luận văn, khóa luận, đề tài, chuyên đề, thạc sĩ, tiến sĩ
Trang 3Trang
Chương 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Cơ sở hình thành đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Phương pháp nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu 2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
2.1 Khái niệm hàng tồn kho 3
2.2 Mục tiêu của quản trị hàng tồn kho 3
2.3 Mục đích và chức năng quản trị hàng tồn kho 3
2.3.1 Mục đích của quản trị hàng tồn kho 3
2.3.2 Chức năng của quản trị hàng tồn kho 3
2.3.2.1 Chức năng liên kết 3
2.3.2.2 Chức năng khấu trừ theo số lượng 3
2.4 Khái quát về hàng tồn kho 3
2.4.1 Vai trò và bản chất của hàng tồn kho 3
2.4.1.1 Vai trò của hàng tồn kho 3
2.4.1.2 Bản chất của hàng tồn kho 4
2.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho 4
2.4.3 Các yếu tố quyết định hàng tồn kho 5
2.4.4 Cơ cấu hàng tồn kho 5
2.4.4.1 Tồn kho nguyên vật liệu 5
2.4.4.2 Tồn kho sản phẩm dở dang 5
2.4.4.3 Tồn kho thành phẩm 5
2.4.5 Cơ cấu chi phí dự trữ hàng tồn kho 6
2.4.5.1 Chi phí tồn trữ (chi phí lưu kho) 6
2.4.5.2 Chi phí đặt hàng 6
2.4.5.3 Chi phí cơ hội 6
2.4.5.4 Các chi phí khác 6
2.5 Vòng quay hàng tồn kho 6
2.6 Quyết định quản trị hàng tồn kho 7
Trang 42.6.3 Lượng dự trữ an toàn 9
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CẦN THƠ 10
3.1 Giới thiệu về Công ty 10
3.2 Các dịch vụ hiện có trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 12
3.3 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty 13
3.4 Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty 14
3.5 Lưu trình sản xuất Xi măng 15
3.6 Khó khăn và thuận lợi của Công ty 15
3.6.1 Khó khăn 15
3.6.2 Thuận lợi 16
3.7 Xu hướng phát triển của Công ty 17
Chương 4: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CẦN THƠ 18
4.1 Nguồn nguyên liệu của Công ty 18
4.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm 20
4.3 Chi phí tồn kho 21
4.3.1 Chi phí tồn trữ 21
4.3.2 Chi phí đặt hàng 22
4.4 Ứng dụng mô hình EOQ (Economic Ordering Quantity) trong quản trị hàng tồn kho 4.4.1 Quyết định dự trữ hàng tồn kho theo mô hình EOQ 22
4.4.2 Điểm đặt hàng lại 24
4.4.3 Lượng dự trữ an toàn 24
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 25
5.1 Kết luận 25
5.2 Khuyến nghị 25
Trang 5Bảng 4.1: Bảng số liệu về tình hình tiêu thụ Xi măng của CTCP Xi măng Cần Thơ năm
2009 20
Bảng 4.2: Bảng tổng hợp chi phí tồn trữ hàng tồn kho của CTCP Xi măng Cần Thơ năm 2009 22
Bảng 4.3: Bảng tổng hợp chi phí đặt hàng trong mỗi lần đặt hàng của CTCP Xi măng Cần Thơ năm 2009 22
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thị phần tiêu thụ sản phẩm Xi măng của CTCP Xi măng Cần Thơ .13
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ tình hình tiêu thụ Xi măng của CTCP Xi măng Cần Thơ năm 2009 .21
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Hình 2.1: Mối quan hệ giữa chi phí tồn kho và khối lượng đặt hàng 7
Hình 2.2: Mô hình tồn kho EOQ với mức tồn kho không có dự trữ an toàn 8
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của CTCP Xi măng Cần Thơ 14
Sơ đồ 3.2: Lưu trình sản xuất Xi măng của CTCP Xi măng Cần Thơ 15
Trang 6
