1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nước ta

176 692 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 176
Dung lượng 505,5 KB

Nội dung

Trong những chế định pháp luật về công ty, quyền sở hữu tài sản củacông ty đối vốn là một trong những chế định trung tâm chi phối toàn bộ quátrình hình thành, tồn tại, phát triển và chấm

Trang 1

mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công ty là kết quả của một trong những phơng thức liên kết thôngqua con đờng góp vốn của nhiều chủ đầu t với mục đích tìm kiếm lợi nhuậntrong hoạt động kinh doanh Thực tiễn ở nớc ta, công ty đã và đang trởthành loại hình thức doanh nghiệp phổ biến và ngày càng đợc a chuộng trênthơng trờng kinh doanh Chính từ vai trò, vị trí của công ty trong đời sốngkinh tế - xã hội đòi hỏi phải có sự điều chỉnh pháp luật tơng ứng đối với sự

ra đời, tồn tại và phát triển của loại hình doanh nghiệp này

Ngày 21/12/1990, Quốc hội nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam khóa VIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật Công ty và ngày 22/6/1994,Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 5 đã sửa đổi một số điều khoản của LuậtCông ty ngày 21/12/1990

Sự ra đời của Luật Công ty đã tạo ra những cơ sở pháp lý cho cácquan hệ liên kết, hùn vốn kinh doanh theo hình thức công ty Đó là nhữngcơ sở pháp lý để bảo đảm an toàn cho ngời có vốn yên tâm góp vốn đầu tkinh doanh Hơn tám năm thi hành Luật Công ty đã có gần 10.000 công tytrách nhiệm hữu hạn, 223 công ty cổ phần đợc thành lập và đi vào hoạt

động với tổng số vốn điều lệ lên đến 12 ngàn tỷ đồng, góp phần phát triểnkinh tế - xã hội của đất nớc

Mặc dù Luật Công ty đã qua một lần sửa đổi nhng với tốc độ pháttriển nhanh chóng của nền kinh tế thị trờng thì hệ thống pháp luật về công

ty đã bộc lộ những hạn chế, bất cập so với yêu cầu của thực tiễn hoạt độngcông ty Một trong những bất cập đó là việc điều chỉnh pháp luật đối vớiquan hệ sở hữu tài sản của công ty đối vốn Chẳng hạn, Điều 8 Luật công ty

1990 quy định: "Thành viên công ty có quyền sở hữu một phần tài sản của

Trang 2

công ty tơng ứng phần vốn góp" là không chính xác, đã làm cho sự nhậnthức bị sai lệch trong quá trình áp dụng pháp luật về quan hệ giữa thànhviên và công ty đối với tài sản của công ty Quy định đó, đã gây ra không ítkhó khăn, vớng mắc trong việc thực hiện và bảo vệ lợi ích của thành viêntham gia công ty và hoạt động công ty Tháo gỡ khó khăn vớng mắc này làmột trong những mục đích ra đời của Luật Doanh nghiệp - đợc Quốc hộikhóa X, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/6/1999 và có hiệu lực thi hànhngày 01/01/2000 Sau một năm thi hành Luật Doanh nghiệp, gần 13.500doanh nghiệp đợc thành lập, tạo thêm 300.000 chỗ lao động, huy độngkhoảng 1 tỷ USD vốn nhàn rỗi trong dân vào kinh doanh.

Công ty đối vốn là những công ty mà sự liên kết chủ yếu dựa trênphần vốn góp của các thành viên tham Đặc điểm quan trọng nhất của loạihình công ty này là công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công

ty bằng tài sản của công ty Các thành viên tham gia công ty chỉ chịu tráchnhiệm hữu hạn trong khoản vốn mà họ đã góp vào công ty Công ty đối vốntồn tại dới hai dạng cơ bản là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữuhạn Trong những chế định pháp luật về công ty, quyền sở hữu tài sản củacông ty đối vốn là một trong những chế định trung tâm chi phối toàn bộ quátrình hình thành, tồn tại, phát triển và chấm dứt hoạt động của công ty đốivốn trên thực tế Nghiên cứu chế định quyền sở hữu tài sản của công ty đốivốn sẽ góp phần làm rõ các quy định của pháp luật điều chỉnh các quan hệliên kết, hùn vốn theo hình thức công ty đối vốn cũng nh góp phần xác lậpmột hệ thống hình thức pháp lý thích hợp về các mối quan hệ trong nội bộcông ty, các quan hệ giữa công ty với bên thứ ba cả về lý luận và thực tiễncủa hoạt động công ty

Nghiên cứu sự điều chỉnh pháp luật đối với quyền sở hữu tài sản củacông ty đối vốn không chỉ đặt ra đối với các nhà doanh nghiệp mà còn làmột nhu cầu cấp thiết đối với cơ quan có thẩm quyền tiến hành hệ thống

Trang 3

hóa pháp luật, cả đối với cán bộ quản lý kinh tế, các nhà khoa học v.v Đề

tài "Xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nớc ta" đợc nghiên cứu nhằm đáp ứng một phần những yêu cầu mà lý

luận và thực tiễn đã và đang đặt ra

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trên thế giới, công ty và việc nghiên cứu về công ty đã có từ lâu và

ở nhiều mức độ khác nhau ở nớc ta, vấn đề "quyền sở hữu tài sản của

công ty đối vốn ở Việt Nam" vẫn còn là vấn đề phức tạp và nan giải đối với

việc nghiên cứu về công ty cả về lý luận và thực tiễn

Trong điều kiện nớc ta mới bớc sang nền kinh tế thị trờng, hoạt

động công ty và nghiên cứu về công ty là một vấn đề còn nhiều mới mẻ Vìvậy, trong những phạm vi và mức độ nhất định cũng mới có một số côngtrình khoa học của một số tác giả nghiên cứu về công ty dới các giác độ

khác nhau về kinh tế, pháp lý Chẳng hạn: "Luật thơng mại Việt Nam dẫn

giải" của Lê Tài Triển - Sài Gòn 1972; Đề tài KX 03-13, Bộ T pháp: "Pháp luật kinh tế ở Việt Nam"; Giáo trình Luật kinh tế của khoa Luật, trờng Đại

học KHXH&NV năm 1998; Giáo trình Luật kinh tế của trờng Đại học Luật

Hà Nội năm 1997; bài "ảnh hởng chế định quyền tài sản trong Bộ Luật

Dân sự đối với Luật Công ty hiện hành" của tác giả Nguyễn Hoàng Anh

đăng trên Diễn đàn doanh nghiệp số 20, 21/1996; bài "Mối quan hệ giữa

cấu trúc vốn của công ty với sự hình thành và phát triển của thị trờng chứng khoán", bài viết "Công ty cổ phần có phải là giải pháp hoàn chỉnh"

của PGS.TS Lê Hồng Hạnh, Tạp chí Luật học, số 4, 5/1996; "Đánh giá tổng

kết luật công ty" của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ơng tháng

4/1998; bài "Quyền tự chủ về vốn và tài sản của doanh nghiệp nhà nớc" của TS Nguyễn Nh Phát, Tạp chí Nhà nớc và pháp luật, số 3/1999; bài "Về

những điểm mới của Luật Doanh nghiệp" của TS Trần Đình Hảo, Tạp chí

Nhà nớc và pháp luật, số 8/1999; bài "Điều hành và giám sát công ty ở Mỹ

Trang 4

và Nhật Bản" của Nobuyuki Yasuda và Trần Thị Lệ Thủy, Tạp chí Nhà nớc

và pháp luật, số 1/2000; bài "Thấy gì qua hơn

6 tháng thực hiện Luật Doanh nghiệp" của TS Dơng Đăng Huệ, Báo Pháp

luật, chuyên đề tháng 8/2000

Nội dung và kết quả nghiên cứu trong hầu hết các công trình nghiêncứu trên cho thấy, các tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề chungnhất mang tính nguyên tắc về công ty nh thủ tục thành lập, điều hành quản

lý, quyền và nghĩa vụ của công ty, cấu trúc vốn trong hoạt động công ty Theo đó, vấn đề sở hữu tài sản của công ty đối vốn, ít nhiều đã đợc đề cậptrong những công trình này ở những phơng diện chung nhất và dờng nh chaphải là trọng tâm nghiên cứu của các công trình đó hay là đối tợng của cáccuộc tranh luận khoa học Ngay trong luận văn thạc sĩ luật học của tác giả

về đề tài "Quyền sở hữu tài sản của công ty", cũng mới chỉ là những nghiên

cứu luận giải bớc đầu về mối quan hệ giữa sở hữu và chuyển dịch sở hữucủa thành viên với công ty và giữa thành viên với thành viên đối với khối tàisản mà họ góp vào công ty hoặc bớc đầu nêu lên một số đặc điểm của căn

cứ xác lập quyền sở hữu của công ty đối vốn v.v Luận văn cũng đã chỉ ranhững vấn đề cần đợc tiếp tục nghiên cứu luận giải chi tiết hơn và sâu hơn.Nói một cách khác, những khía cạnh chi tiết về sự điều chỉnh pháp luật đốivới việc xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đốivốn ở nớc ta còn đang ở trạng thái "ngỏ", ở nhiều phơng diện cần có sự tiếptục nghiên cứu luận giải của khoa học pháp lý

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm phân tích và luận giải cơ sở

lý luận và thực tiễn về quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nớc ta xéttheo các căn cứ xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công

ty từ phơng diện hình thành, tồn tại và chấm dứt hoạt động của công ty

Trang 5

Từ việc phân tích khái niệm, đặc điểm quyền sở hữu tài sản củacông ty đối vốn, luận án phân tích các căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sảncủa công ty đối vốn từ việc góp vốn, từ các khoản vay, từ lợi nhuận củacông ty và từ các nguồn khác

Từ nghiên cứu nguồn gốc và căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sảncủa công ty đối vốn, luận án phân tích những nội dung và phơng thức thựcthi quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn Thông qua đó, luận án phântích để làm rõ ai là ngời thực thi quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn,mức độ và phạm vi chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó

Để nghiên cứu tổng quan quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn,luận án cũng phân tích và luận giải những căn cứ pháp lý nhằm chấm dứtquyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn trong các trờng hợp theo ý chí củachủ sở hữu và trong các trờng hợp giải thể và phá sản công ty đối vốn

Thực hiện mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ nghiên cứusau đây:

- Nghiên cứu về mặt lý luận nguồn gốc, căn cứ xác lập, thực hiện vàchấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn Việc nghiên cứu nàyphải xuất phát từ những đặc trng pháp lý của các quan hệ liên kết, hùn vốn theo hình thức công ty đối vốn Từ đó rút ra những đặc điểm pháp

lý của phơng thức chuyển dịch sở hữu và cơ chế thực thi quyền sở hữu theotừng loại hình công ty đối vốn là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổphần

- Nghiên cứu nội dung của pháp luật hiện hành ở Việt Nam vềquyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn và việc vận dụng các quy định đótrong thực tiễn, qua đó rút ra những điểm bất cập của pháp luật cần phải cóhớng hoàn thiện Việc nghiên cứu này có so sánh với Luật Công ty năm

1990 của Việt Nam và pháp luật công ty của một số nớc

Trang 6

- Đa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam đốivới việc xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đốivốn ở nớc ta.

