Thu hút vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Nhóm 12 tìm hiểu sự phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của mỹ (Trang 36 - 41)

IV. Quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam với Mỹ

2. Thu hút vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam

Quá trình hơn 20 năm đầu tư FDI của Mỹ vào Việt Nam từ 1994 – 2014

0 5 10 15 20 25 30 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Mỹ Trung Quốc Hàn Quốc Nhật Bản

Biểu đồ 22: Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 của Việt Nam sang Mỹ và một số nước trong khu vực

37

- Vào tháng 02/1994, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn cấm vận đối với Việt Nam. Từ đó, nền móng giao thương giữa hai nước bắt đầu được thiết lập và khởi sắc. Tính đến năm 1995, tổng số vốn FDI Hoa Kỳ tại Việt Nam đạt mức 759,92 triệu Đô la Mỹ. - Giai đoạn 1996 – 2000, nhiều biến động kinh tế diễn ra tại đất nước Hoa Kỳ và trong khu vực ASEAN, FDI giảm xuống còn 583,38 triệu Đô la Mỹ.

- Năm 2001, Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực, đánh dấu sự phục hồi, trỗi dậy mạnh mẽ của thông thương hai nước. Nhờ những ảnh hưởng tích cực mà Hiệp định này mang lại, FDI Hoa Kỳ tại Việt Nam giai đoạn 2001 – 2006 chuyển biến mạnh mẽ, chạm mốc 1.826,18 triệu Đô la Mỹ.

- Thời kỳ tiếp theo, từ năm 2007 – 2010, FDI tăng tưởng ở tốc độ đáng kinh ngạc, đạt 9.625,6 triệu Đô la Mỹ, dù cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã phủ bóng đen bao trùm nền kinh tế thế giới. Sự kiện nổi bật mở đầu giai đoạn này là việc Việt Nam gia nhập WTO đầu năm 2007, đánh dấu bước chuyển biến dòng vốn đầu tư từ Hoa Kỳ với nguồn vốn đầu tư tập trung vào các lĩnh vực sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại.

- Tuy nhiên, từ năm 2011 đến năm 2014, FDI Hoa Kỳ đổ vào nước ta bước vào giai đoạn suy giảm khi chỉ còn 297,07 triệu Đô la Mỹ. Sự sụt giảm này có lẽ do môi trường kinh doanh và vấn đề cơ sở hạ tầng tại nước ta gây mất điểm trong mắt các nhà đầu tư.

Nguồn số liệu thống kê: https://data.oecd.org/fdi/fdi-flows.htm

609 342 342 272 248 211 131 95 52 40 36 0 100 200 300 400 500 600 700 Hàn Quốc Trung Quốc Nhật Bản Singapore Hồng Kông

Đài Loan Mỹ Pháp Thái Lan Hà Lan

Biểu đồ 23: Số dự án FDI vào Việt Nam năm 2020 theo quốc gia và vùng lãnh thổ

38

- Trong năm 2020, Mỹ đã 7 trong top 10 nước có số dự án đầu tư FDI nhiều nhất vào Việt Nam. Cụ thể, Mỹ đã có 95 dự án đầu tư trực tiếp và đang dự định nhiều dự án lớn trong tương lai đầu tư vào Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.

- Hồi tháng 10/2020, Tổng giám đốc Cơ quan phát triển tài chính Mỹ Adam Boehler từng khẳng định sẽ tiếp tục thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam thông qua nhiều dự án FDI mới. Chẳng hạn, Ngân hàng EximBank của Mỹ từng bày tỏ kỳ vọng mở rộng đầu tư vào các dự án năng lượng trong nước. Cũng trong lĩnh vực năng lượng, vào năm ngoái, Delta Offshore Energy đã ký thỏa thuận hợp tác với 3 tập đoàn Mỹ là Bechtel, General, McDermott trong dự án điện khí từ khí hóa lỏng Bạc Liêu. Dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài với ước tính trị giá trên 50 tỷ USD trong vòng 25 năm, tài trợ bởi quỹ an ninh năng lượng của liên minh 3 nước Mỹ - Nhật - Úc. Hay First Solar, thương hiệu sản xuất tấm pin mặt trời của Mỹ cũng đã đầu tư vào Việt Nam trong vài năm gần đây và ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ với doanh thu đạt 21 nghìn tỷ USD trong năm ngoái.

Trong lĩnh vực linh kiện điện tử, Intel cũng đầu tư vào Việt Nam với số vốn hiện tại ước tính 1,5 tỷ USD. Năm ngoái, Intel Việt Nam chiếm tới 70% giá trị xuất khẩu của Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh, với tổng giá trị xuất khẩu ước tính 13 tỷ USD. Cùng hoạt động

4.8 1.73 1.73 1.02 0.77 0.6 0.36 0 1 2 3 4 5 6

Singapore Nhật Bản Hồng Kông Trung Quốc Hàn Quốc Mỹ

Biểu đồ 24: Giá trị dự án đầu tư trong 7 tháng đầu năm 2021

39

trong lĩnh vực này, Jabil Việt Nam cũng đặt nhà máy tại Khu công nghệ cao TP. HCM. Năm ngoái, Jabil Việt Nam ghi nhận doanh thu chạm mốc 1 tỷ USD.

