Với mục tiêu cải thiện được kĩ năng mềm, áp dụng kiến thức đã học vào trong môi trường làm việc thực tế tại Chi nhánh Công ty CPTM Sabeco Tây Nguyên, tôi đã được tiếp xúc và làm quen với
Trang 1KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC
Tên cơ quan thực tập: Chi nhánh Công ty CP TM Sabeco Tây Nguyên Thời gian thực tập:07/01/2013 – 11/03/2013
Người hướng dẫn: Cô Bùi Thị Anh Chi GVHD: Thầy Phùng Thế Vinh
Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Lan Hương Lớp: KT1011
Tháng 03/2013
Trang 2KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC
Tên cơ quan thực tập: Chi nhánh Công ty CP TM Sabeco Tây Nguyên Thời gian thực tập:07/01/2013 – 11/03/2013
Người hướng dẫn: Cô Bùi Thị Anh Chi GVHD: Thầy Phùng Thế Vinh
Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Lan Hương Lớp: KT1011
Tháng 03/2013
Trang 3Báo cáo thực tập nhận thức Page i
TRÍCH YẾU
Thực tập nhận thức (TTNT) nhằm mục đích tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với môi trường làm việc thực tế tại doanh nghiệp để sinh viên tự trang bị thêm những kỹ năng, kiến thức từ thực tế, tích luỹ được kinh nghiệm, vốn sống thực tế Áp dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào môi trường làm việc thực tế, giúp cho sinh viên khỏi bỡ ngỡ khi tiếp xúc với môi trường làm việc
Với mục tiêu cải thiện được kĩ năng mềm, áp dụng kiến thức đã học vào trong môi trường làm việc thực tế tại Chi nhánh Công ty CPTM Sabeco Tây Nguyên, tôi đã được tiếp xúc và làm quen với môi trường làm việc nơi đây, chủ động học hỏi để tự trau dồi thêm những kinh nghiệm cần thiết
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến cô Bùi Thị Anh Chi đã tạo cơ hội và hướng dẫn tận tình tôi trong suốt quá trình thực tập vừa qua, giúp tôi thêm tự tin trong môi trường làm việc của doanh nghiệp Trong suốt quá trình rèn luyện và thực hành tại chi nhánh, tôi
đã tích lũy thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm bổ ích
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy Phùng Thế Vinh đã tạo điều kiện cho tôi đi thực tập, giúp tôi đi vào môi trường làm việc thực tế, đồng thời hướng dẫn và cung cấp
đủ cho tôi những thông tin, tài liệu về đợt thực tập này và giúp tôi giải đáp những thắc mắc để hạn chế những sai sót Nhờ sự hướng dẫn tận tình và quan tâm của thầy, tôi đã hoàn thành xong cuốn báo cáo này
Đây là lần đầu tiên tôi làm quen với môi trường thực tế nên không khỏi tránh những sai sót, mong thầy cô nhận xét và đóng góp ý kiến để bài báo cáo trở nên hoàn thiện hơn
Trang 5Báo cáo thực tập nhận thức Page iii
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY THỰC TẬP
Trang 6
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Trang 7
Báo cáo thực tập nhận thức Page v
MỤC LỤC
TRÍCH YẾU i
LỜI CẢM ƠN ii
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY THỰC TẬP iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC SƠ ĐỒ vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix
DẪN NHẬP 1
1 Tổng quan về Công ty CP TM Sabeco 2
1.1 Tổng quan về Tổng công ty bia – rượu – NGK Sabeco Sài Gòn 2
1.1.2 Giới thiệu chung 2
1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của tổng công ty bia – rượu – NGK Sabeco Sài Gòn 3
1.2 Tổng quan về công ty CP TM SaBeCo Tây Nguyên 5
1.2.1 Giới thiệu chung 5
1.2.2 Sơ đồ tổ chức Công ty CP TM SaBeCo Tây Nguyên 6
1.2.3 Cơ cấu tổ chức tại Công ty CP TM SaBeCo Tây Nguyên: 6
1.3 Thông tin về Chi nhánh Công ty CP TM SaBeCo Tây Nguyên 9
1.3.1 Thông tin chung 9