Trang 7Nếu nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng, tốc độ xây dựng sẽ giảm, điềunày sẽ làm cho ngành xây dựng nói chung và sản xuất xi măng nói riêng bị sụt giảm.Qua quá trình tìm hiểu thấy được sự phù hợp về loại hình doanh nghiệp và đặc tính củasản phẩm tạo ra nên tôi chọn CTCP xi măng Cần Thơ làm đơn vị để tìm hiểu và nghiêncứu Ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, Công ty phải huy động thêm vốn bằng cách vay ngânhàng và các nguồn vốn tín dụng khác Đặc biệt trong giai đoạn tới, để đáp ứng nhu cầuđầu tư phát triển nhanh chóng, Công ty sẽ cần một lượng vốn lớn nhằm phục vụ chohoạt động đầu tư Do đó, Công ty sẽ luôn phải chịu một áp lực về thanh toán lãi vaycũng như vốn gốc Bên cạnh đó, nếu lãi suất tín dụng gia tăng sẽ có những ảnh hưởnglớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.Vậy Công ty cần làm gì để giảm bớtchi phí, trong đó có chi phí cho việc quản trị hàng tồn kho Công việc của nhà quản trịtrong việc quản trị hàng tồn kho là đưa ra sản lượng tồn kho tối ưu nhưng với mức chiphí tối thiểu, làm được điều đó mới thật sự mang lại hiệu quả trong công tác quản trị.Vậy CTCP xi măng Cần Thơ đã thực hiện việc quản trị hàng tồn kho như thế nào? Việcquản trị đó có hiệu quả hay chưa, có đảm bảo sản lượng tồn kho tối ưu với chi phí tồnkho tối thiểu không? Nếu việc quản trị hàng tồn kho của Công ty không còn phù hợp thì
có nên điều chỉnh hay không? Điều chỉnh như thế nào?
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề đã nêu, tôi quyết định chọn đề tài: “Thựctrạng và giải pháp quản trị hàng tồn kho của Công ty cổ phần xi măng Cần Thơ” để tìmhiểu và nghiên cứu Qua đề tài này có thể giúp tôi hiểu biết về những điều kiện kinhdoanh thực tế, rút ra được những kiến thức thực tiển và những kinh nghiệm về quản trịhàng tồn kho Đồng thời cũng giúp công ty xem xét lại tình hình quản trị hàng tồn khocủa mình và có những điều chỉnh cho phù hợp
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Tìm hiểu thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm nâng caohiệu quả quản trị hàng tồn kho của Công ty cổ phần xi măng Cần Thơ
Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu về tình hình quản trị hàng tồn kho của công ty:
Trang 8 Các yếu tố quyết định hàng tồn kho
Cơ cấu chi phí dự trữ hàng tồn kho
- Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị hàng tồn kho: quyếtđịnh dự trữ hàng tồn kho
1.3 Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập những số liệu do kế toán của Công ty cổ phần xi măng Cần Thơ cungcấp như: số liệu xuất nhập hàng, chi phí lưu kho,chi phí đặt hàng và những chiphí liên quan đến việc tồn kho
- Xử lý số liệu bằng các phương pháp:
Phương pháp thống kê: thống kê những dữ liệu hàng tồn kho của công tygồm: dữ liệu xuất nhập kho và các chi phí dự trữ hàng tồn kho để ứng dụngvào mô hình EOQ (Economic ordering quantity)
Phương pháp tổng hợp: tổng hợp thông tin nhằm đưa ra quyết định dự trữhàng tồn kho một cách tốt nhất
Phương pháp tính toán: áp dụng những công thức đã học để tính ra được mứcsản lượng và những chi phí trong công tác quản trị hàng tồn kho
- Đối tượng nghiên cứu: hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu dùng
để sản xuất xi măng và sản phầm hoàn thành(do cơ cấu hàng tồn kho củaCông ty không tồn tại sản phẩm dở dang) và các khoản chi phí liên quan đếnhàng tồn kho
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu
Việc nghiên cứu nhằm giúp đưa lý thuyết vào thực tiễn và tiếp cận với thực tế.Đồng thời cũng giúp Ban quản lý công ty xem xét lại tình hình quản trị hàng tồn khocủa công ty để từ đó đưa ra quyết định dự trữ hàng tồn kho một cách hiệu quả nhất
Trang 9Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm hàng tồn kho
Hàng tồn kho là các loại hàng hoá (có thể là nguyên vật liệu , sản phẩm dở danghoặc thành phẩm) đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp
Hàng tồn kho là dự trữ tạo sự an toàn cho hoạt động của doanh nghiệp, nhất là cácdoanh nghiệp mà hoạt động kinh doanh mang tính thời vụ
2.2 Mục tiêu của quản trị hàng tồn kho
Mục tiêu của quản trị hàng tồn kho là giữ được sản lượng tồn kho tối ưu để đápứng được nhu cầu của khách hàng và tồn kho với chi phí thấp nhất
2.3 Mục đích và chức năng quản trị hàng tồn kho
2.3.1 Mục đích của quản trị hàng tồn kho
Mục đích của quản trị hàng tồn kho là xác định được lượng tồn kho cần lưu trữ,bao giờ thì nên đặt hàng lại, và nên bỗ xung bao nhiêu cho quá trình sản xuất
2.3.2 Chức năng của quản trị hàng tồn kho
2.3.2.1 Chức năng liên kết
Chức năng liên kết chủ yếu của quản trị hàng tồn kho là liên kết giữa quá trìnhsản xuất và cung ứng sản phẩm cho khách hàng
Khi cung cấp hay nhu cầu về một loại hàng hoá đó không đều đặn giữa các thời
kỳ thì việc duy trì một lượng hàng tồn kho cho một thời điểm nào đó của doanh nghiệp
là một vấn đề hết sức cần thiết cho doanh nghiệp
Thực hiện tốt chức năng này sẽ giúp cho doanh nghiệp đảm bảo quá trình sảnxuất được liên tục và không gây lãng phí
2.3.2.2 Chức năng khấu trừ theo số lượng
Đối với nhà quản trị hàng tồn kho thì chức năng khấu trừ theo số lượng là mộtchức năng khá quan trọng Hầu hết những nhà ứng điều sẵn sàng chấp nhận khấu trừcho những đơn đặt hàng với số lượng lớn Việc mua hàng với số lượng lớn có thể làmgiảm chi phí đặt hàng nhưng việc mua hàng với số lượng quá lớn sẽ làm gia tăng chi phítồn trữ hàng Vì vậy trong quá trình quản trị hàng tồn kho cần phải xác định được mộtlượng hàng tồn kho tối ưu để vừa được hưởng khấu trừ mà dự trữ hàng gia tăng khôngđáng kể
2.4 Khái quát về hàng tồn kho
2.4.1 Vai trò và bản chất của hàng tồn kho
2.4.1.1 Vai trò của hàng tồn kho
Tồn kho ở doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng vì:
- Giúp công ty chủ động trong dự trữ và sản xuất, tiêu thụ
- Giúp cho quá trình sản xuất, tiêu thụ được điều hoà và liên tục
- Giúp chủ động trong hoạch định sản xuất, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm
Trang 10Tuy nhiên, duy trì tồn kho cũng có mặt trái là làm phát sinh các chi phí liên quannhư: chi phí kho bãi, bảo quản và cả chi phí cơ hội do vốn đầu tư vào tồn kho.
Đối với hàng tồn kho, nếu dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí dự trữ, ứ đọng vốn
và ngược lại, nếu dự trữ quá ít sẽ không đủ phục vụ cho hoạt động kinh doanh, làm giánđoạn quá trình sản xuất, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
Quản trị hàng tồn kho chính là việc tính toán, theo dõi, xem xét sự đánh đổi giữalợi ích và phí tổn của việc duy trì tồn kho đồng thời đảm bảo dự trữ hợp lý nhất Nóicách khác, quản trị tồn kho là tính lượng tồn kho tối ưu sao cho phí tổn tồn kho là nhỏnhất
Quản trị tồn kho được đặt trên cơ sở các câu hỏi sau:
- Lượng hàng đặt là bao nhiêu đơn vị vào thời điểm qui định?