4 Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

- Đối tợng nghiên cứu của luận án là quyền sở hữu tài sản của công

ty đối vốn ở nớc ta, cụ thể là sẽ nghiên cứu quá trình xác lập, thực hiện vàchấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn

- Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án đợc nghiên cứu trongphạm vi lý luận chung của quốc tế về quyền sở hữu tài sản của công ty đốivốn và thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về loại hình quyền sở hữunày Quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn là một vấn đề phức tạp.Nghiên cứu một cách đầy đủ về nó cần phải bao quát cả quá trình xác lập,thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn dới cả giác

độ kinh tế và pháp lý Với mục đích nghiên cứu đợc đặt ra ở trên, luận ángiới hạn tập trung nghiên cứu những vấn đề có tính nguyên tắc và chungnhất về quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn nh: các quan hệ xác lập,thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn dới giác độpháp lý về mặt lý luận và bớc đầu đối chiếu với thực tiễn điều chỉnh phápluật hiện hành về quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nớc ta Cụ thể,luận án đề cập căn cứ xác lập, việc thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tàisản của công ty đối vốn theo Luật Doanh nghiệp 1999 và các luật liên quankhác Đó là việc xác lập, thực thi và chấm dứt quyền sở hữu tài sản củacông ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp

Tác giả của luận án cũng ý thức đợc rằng: trong khuôn khổ của mộtluận án tiến sĩ luật học, không có điều kiện và không thể luận giải mọi khíacạnh và phơng diện về quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nớc ta.Vì vậy có những vấn đề khác chẳng hạn nh: vấn đề xác lập quyền sở hữu tàisản của công ty đối vốn từ quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nớc,

Trang 7

công ty đối vốn theo quy định của luật đầu t nớc ngoài v.v là những vấn

đề đặc thù và phức tạp cần phải đợc tiếp tục nghiên cứu, luận giải một cáchchuyên biệt ở các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý tiếp theo sau này

5 Cơ sở phơng pháp luận và phơng pháp nghiên cứu

Luận án đợc thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm cơ bảncủa Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới nhằm xây dựng vàphát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thịtrờng, có sự quản lý của Nhà nớc theo định hớng xã hội chủ nghĩa Luận ánvận dụng phơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủnghĩa Mác - Lênin, nhất là quan điểm về vai trò quyết định của kinh tế đốivới pháp luật và vai trò sáng tạo của pháp luật đối với sự phát triển kinh tế

Đồng thời, tác giả đã đặc biệt chú ý đến việc vận dụng các phơng pháp phântích, tổng hợp so sánh, đối chiếu, diễn giải quy nạp để nghiên cứu nộidung luận án

6 Những đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án

Với mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra, nội dung của luận án sẽ đa ranhững vấn đề mới sau:

- Lần đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận vàthực tiễn điều chỉnh pháp luật về quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ởnớc ta

- Chỉ ra một số quy định bất cập trong các văn bản pháp luật thực

định của Việt Nam về quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn

- Đa ra một số kiến nghị về phơng hớng và giải pháp nhằm hoànthiện pháp luật Việt Nam về căn cứ xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sởhữu tài sản của công ty đối vốn ở nớc ta

Trang 8

Tác giả luận án hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc nâng cao ýthức pháp luật về một vấn đề mới là thực thi quyền sở hữu tài sản trong cơchế tổ chức và vận hành của công ty đối vốn trong nền kinh tế thị trờng ởViệt Nam hiện nay Đồng thời, trong quá trình hoàn thiện pháp luật về công

ty, sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu tài sản của công

ty đối vốn là nhằm đáp ứng yêu cầu linh hoạt và năng động cũng nh bảo

đảm an toàn trong việc chuyển dịch quyền sở hữu tài sản của các chủ thểkinh doanh trong nền kinh tế thị trờng ở nớc ta

7 Kết cấu của luận án

Từ cách đặt vấn đề, xác định mục đích và nhiệm vụ của đề tài nhtrình bày ở trên, luận án đợc bố cục nh sau: Ngoài mở đầu, kết luận và danhmục tài liệu tham khảo, nội dung luận án đợc chia làm ba chơng

Chơng 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quyền sở hữu tài sản của

công ty đối vốn

Chơng 2: Thực trạng pháp luật về xác lập, thực hiện và chấm dứt

quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở Việt Nam

Chơng 3: Phơng hớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền sở

hữu tài sản của công ty đối vốn ở Việt Nam

Tác giả mong muốn nhận đợc ý kiến đóng góp của các thầy giáo, côgiáo và các bạn đồng nghiệp đối với bản luận án này để công trình nghiêncứu đợc đầy đủ và toàn diện hơn

Trang 9

Chơng 1

một số vấn đề Lý Luận cơ bản

Về quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn

1.1 quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn

1.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội chi phối sự ra đời của việc liên kết hùn vốn và hình thành sở hữu tài sản của công ty đối vốn

Công ty nói chung và công ty đối vốn nói riêng ra đời, tồn tại vàphát triển trong những điều kiện lịch sử và kinh tế - xã hội nhất định Lịch

sử phát triển của công ty gắn với lịch sử phát triển của các hoạt động thơngmại và sự phát triển của lực lợng sản xuất với những tiến bộ về kỹ thuật vàcông nghệ ngày càng hiện đại

Sự phát triển của các hoạt động thơng mại đòi hỏi phải có sự liên kếthùn vốn của các thơng gia với nhau để buôn bán Sự phát triển của lực lợngsản xuất đến một mức độ nhất định đòi hỏi nhu cầu tích tụ và tập trung tbản lớn, theo Các Mác:

Tích lũy - tức là sự tăng dần t bản nhờ tái sản xuất chuyển từ hình thức vận động hình xoáy trôn ốc - là một phơng thức hết sức chậm chạp so với sự tập trung là cách chỉ cần thay đổi

sự bố trí về lực lợng của các bộ phận gộp thành t bản xã hội Nếu

nh cứ phải chờ đến khi tích lũy làm cho số t bản riêng lẻ lớn lên

đến mức có thể đảm đơng đợc việc xây dựng đờng sắt thì có lẽ

đến ngày nay thế giới cũng vẫn cha có đờng sắt [8, tr 119].

Sự phát triển của lực lợng sản xuất đòi hỏi tất yếu khách quan phảitích lũy t bản để tái sản xuất và mở rộng sản xuất Cũng chính nhu cầu huy

động vốn cho hoạt động kinh doanh đã thúc đẩy các nhà t bản phải tìm đến

Trang 10

những hình thức tổ chức kinh doanh mới "qua các công ty cổ phần, sự tập

trung đã thực hiện đợc việc đó trong nháy mắt" [8, tr 119] Công ty cổ

phần có khả năng thu hút vốn nhanh chóng và khả năng thanh khoản caonhằm đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và bảo đảm an toàn hoạt động kinhdoanh của nhà t bản Sự hùn vốn theo hình thức công ty chính là nhằm đápứng yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế Hơn nữa, nền kinh tế ngày càng pháttriển thì càng có nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực kinh doanh mới, tạo ranhững cơ hội và khả năng thu hút nhà đầu t tìm đến những miền đất mới đểtìm kiếm lợi nhuận cao hơn trong những ngành nghề mà họ đang tiến hànhhoạt động kinh doanh

Sự liên kết hùn vốn theo những hình thức pháp lý nhất định cũng sẽgiúp nhà t bản đầu t với các nhà t bản khác trong nhiều ngành nghề, nhiềulĩnh vực khác nhau Sự liên kết đó giúp các nhà t bản tập trung đợc trí tuệ,khả năng và kinh nghiệm để quản lý kinh doanh tốt hơn, sẽ phân tán đợcnhững rủi ro có thể xảy ra

Nh vậy, chính nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đã đòi hỏi cần có

sự liên kết, hùn vốn Đồng thời về mặt chủ quan, các nhà đầu t muốn liênkết, hùn vốn để chia sẻ những gánh nặng rủi ro (nếu có) trong hoạt độngkinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận cao hơn Sự ra đời của những quan hệliên kết, hùn vốn đã đáp ứng đợc một phần nhu cầu khách quan của quátrình huy động, bảo toàn và phát triển vốn trong hoạt động kinh doanh đápứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội Chính từ vai trò, vị trí cũng nh sựtồn tại và phát triển của các quan hệ liên kết, hùn vốn trên thơng trờng đòihỏi phải có những hình thức pháp lý thích hợp để điều chỉnh các quan hệ

đó Lúc này, các chủ sở hữu không chỉ tác động vào tài sản một cách trựctiếp, mà còn thông qua ngời khác để khai thác lợi ích từ tài sản Để "không

bỏ tất cả trứng vào một giỏ", họ có thể kinh doanh nhiều ngành nghề khácnhau, nhiều lĩnh vực khác nhau Việc góp vốn, mua cổ phiếu, mua trái

Trang 11

phiếu ở nhiều công ty khác nhau giúp chủ sở hữu vốn khai thác đợc khảnăng sinh lời tối đa của đồng vốn, đồng thời phân tán đợc rủi ro và bảo đảm

an toàn đồng vốn của họ

Theo các nhà nghiên cứu, để có hình thức tồn tại tơng đối hoànthiện và đa dạng nh ngày nay, những hình thức pháp lý đó đã trải qua quátrình phát triển lâu dài Những hình thức pháp lý của sự liên kết hùn vốnxuất hiện sơ khai từ thời kỳ La Mã, đợc hoàn thiện dần ở châu Âu vào thế

kỷ XIII, tiến tới có mô hình hoàn chỉnh vào thế kỷ XVII và đợc phát triểnmạnh từ cuối thể kỷ XIX đến nay Từ nhu cầu của các chủ sở hữu vốn, trênthực tế của hoạt động kinh doanh đã xuất hiện nhiều loại liên kết Mỗi mộtloại liên kết đều phải đáp ứng việc khai thác lợi ích từ tài sản của chủ sởhữu (tức khả năng sinh lời từ đồng vốn) Sự sinh lời đó phải đợc pháp luậtthừa nhận và đợc bảo đảm an toàn về mặt pháp lý Vì vậy, pháp luật phải cócơ chế điều chỉnh thích hợp đối với mỗi hình thức liên kết Ngay trong luật

La Mã, ngời ta đã thấy xuất hiện các chế định về liên kết hợp đồng, về cácquan hệ nợ nần giữa các thơng gia, đặc biệt nội dung cơ bản của chế định

về sở hữu vẫn còn giá trị pháp lý cho đến ngày nay Trong chế định về liên

kết "Luật La Mã chia thành hai loại liên kết khác nhau là Societas và

Universitas Universitas là mô hình và các ý tởng để sinh ra lý thuyết về pháp nhân" [36, tr 113] Trong giao dịch với bên thứ ba, Universitas có

năng lực pháp lý độc lập, nó có tài sản riêng độc lập với tài sản của thànhviên, tự chịu trách nhiệm về những khoản nợ, tham gia tố tụng với t cách lànguyên đơn hoặc bị đơn, sự thay đổi thành viên không làm ảnh hởng đến

địa vị pháp lý của Universitas Ngợc lại, Societas không phải là một thựcthể pháp lý độc lập, nó không có tài sản riêng, trong các quan hệ nợ nầntừng thành viên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của mình và họ cùng

tham gia tố tụng với t cách là nguyên đơn hoặc bị đơn Do đó, "sự thay đổi

thành viên của Societas là lý do để giải thể Societas" [36, tr 114] Nh vậy,

Trang 12

trong nền kinh tế có những hình thức khác nhau để các chủ sở hữu có thểhoặc là trực tiếp kinh doanh khai thác lợi ích từ tài sản của mình hoặc làthông qua những hình thức liên kết giản đơn đợc điều chỉnh bằng luật Dân

sự Sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi phải có các hình thức mới cho cácchủ sở hữu vốn và tài sản có thể chuyển giao và thông qua ngời khác (cánhân hoặc tổ chức) kinh doanh khai thác và mang lại lợi ích từ tài sản cho

chính mình Quả thật "mỗi khi sự phát triển của công thơng nghiệp tạo ra

những hình thức giao tiếp mới, chẳng hạn nh công ty bảo hiểm.v.v thì pháp luật buộc phải luôn luôn chấp nhận đó là những hình thức mới của việc chiếm hữu" [10, tr 93]

