1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận hợp đồng dân sự vô hiệu do người không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

17 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hợp Đồng Dân Sự Vô Hiệu Do Người Không Có Đầy Đủ Năng Lực Hành Vi Dân Sự Xác Lập, Thực Hiện
Tác giả Lê Đỗ Xuân Trường
Trường học Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị - Luật
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 174,38 KB

Nội dung

Thực tế hiện này, bên cạnh số lượng lớn hợp đồng dân sự phù hợp vớiquy định của pháp luật vẫn đang tồn tại nhiều hợp đồng dân sự vô hiệu, tình trạng hợp đồng dân sự bịvô hiệu do người th

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ, TÀI SẢN VÀ

THỪA KẾ

TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:

HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU DO NGƯỜI KHÔNG CÓ ĐẦY ĐỦ NĂNG

LỰC HÀNH VI DÂN SỰ XÁC LẬP, THỰC HIỆN

Người thực hiện : Lê Đỗ Xuân Trường

Lớp : CLCQTL44A

Mã số sinh viên : 1953401020270

Chuyên ngành : Quản trị - Luật

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Đối tượng nghiên cứu 3

3 Phương pháp nghiên cứu 4

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ 1.1 Khái niệm hợp đồng dân sự 5

1.2 Điều kiện về chủ thể của hợp đồng dân sự có hiệu lực 6

CHƯƠNG II: HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU DO NGƯỜI KHÔNG CÓ ĐẦY ĐỦ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ XÁC LẬP, THỰC HIỆN 2.1 Hợp đồng dân sự vô hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 7

2.2 Hợp đồng dân sự vô hiệu do người không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và theo quy định của một số luật chuyên ngành 7

2.3 Phân loại hợp đồng dân sự vô hiệu do người không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện 8

2.3.1 Người mất năng lực hành vi dân sự 8

2.3.2 Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự 9

2.3.3 Người có khó khăn trong làm chủ nhận thức, làm chủ hành vi 10

2.4 Các trường hợp đặc biệt được Bộ luật dân sự quy định 10

2.5 Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu 11

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU HIỆN NAY 3.1 Thực trạng hợp đồng dân sự vô hiệu 13

3.1.1 Nguyên nhân 14

3.1.2 Kiến nghị giải pháp 14

KẾT LUẬN 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Xã hội ngày càng phát triển, giao dịch trao đổi nói chung và hợp đồng dân sự nói riêng được thực hiện với số lượng rất lớn và ngày càng gia tăng Mỗi ngày trôi qua lại có vô số hợp đồng dân sự được ký kết, có thể chỉ là những hợp đồng đơn giản thường nhật như: mua sắm quần áo; gửi giữ xe đạp,

xe máy; vay mượn;… cho đến những hợp đồng lớn, phức tạp hơn như: hợp đồng chuyển nhượng quyền

sử dụng đất; hợp đồng mang thai hộ; các loại hợp đồng qua fax, thư điện tử,… từ đó có thể thấy nhu cầu về giao kết hợp đồng dân sự đang trở thành vấn đề cấp thiết, phong phú về hình thức, đa dạng về đối tượng

Giao kết nhiều nhưng liệu các hợp đồng này có giá trị pháp lý? Có được đảm bảo thi hành theo đúng quy định của pháp luật? Thực tế hiện này, bên cạnh số lượng lớn hợp đồng dân sự phù hợp với quy định của pháp luật vẫn đang tồn tại nhiều hợp đồng dân sự vô hiệu, tình trạng hợp đồng dân sự bị

vô hiệu do người tham gia giao kết hợp đồng không có đủ năng lực hành vi dân sự dẫn tới làm vô hiệu hợp đồng đang là một vấn đề bức xúc được nhiều người quan tâm, việc hợp đồng dân sự không có giá trị pháp lý là điều không ai muốn khi tham gia giao kết, xâm phạm nghiêm trọng đến lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội

Vì thực trạng trên, việc lựa chọn đề tài “Hợp đồng dân sự vô hiệu do người không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện” là vô cùng cần thiết và đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu khoa học về hợp đồng dân sự trong giai đoạn hiện nay Bài viết sẽ đi vào phân tích hợp đồng dân sự vô hiệu do người không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện, từ đó nêu lên thực trạng hiện nay, đồng thời nghiên cứu nguyên nhân cũng như kiến nghị giải pháp phù hợp nhằm khắc phục tình trạng này, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể, góp phần hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật

2 Đối tượng nghiên cứu:

Người viết thực hiện chuyên đề về “Hợp đồng dân sự vô hiệu do người không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện”, việc nghiên cứu sẽ trọng tâm đi vào đối tượng là hợp đồng dân

sự vô hiệu do người không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự 2015

Theo quy định tại điều 385 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng trong đó bao gồm hợp đồng dân sự: là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Hợp đồng dân sự được xác định là có hiệu lực khi tuân thủ các điều kiện được quy định tại Điều 117 gồm:

Trang 4

- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;

- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định

Hợp đồng dân sự bị coi là vô hiệu khi vi phạm các điều kiện nói trên Ngoài ra hợp đồng dân sự còn bị coi là vô hiệu khi do người không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

3 Phương pháp nghiên cứu:

Vì là chuyên đề nghiên cứu luật, để nội dung chính xác, trích dẫn được chi tiết, phản ánh trung thực, người viết đã áp dụng và kết hợp hài hòa một số phương pháp cơ bản sau:

- Phương pháp lịch sử: được sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu các quan niệm, học thuyết về hợp đồng dân sự và hợp đồng dân sự vô hiệu ở Việt Nam

- Phương pháp liệt kê: Từ các ghi nhận nói trên, người thực hiện đã liệt kê các dạng tranh chấp, đưa ra tiêu chí phân loại các loại hợp đồng vô hiệu cơ bản đang tồn tại, liệt kê các trường hợp hợp đồng

vô hiệu,…

- Phương pháp so sánh: người viết sử dụng phương này nhằm tìm hiểu quy định của pháp luật hiện hành với hệ thống pháp luật trước đây,… nhằm làm rõ vấn đề cần nghiên cứu

Trang 5

Chương I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ 1.1 Khái niệm hợp đồng dân sự

Hợp đồng là một khái niệm đã tồn tại từ rất lâu và chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử hình thành loài người, dưới nhiều hình thái, nhiều tên gọi khác nhau Đó có thể là sự trao đổi, những bản giao kèo, thỏa thuận hay khế ước Từ thời nguyên thủy, loài người đã biết trao đổi hàng lấy hàng Đến khoảng 1200 – 800 năm trước Công nguyên, người Trung Quốc bắt đầu sử dụng những vỏ sò như một loại tiền tệ để trao đổi hàng hóa Từ những trao đổi hàng hóa hữu hình đơn giản phát triển thành những thỏa thuận phức tạp hơn như những giao kèo bảo đảm cho việc thực hiện một nghĩa vụ nhất định hay để trao đổi những hàng hóa được hình thành trong tương lai Với bề dày lịch sử lâu đời, việc đưa ra một định nghĩa duy nhất để miêu tả hợp đồng không phải dễ dàng, ở mỗi giai đoạn lịch sử, tại mỗi quốc gia, khu vực khác nhau đều có những định nghĩa hợp đồng riêng

Các nước trong hệ thống pháp luật Châu Âu – Lục địa (Civil Law) đều có quan niệm về hợp đồng tương tự với luật La Mã là bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa hai hay nhiều người, đối tượng của hợp đồng phải có hai bên trở lên Một hợp đồng có hiệu lực phải là một hợp đồng có thể thực hiện được, còn hợp đồng mà không thực hiện được thì coi như không tồn tại tức là hợp đồng vô hiệu Còn ở các nước theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ (common law), điểm khác biệt chính là phải có sự bù trừ nghĩa vụ Sự bù trừ ở đây được hiểu là một giá trị nào đó (có thể là tiền, dịch

vụ hoặc một công việc phải thực hiện) mà mỗi bên nhận được và trao đi hoặc từ bỏ theo thỏa thuận Nếu thiếu sự bù trừ nghĩa là một trong hai bên không có nghĩa vụ, do vậy hợp đồng sẽ không tồn tại

