Top 10 tài liệu quyền bề mặt trong luật dân sự đầy đủ nhất

Quyền bề mặt trong luật dân sự có sự liên quan mật thiết đến các quyền của người sở hữu tài sản và không sở hữu tài sản. Đối với sinh viên học luật dân sự thì đây là một trong những kiến thức quan trọng cần phải chú ý đến. Bài viết dưới đây cung cấp 10 tài liệu liên quan đến quyền bề mặt trong luật dân sự đầy đủ, chi tiết nhất. Mời bạn đọc tham khảo để hiểu rõ hơn về nội dung này. 

I. 10 tài liệu quyền bề mặt trong luật dân sự đầy đủ nhất

1. Tiểu luận quyền bề mặt trong luật dân sự 

Nhận thấy tính cấp thiết của đề tài: quyền bề mặt trong luật dân sự, người viết đã có những nghiên cứu, hoạt động thu thập thông tin để làm rõ vấn đề này. Bài tiểu luận quyền với mặt trong luật dân sự là một bài tiểu luận được đánh giá cao về sự công phu, kỹ càng.

Tiểu luận quyền bề mặt trong bộ luật dân sự

 

Download tài liệu

2. Quyền bề mặt trong luật dân sự 2015 

Nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở việc sở hữu tài sản mà còn là sử dụng tài sản để thỏa mãn nhu cầu của bản thân mình. Vì vậy quyền bề mặt theo luật dân sự 2015 đã làm rõ những yêu cầu, quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với việc sử dụng quyền bề mặt như thế nào.

Quyền bề mặt trong luật dân sự 2015

 

Download tài liệu

3. Quyền bề mặt trong luật dân sự: một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Ở bộ tài liệu này người đọc có thể tìm kiếm được những thông tin trung thực khách quan thông qua các cơ sở lý luận và tình trạng thực tiễn. Bộ tài liệu nhằm cung cấp những thông tin quan trọng, khách quan trong quyền sở hữu, quyền bề mặt trong luật dân sự.

Quyền bề mặt trong luật dân sự- một số vấn đề lý luận và thực tiễn

 

Download tài liệu

4. Quyền sở hữu về tài sản bảo vệ giới hạn chấm dứt quyền sở hữu tài sản

Bộ tài liệu này gồm ba phần chính: bảo vệ quyền sở hữu, giới hạn quyền sở hữu, chấm dứt quyền sở hữu. Cung cấp các thông tin, khái niệm, tính ứng dụng của các quyền này đối với quyền bề mặt trong dân sự.

Quyền sở hữu về tài sản bảo vệ giới hạn chấm dứt quyền sở hữu tài sản
Quyền sở hữu về tài sản bảo vệ giới hạn chấm dứt quyền sở hữu tài sản

 

Download tài liệu

5. Vấn đề pháp lý đặt ra về căn cứ phát sinh chấm dứt quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề

Khi chấm dứt quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề, cần phải có các căn cứ đảm bảo đúng quy tắc cũng như quyền lợi của cả 2 bên. 

Tài liệu dưới đây phân tích, đưa ra các vấn đề liên quan đến pháp lý, giúp bạn hiểu rõ được những điều cần phải chú ý, căn cứ khi thực hiện chấm dứt quyền sử dụng đất. 

Vấn đề pháp lý đặt ra về căn cứ phát sinh chấm dứt quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề

 

Download tài liệu

6. Đề tài chấm dứt quyền sử dụng đất

Đất đai có những đặc tính riêng biệt vì vậy pháp luật có những quy định chặt chẽ về quyền sử dụng đất. Nhận thấy tính cấp thiết của đề tài chấm dứt quyền sử dụng đất. Người viết đã phân tích, dẫn chứng cụ thể, rành mạch rõ ràng để giúp người đọc có cái nhìn rõ hơn về căn cứ pháp lý của việc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề.

Đề tài chấm dứt quyền sử dụng đất

Download tài liệu

7. Đề tài chuyển nhượng quyền sử dụng đất huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp

Một trong những vấn đề liên quan đến quyền dân sự được quan tâm đó chính là chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Khi thực hiện chuyển nhượng, tuỳ thuộc vào các vấn đề tồn tại trong tình huống: tranh chấp, hoà thuận… để có những quy định và giải quyết tương ứng. 

Cùng tham khảo ngay tài liệu dưới đây để có những góc nhìn đa dạng nhất về vấn đề này. 

Đề tài chuyển nhượng quyền sử dụng đất huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp

 

Download tài liệu

8. Tiểu luận chấm dứt quyền sử dụng đất thu hồi đất và giải quyết tranh chấp đất đai

Bài tiểu luận này cung cấp cơ sở lý luận của đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu đối với các quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đây là một bài tiểu luận có phương pháp nghiên cứu chim chua, sáng tạo, đáng để bạn tham khảo.