Đáp ứng đòi hỏi của hoạt động kinh doanh đã xuất hiện nhiều hìnhthức pháp lý điều chỉnh sự liên kết giữa các chủ sở hữu vốn Vào khoảngthế kỷ thứ XIII ở châu Âu đã xuất hiện các loại hình công ty đối nhân trong

lĩnh vực thơng mại ở một vài thành phố Các hội hợp t (Commenda) là tiền

thân của công ty hợp vốn đơn giản và công ty nặc danh ngày nay, theo đó

những ngời góp vốn (Commendator) chuyển tiền hoặc hàng hóa cho ngời kinh doanh (Tractato) để cùng tiến hành hoạt động kinh doanh Sự liên kết

(Societar fratrum) giữa các thơng gia trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi

phải có hình thức pháp lý thích hợp điều chỉnh Hình thức hợp danh ra đờidựa trên cơ sở liên kết về nhân thân giữa các thành viên mà khởi thủy của

nó là kinh tế gia đình Khi các thơng gia chết, con cái của họ cùng nhautiếp tục kinh doanh và cùng bình đẳng với nhau Với hình thức pháp lý công

ty hợp danh, tất cả các thành viên tham gia đều liên đới chịu trách nhiệm vôhạn về các khoản nợ của công ty Vì không có sự tách bạch tài sản đa vàohợp danh với phần tài sản thuộc sở hữu của thành viên nên khi thực hiệnhành vi góp vốn, các thành viên hợp danh không nhất thiết làm thủ tục

chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty Khi tiến hành kinh doanh "thành

viên công ty nhân danh công ty để kinh doanh Để tham gia vào mô hình

Trang 13

công ty này, các thành viên phải có t cách thơng gia và phải ghi tên vào sổ thơng mại" [36, tr 183] Mặc dù công ty hợp danh là thực thể độc lập nhng

các thành viên liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ củacông ty Vì vậy, sự phá sản của thành viên rất có thể là lý do kéo theo sựphá sản của công ty, đây chính là hạn chế của mô hình hợp danh, đặc biệt

là đối với các hoạt động kinh tế đòi hỏi phải có sự huy động vốn lớn hơn và

sự tồn tại của thực thể kinh tế mang tính lâu dài Khắc phục hạn chế này,hình thức hợp vốn đơn giản xuất hiện Đây là hình thức mà thành viên thamgia đợc chia làm hai nhóm: nhóm thành viên góp vốn và nhóm thành viênnhận vốn, trong đó nhóm thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn, cònnhóm thành viên nhận vốn có ít nhất một thành viên chịu trách nhiệm vôhạn (thành viên này phải có t cách thơng nhân) Tính chịu trách nhiệm vôhạn của thành viên nhận vốn tạo cho họ một địa vị pháp lý u việt hơn cácthành viên góp vốn Họ có quyền quản lý công ty, trực tiếp điều hành công

ty và đại diện cho công ty trong các quan hệ với bên ngoài

Sự ra đời của hình thức hợp vốn đơn giản lúc đầu để đáp ứng nhucầu của những ngời có vốn, muốn kinh doanh kiếm lời song lại khôngmuốn xuất hiện với t cách là một thơng nhân trớc công chúng Mặt khác,một số thơng nhân muốn kinh doanh nhng lại lo ngại tính chịu trách nhiệmliên đới vô hạn của hình thức hợp danh Theo các tác giả ngời Pháp, mầmmống của hình thực hợp vốn đơn giản xuất hiện thịnh hành ở một số tỉnhthuộc Italia do sự thúc đẩy của nhu cầu về thơng mại hàng hải Năm 1673 ởPháp đã có luật quy định về hình thức hợp vốn này

Hiện nay trên thế giới, hình thức hợp vốn đơn giản ít tồn tại vàthông thờng đó là công ty hợp danh cũ buộc phải chuyển sang hình thứcnày khi có một thành viên qua đời nhằm tạo điều kiện cho ngời thừa kế chathành niên trở thành ngời góp vốn vì các thành viên trong công ty hợp danhphải là những thơng nhân có đủ năng lực mà pháp luật quy định Ngoài hình

Trang 14

thức hợp vốn đơn giản ở một số nớc còn có công ty hợp vốn cổ phần Đây

là loại hình hợp vốn mà các thành viên đợc chia thành hai nhóm: 1) Nhómcủa những ngời góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm về nợ nần của công tybằng số vốn đã góp, đợc hởng phần lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh củacông ty, tuy nhiên khác với các với thành viên góp vốn trong công ty hợpvốn đơn giản, ở đây việc góp vốn của họ không còn đơn giản nữa mà đã đợcthể hiện dới hình thức các cổ phần Ngời sở hữu cổ phần là các cổ đông Vì

thế có thể coi đây là một dạng công ty "hybride" (trộn lẫn giữa công ty đối

nhân và công ty cổ phần) 2) Nhóm còn lại hay ít nhất còn một thành viên

(thành viên nhận vốn) phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của

công ty Chính vì đặc điểm trộn lẫn này mà công ty hợp vốn theo cổ phần

có những đặc điểm của cả công ty đối nhân và công ty cổ phần

Sự liên kết về vốn ra đời muộn hơn vào khoảng đầu thế kỷ XVII.Hình thức hợp vốn là tiền đề làm xuất hiện công ty đối vốn Đây là loạihình công ty trong đó mối quan hệ của các thành viên đợc xác định dựa vào

tỷ lệ vốn góp Lúc đầu có thể góp vốn theo tỷ lệ xác định, nhng về sau sẽ cónhiều thang bậc khác nhau Những ngời góp vốn với tỷ lệ cao sẽ đợc hởngphần lớn hơn lợi nhuận của công ty Do vậy, cần phải có mô hình tổ chứcquản lý với những thang, bậc khác nhau về quyền lực tạo lập từ việc gópvốn và nhu cầu của các thành viên tham gia công ty Với các quy định củaDân luật truyền thống về quyền sở hữu và tài sản đã trở nên hạn hẹp Chẳnghạn đối với tài sản, chủ sở hữu sẽ trực tiếp khai thác lợi ích thông qua việcthực hiện ba quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt Sự điều chỉnhnày không thể thỏa mãn đợc nhu cầu của chủ sở hữu góp vốn để thành lậpmột tổ chức kinh tế và thông qua tổ chức đó để khai thác lợi ích từ tài sảngóp vốn của mình Cần phải có một cơ chế điều chỉnh sao cho lợi ích của tổchức kinh tế phù hợp với lợi ích của các chủ sở hữu tham gia góp vốn Vấn

đề đặt ra là sau khi góp vốn, chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho công ty,

Trang 15

các thành viên đợc xác lập quyền lực nào đối với công ty và từ thời điểmnào? theo hình thức nào? và ở mức độ nào? Vợt lên trên sự điều chỉnh chậthẹp của dân luật và xuất phát từ những nguyên tắc của dân luật truyềnthống, Luật Công ty ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi kinh tế xãhội ấy.

Luật công ty hiện đại ra đời cùng với thời kỳ tự do hóa t sản nhằm

đáp ứng đòi hỏi của hoạt động kinh doanh Các thành viên tham gia công ty

có thể thỏa thuận cơ chế kiểm soát, điều hành quản lý công ty Mục đích

đặt ra đối với cơ chế kiểm soát, điều hành quản lý công ty là nhằm đảm bảorằng số vốn đợc góp của họ bỏ ra sẽ có khả năng sinh lời, sẽ đợc bảo đảm

an toàn pháp lý và trong những trờng hợp cần thiết họ sẽ lựa chọn mô hìnhhội vốn theo hình thức công ty cổ phần để có khả năng chuyển đổi linh hoạt(khả năng thanh khoản) đáp ứng nhu cầu của chủ sở hữu tài sản Những ng-

ời có vốn và tài sản sẽ cân nhắc các u thế và hạn chế của các hình thức pháp

lý khác nhau về công ty để lựa chọn một hình thức phù hợp Chẳng hạn, họchọn mô hình công ty đối vốn vì đây là một thực thể pháp lý đợc giới hạn

sự rủi ro tài chính của chủ sở hữu trên số vốn đã đầu t Hoặc những ngời hộivốn muốn tự định ra cơ chế quyền lực thì thành viên hội vốn phải là nhữngngời quen biết nhau, hiểu đợc khả năng, kinh nghiệm của nhau và số lợngthành viên tham gia thờng ít Họ sẽ thỏa thuận và phân công nhau đảmnhiệm việc quản lý và điều hành công ty Do đó, mô hình công ty tráchnhiệm hữu hạn sẽ là phù hợp với họ Hoặc, trong trờng hợp nhu cầu kinhdoanh cần hội vốn công cộng thì các chủ sở hữu vốn sẽ lựa chọn mô hìnhcông ty cổ phần Căn cứ vào u thế và hạn chế của hội vốn công cộng màcấu trúc quyền lực trong công ty cổ phần khác với công ty trách nhiệm hữuhạn Trớc hết, hội vốn công cộng cho phép công khai huy động vốn bằngcách bán cổ phiếu cho dân c và công khai vay vốn bằng cách phát hành tráiphiếu Trong số những ngời mua bán cổ phiếu (trái phiếu) sẽ có những ngời

Trang 16

không hiểu biết về kinh doanh, vì vậy để họ tin tởng việc đầu t vốn của họ

đợc bảo đảm an toàn và có khả năng sinh lời thì phải có cơ chế để các thànhviên lựa chọn trong số họ những ngời có khả năng, có uy tín để bầu vào bộmáy quản lý và điều hành công ty Hơn nữa, để đáp ứng tính linh hoạt củahoạt động kinh doanh và sự mềm dẻo trong việc sử dụng vốn, ngời hội vốn

đã thỏa thuận mức độ quyền lực đối với từng loại cổ phần Ví dụ, sở hữu cổphiếu u đãi biểu quyết có nhiều quyền lực trong quản lý điều hành hơn sovới cổ phiếu u đãi cổ tức hoặc cổ phiếu phổ thông Nh vậy, lựa chọn môhình công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần là việc của chủ sởhữu vốn và tài sản Mức độ điều chỉnh của pháp luật cũng tùy thuộc vàotính chất hội vốn mà đa ra những quy phạm tùy nghi, quy phạm hớng dẫnhay quy phạm mệnh lệnh Chẳng hạn, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn

là loại hình công ty mà sự hình thành ngoài yếu tố hội vốn, các thành viêncòn quan tâm đến việc trực tiếp điều hành, quản lý công ty Vì vậy, công tytrách nhiệm hữu hạn không phải điều chỉnh bởi nhiều quy định pháp luật cótính chất bắt buộc nh công ty cổ phần Khác với công ty trách nhiệm hữuhạn, sự ra đời của công ty cổ phần từ nhu cầu hội vốn công cộng Việc côngkhai gọi vốn trong công chúng dễ tạo ra sự lạm dụng hoạt động công ty đểlừa đảo, đầu cơ, để thâu tóm quyền lực v.v Vì vậy, mức độ điều chỉnh củapháp luật đối với công ty này ngay từ quá trình thành lập đã phải ràng buộcbởi những quy định mang tính bắt buộc, ví dụ quy định t cách của sáng lậpviên, quy định về điều kiện gọi vốn hoặc quy định tổ chức quyền lực trongcông ty Theo quy định của pháp luật một số nớc, cơ chế quyền lực này sẽquyết định về tổ chức và cấu trúc quyền lực công ty, các công ty hoạt độngtheo luật t và chịu rất ít sự giám sát của nhà nớc Ngay Bộ Luật Thơng mại

(Code de Commerce) Pháp năm 1807 đã thể chế các quan điểm tự do hóa

trong kinh doanh Việc thành lập công ty xuất phát từ lợi ích của nhà đầu t,nhà nớc chỉ thừa nhận sự ra đời của công ty khi có những điều kiện hợp lệ

Trang 17

Song để bảo vệ lợi ích của thành viên góp vốn và an toàn của hoạt độngkinh doanh, về sau nhiều nớc ở châu Âu ban hành luật Thơng mại quy địnhviệc thành lập công ty cần giấy phép của Nhà nớc Đến năm 1870, hầu hếtcác nớc đều bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép thành lập công ty Công dân hoàntoàn có quyền tự do thành lập và hoạt động công ty Nhà nớc chỉ đa ra một

số quy định bắt buộc Ví dụ: công ty có nghĩa vụ đăng ký tại tòa án trớc khihoạt động, tòa án căn cứ vào lời khai của ngời thành lập công ty và kết quảthẩm định của các chuyên gia kiểm toán độc lập để đăng ký theo các quy

