IV. Quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam với Mỹ
1. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ
Nguồn số liệu thống kê: Trade Map
Phân tích tăng trưởng
- Sau 25 năm “bình thường hóa quan hệ” và thiết lập quan hệ ngoại giao, kim ngạch thương mại hai chiều tăng bình quân 20%/năm, từ 1,09 tỷ USD năm 2000 đã tăng 83 lần
5.93 14.25 33.48 38.47 41.55 33.48 38.47 41.55 47.58 61.40 77.07 18.27 19.73 20.66 21.79 19.31 19.52 23.21 27.38 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 2005 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Biểu đồ 21: KN và tỷ trọng XK của Việt Nam sang Mỹ trong tổng KNXK của Việt Nam (2005 - 2020)
35
vào năm 2020 với tổng kim ngạch là 90,8 tỷ USD, trong đó có 77,07 tỷ USD là xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
- Mỹ là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt là thương mại nông sản tăng trưởng liên tục trong những năm vừa qua, đạt mức gần 30%.
- Năm 2020, dù xuất nhẩu sang nhiều thị trường chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-19 nhưng thương mại Việt – Mỹ vẫn đạt 90,8 tỷ USD, tăng 19,8% so với năm 2019. Trong đó, Việt Nam xuất sang Mỹ 77,1 tỷ USD, tăng 25,7% so với năm 2019; nhập khẩu từ Mỹ khoảng 13,7 tỷ USD, giảm 5%, xuất siêu của Việt Nam sang Mỹ ghi nhận 63,4 tỷ USD.
- Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng sang thị trường Mỹ tăng từ 21,0% trong năm 2016 lên 44,9% trong năm 2020 và trong 6 tháng đầu năm 2021 tăng lên 45,2%.
- Việt Nam hưởng lợi một phần từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Sau khi giảm nhập khẩu từ Trung Quốc, Mỹ đang chuyển hướng nhập khẩu hàng hoá từ nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam.
- Việt Nam cũng là một trong những nước hưởng lợi nhiều nhất từ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu khi các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam để sản xuất hàng đi Mỹ.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam sang một số nước trong khu vực năm 2020
Mỹ Trung Quốc Hàn Quốc Nhật Bản
Giá trị xuất khẩu (Tỷ USD) 77.08 48.87 19.11 19.28
Tỷ trọng (%) 27.3 17.3 6.8 6.8
Nguồn số liệu: Tổng cục Hải Quan Việt Nam15
15Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 12 và 12 tháng/2020 - ThongKeHaiQuan : Hải Quan Việt Nam Quan Việt Nam
36
Nhận xét:
- Với tổng giá trị xuất khẩu 77.08 (tỷ USD), Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2020. Điều này xuất phát từ xu hướng chuyển dịch nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia cung ứng truyền thống sang các quốc gia mới nổi khác. Trong đó, Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế đối tác hàng đầu của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đây là thành tựu từ những nỗ lực thúc đẩy hợp tác cởi mở, năng động, đi vào thực chất của chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Việt Nam vẫn đang tiếp tục tiến trình cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế sâu rộng, tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư cùng có lợi với Mỹ. Phía Mỹ cũng rất coi trọng quan hệ với Việt Nam và khuyến khích các doanh nghiệp nước này thiết lập chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị, mở rộng đầu tư, kết nối thị trường hai nước. Do đó, Mỹ là thị trường còn rất nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam.
- Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang tích cực đẩy mạnh và gia tăng xuất khẩu sang một số thị trường khác trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Năm 2020, giá trị xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đã tăng mạnh 70% với 811 nghìn tấn.