Tiểu luận chấm dứt quyền sử dụng đất thu hồi đất và giải quyết tranh chấp đất đai

 

Download tài liệu

9. Tài liệu báo cáo chế định quyền sở hữu trong luật dân sự năm 1995

Bộ tài liệu báo cáo chế định quyền sở hữu trong luật dân sự năm 1995 gồm các quy định chung về tài sản và các loại tài sản, quyền sở hữu, sử dụng của chủ sở hữu đối với tài sản của mình, quyền khai thác tài sản của chủ sở hữu.

Tài liệu báo cáo chế định quyền sở hữu trong luật dân sự năm 1995

 

Download tài liệu

10. Phân tích quyền bề mặt trong luật dân sự – Cho ví dụ minh họa

Để có thể nắm vững kiến thức về các quy định về pháp lý trong quyền bề mặt không những cần sự hiểu biết về cơ sở lý luận mà cần phải phân tích được các tình huống xảy ra. Bộ tài liệu phân tích quyền bề mặt cho ví dụ minh họa là một một bộ tài liệu có thể giúp ích cho bạn hiểu rõ hơn về quyền bề mặt.

Phân tích quyền bề mặt cho ví dụ minh họa

Download tài liệu

100+ Tài liệu về quyền bề mặt trong luật dân sự hay nhất

II. Một số kiến thức liên quan đến quyền bề mặt trong luật dân sự 

1. Quyền bề mặt là gì?

“Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác ”.

Cũng là một vật quyền phái sinh từ quyền sở hữu, quyền bề mặt là quyền của một chủ thể không phải là chủ sở hữu được tác động, khai thác trên tài sản. Đặc trưng của quyền bề mặt là quyền này chỉ áp dụng đối với đối tượng là quyền sử dụng đối với mặt đất, mặt nước cùng với phạm vi quyền là khoảng không gian bên trên và bên trong của các đối tượng này.

Với sự ra đời của quy định về quyền bề mặt, tài sản được khai thác đa dạng và đem lại nhiều lợi ích kinh tế hơn cho các chủ thể. Theo một số quốc gia, quyền bề mặt có tính chất tương tự như quyền đối với các khoảng không gian được cắt lớp bên trên và bên trong của mặt đất, mặt nước. Từ đó, mỗi chủ thể cụ thể sẽ có được quyền khai thác riêng trong phạm vi không gian mà họ có quyền.

2. Hiệu lực của quyền bề mặt

Quyền bề mặt được xác lập cho người có quyền từ thời điểm chủ thể có quyền sử dụng đất chuyển giao mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho người có quyền bề mặt. Đây được xác định là thời điểm có hiệu lực của quyền bề mặt. Có nghĩa là kể từ thời điểm chủ sở hữu chuyển giao tài sản, người có quyền bề mặt có quyền được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức và các quyền khác đối với tài sản đó. 

Tuy nhiên, nếu luật liên quan có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền bề mặt sẽ được xác lập theo thời điểm luật quy định hoặc thời điểm các bên thỏa thuận mà không căn cứ vào thời điểm chuyển giao tài sản.

Quyền bề mặt có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Với tính chất tuyệt đối của một vật quyền, kể từ thời điểm quyền bề mặt phát sinh hiệu lực, quyền bề mặt sẽ được bảo vệ, tôn trọng và có giá trị đối kháng với các chủ thể khác trong xã hội, trừ trường hợp luật liên quan quy định khác.

3. Thời hạn của quyền bề mặt

Tùy theo căn cứ xác lập, quyền bề mặt có thời hạn khác nhau. Tuy nhiên, do quyền bề mặt chỉ là một quyền phái sinh của quyền sở hữu đối với quyền sử dụng đất nên thời hạn của quyền bề mặt không thể vượt quá thời hạn của quyền sử dụng đất.

Trường hợp thời hạn của quyền bề mặt không xác định theo căn cứ xác lập ( các bên không thỏa thuận, di chúc không quy định,..) thì người có quyền bề mặt hoặc người có quyền sử dụng đất có thể chấm dứt quyền bề mặt bất cứ lúc nào với điều kiện phải thông báo bằng văn bản cho bên kia  biết trước ít nhất là 06 tháng.

4. Nội dung của quyền bề mặt

Chủ thể quyền bề mặt có quyền khai thác, sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác để xây dựng công trình, trồng cây, canh tác nhưng không được trái với quy định của BLDS, pháp luật về đất đai, xây dựng, quy hoạch, tài nguyên, khoáng sản và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nếu các hoạt động này tạo dựng được các tài sản thì người có quyền bề mặt được xác lập quyền sở hữu đối với các tài sản đó.

Trường hợp quyền bề mặt được chuyển giao một phần hoặc toàn bộ thì chủ thể nhận chuyển giao được kế thừa quyền bề mặt theo điều kiện và trong phạm vi tương ứng với phần quyền bề mặt được chuyển giao.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về quyền bề mặt trong luật dân sự. Hy vọng bạn đọc đã nắm vững được những thông tin này. Đồng thời cũng lựa chọn được tài liệu phù hợp sử dụng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này.