định của pháp luật Do sự tự do hóa hoạt động kinh doanh nên đã xảy ranhiều vụ lừa đảo lớn trong công chúng Vì vậy, nhà nớc đã hoàn thiện thêmcác quy phạm bắt buộc để hạn chế lừa đảo trong kinh doanh theo hình thứccông ty đối vốn

Nh vậy, xuất phát từ tính chất liên kết và đặc điểm hội vốn mà xuấthiện công ty đối vốn là loại hình công ty thỏa mãn đa dạng lợi ích và nhucầu của thành viên góp vốn, đồng thời nó phải đáp ứng đợc tính linh hoạt,

sự mềm dẻo trong quá trình sử dụng vốn của họ Chính nhu cầu này đòi hỏi

sự điều chỉnh của pháp luật phải "hình thức hóa" ở những mức độ khácnhau, để bảo đảm quyền lợi cho các chủ sở hữu vốn và tài sản, đồng thờibảo đảm hoạt động của một thực thể pháp lý đợc thừa nhận có t cách độclập tham gia vào thơng trờng kinh doanh là công ty đối vốn

Quá trình phát triển của lịch sử về sự liên kết, hùn vốn và sự ra đờicủa công ty đã cho thấy luật công ty thuộc về luật t, sự phát triển của nógắn liền với lịch sử phát triển thơng mại Nhà nớc ngày càng hạn chế sự canthiệp trực tiếp vào hoạt động của công ty, không duy trì chế độ cấp giấyphép thành lập hay giấy phép hoạt động mà chỉ quy định các công ty chỉ cónghĩa vụ đăng ký để đợc ghi tên vào danh bạ thơng mại Hầu hết luật phápcác nớc đều thừa nhận t cách pháp lý của công ty đối vốn từ thời điểm thựchiện xong thủ tục đăng ký kinh doanh và đợc cấp giấy chứng nhận đăng ký

Trang 18

kinh doanh Từ thời điểm này, công ty có t cách pháp nhân, có tài sản riêngtách bạch với tài sản của các thành viên tham gia công ty Các thành viênchỉ chịu trách nhiệm bằng phần vốn tham gia vào công ty, còn công ty chịutrách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản thuộc sở hữu của công

ty Vậy quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn là gì?

1.1.2 Khái niệm quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn

Quyền sở hữu đợc hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật ghinhận, điều chỉnh và bảo vệ trạng thái chiếm hữu của cải vật chất của nhữngchủ thể nhất định Công ty đối vốn là một pháp nhân, là một trong những

chủ sở hữu tài sản đợc pháp luật ghi nhận Vì vậy, quyền sở hữu tài sản

công ty đối vốn là tổng hợp các quy phạm pháp luật ghi nhận, điều chỉnh

và bảo vệ trạng thái chiếm hữu những tài sản thuộc công ty Việc ghi nhận,

điều chỉnh và bảo vệ trạng thái chiếm hữu tài sản của công ty nhằm: thứ

nhất, xác nhận khả năng sở hữu tài sản và xác nhận về mặt pháp lý trạng

thái thực tế của công ty trong việc chiếm hữu các tài sản của mình; thứ hai,

pháp luật xác định quyền hạn của công ty trong việc chiếm hữu, sử dụng và

định đoạt đối với tài sản; thứ ba, pháp luật xác định những biện pháp bảo vệ

quyền sở hữu tài sản của công ty trớc những chủ thể khác Hiểu theo nghĩakhách quan nh trên thì quyền sở hữu tài sản của công ty thuộc đối tợng điềuchỉnh của nhiều ngành luật khác nhau nh Luật Nhà nớc, Luật Hành chính,Luật Dân sự, Luật Tài chính, Ngân hàng, Luật Đất đai Ví dụ luật Nhà nớccông nhận và bảo vệ về hình thức sở hữu của tổ chức (công ty - một tổ chứckinh tế có t cách pháp nhân) Luật Dân sự quy định căn cứ xác lập và chấmdứt quyền sở hữu đối với tài sản của pháp nhân (công ty đối vốn là mộtpháp nhân) và quy định các quyền năng của chủ sở hữu và những ngời khác

đối với tài sản Những ngành luật khác nh luật Đất đai, luật Tài chính, Ngânhàng, luật Công ty quy định các phơng thức xác lập, thực hiện và chấm dứtquyền sở hữu tài sản của công ty đối với các loại tài sản cụ thể; luật Dân sự,

Trang 19

luật Hành chính, luật Hình sự quy định các biện pháp bảo vệ quyền sở hữutài sản của công ty.

Theo Đại từ điển kinh tế thị trờng của Viện nghiên cứu và phổ biến

tri thức bách khoa thì "quyền sở hữu là một loại trong vật quyền dân luật,

chỉ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, thu lợi, phân xử vật sở hữu của mình

và loại bỏ sự can thiệp của ngời khác, của chủ thể dân sự trong phạm vi quy định của pháp luật" [17, tr 1952] Theo khái niệm này, thì quyền sở hữu

tài sản của công ty là một loại vật quyền theo đó công ty có quyền chiếmhữu, sử dụng, thu lợi và phân xử (định đoạt) tài sản của công ty Vì vậy,

"quyền sở hữu tài sản của công ty mang những đặc trng chung của vật quyền" [17, tr 1951] và còn có những đặc trng riêng nh: 1) Công ty có toàn

quyền chi phối tài sản của công ty thông qua các quyền năng chiếm hữu, sửdụng, thu lợi và định đoạt đối với tài sản; 2) Quyền sở hữu tài sản của công

ty là cơ sở để công ty thực hiện quyền sử dụng và quyền đảm bảo tài sản; 3)Quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn là loại vật quyền có tính chấtnăng động, quyền năng của nó có thể tách ra và trở về với công ty trong quátrình hoạt động kinh doanh

Theo khái niệm trên thì quyền sở hữu tài sản của công ty chỉ đợchiểu với nội dung đồng nghĩa với quyền năng của chủ sở hữu (công ty với tcách là chủ sở hữu) Vấn đề hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận là: với baquyền năng: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt liệu đã đủ với chủ sở hữu cha?Với ba quyền năng đó có thể chứng tỏ đặc điểm pháp lý của quyền chủ sởhữu và phân biệt nó với quyền năng của những chủ thể khác không? Vấn đề

là trong lý luận cũng nh trong thực tiễn, trong nhiều trờng hợp các chủ thểkhác không phải là chủ sở hữu cũng có những quyền năng đó, không chỉtừng quyền năng riêng biệt mà kể cả tập hợp ba quyền năng nêu trên Tôi

đồng ý với quan điểm cho rằng, "tự bản thân quyền năng trong mọi trờng

hợp cha đủ để khái quát nội dung quyền sở hữu Hơn nữa, sẽ là sai lầm nếu

Trang 20

coi đó là khả năng đúng duy nhất để thể hiện quyền hạn của chủ sở hữu"

[56, tr 24] Ngay trong luật La Mã cổ đại cũng không quy định quyền củachủ sở hữu "đóng kín" ở ba quyền năng nêu trên Cùng với quyền sở hữu,thời bấy giờ trong luật La Mã đã quy định quyền chiếm hữu, quyền sử dụng

là những loại vật quyền hoàn toàn độc lập

Tiếp nhận hạt nhân hợp lý của luật La Mã, pháp luật của các nớc

nh Pháp, Đức, Nhật Bản quy định về quyền sở hữu t nhân thiêng liêng,tuyệt đối và quy định về các loại vật quyền của các chủ thể khác nhau(quyền sử dụng, quyền địa dịch ) Chẳng hạn Điều 344 Bộ luật dân sự

Pháp quy định "Quyền sở hữu là quyền thụ hởng và định đoạt tài sản một

cách tuyệt đối với điều kiện không đợc sử dụng quyền này trái với quy định của pháp luật Pháp luật Anh, Mỹ cũng liệt kê 11 quyền năng của chủ sở hữu" [56, tr 24] Ngoài ra, trên thực tế khả năng kết hợp các loại quyền

năng trên sẽ còn nhiều phơng án với cùng một tài sản Vậy, quyền sở hữu

có những đặc điểm riêng để phân biệt nó với các loại vật quyền khác Cũng

nh đặc điểm pháp lý của quyền sở hữu nói chung, quyền sở hữu tài sản củacông ty đối vốn không phải chỉ thể hiện ở số lợng ba quyền năng của chủ sởhữu, hoặc ở nội dung ba quyền năng, mà còn thể hiện ở bản chất của nhữngquyền năng đó Trên thực tế, nội dung các quyền chiếm hữu, sử dụng, định

đoạt luôn gắn liền với chủ sở hữu, nó cũng có thể tách rời khi nền kinh tếphát triển đến một trình độ nhất định Sự tách rời nội dung của quyền sởhữu trải qua một quá trình, ban đầu khi nền kinh tế còn ở trình độ thấp, chủ

sở hữu tài sản là ngời chiếm hữu, ngời sử dụng, ngời định đoạt tài sản mộtcách trực tiếp Khi nền kinh tế phát triển, đặc biệt trong thời kỳ sản xuấthàng hóa t bản chủ nghĩa, nhà t bản với t cách là ngời chiếm hữu t bản đồngthời cũng là ngời chủ kinh doanh, thì lúc này các quyền năng của quyền sởhữu có thể gắn liền với chủ sở hữu, nó cũng có thể tách rời chủ sở hữu Ví

dụ ngời sở hữu tài sản sử dụng tài sản của mình để trực tiếp kinh doanh hoặc

Trang 21

thông qua ngời khác kinh doanh Trong những trờng hợp nh vậy, quyềnchiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tách rời nhau Theo Mác, lúc

này "T bản sở hữu tách rời t bản hoạt động, hay t bản hoạt động tách rời t

bản chức năng" Trong quá trình phát triển của nền sản xuất hàng hóa, quan

hệ về sở hữu t liệu sản xuất là tiền đề làm phát sinh, tồn tại quan hệ hànghóa tiền tệ; nó quy định địa vị của con ngời trong xã hội có giai cấp; nócũng là tiêu chí để đánh giá sự tiến bộ của xã hội Sự biến đổi của quan hệ

sở hữu vừa là kết quả, vừa là điều kiện cho sự phát triển của lực lợng sảnxuất, vừa là hình thức xã hội để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển củalực lợng sản xuất Vì vậy, bất cứ một sự thay đổi nào của quan hệ sở hữu

đều là kết quả tất yếu, khách quan tạo nên lực lợng sản xuất mới

Từ nhận thức nh vậy, tôi đồng ý với quan điểm cho rằng, theo nghĩa

chủ quan "quyền sở hữu là khả năng đặc biệt tối đa của chủ sở hữu làm chủ

hoàn toàn về mặt kinh tế đối với tài sản của mình, thể hiện quyền chiếm giữ, sử dụng và định đoạt tài sản của mình theo sự xét đoán của riêng mình, nghĩa là thực hiện bất kỳ hành vi nào đối với tài sản đó mà không trái với quy định của pháp luật" [56, tr 25] Khái niệm này đã nêu rõ đặc trng của

quyền sở hữu không chỉ ở trạng thái tĩnh mà còn nêu đợc "động thái" củaviệc thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu Từ những vấn đề phân tích

trên, có thể đa ra khái niệm: quyền sở hữu tài sản của công ty là khả năng

đặc biệt tối đa của công ty làm chủ hoàn toàn về mặt kinh tế đối với tài sản của mình, công ty có quyền chiếm giữ, sử dụng và định đoạt tài sản của công ty và thực hiện các giao dịch đối với tài sản vì lợi ích của công ty và không trái với các quy định của pháp luật Để tìm hiểu rõ hơn đặc trng của

quyền sở hữu tài sản của công ty, luận án sẽ phân tích cấu thành về chủ thể,

khách thể và nội dung của quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn

1.1.3 Cấu thành quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn

Trang 22

1.1.3.1 Chủ thể quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn

Chủ thể quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn có những đặc

điểm sau:

Thứ nhất, chủ thể quyền sở hữu công ty đối vốn là một tổ chức kinh

tế có t cách pháp nhân

Trớc hết, chủ thể quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn là một

tổ chức kinh tế có t cách pháp nhân Khác với tổ chức xã hội, công ty đốivốn là một tổ chức kinh doanh Vì vậy, trong quá trình thành lập cũng nhhoạt động, hành vi kinh doanh luôn luôn là mục đích của việc hội vốn làhành vi có tính chất liên tục trong quá trình tồn tại của công ty theo đúnglĩnh vực, ngành nghề kinh doanh đã đăng ký Khác với công ty đối nhân -một thực thể pháp lý không có sự tách bạch về tài sản giữa phần của thựcthể đó và của chủ sở hữu, công ty đối vốn là một thực thể có tài sản độc lậptách bạch với tài sản của thành viên tham gia vào công ty Trong quá trìnhthành lập, khi thực hiện xong nghĩa vụ góp vốn, thì phần vốn góp của thànhviên chuyển thành sở hữu của công ty, công ty phải chịu trách nhiệm đốivới tài sản của mình Tiêu chí lợi nhuận luôn là động lực và mục tiêu củacông ty Khi tiến hành hoạt động, công ty đối vốn chịu trách nhiệm dân sựbằng tài sản của mình với t cách là một tổ chức kinh tế Với mô hình thiết

kế về pháp lý nh vậy, luật pháp đã thừa nhận công ty đối vốn là một tổ chứckinh tế có t cách pháp nhân hởng quy chế trách nhiệm hữu hạn T cách phápnhân của công ty đối vốn thể hiện nó là một thực thể pháp lý:

- Đợc thành lập một cách hợp pháp;

- Có tài sản độc lập;

- Tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình bằng tài sản của công ty;

- Là nguyên đơn hay bị đơn trớc các cơ quan tài phán

Trang 23

Sự thừa nhận t cách pháp nhân của công ty đối vốn thể hiện tìnhtrạng tách bạch về quyền sở hữu tài sản của nó với quyền sở hữu tài sản củathành viên đã thành lập ra nó Điều đó đòi hỏi: trong việc góp vốn vào công

ty, quyền sở hữu vốn và tài sản góp vốn của thành viên công ty phải đợcchuyển dịch sang cho công ty và lúc đó công ty đối vốn với t cách là thựcthể pháp lý độc lập, có t cách pháp nhân sẽ là chủ thể quyền sở hữu vốn vàtài sản đã góp đó Công ty là chủ thể thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng,

định đoạt tài sản của công ty vì mục đích kinh doanh

Thứ hai, công ty đối vốn là một tổ chức kinh tế phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Công ty đối vốn muốn đợc thừa nhận là tổ chức kinh tế, có t cáchpháp nhân, sáng lập viên công ty phải tiến hành các thủ tục pháp lý cầnthiết theo quy định của pháp luật tại cơ quan nhà nớc có thẩm quyền Trớc

đó, các thành viên hội vốn đã bàn bạc, thỏa thuận và nhất trí với nhau về

điều lệ công ty, chỉ định ngời quản lý công ty và các công việc cần thiết nh

đặt tên gọi, đặt trụ sở, ký một số hợp đồng mua bán Khi hội đủ những yếu

tố và điều kiện để công ty ra đời, sáng lập viên sẽ tiến hành thủ tục đăng kýviệc thành lập công ty tại cơ quan có thẩm quyền Luật pháp một số nớc gọithủ tục này là thủ tục đăng ký kinh doanh Đăng ký kinh doanh là thủ tụchành chính t pháp, là khâu cuối cùng của quá trình thành lập công ty nhằmkhai sinh công ty Mục đích của thủ tục này nhằm thừa nhận địa vị pháp lýcủa công ty và thông tin chính thức, công khai về hoạt động của công ty vớicông chúng ở nhiều nớc phơng Tây ngời ta giao nhiệm vụ này cho Tòa án(cơ quan t pháp) thực hiện Phần lớn các nớc ở châu á, việc đăng ký kinhdoanh do cơ quan hành pháp thực hiện ở Việt Nam hiện nay, việc đăng kýkinh doanh thuộc thẩm quyền của phòng đăng ký kinh doanh (theo quy

định của Luật Doanh nghiệp) Chỉ sau khi đợc cấp giấy chứng nhận đăng ký

Trang 24

kinh doanh, công ty mới đợc nhà nớc thừa nhận địa vị pháp lý trên thơng ờng Việc đăng ký kinh doanh buộc những chủ sở hữu có nhu cầu hội vốnthành lập công ty phải là những chủ thể trớc hết chịu trách nhiệm trớc cơquan nhà nớc và bên thứ ba về tính chính xác và trung thực của các thôngtin đợc khai báo Ngoài ra, quy định nh vậy còn thúc đẩy những bên có liênquan kiểm soát lẫn nhau trong khi thiết lập các giao dịch pháp lý trong quátrình thành lập công ty Chỉ sau khi đợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh, công ty đối vốn mới có t cách pháp nhân hay nói cách khác: hành vi

tr-đăng ký kinh doanh làm phát sinh địa vị pháp lý của công ty Cũng từ thời

điểm này mới làm phát sinh quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn

Tính cá thể hóa pháp nhân đòi hỏi công ty phải có tên gọi riêng Têngọi của công ty do sáng lập viên công ty tự lựa chọn và ghi vào điều lệ củacông ty Do đó, việc thay đổi tên gọi công ty phải sửa đổi điều lệ và đăng

ký lại với cơ quan nhà nớc có thẩm quyền, đồng thời thông báo công khaicho khách hàng và mọi ngời biết để tiện liên hệ Quyền sở hữu vốn và tàisản của của công ty phải mang tên chủ sở hữu là công ty Khi tài sản gópvốn cha hoặc không sang tên sở hữu cho công ty thì công ty cha đợc coi làchủ sở hữu hợp pháp đối với vốn và tài sản đó Còn đối với thành viên gópvốn thì cha đợc coi là đã thực hiện xong nghĩa vụ góp vốn và cha đợc giảiphóng khỏi nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm đối với khoản nợ của côngty

Địa vị pháp lý của công ty do pháp luật của nớc mà công ty mangquốc tịch quyết định Quốc tịch của công ty là mối liên hệ pháp lý giữacông ty với pháp luật của một nớc nhất định, là sự lệ thuộc về mặt pháp lýcủa công ty vào một quốc gia Nếu nh quốc tịch của một thể nhân là mộtthuộc tính xác định khó thay đổi thì quốc tịch của một pháp nhân lại có thểthay đổi theo từng điều kiện nhất định của luật pháp mỗi nớc Một công ty

có thể đợc coi là công ty trong nớc ở phơng diện này, nhng lại có thể đợc

Trang 25

coi là công ty nớc ngoài ở phơng diện khác Việc xác định địa vị pháp lýcủa công ty có ý nghĩa nhằm xác định quyền sở hữu tài sản của công ty bịchi phối bởi luật nào? Chẳng hạn, Luật ở nơi công ty mang quốc tịch hayluật ở nơi có tài sản.

Theo pháp luật và thực tiễn pháp lý của các nớc trên thế giới, nhìnchung quốc tịch của công ty thờng đợc xác định theo những cơ sở sau:

- Theo nơi thành lập, tức là nơi cấp giấy phép thành lập và đăng ký

điều lệ của công ty (luật Anh, Mỹ thờng áp dụng tiêu chuẩn này)

- Theo trung tâm quản lý, tức là nơi đặt trụ sở quản lý điều hànhchính của Hội đồng quản trị công ty (luật Đức, Pháp thờng áp dụng)

- Theo trung tâm sản xuất kinh doanh, tức là nơi hoạt động sản xuấthoặc kinh doanh chính của công ty (luật các nớc phát triển nh Ai Cập, Xirithờng áp dụng)

Nh vậy, kể từ thời điểm đợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh, công ty đối vốn mới có t cách pháp nhân và bắt đầu thực hiện cácgiao dịch nhân danh công ty, trách nhiệm tài sản phát sinh là trách nhiệmcủa công ty Các hoạt động trớc đó liên quan đến việc thành lập công tythuộc trách nhiệm cá nhân của các sáng lập viên và họ phải chịu tráchnhiệm vô hạn về những thiệt hại phát sinh Chỉ sau khi đợc cấp giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh, với t cách là chủ thể quyền sở hữu tài sản công tymới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của mình.Các thành viên công ty có thể thỏa thuận việc công ty tiếp nhận các nghĩa

vụ đã phát sinh trớc khi đăng ký kinh doanh nếu các nghĩa vụ đó phát sinh

do từ việc thành lập công ty

Đặc điểm này cho thấy, mối quan hệ góp vốn giữa thành viên công

ty và công ty chỉ có thể thực thi đợc một khi công ty đã chính thức đợcthành lập bằng việc đợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Trong

Trang 26

một số trờng hợp đòi hỏi phải có giấy phép thành lập và hoạt động (Luậtcác tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm) sẽ không thực tế nếu quy

định một trong những điều kiện để đợc cấp giấy phép thành lập và hoạt

động của công ty là các thành viên phải góp đủ số vốn điều lệ hoặc vốnpháp định, vì rằng công ty cha đợc thừa nhận về mặt pháp lý thì thành viêncũng không thể góp vốn cho công ty đợc

Thứ ba, chủ thể quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn là một tổ chức kinh tế mà việc thực thi quyền sở hữu tài sản của mình không những chỉ tuân theo các quy định của pháp luật mà còn tùy thuộc vào ý chí và mục đích của các thành viên công ty Thành viên công ty trực tiếp chi phối, quyết định hoặc thông qua bộ máy tổ chức điều hành của công ty để thực thi quyền sở hữu tài sản

Cũng nh các chủ thể khác, với t cách là chủ thể quyền sở hữu tàisản, công ty đối vốn có đầy đủ cả ba quyền năng chiếm hữu, sử dụng và

định đoạt Nếu cá nhân - chủ thể của quyền sở hữu tự quyết định việc thựchiện các quyền năng của mình một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thì với tcách là một tổ chức, công ty đối vốn thực hiện các quyền năng của chủ sởhữu phải theo một cơ chế Cơ chế này đợc thực hiện thông qua bộ máy tổchức (cơ cấu nội bộ của công ty) Bộ máy tổ chức tùy thuộc vào sự thỏathuận, định đoạt của các thành viên tham gia công ty Với bản chất là công

ty đối vốn, các thành viên tham gia thành lập công ty đều quan tâm đến việckhai thác khả năng sinh lời đối với phần vốn góp của mình vào công ty vàtùy theo mức độ tỷ lệ vốn góp mà chi phối đến hoạt động hoặc tham giaquản lý điều hành công ty Trên thực tế, một số chủ đầu t không chỉ có nhucầu góp vốn, họ còn có nhu cầu mong muốn tham gia vào việc quản lý và

điều hành hoạt động kinh doanh của công ty Nhng cũng có những ngờikhác lại vừa quan tâm đến khả năng sinh lời của đồng vốn, vừa quan tâm

đến khả năng chuyển đổi linh hoạt đồng vốn của mình Vì vậy, từ nhu cầu

Trang 27

của hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải có những hình thức pháp lý thíchhợp đối với việc tổ chức bộ máy của công ty đối vốn Từ thực tiễn hoạt

động của công ty và sự điều chỉnh pháp luật, mô hình tổ chức bộ máy phảiphù hợp với lợi ích của thành viên tham gia Họ có thể thỏa thuận với nhau