Đối với pháp luật Việt Nam điều chỉnh lĩnh vực hợp đồng cũng chịu ảnh hưởng của Luật dân sự

La Mã và thành tựu của hệ thống pháp luật Civil Law Theo điều 388 Bộ luật Dân sự 2005:

“ Điều 388 Khái niệm hợp đồng dân sự

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Đến với Bộ luật dân sự 2015 vẫn giữ nguyên tinh thần của quy định năm 2005 nhưng đã không còn gọi là “hợp đồng dân sự” mà thay bằng “Hợp đồng” điều này phù hợp và mang tính khái quát hơn khi định nghĩa hợp đồng nói chung là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Sự thay đổi này là điểm mới quan trọng, đáng chú ý không những về mặt

Trang 6

kỹ thuật lập pháp và còn làm tăng tính khả thi, minh bạch trong thực tiễn áp dụng, mở rộng phạm vi điều chỉnh

“Điều 385 Khái niệm hợp đồng

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

1.2 Điều kiện về chủ thể của hợp đồng dân sự có hiệu lực

Chủ thể của giao dịch là những người tham gia giao dịch, là cá nhân và pháp nhân và các chủ thể khác Cá nhân tham gia giao dịch phải là người đã thành niên, người không bị mất năng lực hành vi dân

sự, không phải là người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, không phải là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì có quyền xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh

từ quan hệ giao dịch do mình xác lập Những giao dịch dân sự do những người này xác lập có hiệu lực pháp luật

Những cá nhân chưa thành niên, cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, cá nhân có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi hoặc cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì do người đại diện của người đó xác lập

Tuy nhiên, Bộ luật dân sự cũng quy định một số trường hợp cá biệt khi xác lập giao dịch dân sự thì giao dịch đó không bị xác định là vô hiệu Ví dụ như trường hợp giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó hay giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự,…

Trang 7

Chương II HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU DO NGƯỜI KHÔNG CÓ ĐẦY ĐỦ NĂNG LỰC HÀNH VI

DÂN SỰ XÁC LẬP, THỰC HIỆN 2.1 Hợp đồng dân sự vô hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự 2015:

Giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 116 Bộ luật dân sự 2015 được định nghĩa là “hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” có thể thấy giao dịch dân sự có thể là hợp đồng cũng có thể là hành vi pháp lý Hiện nay, phần lớn các nhà lập pháp không đưa ra khái niệm chi tiết về giao dịch dân sự, họ chủ yếu dựa vào quy định của các tiêu chí để xác định giao dịch dân sự này có vô hiệu hay không Pháp luật hợp đồng trên thế giới từ thời La

Mã đến nay thường không có quy định rõ ràng về hợp đồng vô hiệu mà đa số đều dựa vào các dấu hiệu pháp lý hoặc các lý thuyết trong khoa học pháp luật Ví dụ như quy định tại Điều 113 Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan quy định: “Một hành vi pháp lý bị vô hiệu nếu mục tiêu của nó rõ ràng bị pháp luật ngăn cấm hoặc không thể thực hiện được, hoặc trái với trật tự công cộng hoặc trái với đạo đức” Theo pháp luật Việt Nam, một hợp đồng được xem là vô hiệu sẽ căn cứ theo Điều 122 Bộ luật dân sự

2015, dẫn chiếu tới Điều 117 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự Ngoài ra, Bộ luật dân sự còn có quy định khác về các trường hợp cụ thể khiến hợp đồng bị vô hiệu như vi phạm các quy định về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo quyền dân sự (Điều 2 Bộ luật dân sự 2015), các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự (Điều 3 Bộ luật dân sự 2015), tự bảo vệ quyền dân sự (Điều 12

Bộ luật dân sự 2015),… Có thể thấy, dựa vào việc hợp đồng được xác lập có tuân thủ các quy tắc được luật định là có hiệu lực hay không từ đó việc kết luận vô hiệu hợp đồng sẽ được tiến hành Hiệu lực của hợp đồng bị các nhà làm luật phủ nhận khi không đáp ứng hoặc vi phạm các điều kiện được quy định

và coi như hợp đồng đó chưa từng tồn tại hay theo cách nói khác thì việc hợp đồng bị vô hiệu không phát sinh một hiệu lực nào và không phát sinh hậu quả pháp lý về việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự theo mong muốn của các chủ thể tham gia xác lập hợp đồng