1.3.2 Sơ đồ tổ chức 10
1.3.3 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận 10
1.3.4 Tổ chức bộ máy kế toán Error! Bookmark not defined 2 Các kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Công ty CP TM Sabeco Tây Nguyên năm 2011 14
2.1 Công tác kinh doanh: 16
2.2 Công tác thị trường: 17
2.3 Công tác tổ chức: 17
3 Các công việc thực tập tại CN Công ty CPTM SaBeCo Tây Nguyên 18
3.1 Công việc văn phòng 18
3.1.1 Vệ sinh bàn làm việc 18
3.1.2 Pha trà 18
3.1.3 Photo các loại giấy tờ và công văn đến 19
3.1.4 Lau chùi vệ sinh máy fax, máy photo, máy in 19
Trang 83.2 Công việc chuyên môn 20
3.2.1 Viết phiếu chuyển khoản 20
3.2.2 Đóng dấu các loại hóa đơn, chứng từ, phiếu thu chi, phiếu nhận hàng,… 20
3.2.3 Bóc tách liên các hóa đơn 21
3.2.4 Ghi nội dung công văn đến 22
3.2.5 Đóng giấy tờ, báo cáo, thông báo lệnh thành tập 22
4 Đánh giá bản thân 23
4.1 Kinh nghiệm đạt được 23
4.2 Ưu điểm 24
4.3 Khuyết điểm 25
KẾT LUẬN 26
Trang 9Báo cáo thực tập nhận thức Page vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức Công ty CP TM Sabeco Tây Nguyên
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức Chi nhánh Công ty CP TM Sabeco Tây Nguyên tại Kon Tum
Trang 10DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Tổng Công ty Sabeco Sài Gòn
Hình 1.2: Công ty CP TM Sabeco Tây Nguyên
Hình 1.3: Chi nhánh Sabeco Tây Nguyên tại Kon Tum
Hình 1.4: Vệ sinh bàn làm việc
Hình 1.5: Máy photo
Hình 1.6: Phiếu chuyển khoản
Hình 1.7: Đóng dấu hóa đơn
Hình 1.8: Đóng tập
Trang 11Báo cáo thực tập nhận thức Page ix
Trang 12DẪN NHẬP
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiên đại hóa hiện nay, mục tiêu phát triển kinh tế luôn là mục tiêu mà các nước trên thế giới hướng tới, trong đó có Việt Nam Chính vì vây mà cần có một đội ngũ lao động có kiến thức, có kinh nghiệm và đặc biệt là thích nghi nhanh với môi trường hiện nay, thực tập nhận thức tạo điều kiện cho sinh viên được thực hành
và vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn, góp phần giúp cho sinh viên được hòa nhập và môi trường doanh nghiệp và thích ứng kịp thời, đồng thời nâng cao thêm những kỹ năng mà sinh viên còn thiếu sót
Nhằm vào mục đích đó, trường đại học Hoa Sen đã tạo điều kiện để sinh viên được tham gia vào môi trường thực tế qua kì thực tập nhận thức này Với sự giúp đỡ từ phía nhà trường tôi đã được nhận vào thực tập tại Chi nhánh Công ty CPTM SaBeCo Tây Nguyên Trong đợt thực tập này, tôi đã đặt ra những mục tiêu cơ bản sau:
Mục tiêu 1: nhanh chóng hội nhập vào môi trường thực tế, hiểu về lịch sử và quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức, các phòng ban tại công ty
Mục tiêu 2: chủ động vận dụng những kiến thức đã học vào môi trường làm việc thực tế, đồng thời nâng cao những kỹ năng và tích lũy thêm kinh nghiệm cần thiết
Mục tiêu 3: rèn luyện khả năng đánh máy, đóng dấu, sử dụng thành thạo các thiết
bị văn phòng
Mục tiêu 4: mở rộng các mối quan hệ trong công ty và giao lưu, học hỏi, cải thiện những kỹ năng giao tiếp
Trang 13Báo cáo thực tập nhận thức Page 2
Hình 1.1: Tổng Công ty Sabeco Sài Gòn
1 Tổng quan về Công ty CP TM Sabeco
1.1 Tổng quan về Tổng công ty bia – rượu – NGK Sabeco Sài Gòn
1.1.2 Giới thiệu chung
Tên công ty: Tổng Công ty Cổ phần
Thương mại Sabeco Sài Gòn
Giấy phép kinh doanh: 4103010027 (17/04/2008)
Địa chỉ: 06 Bà Trưng, Phường Bến Nghé, Q1, Tp Hồ Chí Minh
Trang 141.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của tổng công ty bia – rượu – NGK Sabeco Sài Gòn.