để ghi nhận vào hợp đồng và điều lệ công ty những thang, bậc khác nhau vềquyền lực Chẳng hạn, thành viên nào sẽ chi phối, thành viên nào sẽ thamgia điều hành hoặc quản lý công ty Điều quan trọng là bộ máy tổ chức vàcấu trúc quyền lực của công ty phải nhằm bảo đảm an toàn cho các chủ sởhữu vốn yên tâm đầu t vào công ty đối vốn Tùy theo các loại hình công ty

đối vốn: công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn mà việc tổ chức

bộ máy và cấu trúc quyền lực khác nhau

Trong công ty cổ phần, số lợng cổ phiếu mà cổ đông sở hữu sẽ làmphát sinh quyền và nghĩa vụ của họ đối với công ty thể theo điều lệ công ty

và các quy định pháp luật về công ty Trong số các cổ đông có những cổ

đông có nhiều kiến thức về kinh doanh nhng cũng có nhiều cổ đông không

có kiến thức về kinh doanh, mặt khác giữa họ rất ít hoặc thậm chí không có

sự hiểu biết lẫn nhau Vì vậy, để tránh việc trong công ty quyền lực chỉthuộc vào một nhóm cổ đông làm nảy sinh sự phân hóa và tranh chấp lợiích, pháp luật đã quy định cơ chế kiểm soát và điều hành để tránh sự lợidụng quyền lực công ty

Khác với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài yếu tốvốn, các thành viên tham gia công ty còn quan tâm đến yếu tố nhân thân.Vì vậy, cấu trúc quyền lực của công ty trách nhiệm hữu hạn có sự kết hợp

đặc điểm của công ty đối nhân và công ty cổ phần Công ty trách nhiệmhữu hạn kết hợp đợc u điểm về chế độ trách nhiệm hữu hạn của công ty cổphần và u điểm các thành viên quen biết nhau của công ty đối nhân Nókhắc phục đợc nhợc điểm về sự phức tạp khi thành lập và điều hành củacông ty cổ phần và nhợc điểm không phân chia rủi ro của công ty đối nhân

Trang 28

Thành viên công ty thờng là những ngời quen biết và đều có nguyện vọngmong muốn hợp tác với nhau để làm ăn, do vậy họ tự đặt ra cơ chế tự quản

lý và tự kiểm soát

Ngoài hai hình thức phổ biến của loại hình công ty đối vốn là công

ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần thì pháp luật ở một số nớc chophép tồn tại loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ

Công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ là sản phẩm đặc biệt của việc

điều chỉnh bằng pháp luật đối với quá trình phát triển của công ty đối vốn

Đây là loại hình công ty có thể ra đời khi một thành viên muốn tận dụng uthế của chế độ trách nhiệm hữu hạn để tách bạch tài sản, tránh rủi ro hoặckhi toàn bộ tài sản của công ty chuyển vào tay một thành viên duy nhất vàthành viên đó vẫn có khả năng tiếp tục duy trì, phát triển công ty, lúc này,công ty trở thành công ty một chủ Trong trờng hợp này pháp luật vẫn thừanhận thành viên đó vẫn có quyền đợc giải phóng khỏi trách nhiệm cá nhân.Trách nhiệm tài sản thuộc về công ty - một thực thể có t cách pháp nhânchịu trách nhiệm độc lập về mặt pháp lý với chủ sở hữu, vì xét về phơngdiện pháp lý, đó là đặc tính của công ty đối vốn nói chung Song, khôngphải pháp luật tất cả các nớc đều thừa nhận công ty trách nhiệm hữu hạnmột chủ, vì theo định nghĩa chung về công ty thì công ty là sự liên kết giữacác chủ đầu t bằng một sự kiện góp vốn nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.Trong khi đó, công ty một chủ không có sự kiện liên kết góp vốn nên khôngphải là công ty theo quan niệm truyền thống Theo luật của Italia, Tây BanNha và các nớc Nam Mỹ không cho phép thành lập công ty trách nhiệmhữu hạn một chủ Còn trong hệ thống pháp luật của Đức, Anh, Mỹ lại thừanhận công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ ở Việt Nam, Luật Doanhnghiệp đã thừa nhận công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ do một tổ chứcthành lập Do vậy, nghiên cứu lịch sử phát triển và quyền sở hữu của loạihình công ty này có ý nghĩa mang tính toàn diện về việc điều chỉnh bằng

Trang 29

pháp luật đối với hoạt động công ty ở nớc ta, nhất là đối với các quan hệ về

sở hữu tài sản của công ty đối vốn

Qua nghiên cứu đặc điểm pháp lý về chủ thể quyền sở hữu công ty

đối vốn cho thấy:

- Công ty đối vốn là một trong những loại hình chủ thể kinh tế phổbiến trong nền kinh tế thị trờng Trong các loại hình công ty đối vốn, công

ty cổ phần cho phép huy động vốn và giải phóng vốn nhanh, cho phép thựchiện các dự án lớn vì có thể huy động nguồn vốn lớn

- Công ty đối vốn là một tổ chức mà tài sản ban đầu của công ty khithành lập thuộc nhiều chủ sở hữu khác nhau và đợc chuyển giao cho công

ty bằng việc góp vốn thành lập công ty, trong đó các thành viên công tycũng rất quan tâm đến việc công ty khai thác lợi ích từ tài sản phục vụ chochính các chủ sở hữu Điều này đòi hỏi phải thiết lập cấu trúc quyền lựccông ty sao cho một mặt, thúc đẩy hiệu quả hoạt động công ty, mặt khác,phải vì và cho chính lợi ích của thành viên công ty

- Công ty đối vốn tồn tại không phụ thuộc vào sự biến động của cácchủ sở hữu góp vốn Tính ổn định của công ty là u thế để công ty thực hiệngiao dịch với các bên thứ ba

1.1.3.2 Khách thể quyền sở hữu tài sản công ty đối vốn

Khách thể của quyền sở hữu tài sản của công ty là tài sản của công

ty Từ nhu cầu điều chỉnh khai thác lợi ích của chủ sở hữu công ty, tài sảncủa công ty đợc nghiên cứu dới nhiều góc độ khác nhau Các nhà tài chínhhọc đã phân loại tài sản của doanh nghiệp thành tài sản cố định (tài sản cố

định hữu hình và tài sản cố định vô hình) và tài sản lu động Các nhà luậthọc nghiên cứu đặc điểm khách thể của quyền sở hữu tài sản của công ty d-

ới các góc độ khai thác lợi ích từ tài sản thỏa mãn nhu cầu của chủ sở hữu

Trang 30

Theo quan điểm pháp lý dân sự, cũng nh tài sản của các chủ thểkhác tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty bao gồm vật có thực, tiền, giấy

tờ trị giá đợc bằng tiền và các quyền tài sản Đối với vật có thực lại đợc chia

ra thành động sản và bất động sản

Vật có thực phải là một bộ phận của thế giới vật chất, phải có lợi íchcho công ty và phải đáp ứng đợc nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng nh cáchoạt động khác của công ty Trong quá trình hoạt động, công ty phải chiếmhữu, sử dụng và định đoạt đợc vật có thực đó để phục vụ cho nhu cầu kinhdoanh

Tiền là giá trị đại diện cho giá trị thực của hàng hóa và là phơng tiện

lu thông trong giao lu dân sự Với t cách là khách thể của quyền sở hữu tàisản của công ty, tài sản là tiền cần đợc phân biệt bản chất kinh tế với vốncủa công ty Trớc hết, muốn có vốn phải có tiền, song có tiền, thậm chí cónhững khoản tiền rất lớn cũng không phải là vốn Tiền đợc gọi là vốn phải

đồng thời thỏa mãn những điều kiện sau đây:

Một là, tiền phải đại diện cho một lợng hàng hóa nhất định (đợc bảo

đảm bằng một lợng tài sản có thực)

Hai là, tiền phải đợc tích tụ và tập trung đến một lợng nhất định Sự

tích tụ và tập trung một lợng tiền đến một hạn độ nào đó mới làm cho nó có

đủ sức để đầu t cho một dự án kinh doanh, cho dù là nhỏ nhất Nếu tiềnnằm rải rác ở khắp nơi, không đợc thu gom lại thành "món lớn" thì chẳnglàm đợc việc gì vì thế một công ty muốn khởi nghiệp thì nhất thiết phải cómột lợng vốn đủ lớn Để có vốn, công ty phải tìm các biện pháp khai thác,thu hút các nguồn tiền tệ nhàn rỗi thành một "món lớn" để đầu t kinhdoanh

Ba là, khi đã có đủ về lợng, tiền phải đợc vận động nhằm mục đích

sinh lời "Cách vận động và phơng thức vận động của tiền lại do phơng

thức đầu t kinh doanh quyết định" [18, tr 97].

Trang 31

Tiền biểu hiện thành vốn của công ty phải thông qua hành vi chuyểnquyền sở hữu đối với tiền của thành viên góp vốn vào tài khoản của công tyhoặc theo sự thỏa thuận của các bên chuyển vào tài khoản ký thác tại mộtngân hàng hoặc một tài khoản trung gian theo quy định của pháp luật hoặc

điều lệ công ty để thực hiện nghĩa vụ góp vốn và sau đó sẽ đợc công ty cấpgiấy chứng nhận góp vốn

Giấy tờ trị giá đợc bằng tiền là tài sản của công ty phải đáp ứng đợcyêu cầu của việc góp vốn và yêu cầu hoạt động kinh doanh của công ty.Những giấy tờ trị giá đợc bằng tiền bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, ngân phiếu,séc, giấy ủy nhiệm chi, kỳ phiếu, tín phiếu, công trái Trong điều kiện củanền kinh tế thị trờng việc xác định giấy tờ trị giá đợc bằng tiền là tài sản củacông ty đáp ứng đợc yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn hoạt động kinh doanh, gópphần làm cho hoạt động kinh doanh đa dạng, phong phú và sống động

Tài sản của công ty còn bao gồm cả các quyền tài sản Đây lànhững quyền gắn liền với tài sản mà khi thực hiện các quyền đó công ty sẽ

có đợc một tài sản Chẳng hạn nh quyền đòi nợ, quyền sở hữu đối với phátminh, sáng chế, tên gọi, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa Cácquyền này phải đáp ứng đợc yêu cầu trị giá đợc bằng tiền và có thể chuyểngiao khi công ty thực hiện hoạt động kinh doanh

Nh vậy, với t cách là khách thể của quyền sở hữu, tài sản của công ty

là toàn bộ tài sản đợc đầu t vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời

Tùy theo yêu cầu đòi hỏi của hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty mà mức độ đầu t và cơ cấu tài sản của công ty có sự khác nhau.Nếu xét theo công dụng và quan hệ pháp lý chi phối thì tài sản của công tytồn tại dới dạng: tài sản cố định, tài sản lu động, tài sản dùng để đầu t tàichính Căn cứ vào đặc điểm của từng loại tài sản mà pháp luật và điều lệcông ty đặt ra cơ chế của việc xác lập, thực thi quyền sở hữu tơng ứng với

Trang 32

từng loại tài sản để bảo đảm sự vận động, phát triển đối với khối tài sảnthuộc sở hữu công ty.

