Sự phát triển của khoa học công nghệ của Mỹ

Một phần của tài liệu Nhóm 12 tìm hiểu sự phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của mỹ (Trang 27 - 32)

1. Đầu tư cho nghiên cứu khoa học

Nguồn thống kê số liệu: Worldbank

0.3 0.42 0.42 0.34 0.32 0.35 0.27 0.31 0.35 0 0.06 0.26 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0.45

Biểu đồ 18: FDI của Mỹ giai đoạn 2010 - 2020

FDI của Mỹ (Triệu USD)

Tỉ trọng GDP của Mỹ/Tổng FDI toàn cầu (%)

2.62.65 2.65 2.7 2.75 2.8 2.85 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Biểu đồ 19: Giá trị đầu tư cho nghiên cứu Khoa học - Công nghệ của Mỹ (%GDP)

28

2. Số lượng đăng ký các tài sản trí tuệ của Mỹ hàng năm

Bảng thống kê số lượng đăng ký các tài sản trí tuệ của Mỹ giai đoạn 2015 - 2020

Loại hình 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Kiểu dáng công nghiệp 304,566 333,409 376,410 400,269 398,535 393,719 Bằng sáng chế 531,238 522,549 525,468 515,215 521,738 495,883 Nhãn hiệu 1,677,243 1,608,866 1,655,638 1,760,136 1,867,268 1,877,118 Mô hình tiện dụng 3,525 3,608 3,279 2,799 2,403 2,207

Nguồn số liệu thống kê: WIPO - World Intellectual Property Organization13

Bảng thống kê số lượng đăng ký các tài sản trí tuệ trên thế giới giai đoạn 2015 – 2020

Loại hình 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Kiểu dáng công nghiệp 1,202,500 1,286,200 1,277,300 1,343,800 1,361,000 1,387,800 Bằng sáng chế 2,878,200 3,116,900 3,161,200 3,325,500 3,226,100 3,276,700 Nhãn hiệu 8,650,100 9,774,600 12,378,700 14,309,100 15,130,000 17,198,300 Mô hình tiện dụng 1,205,820 1,553,560 1,761,400 2,146,110 2,341,110 3,000,110

Nguồn số liệu thống kê: WIPO - World Intellectual Property Organization14

13

https://www.wipo.int/ipstats/en/statistics/country_profile/profile.jsp?code=US&fbclid=IwAR1wvO6uaXAx4fxc84e G_mtZ3Oy6NWTZ8G03T_WgnOMVMpqdmZKhOR6duko

29

Nhận xét: Số lượng tài sản sở hữu trí tuệ của Mỹ có số lượng lớn và gia tăng đều qua các năm. Chiếm 14% tổng tỷ trọng tài sản trí tuệ trên thế giới. Điều đó cho thấy nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề quyền tác giả cũng như quyền sở hữu trí tuệ tại Mỹ khá cao. Lĩnh vực được đăng ký được đăng ký sở hữu trí tuệ nhiều nhất là “Nhãn hiệu” (Chiếm 66.19% tổng tài sản trí tuệ của Mỹ giai đoạn 2015-2020). Tiếp theo là “Bằng sáng chế” (chiếm 19.72%), “Mô hình tiện dụng”(13.98%) và “Kiểu dáng công nghiệp” (chiếm 0.11%). Trong đó, máy tính và điện tử là nhóm sản phẩm được nộp đơn nhiều nhất.

3. Vị trí, vai trò trong lĩnh vực KHCN của Mỹ trên thế giới

3.1. Vị trí của KHCN Mỹ trên thế giới

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ nhanh chóng trở thành cường quốc số một thế giới về quân sự và kinh tế, cũng như cường quốc số một về khoa học và công nghệ (KHCN) nhờ việc cung cấp vũ khí cho các nước tham chiến cũng như không phải chịu tổn thất kinh tế như các nước khác do thuộc phe thắng cuộc và vị trí địa lí tách biệt. Kể từ sau "Thế chiến thứ hai", Mỹ đã nắm chắc vị trí số một thế giới về số lượng người đoạt giải Nobel và các giải thưởng khác, số lượng bài báo khoa học và chất lượng của các trích dẫn, số lượng sinh viên nước ngoài học tập tại Mỹ cũng như số công ty công nghệ cao do các trường đại học thành lập. Các công nghệ kỹ thuật số do Mỹ sinh ra đã mở ra một kỷ nguyên mới mang

