài chính gián tiếp có tính
chất trọng yếu tại khách hàng được kiểm toán
IND2 KTV không từng đảm nhận công việc có liên quan trọng yếu đến báo cáo tài
chính hay các hoạt động khác của đơn vị được kiểm toán
IND3 KTV không bị phụ thuộc vào đơn vị được kiểm toán trong việc đưa ra ý kiến IND4 KTV không có quan hệ gia đình ruột thịt với Giám đốc/thành viên Ban Giám
đốc/ nhân viên giữ chức vụ có ảnh hưởng đáng kể và trực tiếp đối với vấn đề trọng yếu của hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp được kiểm toán
IND5 KTV không bị đe dọa nhằm ngăn cản các hành động theo đúng nguyên tắc
khách quan và hoài nghi nghề nghiệp cần thiết, từ phía Giám đốc, thành viên Ban Giám đốc hoặc nhân viên giữ chức vụ có ảnh hưởng đáng kể của doanh nghiệp được kiểm toán
Trang 393.3.1.3 Thang đo kinh nghiệm của KTV
Dựa trên tổng quan các nghiên cứu trước, chẳng hạn như nghiên cứu của Sarah E.Bonner (1990); Chen và cộng sự (2001); Kolodner (1996);… cũng như các nghiên cứu của VN, kinh nghiệm kiểm toán được hiểu là các KTV đã từng thực hiện kiểm toán BCTC đối với khách hàng trước đó, hoặc trong nhiều năm, vì thế đã
có kế hoạch để thực hiện cuộc kiểm toán hiệu quả hơn Kinh nghiệm kiểm toán còn được hiểu là KTV đã được giao kiểm toán BCTC các DN hoạt động trong cùng một lĩnh vực mà KTV có nhiều kiến thức, sự hiểu biết đối với khách hàng (Bùi Thị Thủy, 2013)
Trong đề tài này, kinh nghiệm KTV được xác định dựa trên (1) thời gian hành nghề lâu năm, (2) Kinh nghiệm trong một số lĩnh vực ngành nghề nhất định (3) Kiến thức và kỹ năng kiểm toán BCTC và (4) Kinh nghiệm kiểm toán BCTC
của các doanh nghiệp có cùng ngành nghề kinh doanh
Qua đó, các biến quan sát của thang đo kinh nghiệm của KTV được xây dựng như sau:
B ảng 3.4 Thang đo kinh nghiệm của KTV
EXP1 Thời gian hành nghề của KTV
EXP2 Kinh nghiệm trong một số lĩnh vực ngành nghề nhất định
EXP3 Kiến thức và kỹ năng kiểm toán BCTC
EXP4 Kinh nghiệm kiểm toán BCTC của các DN có cùng ngành nghề kinh doanh
3.3.1.4 Thang đo tinh thần trách nhiệm của KTV
Kết quả của các nghiên cứu như Tan, H.T., & Kao, A., 1999; Taylor, & Simon, 2001; DeFond, 2012;… cho thấy tinh thần trách nhiệm được hiểu là việc KTV hành động theo đúng các yêu cầu kiểm toán BCTC một cách cẩn thận, kỹ lưỡng và kịp thời nhằm tuân thủ cao nhất các chuẩn mực kế toán, kiểm toán và các quy định pháp lý có liên quan Ngoài ra, tinh thần trách nhiệm cao thúc đẩy KTV
Trang 40xem xét, cân nhắc tất cả các khía cạnh trong cuộc kiểm toán trước khi đưa ra ý kiến kết luận kiểm toán KTV phải thực hiện công việc với sự thận trọng và thái độ hoài nghi nghề nghiệp cần thiết trong mọi giai đoạn của cuộc kiểm toán
Vì vậy, các biến quan sát cho thang đo tinh thần trách nhiệm của KTV bao gồm:
B ảng 3.5 Thang đo tinh thần trách nhiệm của KTV
RES1 Tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp trong cuộc kiểm toán
RES2 Thực hiện công việc kiểm toán với sự thận trọng đúng mức
RES3 Thực hiện cuộc kiểm toán với thái độ hoài nghi nghề nghiệp
3.3.2 Xây dựng bảng câu hỏi
Mục đích của cuộc khảo sát là để thu thập ý kiến đánh giá của KTV tại các CTKT độc lập tại Tp HCM về mức độ ảnh hưởng của ba nhân tố: Tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của KTV đến CLKT
Nội dung phiếu khảo sát được chia làm 2 phần:
Phần 1 THÔNG TIN CÁ NHÂN, bao gồm những câu hỏi chung liên quan tới đối tượng khảo sát: 1 Họ và tên; 2 Năm sinh; 3 Giới tính (Nam/Nữ); 4 Chứng chỉ CPA Việt Nam (Có/không); 5 Chứng chỉ CPA quốc tế (Có/không); 6 Trình độ
học vấn (Đại học/Thạc sĩ/Tiến sĩ); 7 Hiện đang làm việc cho CTKT; 8 Vị trí hoặc chức vụ hiện tại trong công ty (Trợ lý kiểm toán/Trưởng nhóm kiểm toán/Trưởng (phó) phòng kiểm toán/ Chủ nhiệm kiểm toán/Chủ phần hùn kiểm toán); 9 Số năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế (Dưới 1 năm/Từ 1 năm đến dưới 3 năm/Từ 3 năm đến dưới 5 năm/Trên 5 năm)
Phần 2 CÂU HỎI KHẢO SÁT, chia 2 phần:
Phần A: Gồm 3 câu hỏi chung về chất lượng kiểm toán Nội dung yêu cầu đối tượng khảo sát (KTV) cho biết đánh giá của họ về chất lượng kiểm toán (theo 5 mức độ từ 1 Rất không đồng ý đến 5 Rất đồng ý)