Đối với tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sửdụng dài, có chức năng là t liệu sản xuất và trong quá trình kinh doanh tàisản cố định không bị thay đổi hình thái hiện vật nhng năng lực sản xuất vàgiá trị của chúng bị giảm dần (tài sản cố định đã bị hao mòn) Công ty phải

đầu t khoản chi phí lớn cho nó, vì trong nền kinh tế thị trờng, để cạnh tranhtrên thị trờng, tài sản cố định quyết định tốc độ tăng trởng, khả năng cạnhtranh và hiệu quả kinh doanh của công ty Tài sản cố định hữu hình củacông ty là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể nh: đất kinh doanh, nhàxởng, máy móc thiết bị, phơng tiện vận tải và những phơng tiện, công cụkhác trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Tài sản cố định vô hình của công ty là những tài sản không

có hình thái vật chất, cụ thể là giá trị của bằng sáng chế, bản quyền tác giả;thị quyền, nhãn hiệu thơng mại, quyền đặc nhợng khai thác Hình thái giátrị của tài sản cố định là vốn cố định Việc thu hồi vốn cố định thờng kéodài, thời gian hoàn vốn lâu nên nếu tính toán thiếu khoa học thì rất dễ làmthất thoát vốn cố định Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh của mình, việcphát triển, bảo toàn vốn cố định là khâu trọng tâm của công tác quản lý, sửdụng và bảo toàn vốn kinh doanh của công ty Quyết định số phận pháp lý

đối với tài sản này có thể và thờng là thuộc thẩm quyền của Đại hội đồnghoặc Hội đồng quản trị thể theo quy định của Điều lệ công ty

Tài sản lu động là các tài sản phục vụ cho quá trình sản xuất và luthông gồm: Tài sản lu động sản xuất và tài sản lu thông Tài sản lu độngsản xuất bao gồm những tài sản ở khâu dự trữ sản xuất nh nguyên vật liệuchính,vật liệu phụ, nhiên liệu v.v và tài sản ở khâu sản xuất nh sản phẩm

dở dang đang chế tạo, bán thành phẩm, chi phí đợi phân bổ Tài sản luthông gồm sản phẩm hàng hóa cha tiêu thụ (hàng tồn kho), vốn bằng tiền và

Trang 33

các khoản phải thu Khác với tài sản cố định, tài sản lu động luôn thay đổihình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm và vì vậy giá trị của nó cũng đợcchuyển dịch toàn bộ một lần vào giá thành sản phẩm tiêu thụ Đặc điểm nàyquyết định tới sự vận động của vốn lu động - hình thái giá trị của tài sản lu

động Quyết định số phận pháp lý của loại tài sản này thông thờng thuộcthẩm quyền của giám đốc công ty - ngời đại diện cho công ty trong việcthực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa

Từ đặc điểm này, xét về phơng diện pháp lý cần lu ý đến những

điểm sau đây:

Thứ nhất là việc xác lập quyền sở hữu đối với vốn và tài sản của

công ty, tùy theo từng loại hình khách thể nói trên của quyền sở hữu sẽ đòihỏi phải tuân theo các trình tự thủ tục pháp lý khác nhau về việc chuyểndịch quyền sở hữu tài sản Nghĩa vụ góp vốn của các thành viên công ty chỉ

đợc coi là thực hiện xong một khi việc chuyển dịch quyền sở hữu vốn và tàisản từ thành viên công ty sang công ty đã đợc thực hiện một cách đầy đủ,hợp pháp và hợp lệ và chỉ khi đó, thành viên công ty mới đợc giải phóngkhỏi nghĩa vụ góp vốn và trách nhiệm liên đới đối với các khoản nợ củacông ty

Thứ hai là về nguyên tắc việc xác định tỷ lệ giữa vốn cố định và vốn

lu động tùy thuộc vào ý chí và sự định đoạt của công ty theo một tỷ lệ thíchhợp và có hiệu quả đối với loại hình kinh doanh của công ty Tuy nhiêntrong một số trờng hợp nhất định, pháp luật sẽ quy định giới hạn tối đa về tỷ

lệ này

Nh vậy, khách thể của quyền sở hữu tài sản của công ty là tài sản

đ-ợc biểu hiện ở các trạng thái khác nhau, mà hình thức biểu hiện giá trị của

nó là vốn của công ty, dù tài sản ở trạng thái nào vẫn phải khai thác đợc lợi

Trang 34

ích và phải phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của công ty Tùy theo nhu cầuhoạt động kinh doanh của từng công ty mà vốn của công ty đợc cấu trúckhác nhau Các loại tài sản của công ty dù đợc xác lập từ nguồn vốn nào

đều phải đáp ứng nhu cầu vật chất cho quá trình tồn tại và hoạt động củacông ty đối vốn

1.1.3.3 Nội dung quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn

Là chủ thể quyền sở hữu tài sản, cũng nh các chủ sở hữu khác, công

ty cũng có đầy đủ ba quyền năng: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối vớitài sản của công ty

Quyền chiếm hữu là quyền của công ty tự mình nắm giữ, quản lý tàisản thuộc sở hữu mình Trong một số trờng hợp công ty cũng có thể thôngqua ngời khác thực hiện quyền sở hữu, chẳng hạn, khi công ty ủy quyềncho ngời khác quản lý tài sản hoặc công ty chuyển giao tài sản thông quagiao dịch dân sự Khi công ty tự mình chiếm hữu tài sản thì công ty đợcthực hiện mọi hành vi theo ý chí của công ty để hoạt động kinh doanh theo

đăng ký kinh doanh việc chiếm hữu của công ty không bị hạn chế, gián

đoạn về thời gian trừ trờng hợp công ty chuyển giao việc chiếm hữu cho

ng-ời khác hoặc pháp luật có quy định khác Là một đơn vị kinh doanh, quyềnchiếm hữu tài sản của công ty thể hiện qua công tác kế toán, thống kê, kiểmtra đối chiếu tình hình công nợ, kiểm tra đánh giá lại tài sản, xử lý đối vớitổn thất tài sản, thực hiện khấu hao tài sản cố định và đợc thể hiện trongbảng tổng kết tài sản của công ty Quyền chiếm hữu (nắm giữ và quản lý)công ty đợc thực hiện rất khó khăn và phức tạp, vì tài sản công ty không ởtrong trạng thái tĩnh mà luôn ở trong trạng thái động nên quyền này đợcthực hiện thông qua việc quản lý công ty Quản lý công ty bao gồm cả việcquản lý tài sản cố định và tài sản lu động, quản lý tất cả các hoạt động sảnxuất kinh doanh Toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đ-

ợc thể hiện trong sổ sách kế toán, thống kê của công ty Thông qua hoạt

Trang 35

động này để biết đợc tình hình sản xuất kinh doanh của công ty nh thế nào,

nó cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác các tài liệu về tình hình vốn, tàisản cũng nh sự biến động hoạt động kinh doanh Do vậy, chủ sở hữu công

ty thực hiện quyền này thông qua việc kiểm tra, nắm bắt đợc tình hình vốn,tài sản của công ty cũng nh tình hình hoạt động của công ty qua sổ sách kếtoán và công tác thống kê Chủ sở hữu công ty có thể kiểm tra, xem xét

đánh giá tính trung thực, đúng đắn của các sổ sách kế toán, thống kê quabảng báo cáo tài chính để nắm bắt đợc tình hình tài chính, tài sản cũng nhkết quả kinh doanh hoặc các khoản nợ của công ty phát sinh từ hoạt độngkinh doanh

Bảng báo cáo tài chính hàng năm đợc giám đốc công khai trớc tất cảcác thành viên Một mặt, thành viên kiểm tra, xác minh những sai sót hoặcgian lận trong quản lý tài chính Mặt khác, các thành viên nắm đợc tìnhhình tài chính và kinh doanh của công ty trong năm tài chính để từ đó cóquyết định đúng đắn khi biểu quyết về phơng hớng và kế hoạch kinh doanhnăm sau Đồng thời, qua đó họ thấy đợc những lợi ích mà mình đợc hởng,khả năng sinh lợi để có thể tiếp tục đầu t, tiếp tục tăng hoặc giảm vốn đầu t.Chủ sở hữu công ty nắm bắt, kiểm tra và quản lý công ty cũng đợc thựchiện trong kỳ họp thờng niên của Đại hội đồng Trong cuộc họp đó cácthành viên thực hiện quyền quyết định cuối cùng về tính trung thực, đúng

đắn của sổ sách kế toán, thống kê và bản báo cáo tài chính

Quyền chiếm hữu công ty liên quan chặt chẽ đến quyền sử dụngcông ty Việc thực hiện quyền sử dụng tài sản đem lại lợi nhuận là vấn đềquan tâm hàng đầu của các thành viên Công ty đối vốn thuộc sở hữu củacác thành viên, nhng bản thân công ty lại là chủ thể pháp lý độc lập và làchủ sở hữu tài sản của công ty Do đó, quyền sử dụng tài sản của công tycũng có những đặc điểm riêng và phức tạp Thực hiện quyền sử dụng tài sảncủa công ty chính là đa các tài sản dới hình thức hiện vật, giá trị hoặc các

Trang 36

giá trị phi vật chất của công ty vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằmmục đích thu lợi nhuận.

Quyền sử dụng là quyền của công ty trực tiếp thực hiện khai tháccông dụng, hởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí của công ty phục vụcho mục đích kinh doanh và không vi phạm điều cấm của luật công tycũng có thể chuyển giao cho ngời khác thực hiện quyền sử dụng tài sản củamình thông qua hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật Là một đơn vịkinh doanh, quyền sử dụng tài sản của công ty thực hiện theo nguyên tắc sửdụng hiệu quả, bảo toàn và phát triển Trờng hợp sử dụng vốn và quỹ vàomục đích khác với mục đích đã quy định cho loại vốn và quỹ đó thì phảituân theo nguyên tắc có hoàn trả, ví dụ: dùng quỹ khen thởng, quỹ phúclợi để kinh doanh thì phải hoàn trả cho các quỹ đó số tiền đã sử dụng.Trong quá trình sử dụng, tài sản công ty đợc quyền thay đổi cơ cấu tài sản

và các loại vốn phục vụ cho việc phát triển kinh doanh có hiệu quả, bảotoàn và phát triển vốn Trong nền kinh tế thị trờng, hớng đầu t của một công

ty không chỉ khép kín, giới hạn trong phạm vi nội bộ công ty mà có thể đầu

t một bộ phận vốn kinh doanh ra bên ngoài nhằm tìm kiếm lợi nhuận và

đảm bảo an toàn về vốn Vì vậy, cùng với việc sử dụng vốn và tài sản đểphát triển kinh doanh, công ty có quyền sử dụng vốn để đầu t ra bên ngoài,với điều kiện tuân thủ các quy định của pháp luật và bảo đảm nguyên tắc cóhiệu quả, bảo toàn và phát triển đợc vốn, tăng thu nhập Trong quá trìnhkinh doanh, việc đảm bảo an toàn về vốn đợc coi là một trong nhữngnguyên tắc quan trọng Công ty có thể sẵn sàng chấp thuận một hớng đầu tvới tỷ suất lợi nhuận thấp nhng vốn đầu t đợc an toàn, hoặc cũng có thểchọn một phơng án có tỷ suất lợi nhuận cao nhng lại bấp bênh, mạo hiểm.Vì thế ngoài mục tiêu lợi nhuận, việc đầu t vốn ra bên ngoài còn là để phântán độ rủi ro Bởi lẽ, một lợng vốn chỉ đầu t vào một hớng (theo kiểu "đợc

ăn cả, ngã về không") bao giờ cũng có xác suất rủi ro lớn hơn lợng vốn đó

Trang 37

đợc đầu t ra nhiều hớng Trong kinh doanh, có thể công ty bị thiếu vốn phải

đi vay, nhng họ vẫn mạnh dạn bỏ vốn đầu t ra bên ngoài với ý nghĩa nh vậy

Có nhiều hình thức đầu t tài chính ra bên ngoài nh bỏ vốn để mua cổ phiếu,trái phiếu của các công ty khác, hùn vốn liên doanh với các công ty khác.Trong nhiều trờng hợp, nhờ đầu t tài chính ra bên ngoài mà công ty có thể

tự tháo gỡ đợc những khó khăn bên trong, tránh đợc nguy cơ phá sản bằngcách thay cho một hớng đầu t đang gặp "bê bối", sang một lĩnh vực kinhdoanh mới khả quan hơn Đó cũng là một giải pháp để duy trì sự tồn tại củacông ty Việc đầu t ra bên ngoài có những u thế đồng thời cũng có nhữnghạn chế Điều quan trọng nhất khi đi tới quyết định đầu t tài chính ra bênngoài là cần hết sức cân nhắc độ an toàn và tin cậy của dự án Vì thế, bộmáy quản lý công ty phải có những thông tin cần thiết và phải phân tích,

