1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhóm 12 tìm hiểu sự phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của mỹ

42 76 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Sự Phát Triển Lĩnh Vực Kinh Tế Đối Ngoại Của Mỹ
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 PHẦN NỘI DUNG 4 I. Khái quát quy mô và cơ cấu nền kinh tế 4 1. Quy mô GDP của Mỹ 4 2. Cơ cấu kinh tế của Mỹ 7 II. Tình hình thương mại quốc tế và đầu tư ra nước ngoài của Mỹ 12 1. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 12 2. Thương mại hàng hóa 14 2.1. Quy mô xuất khẩu 14 2.2. Quy mô nhập khẩu 16 3. Tình hình Thương mại dịch vụ của Mỹ 19 3.1. Tổng quan về thương mại dịch vụ quốc tế: 19 3.2. Tình hình thương mại dịch vụ của Mỹ 19 4. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ 27 III. Sự phát triển của khoa học công nghệ của Mỹ 27 1. Đầu tư cho nghiên cứu khoa học 27 2. Số lượng đăng ký các tài sản trí tuệ của Mỹ hàng năm 28 3. Vị trí, vai trò trong lĩnh vực KHCN của Mỹ trên thế giới 29 4, Các công ty điển hình: Facebook, Google, Microsoft 32 IV. Quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam với Mỹ 34 1. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ 34 2. Thu hút vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam 36 KẾT LUẬN 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 LỜI MỞ ĐẦU Kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay, nền kinh tế thế giới đã và đang chịu tác động mạnh mẽ của xu thế tự do hóa và toàn cầu hóa các quan hệ kinh tế thương mại. Làn sóng toàn cầu hóa đã tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới, đem đến cả cơ hội và thách thức mới đối với phát triển toàn cầu, trong đó có phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ... Giữa các nước có sự giao lưu và phụ thuộc lẫn nhau về hàng hóa dịch vụ được lưu thông qua biên giới. Trong thập kỷ vừa qua, xu hướng chính trong nền kinh tế Mỹ là phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại vượt trội hơn so với tăng trưởng kinh tế. Quan điểm toàn cầu về tự do hóa thương mại quốc tế và tự do hóa khu vực đã dần được lên vị trí số một trong chính sách kinh tế đối ngoại của Mỹ. Thêm vào đó, các hiệp định thương mại khu vực được phổ biến rộng rãi trên thế giới và trở thành nhân tố quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế. Kinh tế Mỹ tăng trưởng liên tục trong nhiều năm qua là kết quả của việc đi đầu thế giới trong chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế song những ngành hiện đại, đưa vào tri thức đồng thời thúc đẩy cạnh tranh và mậu dịch tự do trên toàn thế giới. Là một nền kinh tế lớn nhất thế giới nên mỗi biến động trong chính sách kinh tế đối ngoại của Mỹ đều có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới và khu vực. Nghiên cứu về chính sách kinh tế đối ngoại của Mỹ ta sẽ thấy được những khó khăn và thuận lợi trước mắt mà Việt Nam và các nước trong khu vực gặp phải. Qua đó, ta sẽ có những chiến lược phát triển phù hợp với tình hình và xu hướng chung của thế giới. Do trình độ còn hạn chế nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi có những thiết sót, chúng em rất mong có thể nhận được những lời nhận xét, bổ sung từ thầy giúp bài tiểu luận được hoàn thành trọn vẹn nhất cũng như giúp chúng em hoàn thiện hơn về kiến thức của mình. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn thầy   PHẦN NỘI DUNG I. Khái quát quy mô và cơ cấu nền kinh tế 1. Quy mô GDP của Mỹ Nguồn thống kê số liệu: Worldbank 1.1. So sánh GDP của Mỹ với 10 nước có GDP cao nhất trong 2020 Theo số liệu thống kê GDP thì trong năm 2020, tổng GDP của Mỹ so với thế giới vẫn là vượt trội. Cụ thể, tổng GDP của Mỹ trong năm 2020 là lớn nhất thế giới và vượt trội hơn hẳn so với các nước đứng kế tiếp. Trong năm 2020, top 10 quốc gia có chỉ số GDP lớn nhất lần lượt là: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Ấn Độ, Ý, Canada, Hàn Quốc. Với 20,936,600 triệu USD, Mỹ cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng nể của mình, bỏ xa hoàn toàn phần còn lại của thế giới, ngoại trừ Trung Quốc có tổng GDP xếp thứ 2 với 14,722,730 triệu USD. 1.2. Phân tích nguyên nhân tăng trưởng của Mỹ. Tốc độ tăng trưởng của Mĩ tăng nhanh chóng tuy nhiên theo đợt khủng hoảng tài chính 2007 – 2008 đã kéo nền kinh tế của Mỹ rơi vào trạng thái suy thoái khiến hàng loạt tổ chức tài chính doanh nghiệp phá sản gây ra hệ luỵ về thu hẹp sản xuất và buộc phải sa thải lao động. Sau đó nền kinh tế Mỹ bắt đầu có dấu hiệu phục hồi từ năm 2010. Với nền công nghiệp hiện đại, tổng GDP của Mĩ đã không ngừng tăng trưởng trong suốt giai đoạn 2010 – 2018. Đỉnh điểm là năm 2018 với chỉ số GDP tăng xấp xỉ 5.47% so với cùng kì năm. Cuộc khủng hoảng Covid 19 chắc chắn để lại những tác động kinh tế. GDP thế giới sẽ tăng trưởng dưới 0%, trong đó các quốc gia phát triển sẽ chịu hậu quả lớn hơn khi vượt quá con số âm 5%, trong khi các quốc gia mới nổi chỉ khoảng âm 1%. Tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3,5% vào năm 2019 lên 8.31% trong năm 2020 và mục tiêu sẽ giảm xuống 9,1% vào năm 2021 Mặc dù Mỹ là một trong những quốc gia phải gánh chịu ảnh hưởng lớn nhất từ dịch bệnh Covid 19 đến sự phát triển kinh tế, tuy nhiên Mỹ vẫn đang có vai trò to lớn đối với nền kinh tế thế giới ngay cả trong những giai đoạn khó khăn nhất. 1.3. Các nhân tố giúp tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong suốt 1 thập kỉ qua Phát triển khoa học kĩ thuật trong suốt thế kỉ qua, đặc biệt được thể hiện qua ngành dịch vụ của Mỹ, luôn đi đầu trong việc đóng góp vào GDP hàng năm Các chính sách hỗ trợ kinh tế từ chính phủ Mỹ, đồng thời chính sách đầu tư hiệu quả của Mỹ tạo ra sức ảnh hưởng lớn của Mỹ trên toàn cầu về mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. 1.4. Nguyên nhân phục hồi qua đại dịch Lợi thế vì chính sách tiêm vaccin sớm Nền kinh tế của Mỹ đang dần phục hồi trong giai đoạn cuối năm 2020 cho đến nay. Tỷ lệ thất nghiệp đầu năm 2021 theo báo cáo của Bộ lao động Mỹ đã giảm đến mức thấp nhất sau suy thoái xuống 6%. Lợi thế của Mỹ là nhờ việc đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, cộng với chi tiêu hào phóng chính phủ. Tính đến cuối tháng 3, Mỹ đã tiêm chủng cho một tỷ lệ dân số lớn hơn gấp đôi so với Liên minh châu Âu. Trong khi đó, sự phục hồi kinh tế của châu Âu bị đình trệ khi tổng ca nhiễm tiếp tục tăng cao. Phân bố các gói trợ cấp chính phủ kịp thời Chính phủ Mỹ cũng đã đưa ra những chính sách hợp lí để vượt qua cuộc khủng hoảng này, cụ thể là 2 gói cứu trợ 900 tỷ USD vào tháng 12 năm 2020 và gói cứu trợ 1,900 tỷ USD vào tháng 3 năm 2021. Đối tượng trợ cấp chủ yếu là thành phần thất nghiệp và các chủ doanh nghiệp lớn cũng như các tỉ phú triệu phú trên khắp nước Mỹ. Mặc dù phải đối diện với nguy cơ lạm phát sớm tuy nhiên những chính sách trợ cấp này là cực kì cần thiết và đúng đắn. 1.5. Vai trò của Mỹ trong nền kinh tế thế giới Trong khoảng 20 năm trở lại đây, Mỹ đã và đang đóng góp cho GDP toàn thế giới trên 20% GDP mỗi năm. Đặc biệt sở hữu ngành dịch vụ phát triển hàng đầu thế giới, Mỹ đã thu được gần 77% GDP từ ngành dịch vụ của mình nhờ vào trình độ phát triển khoa học kĩ thuật tiên tiến bậc nhất hiện nay. Nhắc đến sức ảnh hưởng của Mỹ trong nền kinh tế không thể không nhắc đến chỉ số FDI của Mỹ Các gói cứu trợ của Chính phủ Mỹ trong đại dịch COVID thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cụ thể đã đóng góp 1.5% vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. 