0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000 30000000 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Biểu đồ 20: Tổng tài sản trí tuệ của Mỹ so với thế giới giai đoạn 2015-2020

30

tính cách mạng của máy tính, truyền thông và di động thông tin, phá vỡ các ngành công nghiệp và mô hình kinh doanh, thay đổi xã hội và văn hóa trên toàn thế giới, đồng thời tạo ra của cải mới khổng lồ. Sự đổi mới liên tục này đã mang lại sự thịnh vượng và mức sống ngày càng cao cho người Mỹ, đồng thời đưa Mỹ lên vị trí dẫn đầu toàn cầu.

- Tuy nhiên, bước vào thập kỷ thứ ba của thế kỷ 21, Mỹ đang phải đối mặt với một sự thách thức mới, ưu thế dẫn đầu về công nghệ và khả năng cạnh tranh dài hạn của Mỹ đang gặp phải nguy cơ bị thay thế bởi các quốc gia khác trong cuộc đua phát triển KHCN. Cụ thể là nguy cơ từ 3 phương diện sau đây:

+ Đầu tư cho lĩnh vực R&D có xu hướng giảm dần

Năm 1960, Mỹ thống trị lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) toàn cầu, chiếm 69% thị phần đầu tư cho R&D của thế giới. Mỹ có thể thúc đẩy sự phát triển trong công nghệ trên toàn cầu nhờ vào quy mô đầu tư của mình. Ngày nay, chúng ta đã phát triển thành một thế giới khoa học và công nghệ đa cực. Khi các quốc gia khác tăng cường đầu tư cho R&D và năng lực đổi mới, tỷ trọng chi tiêu cho R&D toàn cầu của Mỹ đã giảm xuống còn 28% vào năm 2016 và xuống 25% vào năm 2017, làm giảm sự thống trị và đòn bẩy của Mỹ đối với hướng tiến bộ công nghệ. Đồng thời, Trung Quốc đã vươn lên chiếm 1/4 chi tiêu cho R&D toàn cầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt khác, cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ chủ chốt của Mỹ đang bị xói mòn. Hệ thống phòng thí nghiệm quốc gia của Mỹ được coi là một tài sản cạnh tranh đặc biệt và duy nhất trên toàn cầu. Tuy nhiên, trên toàn hệ thống, các năng lực khoa học và công nghệ cốt lõi có khả năng gặp rủi ro do cơ sở hạ tầng thiếu hụt và xuống cấp và việc sửa chữa bị ảnh hưởng bởi nguồn vốn thiếu kinh niên và các công việc bảo trì tồn đọng lên tới hàng trăm triệu đô la.

+ Cạnh tranh từ các nền kinh tế khác:

Trong khi các đối thủ truyền thống của Mỹ như Đức, Anh, Pháp vẫn tiếp tục hoạt động mạnh mẽ ở lĩnh vực đầu tư cho R&D, thì các nền kinh tế mới nổi trên thế giới cũng bắt đầu tích cực đầu tư cho KHCN, lựa chọn kinh tế tri thức làm hướng đi cho phát triển, công nghệ và sự đổi mới liên tục được áp dụng, giúp nền các nền kinh tế ấy có sự phát triển vượt

31

bậc trong kinh tế. Mỹ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh cao, đặc biệt là với một đối thủ cạnh tranh tiềm năng cho vị trí siêu cường của thế giới như Trung Quốc.

+ Xu hướng toàn cầu hóa và cuộc cách mạng KHCN về kỹ thuật số trên quy mô toàn cầu làm rút ngắn khoảng cách trong tiến bộ khoa học của Mỹ và các quốc gia khác.