đánh giá những mặt lợi hại của dự án để chọn đúng đối tợng và loại hình

đầu t phù hợp

Quá trình sử dụng vốn và tài sản của công ty đợc thực hiện thôngqua cơ chế pháp lý quy định trong luật và điều lệ công ty Ví dụ: việc gópvốn liên doanh phải đợc Đại hội đồng quyết định và cơ quan thực thi là Hội

đồng quản trị Hội đồng quản trị có trách nhiệm cử ngời có trình độ, phẩmchất tham gia quản lý, giám sát kiểm tra việc sử dụng vốn góp vào liêndoanh hoặc thành lập công ty mới Qua báo cáo định kỳ của đại diện công

ty, Hội đồng quản trị giám sát việc sử dụng vốn, bảo toàn và phát triển vốn,thu lợi nhuận từ phần vốn đầu t liên doanh

Quyền định đoạt là quyền của chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữutài sản của mình cho ngời khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó Công ty đốivốn thuộc sở hữu chung của các thành viên công ty, do đó việc định đoạtcông ty có những đặc trng riêng Các thành viên là chủ sở hữu công ty cóquyền định đoạt số phận pháp lý đối với phần vốn góp của họ trong công ty.Còn công ty đối vốn là một pháp nhân có tài sản độc lập với tài sản của

Trang 38

thành viên, nên công ty có quyền định đoạt đối với tài sản của công ty Việc

định đoạt số phận pháp lý và số phận thực tế tài sản của công ty thuộc vềcông ty Theo đó, công ty thực hiện quyền định đoạt của mình theo hai ph-

ơng thức:

- Định đoạt số phận pháp lý của tài sản, tức là chuyển quyền sở hữucủa mình cho ngời khác thông qua giao dịch dân sự nh bán, trao đổi, tặngcho, cho vay, để thừa kế

- Định đoạt số phận thực tế của tài sản, tức là chủ sở hữu có quyềnbằng hành vi của mình làm cho tài sản không còn trong thực tế nh tiêu dùnghết, hủy bỏ tài sản, từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản

Công ty có thể tự mình thực hiện quyền định đoạt tài sản hoặc cóthể ủy quyền cho ngời khác thực hiện quyền định đoạt tài sản Ngời đợc ủyquyền định đoạt tài sản phải thực hiện việc định đoạt phù hợp với ý chí củacông ty Quyền định đoạt tài sản của công ty thể hiện thông qua quyết địnhtăng, giảm vốn hoặc thông qua việc quyết định số phận pháp lý đối với tàisản trong hoạt động kinh doanh

Xuất phát từ tầm quan trọng của quyền định đoạt tài sản mà phápluật quy định rõ các điều kiện để thực hiện quyền định đoạt, chẳng hạn tùytheo mức độ của các giao dịch pháp lý mà việc định đoạt tài sản sẽ thuộcthẩm quyền của Đại hội đồng, Hội đồng quản trị hoặc giám đốc Hoặc phápluật cũng có những quy định quyền định đoạt của công ty bị hạn chế trongmột số trờng hợp:

- Đối với tài sản bị kê biên, cầm cố, thế chấp;

- Một số tài sản nhà nớc có quyền u tiên mua;

- Một số trờng hợp pháp luật quy định quyền u tiên mua cho cánhân hoặc tổ chức Ví dụ: quyền u tiên mua của các chủ sở hữu chung khác

Trang 39

khi một sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình trong tài sản thuộc

sở hữu chung

Từ việc phân tích nội dung của quyền sở hữu tài sản của công ty đốivốn cho thấy: nội dung quyền sở hữu tài sản của công ty thể hiện các quyềncủa chủ sở hữu đợc thực hiện thông qua sự phân cấp quyền hạn của bộ máyquản lý để thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của công

ty trong hoạt động kinh doanh

1.2 xác lập quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn 1.2.1 Các chủ thể tham gia xác lập quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn

Chủ thể tham gia xác lập quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn

là cá nhân, pháp nhân v.v có đủ năng lực pháp luật dân sự đa vốn và tàisản để thực hiện sự liên kết với mục đích tìm kiếm lợi nhuận trong hoạt

động kinh doanh Để đảm bảo an toàn cho ngời có vốn yên tâm liên kết gópvốn, pháp luật về công ty đã quy định t cách pháp lý của các chủ thể thamgia xác lập quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn

Chủ thể tham gia xác lập quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốnchính là các thành viên của công ty này Một số thành viên tham gia ngay

từ khâu triển khai thành lập công ty gọi là các sáng lập viên Những thànhviên khác không tham gia thành lập, chỉ góp vốn và do vậy có thể gọi là cácthành viên thông thờng

Sáng lập viên là ngời khởi xớng, chịu trách nhiệm đứng ra thành lậpcông ty T cách chủ thể của sáng lập viên tồn tại trong suốt quá trình thànhlập và chấm dứt theo quy định của điều lệ công ty và pháp luật Quá trìnhtham gia thành lập công ty là quá trình mà các chủ thể phải tiến hành cácthủ tục và thực hiện các hành vi làm phát sinh một "khế ớc" nên các thànhviên sáng lập phải tự nguyện liên kết trên cơ sở thỏa thuận thống nhất ý chí

Trang 40

ghi nhận trong hợp đồng thành lập công ty Sáng lập viên có vai trò đặc biệtquan trọng, trớc hết, họ là những ngời nắm vững lĩnh vực kinh doanh, họthực hiện các giao dịch pháp lý trớc các cơ quan nhà nớc có thẩm quyền đểtạo ra các điều kiện cần thiết cho sự hình thành công ty

Trong nhiều khía cạnh, sáng lập viên vẫn là chỗ dựa cho công tytrong quá trình hoạt động Ngoài sự ràng buộc bằng hợp đồng và Điều lệcông ty, pháp luật còn đa ra những quy định để ràng buộc sáng lập viên khi họthực hiện các giao dịch pháp lý trong một thời hạn nhất định Những quy

định đó nhằm chống việc lợi dụng thành lập công ty để lừa đảo, đồng thờinhững ràng buộc đó cũng góp phần gắn bó mối quan hệ giữa các sáng lập viênvới các cổ đông khác với hiệu quả hoạt động của công ty trong tơng lai

T cách pháp lý của sáng lập viên thể hiện ở quyền và nghĩa vụ củasáng lập viên Khi thực hiện các giao dịch để tiến hành thành lập công ty thìhình thức pháp lý và hậu quả pháp lý của các giao dịch mà thành viên sánglập thực hiện đợc luật quy định nh thế nào? Trớc hết, hành vi của sáng lập

viên chính là xác lập các quan hệ pháp luật "tiền công ty" Các quan hệ này

đợc ghi nhận thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng thành lập công ty

Hợp đồng thành lập công ty là văn bản pháp lý giữa các thành viênsáng lập, trong đó quy định các nội dung liên quan đến việc thành lập công

ty Cũng có thể một vài nội dung của hợp đồng thành lập công ty sau này

đ-ợc đa vào điều lệ công ty (điều này không bắt buộc) Hợp đồng thành lậpcông ty là tiền đề pháp lý đầu tiên cho sự ra đời của công ty Nó là căn cứxác nhận sự minh bạch pháp lý đối với các giao dịch của sáng lập viêntrong quá trình vận động liên kết, góp vốn, ký hợp đồng thuê trụ sở, hợp

đồng mua tài sản, hợp đồng t vấn để hình thành các quan hệ giữa thànhviên với thành viên, giữa thành viên với công ty khi công ty ra đời Hậu quả

pháp lý phát sinh từ hợp đồng thành lập công ty xảy ra hai trờng hợp Một

là, nếu công ty đợc thành lập thì công ty là ngời tiếp nhận quyền và nghĩa

Ngày đăng: 19/02/2014, 14:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Akhmeduev A. (1991), Phi Nhà nớc hóa và sự phát triển các hình thức sở hữu, "Voprovs Economiki", N o 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Voprovs Economiki
Tác giả: Akhmeduev A
Năm: 1991
2. Nguyễn Mạnh Bách (1992), Pháp luật kinh doanh, Nxb Pháp lý Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Mạnh Bách (1992), "Pháp luật kinh doanh
Tác giả: Nguyễn Mạnh Bách
Nhà XB: Nxb Pháp lý
Năm: 1992
3. Belousow D. (1989), Phát triển các quan hệ sở hữu và quản lý, "Vopros Economiki", N o 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: VoprosEconomiki
Tác giả: Belousow D
Năm: 1989
4. Bộ T pháp (1997), Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của Bộ luật Dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ T pháp (1997), "Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của Bộ luậtDân sự
Tác giả: Bộ T pháp
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
5. Bộ T pháp (1995), Bộ luật Dân sự nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ T pháp (1995)
Tác giả: Bộ T pháp
Năm: 1995
7. Bộ T pháp (1993), Pháp luật kinh tế ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo đề tài KX.03-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ T pháp (1993), "Pháp luật kinh tế ở Việt Nam
Tác giả: Bộ T pháp
Năm: 1993
8. C. Mác (1975), T bản, Quyển thứ nhất, Tập III, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: C. Mác (1975), "T bản
Tác giả: C. Mác
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1975
9. C. Mác (1969), Các học thuyết về giá trị thặng d, P.2, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: C. Mác (1969), "Các học thuyết về giá trị thặng d
Tác giả: C. Mác
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1969
10.C. Mác và Ph. Ănghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: C. Mác và Ph. Ănghen (1995), "Toàn tập
Tác giả: C. Mác và Ph. Ănghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
11. Lê Thị Châu (1996), Quyền sở hữu tài sản của công ty, Luận văn thạc sĩ luật học, Viện Nhà nớc và pháp luật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thị Châu (1996), "Quyền sở hữu tài sản của công ty
Tác giả: Lê Thị Châu
Năm: 1996
12.Cherkovee V. (1989), Những vấn đề lý luận về phát triển của sở hữu xãhội chủ nghĩa, "Vopros Econnomiki", N o 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vopros Econnomiki
Tác giả: Cherkovee V
Năm: 1989
13.PGS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn (1993), "Đôi điều suy nghĩ về học thuyết C. Mác với sự nghiệp đổi mới của chúng ta", Triết học, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đôi điều suy nghĩ về học thuyếtC. Mác với sự nghiệp đổi mới của chúng ta
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn
Năm: 1993
14.Cor Bas S. (1987), Những tranh luận về chế độ sở hữu ở Trung Quốc,"Vopros Economiki", N o 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vopros Economiki
Tác giả: Cor Bas S
Năm: 1987
18.Đại học Tài chính kế toán Hà Nội (1993), Tài chính học, Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại học Tài chính kế toán Hà Nội (1993), "Tài chính học
Tác giả: Đại học Tài chính kế toán Hà Nội
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 1993
19.Đại học Luật Hà Nội (1998), Giáo trình luật kinh tế, Nxb Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại học Luật Hà Nội (1998), "Giáo trình luật kinh tế
Tác giả: Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 1998
20.Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), "Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
21.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), "Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
22.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cơng lĩnh xây dựng đất nớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), "Cơng lĩnh xây dựng đất nớc trong thờikỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
23.Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), "Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốclần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1995
24.TS Đoàn Văn Hạnh (1998), Công ty cổ phần và chuyển doanh nghiệp nhà nớc thành công ty cổ phần, Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS Đoàn Văn Hạnh (1998), "Công ty cổ phần và chuyển doanh nghiệpnhà nớc thành công ty cổ phần
Tác giả: TS Đoàn Văn Hạnh
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 1998

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Nh vậy, hình thức pháp lý của việc chuyển dịch một khoản tiền từ sở hữu của cá nhân hoặc pháp nhân sang sở hữu công ty đợc xác lập bằng - xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nước ta
h vậy, hình thức pháp lý của việc chuyển dịch một khoản tiền từ sở hữu của cá nhân hoặc pháp nhân sang sở hữu công ty đợc xác lập bằng (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w