2. Cơ cấu kinh tế của Mỹ Nguồn thống kê số liệu: Statista 2.1. Sự chuyển dịch của lĩnh vực dịch vụ của Mỹ: Ngay từ năm 1940, Hoa Kỳ đã trở thành một nền kinh tế được gọi là “nền kinh tế dịch vụ” có nghĩa là hơn một nửa lực lượng lao động của họ được sử dụng để sản xuất vô hình. Đến năm 1975, 23 lực lượng lao động của Mỹ làm việc trong lĩnh vực dịch vụ. Từ năm 2000 đến nay, tỷ trọng lĩnh vực dịch vụ có xu hướng tăng dần qua các năm. Có những năm tỷ trọng giảm nhưng không đáng kể. Cơ cấu ngành dịch vụ của Mỹ dịch chuyển theo hướng gia tăng nhóm DV có hàm lượng công nghệ cao, giảm tỷ trọng các dịch vụ truyền thống. Nhóm dịch vụ thông tin – viễn thông – máy tính, dịch vụ tài chính,... sẽ tăng trưởng với tốc độ nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Năm 2020 dưới tác động của dịch COVID, ngành dịch vụ du lịch, khách sạn và các hoạt động giải trí giảm mạnh. Tại Hoa Kỳ, chi tiêu cho du lịch giảm mạnh gần 500 tỷ USD, theo Hiệp hội Du lịch Hoa Kỳ. Hàng nghìn việc làm cũng bị mất: 65% tổng số việc làm bị mất của Hoa Kỳ vào năm 2020 thuộc ngành dịch vụ du lịch. Dịch vụ cho thuê khách sạn trung bình chỉ đạt 44% vào năm 2020 (thấp hơn 33% so với năm 2019). Tuy nhiên vì nhu cầu gia tăng các dịch vụ về sức khỏe, bảo hiểm, tài chính, viễn thông, thông tin ... nên tỷ trọng ngành dịch vụ vẫn tăng so với năm 2019. Nguồn: https:ourworldindata.orgstructuraltransformationanddeindustrializationevidencefromtodaysrichcountries 2.2. Nguyên nhân chuyển dịch ngành dịch vụ: Có 5 nguyên nhân chuyển dịch chính: Các ngành hàng phát triển mạnh mẽ: Thực tế là hàng hóa ngày càng cần dịch vụ để hoạt động để trao đổi và thương mại toàn cầu. Hầu hết các công ty sản xuất sẽ không sản xuất hàng hóa nếu không có sự hỗ trợ của nhiều dịch vụ. Một số dịch vụ này thường được cung cấp nội bộ, chẳng hạn như dịch vụ kế toán, thiết kế, quảng cáo và pháp lý. Chỉ trong quý 4 năm 2017, Apple đã bán được 22,4 triệu iPhone tại Hoa Kỳ nhưng nếu không có các dịch vụ ghép nối, như kỹ thuật viên khắc phục sự cố và lực lượng bán lẻ và bán hàng của công ty, thì không thể đạt được hoặc duy trì những con số kỷ lục đó. Sự cải tiến các ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại: Trong các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thì khoa học – công nghệ của Mỹ có vai trò đặc biệt quan trọng. Khoa học – công nghệ làm thay đổi cơ cấu sản xuất, phân công lao động ngày càng sâu sắc hơn và phân chia thành các ngành nhỏ, làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, lĩnh vực mới. Cơ cấu trong nội bộ ngành cũng thay đổi. Sự chuyên môn hóa lao động: Sự chuyên môn hóa và phân công lao động là đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp và dẫn đến sự phát triển của khu vực dịch vụ. Sự phân công lao động tạo ra năng suất cao hơn cũng như chất lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất ra cao hơn. Khi mức độ phức tạp của hàng hóa sản xuất tăng lên, lao động không chỉ được phân chia giữa các công ty sản xuất mà còn giữa các công ty dịch vụ (dịch vụ nhà sản xuất hoặc dịch vụ trung gian). Ví dụ: các công ty dịch vụ chuyên biệt tái cấu trúc hệ thống máy tính của công ty sản xuất để cải thiện giao tiếp với các thành viên trong chuỗi cung ứng. Thu nhập bình quân đầu người và nhu cầu khách hàng ngày càng tăng: Nhờ sự chuyên môn hóa lao động nói trên, sản lượng cũng như thu nhập khả dụng tăng mạnh. GDP bình quân đầu người của Mỹ năm 2020 đạt 63,543 USD. Hơn nữa, giờ làm việc giảm, thời gian sử dụng một lần và nhu cầu về các dịch vụ giải trí nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống như giải trí và du lịch tăng lên. Trái ngược với hàng hóa tiêu dùng cơ bản, nhu cầu đối với một số dịch vụ tiêu dùng bị ảnh hưởng nhiều bởi sự thay đổi của giá cả nó “co giãn theo thu nhập”. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng này, không chỉ các dịch vụ phải được cung cấp mà còn phải cải thiện tính linh hoạt về mọi khía cạnh trong bất kỳ khía cạnh nào. VD: ATM, thẻ tín dụng,... Ngoài ra, nhu cầu về các dịch vụ tài chính như lập kế hoạch tài chính, tài khoản hưu trí và thậm chí cả bảo hiểm cho người tiêu dùng cũng tăng lên. Hơn nữa, sự thay đổi trong cơ cấu nhân khẩu học theo hướng tuổi thọ cao hơn làm tăng nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc và sức khỏe chất lượng cao. Có thể thấy rằng sự chuyển dịch của lĩnh vực dịch vụ bắt nguồn từ sự tăng trong thu nhập và sau đó là nhu cầu của người tiêu dùng. 2.3. Cơ cấu ngành dịch vụ của Mỹ: Theo số liệu năm 2020 (Trade Map), cơ cấu ngành dịch vụ của Mỹ được phân chia thành 10 nhóm ngành: Dịch vụ tài chính, bảo hiểm, bất động sản và cho thuê: chiếm 22,3% Chuyên gia và kinh doanh : chiếm 12,8% Dịch vụ công: chiếm 12,6% Giáo dục, y tế, xã hội: chiếm 8,6% Dịch vụ bán buôn: 5,8% Dịch vụ bán lẻ: 5,7% Giải trí: 3,2% Dịch vụ giao thông vận tải và kho bãi: 2,8% Dịch vụ tiện ích: 1,6% Các dịch vụ khác: 2% Nguồn thống kê số liệu: WorldBank Có thể thấy, Mỹ thuộc các nước phát triển có tỷ trọng lĩnh vực dịch vụ rất lớn và tỷ trọng lĩnh vực nông nghiệp rất thấp cùng với nước Đức, Nhật, Anh, Pháp, ...

Ngày đăng: 30/05/2022, 16:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

II. Tình hình thương mại quốc tế và đầu tư ra nước ngoài của Mỹ - Nhóm 12   tìm hiểu sự phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của mỹ
nh hình thương mại quốc tế và đầu tư ra nước ngoài của Mỹ (Trang 11)
Bảng và biểu đồ dưới đây thể hiện kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Mỹ giai đoạn 2005- 2005-2020 - Nhóm 12   tìm hiểu sự phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của mỹ
Bảng v à biểu đồ dưới đây thể hiện kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Mỹ giai đoạn 2005- 2005-2020 (Trang 16)
3. Tình hình Thương mại dịch vụ của Mỹ - Nhóm 12   tìm hiểu sự phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của mỹ
3. Tình hình Thương mại dịch vụ của Mỹ (Trang 19)
Bảng 2. Cơ cấu thương mại dịch vụ xuất khẩu theo nhóm ngành của Hoa Kỳ - Nhóm 12   tìm hiểu sự phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của mỹ
Bảng 2. Cơ cấu thương mại dịch vụ xuất khẩu theo nhóm ngành của Hoa Kỳ (Trang 24)
- Năm 2020 ,7 trong số 11 loại hình dịch vụ chính ghi nhận thặng dư, trong khi 4 loại còn lại ghi nhận thâm hụt - Nhóm 12   tìm hiểu sự phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của mỹ
m 2020 ,7 trong số 11 loại hình dịch vụ chính ghi nhận thặng dư, trong khi 4 loại còn lại ghi nhận thâm hụt (Trang 25)
được tình hình dịch bệnh trong khi các quốc gia khác trên thế giới vẫn đang xoay sở trong lần đầu tiếp xúc loại virus chết người này, Trung Quốc đã đi trước trong vừa đảm bảo an  toàn phòng chống dịch bệnh, vừa duy trì sự phát triển kinh tế - Nhóm 12   tìm hiểu sự phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của mỹ
c tình hình dịch bệnh trong khi các quốc gia khác trên thế giới vẫn đang xoay sở trong lần đầu tiếp xúc loại virus chết người này, Trung Quốc đã đi trước trong vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh, vừa duy trì sự phát triển kinh tế (Trang 26)
Bảng thống kê số lượng đăng ký các tài sản trí tuệ của Mỹ giai đoạn 2015-2020 - Nhóm 12   tìm hiểu sự phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của mỹ
Bảng th ống kê số lượng đăng ký các tài sản trí tuệ của Mỹ giai đoạn 2015-2020 (Trang 28)
Loại hình 2015 2016 2017 2018 2019 2020 - Nhóm 12   tìm hiểu sự phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của mỹ
o ại hình 2015 2016 2017 2018 2019 2020 (Trang 28)
15 Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 12 và 12 tháng/202 0- ThongKeHaiQua n: Hải Quan Việt Nam - Nhóm 12   tìm hiểu sự phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của mỹ
15 Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 12 và 12 tháng/202 0- ThongKeHaiQua n: Hải Quan Việt Nam (Trang 35)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w