- Mặc dù gặp phải nhiều nguy cơ và thách thức, Mỹ vẫn là quốc gia có vị trí quan trọng trong phát triển KHCN thế giới:

+ Mỹ vẫn là tâm điểm của thế giới về sự đổi mới đột phá, nhờ vào cơ sở hạ tầng nghiên cứu đặc biệt và các rào cản thấp đối với các doanh nhân và công ty khởi nghiệp.

+ Mỹ vẫn là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghệ cao. Nó chiếm 31% thị phần toàn cầu và sản lượng của nó đang tăng lên. Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách với 24% thị phần và sản lượng của nước này cũng đang tăng lên, vượt qua Nhật Bản và EU.

+ Mỹ là nhà đổi mới lớn nhất thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nên nước này thống trị việc cấp bằng sáng chế, chiếm khoảng 1/4 tổng số đơn đăng ký bằng sáng chế quốc tế được cấp vào năm 2016.

+ Trong hệ sinh thái đổi mới của Mỹ, các ngành công nghiệp, công ty khởi nghiệp, phòng thí nghiệm quốc gia và trường đại học tiếp tục tiến hành hợp tác về R&D trên phạm vi khoa học và công nghệ.

3.2. Vai trò của KHCN Mỹ đối với sự phát triển của thế giới

Dựa vào ưu thế dẫn đầu về quân sự, kinh tế, chính trị và khoa học-công nghệ, nước Mỹ dưới góc độ của các quốc gia khác trên thế giới luôn được gắn liền với vai trò “dẫn dắt, lãnh đạo” của một cường quốc. Quả thực, sự “dẫn dắt” của Mỹ trong lĩnh vực KHCN đã được thể hiện rõ ràng qua 3 vai trò sau:

- Công nghệ và hệ thống đổi mới của Mỹ đã tạo điều kiện, cung cấp môi trường cho phép các nhà khoa học, kỹ sư, nhà phát minh và doanh nhân làm những gì họ giỏi nhất — khám phá, nhận thức và sáng tạo. Hệ thống thị trường tự do của Mỹ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ranh giới của khoa học và công nghệ, đưa KHCN trong phòng nghiên cứu vào áp dụng thực tế và sản xuất kinh doanh. Nhờ đó mà các thành tựu KHCN của Mỹ được áp dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới, giúp nhân loại tiếp cận nhiều hơn với các công

32

nghệ-kĩ thuật tân tiến, tạo tiền đề cho các cuộc cách mạng khoa học cũng như sự bùng nổ của công nghệ số sau này.

- Hệ thống nghiên cứu và phát triển (R&D) được đầu tư mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân trên thế giới, tạo môi trường cạnh tranh tích cực giữa các trường cao đẳng và đại học, các trung tâm thí nghiệm và các công ty tập đoàn công nghệ trên thế giới, thúc đẩy cho quá trình phát minh và sản xuất các sản phẩm khoa học ngày một hiện đại, tân tiến hơn.

- Sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực KHCN của Mỹ cũng là một nhân tố góp phần vào sự phát triển của các quốc gia khác trên thế giới. Để bắt kịp và vượt lên nước Mỹ, nhiều nền kinh tế trên thế giới đã và đang tìm mọi cách để cải thiện công nghệ-kĩ thuật của quốc gia mình, xây dựng chiến lược lấy kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hóa làm giá trị cốt lõi để phát triển. Đặc biệt có thể kể đến sự vươn lên mạnh mẽ của một số nền kinh tế ở châu Á như Trung Quốc, một đối thủ đáng gờm mới của Mỹ khi mới đây theo báo cáo tháng 11/2021 của hãng tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey & Co, Trung Quốc đã chính thức vượt Mỹ để trở thành quốc gia sở hữu khối tài sản ròng lớn nhất thế giới với 120.000 tỷ USD so với con số 90.000 tỷ USD của Mỹ.

4, Các công ty điển hình: Facebook, Google, Microsoft

Về công nghệ, Mỹ có những công ty công nghệ Big Four: Facebook, Amazon, Apple và Google và rất nhiều công ty công nghệ thuộc top đầu những công ty có giá trị nhất thế giới: Microsoft, Intel, IBM, Oracle, ...

Một phần của tài liệu Nhóm 12 tìm hiểu sự phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của mỹ (Trang 27 - 32)