2.2 Hợp đồng dân sự vô hiệu do người không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và theo quy định của một số luật chuyên ngành

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì; “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.” Để xác định khả năng tham gia giao dịch dân sự pháp luật nước ta căn cứ vào độ tuổi cá nhân, người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên; người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên Năng lực hành vi dân sự của người thành niên là năng lực hành vi đầy đủ, trừ trường hợp pháp luật quy định người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó

Trang 8

khăn trong làm chủ nhận thức, làm chủ hành vi, người có năng lực hành vi dân sự hạn chế, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người được pháp luật cho phép tự do giao kết dân sự theo quy định của pháp luật, không bị hạn chế Người đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi là những người có năng lực hành

vi dân sự hạn chế Tính hạn chế năng lực hành vi dân sự thể hiện ở chỗ những cá nhân đó khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự đòi hỏi phải có sự đồng ý của người đại diện hoặc người giám hộ, nếu không

có sự đồng ý của người đại diện hoặc người giám hộ thì giao dịch đó vô hiệu Trừ giao dịch nhỏ nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi Điều này có nghĩa tùy theo từng loại hay nhóm quan hệ dân sự mà người chưa thành niên có thể tự do hoặc buộc phải thông qua đại diện để tham gia giao dịch Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự, mọi giao dịch của họ phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện Có nghĩa là họ không thể tự mình tham gia vào bất kỳ một giao dịch dân sự nào Một quy định ngoại lệ của Bộ luật dân sự 2015: “ Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân

sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý” Quy dịnh này phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay và phù hợp với quy định của Luật lao động: “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.”

2.3 Phân loại hợp đồng dân sự vô hiệu do người không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

Căn cứ vào khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, cũng như khả năng thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm của mỗi cá nhân, pháp luật nước ta chia làm 3 trường hợp: người mất năng lực hành vi dân sự (điều 22), người có khó khăn trong làm chủ nhận thức, hành vi (điều 22) và người có năng lực hành vi dân sự hạn chế

2.3.1 Người mất năng lực hành vi dân sự

Về việc mất năng lực hành vi dân sự của cá nhân được quy định như sau: “một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.” (khoản 1 Điều 22) “Giao dịch dân sự của

Trang 9

người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện” (khoản 2 Điều 22) Ngoài việc quy định “bị bệnh tâm thần” là cơ sở xác định một người mất khả năng nhận thức hành vi của mình, để phù hợp với diễn biến phức tạp trong thực tế, Bộ luật dân sự còn dự liệu khả năng

“mắc bệnh khác” Tuy nhiên, trong thực tiễn việc xác định loại bệnh nào được liệt kê vào diện “mắc các bệnh khác” là rất phức tạp, hiện nay chưa có một hướng dẫn cụ thể về vấn đề này Qua nghiên cứu

và thực tiễn giải quyết tranh chấp dân sự, có thể thấy rằng “mắc các bệnh khác” có thể dược hiểu một cách khái quát là các bệnh loại trừ các bệnh liên quan đến tâm thần, đang mắc bệnh mà bệnh này hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người đó Ví dụ, bệnh viêm màng não, già yếu lũ lẫn, không hiểu và làm chủ được hành vi của mình Những người này khi tham gia giao dịch dân sự sẽ gây hại đến quyền, lợi ích bình thường của chính cá nhân người đó hay người khác Vì vậy người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến tòa để yêu cầu Toà án tuyên bố họ bị mất năng lực hành vi dân sự Khi đã tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì mọi hành vi đối với giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải có người giám hộ Việc cử người giám hộ sẽ tuân theo quy định của pháp luật (Trần Trung Trực (1997) Một số vấn đề giao dịch dân sự và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sư vô hiệu Luận văn thạc sĩ luật học Trường đại học luật Hà Nội) Ví dụ đối với người lớn tuổi, không nhận thức được một cách bình thường hành vi của mình, bị đãng trí và lú lẫn Nếu họ vị kẻ xấu lợi dụng, xúi giục để xác lập giao dịch dân sự dẫn đến quyền lợi của họ hoặc gia đình họ bị thiệt thòi (như ký bán nhà, hay lập di trúc sai ý chí ) thì toà án cần tuyên bố giao dịch này vô hiệu và giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu này theo quy định pháp luật