- Trong 7 tháng đầu năm 2021, trên tổng số 56 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam, Mỹ nằm trong top 6 nhà đầu tư lớn nhất với số vốn 361,9 triệu USD, chiếm 3,6% tổng vốn đầu tư cấp mới.

Tính lũy kế đến hết tháng 7/2021, tổng vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam ước tính gần 9,7 tỷ USD với hơn 1.000 dự án hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực như dịch vụ khách sạn, công nghiệp chế biến, chế tạo. Với số vốn này, Mỹ hiện xếp thứ 11 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn FDI vào nước ta.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng thực tế số vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam có thể cao hơn con số 9,7 tỷ USD được thống kê, thậm chí lên đến 15 tỷ USD do các doanh nghiệp Mỹ thường đầu tư thông qua nhiều kênh khác nhau như qua một nước thứ ba Panama, Hong Kong (Trung Quốc) hay Singapore…. Chẳng hạn, các gã khổng lồ công nghệ Mỹ như Apple, Google hiện đang đầu tư vào Việt Nam gián tiếp thông qua các doanh nghiệp sản xuất ODM/OEM thuộc chuỗi cung ứng.

Mặc dù cả 2 nước đều chịu ảnh hưởng cực lớn của đại dịch Covid – 19 dẫn đến sự bất ổn kinh tế toàn cầu nhưng Việt Nam là một trong những quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất. Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Material Handling & Logistics của Mỹ công bố vào đầu năm nay cho thấy 43% doanh nghiệp Mỹ được hỏi cho rằng Việt Nam nằm trong top 3 điểm đến mà họ ưu tiên để tìm kiếm địa điểm đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Con số này tăng gấp đôi so với kết quả khảo sát hồi năm 2019.

40

KẾT LUẬN

Ngày nay, kinh tế đối ngoại của Mỹ ngày càng gặp phải càng nhiều thách thức từ nhân tố khách quan cũng như chủ quan, đặc biệt là sự uy hiếp về vị trí số một thế giới đến từ đối thủ tiềm năng mới của Mỹ trong 10 năm trở lại đây – Trung Quốc. Quan hệ kinh tế đối ngoại của Mỹ-Trung cũng vì thế mà trở thành tâm điểm chú ý của quốc tế.

Đồng thời, làn sóng lây lan đầu năm 2020 của đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng tới mọi mặt trong đời sống của con người, trực tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển và chuỗi cung ứng của kinh tế toàn cầu. Các nỗ lực nhằm bảo vệ người dân đồng thời duy trì tăng trưởng kinh tế của Mỹ đã làm hạn chế đến mức tối thiểu sự sụt giảm trong các chỉ số kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế.

Bên cạnh đó, quan hệ kinh tế đối ngoại giữa Mỹ và các nước thuộc Châu Á – Thái Bình Dương trong những năm gần đây cũng bắt đầu có những tiến triển tích cực, nhất là quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam kể từ sau khi “bình thường hóa” quan hệ ngoại giao năm 1995. Hiện nay, Mỹ là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, đồng thời, là một thị trường trẻ năng động và tiềm năng, Việt Nam đang trên đường trở thành điểm đến mới thu hút nguồn vốn đầu tư FDI từ các nhà đầu tư Mỹ.

Sau cùng, với xu hướng toàn cầu hóa và phát triển kinh tế thị trường ngày nay, vị thế lãnh đạo trong quan hệ đối ngoại, đặc biệt là trong kinh tế đối ngoại của Mỹ càng ngày càng có xu hướng mờ nhạt dần, nhất là khi đặt cạnh những thành tựu tiêu biểu của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ... Nếu các nhà lãnh đạo của Mỹ không kịp thời đưa ra các chính sách kinh tế phù hợp để điều chỉnh thì rất có khả năng vị trí dẫn đầu kinh tế thế giới suốt nhiều thập kỷ qua của nước Mỹ sẽ sớm bị các đối thủ cạnh tranh khác vượt qua.

Qua hoạt động nhóm làm tiểu luận, các thành viên trong nhóm chúng em đã tiếp thu được thêm nhiều kiến thức về hoạt động kinh tế quốc tế đồng thời trau dồi các kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin, tìm kiếm và xử lý số liệu. Tuy nhiên, vì kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những sai sót, chúng em rất mong có thể nhận được những lời nhận xét từ thầy.

41

Một phần của tài liệu Nhóm 12 tìm hiểu sự phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của mỹ (Trang 36 - 41)