Lịch sử phát triển của Sabeco gắn liền với quá trình phát triển mạnh mẽ và bền vững của thương hiệu bia Sài Gòn Thương hiệu hàng đầu của Việt Nam
- 1989 – 1993 Hệ thống tiêu thụ với 20 chi nhánh trên cả nước
- 1993 Nhà máy Bia Sài Gòn phát triển thành Công ty Bia Sài Gòn với cái thành viên mới:
Nhà máy Nước đá Sài Gòn
Nhà máy Cơ khí Rượu Bia
Nhà máy Nước khoáng ĐaKai
Công ty Liên doanh Carnaud Mentalbox Sài Gòn sản xuất lon
Công ty Liên doanh Thủy Tinh Malaya Việt Nam sản xuất chai lọ thủy tinh
Giai đoạn 1994 – 1998:
- 1994 – 1998 Hệ thống tiêu thụ đạt 31 chi nhánh trên cả nước
- 1995 Công ty Bia Sài Gòn thành lập thành viên mới Xí Nghiệp Vận Tải
- 1996 Tiếp nhận thành viên mới Công ty Rượu Bình Tây
- 1996 – 1998 Thành lập các công ty liên kết sản xuất Bia Sài Gòn với các thành viên:
Trang 15Báo cáo thực tập nhận thức Page 4
Nhà máy Bia Phú Yên
Nhà máy Bia Cần Thơ
Giai đoạn 1999 – 2002:
- 2000 Hệ thống Quản lý Chất lượng của BVQI – ISO 9002:1994
- 2001 Hệ thống Quản lý Chất lượng của BVQI – ISO 9001:2000
- Thành lập các công ty liên kết sản xuất bia:
2001 Công ty Bia Sóc Trăng
Nhà máy Bia Henniger
Nhà máy Bia Hương Sen
2002 Công Ty Liên doanh Bia Cần Thơ
Công ty Rượu Bình Tây
Công ty Nước giải khát Chương Dương
Nhà máy Thủy tinh Phú Thọ
Công ty Thương mại Dịch vụ Bia – Rượu – NGK Sài Gòn
- 2004 Thành lập Tổng công ty Bia – Rượu – NGK Sài Gòn Sabeco chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con theo quyết định số 37/2004/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
Trang 16Hình 1.2: Công ty CP TM Sabeco Tây Nguyên
- 2006 Hoàn chỉnh hệ thống phân phối trên toàn quốc với 8 Công ty CPTM SABECO khu vực
- 2007 Tổng công ty Bia – Rượu – NGK Sài gòn SABECO liên tục phát triển lớn mạnh với chủ đạo là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm Bia Sài Gòn và đầu tư mới trên nhiều lĩnh vực, sản phẩm khác
- Hiện nay Tổng công ty Bia – Rượu – NGK Sài Gòn SABECO có tổng cộng 28 thành viên
1.2 Tổng quan về công ty CP TM SaBeCo Tây Nguyên
1.2.1 Giới thiệu chung
Tên công ty: Công ty TNHH 1 TV
Thương mại SaBeCo Tây Nguyên
Lĩnh vực hoạt động: Mua bán bia nước giải khát
Công ty cổ phần thương mại SaBeCo Tây Nguyên được thành lập theo quyết định số 33/2006/QĐ-HĐQT ngày 24 tháng 03 năm 2006 của chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Công ty Bia Rượu – NGK Sài Gòn Thực hiện theo lộ trình chuyển đổi công ty mẹ và các công ty con theo quyết định số 37/2004/QĐ-BCN ngày 11/05/2004 của Bộ Công Nghiệp
Trang 17Báo cáo thực tập nhận thức Page 6
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức Công ty CP TM Sabeco Tây Nguyên
1.2.2 Sơ đồ tổ chức Công ty CP TM SaBeCo Tây Nguyên tại Kon Tum
1.2.3 Cơ cấu tổ chức tại Công ty CP TM SaBeCo Tây Nguyên:
- Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty
- Quyền và nhiệm vụ của Đại Hội đồng cổ đông thưc hiện theo quy định tại Điều 96 của Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
PHÒNG KINH DOANH
CÁC CHI NHÁNH
Quan hệ chỉ đạo Quan hệ chức năng Ghi chú:
Trang 18- Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của Công ty.
- Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu
- Quyền hạn, nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm cũng như các vấn đề liên quan của thành viên Ban kiểm soát được quy định tại các điều 121, 122,123, 124, 125, 126,
127 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005
- Giám đốc là người quản lý, điều hành cao nhất các hoạt đồng hàng ngày của Công
ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền
và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và Điều lệ Công ty (được sửa đổi bổ sung lần thứ III ngày 20/8/2009)
- Phó giám đốc là người trợ giúp cho Giám đốc trong việc điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty; là người tham mưu , tư vấn cho Giám đốc trước khi Giám đốc
ra quyết định về các vấn đề có liên quan
Trang 19Báo cáo thực tập nhận thức Page 8
- Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước HĐQT Công ty và trước Pháp luật về thực hiện các chức trách được giao Phó Giám đốc chủ động giải quyết những công việc đã được Giám đốc ủy quyền, phân công theo đúng các quy định của pháp luật và Điều lệ công ty ( được sửa đổi bổ sung lần thứ III ngày 20/08/2009)
- Các phòng nghiệp vụ là các đơn vị thực hiện chức năng tham mưu, tư vấn giúp Ban Giám đốc tổ chức thực hiện các hoạt động về kinh doanh, quản lý nghiệp vụ, lao động, tài sản, kế toán, tài chính … theo đúng các chế độ chính sách hiện hành của nhà nước, quy định hiện hành công ty mẹ và của Công ty
- Các chi nhánh là các đơn vị kinh tế phụ thuộc, không có tư cách pháp nhân, nhưng
có con dấu riêng, có trụ sở làm việc Các chi nhánh trực tiếp thực hiện các mục tiêu kinh tế, kế hoạch kinh doanh của công ty đã được HĐQT hoặc Giám đốc Công ty phê duyệt Các chi nhánh hoạt động theo các Nội quy, Quy chế hiện hành của công ty, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra , kiểm soát, và chỉ đạo về mặt chuyên môn nghiệp vụ của các phòng chức năng có liên quan
- Các Ban do Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc Công ty quyết định thành lập có mục tiêu , có thời gian hoạt động cụ thể để giúp Giám đốc thực hiện các việc có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty
- Phòng Tổng hợp- Tổ chức –Hành chính là đơn vị nghiệp vụ tổng hợp, tham mưu cho Giám đốc Công ty thực hiện về lĩnh vực tổ chức quản trị nhân sự, chế độ chính sách liên quan đến người lao động công tác quản trị hành chính pháp chế; Công tác mua sắm tài sản, công cụ dụng cụ, vật phẩm quảng cáo và các trang thiết
bị phục vụ công tác của toàn Công ty; thực hiện các công việc liên quan hệ cổ đông (quản lý cổ đông, theo dõi tham mưu cho Lãnh đạo Công ty về các chính sách đối với cổ đông) trực tiếp quản lý các hoạt động về nhập xuất, bảo quản hàng
Trang 20Hình 1.3: Chi nhánh Sabeco Tây Nguyên tại Kon Tum
hóa , bao bì và các công tác khác có liên quan đến kho hàng do văn phòng Công ty trực tiếp quản lý
- Phòng kế toán là đơn vị chức năng nghiệp vụ chuyên ngành, giúp Giám đốc Công
ty trong quản lý, điều hành về công tác kế toán, tài chính của toàn Công ty phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, của Công ty mẹ, của Công ty để đảm bảo các hoạt động của Công ty đạt hiệu quả cao
- Là đơn vị quản lý nghiệp vụ và tổng hợp, tham mưu , giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc tổ chức bán hàng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, tài chính hàng năm theo Nghị quyết của HĐQT , thực hiện công tác tiếp thị, h trợ bán hàng
và thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của HĐQT về chiến lược phát triển Công
ty, đầu tư tài chính, đầu tư dự án, sữa chữa và xây dựng cơ bản
1.3 Thông tin về Chi nhánh Công ty CP TM SaBeCo Tây Nguyên
1.3.1 Thông tin chung
Tên giao dịch: Chi nhánh Công ty CP
TM Sabeco Tây Nguyên
Địa chỉ: km3 khu công nghiệp hòa
bình
Số điện thoại: 060 3861 887
Số fax: 060 3867 339
Giám đốc: Ông Hồ Xuân Sơn
- Chi nhánh Công ty CP TM Sabeco
Tây Nguyên là một chi nhánh trực
thuộc của Công Ty CP TM Sabeco
Trang 21Báo cáo thực tập nhận thức Page 10
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức Chi nhánh Công ty CP
TM Sabeco Tây Nguyên tại Kon Tum
Tây Nguyên tại thành phố Kon Tum, thị xã Kon Tum, được thành lập vào ngày 17-04-2006
- Hoạt động ban đầu gặp nhiều khó khăn: địa bàn chật hẹp, không có kho bãi, trình
độ nghiệp vụ còn non kém, tổ chức bộ máy quản lý hạn chế,… những sau 7 năm phát triển và đổi mới, Chi nhánh Công ty CP TM Sabeco đã dần vươn lên và khẳng định mình
- Hiện nay Chi nhánh Công ty CP TM Sabeco đã được chuyển về khu công nghiệp Hòa Bình, rất thuận lợi cho việc giao dịch, mua bán và vận chuyển hàng hóa
1.3.2 Sơ đồ tổ chức
1.3.3 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
- Tham mưu cho Giám đốc về phương án kiện toàn tổ chức, bộ máy quản lý theo hướng tinh gọn và hoạt động có hiệu quả Xây dựng, đề xuất cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cho CB.CNV
- Quản lý lao động, ngày công Kết hợp với trưởng các đơn vị đánh giá năng lực, thành tích CBCNV của từng đơn vị để phục vụ công tác tiền lương, công tác đào tạo, công tác quy hoạch phát triển nhân sự
- Thường xuyên xây dựng và áp dụng các chế độ , chính sách đãi ngộ đối với người lao động thích hợp và đúng các quy định của pháp luật
Phòng Giám đốc
Bộ phận kinh doanh
Bộ phận kế toán
Bộ phận hành chính – tổng hợp Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ chức năng