2.3.2 Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là “Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.” (khoản 1 Điều 24) Người có quyền, lợi ích liên quan (thành viên trong gia đình) hoặc cơ quan, tổ chức (trong trường hợp bảo vệ phụ nữ, trẻ vị thành niên trước hành vi phát tán của người chồng, người cha ) có đơn yêu cầu Toà án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân

sự của họ với mục đích bảo vệ tài sản, bảo vệ quyền lợi cho thành viên khác của gia đình Khi nhận được đơn của những người này, Toà án phải xác minh thực tế có đúng như đơn đã trình bày hay không, trên cơ sở đó Toà án quyết định tuyên bố người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự Các giao dịch dân

sự có liên quan đến người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ bị coi là là vô hiệu, trừ trường hợp những giao dịch nhỏ nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như: ăn, mặc, quà, bánh, học hành

Trang 10

Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có thể được Toà án tuyên bố hủy bỏ tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự nếu trên thực tế không có căn cứ để hạn chế năng lực hành vi dân sự của họ

2.3.3 Người có khó khăn trong làm chủ nhận thức, làm chủ hành vi

Theo quy định tại Điều 23 Bộ luật dân sự, có thể thấy đặc điểm của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải là người thành niên nhưng do tình trạng sức khỏe hoặc tinh thần dẫn đến khả năng nhận thức của họ cũng sẽ bị hạn chế Những người có khó khăn trong việc nhận thức, làm chủ hành vi sẽ gặp khó khăn trong việc thể hiện ra bên ngoài ý chí đích thực của mình so với những người có năng lực nhận thức bình thường Điều này có nghĩa là khi tham gia vào các giao dịch dân sự với những người không bị các khiếm khuyết, nhược điểm về thể chất dẫn đến hạn chế trong khả năng nhận thức bình thường rõ ràng có sự bất cân xứng giữa các bên chủ thể Phần thiệt thòi, nếu có trong những trường hợp này thường nghiêng về phía những người có khiếm khuyết về thể chất dẫn đến hạn chế về năng lực nhận thức Với quy định này, quyền và lợi ích hợp pháp của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được bảo vệ một cách triệt để Những người này được xem là những người

“yếu thế” khi tham gia xác lập các giao dịch dân sự Bản thân những người này vẫn có khả năng để nhận thức và làm chủ hành vi ở một mức độ hạn chế, do đó, không thể dùng quy định về mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự để áp dụng cho họ Bên cạnh đó, không hạn chế khả năng giao lưu dân sự của họ mà vẫn tạo ra sự linh hoạt nhất định khi thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của người đó Bởi lẽ, họ vẫn có thể tự mình xác lập thực hiện các giao dịch dân sự nhất định Ngoài ra, vì sự giới hạn trong khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của những đối tượng này, nên một số giao dịch phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người đó

2.4 Các trường hợp đặc biệt được Bộ luật dân sự quy định

Đối với các chủ thể là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã khi tham gia các giao dịch

họ phải có đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền thực hiện Những người đại diện này khi tham gia giao dịch cũng sẽ bị một số hạn chế năng lực hành vi như những trường hợp quy định đối với

cá nhân nêu trên Ngoài ra sự hạn chế này còn quy định ở một số văn bản pháp luật khác, ví dụ như luật doanh nghiệp Việt Nam hạn chế quyền kinh doanh một số người như: cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình

sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam (khoản 2 Điều18 Luật doanh nghiệp 2014)

Đối người nước ngoài làm ăn, sinh sống, sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam khi xác lập, thực hiện, giao dịch dân sự Việt Nam, theo pháp luật Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của họ

Ngày đăng: 30/01/2024, 04:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w