- Vào thời điểm nào thì bắt đầu đặt hàng?
- Loại hàng tồn kho nào cần được chú ý?
2.4.1.2 Bản chất của hàng tồn kho
Hai vấn đề quan trọng trong mọi hoạch định tồn kho là:
- Cần đặt hàng là bao nhiêu cho từng loại nguyên vật liệu ?
- Khi nào thì tiến hành đặt hàng lại ?
Hàng hóa tồn kho có thể bao gồm cả nhu cầu nguyên vật liệu phụ thuộc lẫn nhucầu nguyên vật liệu độc lập Trong tồn kho nhu cầu độc lập, nhu cầu tồn kho của mộtloại hàng tồn kho độc lập với nhu cầu tồn kho của bất kỳ loại hàng nào khác Ví dụ nhưhàng hóa là thành phẩm vận chuyển cho khách hàng Nhu cầu của các loại hàng nàyđược ước lượng thông qua dự báo hoặc những đơn hàng của khách hàng Mục đích củachương này là đề cập đến quyết định về lượng đặt hàng và điểm đặt hàng của nhữnghàng hóa có nhu cầu độc lập
Tồn kho có nhu cầu phụ thuộc bao gồm các loại hàng mà nhu cầu của nó phụthuộc vào nhu cầu của hàng hóa khác trong tồn kho Ví dụ: để lắp ráp được một xe đạpchúng ta cần 2 lốp xe, 1 sườn xe, 1 gi-đông,… Nói chung, nhu cầu về vật liệu và cácphần tử có thể tính toán nếu chúng ta có thể ước lượng được nhu cầu của các loại thànhphẩm cần sử dụng chúng Các quyết định về lượng đặt hàng và điểm đặt hàng lại chohàng hóa tồn kho phụ thuộc rất khác biệt với tồn kho độc lập Những nguyên vật liệu,hàng hóa mua về đã được kiểm tra trước khi đưa vào các kho dự trữ
2.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho
- Loại hình doanh nghiệp
- Tính chất của qui trình sản xuất
- Mối liên hệ của chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho
- Các rủi ro trong quan hệ cung cầu
- Các cơ hội bất thường
- Tính dễ thay đổi trong các điều kiện sản xuất kinh doanh
Trang 11- Quy trình, thủ tục làm việc của các cơ quan công quyền có liênquan,…
2.4.3 Các yếu tố quyết định hàng tồn kho
- Khối lượng sản phầm tiêu thụ
- Thời gian hoàn thành sản phẩm
- Tính ổn định trong việc sử dụng nguyên vật liệu
- Tính lâu bền của sản phẩm
- Tính lỗi thời của thiết kế kiểu dáng sản phẩm
2.4.4 Cơ cấu hàng tồn kho
Trong một doanh nghiệp sản xuất, thường có 3 loại hàng tồn kho ứng với ba giaiđoạn khác nhau của một quá trình sản xuất:
- Tồn kho nguyên vật liệu
- Tồn kho sản phẩm dở dang
- Tồn kho thành phẩm
2.4.4.1 Tồn kho nguyên vật liệu
Tồn kho nguyên vật liệu bao gồm các loại hàng mà doanh nghiệp mua để sử dụngtrong quá trình sản xuất của mình Nó có thể bao gồm các nguyên vật liệu cơ bản nhưphôi thép hay phế liệu thép cho nhà máy sản xuất thép, sợi cho nhà máy dệt, cá và muốicho sản xuất nước mắm, mía cho nhà máy đường, là những ví dụ về nguyên vật liệu đầuvào của sản xuất Việc duy trì một lượng hàng tồn kho thích hợp sẽ mang lại cho doanhnghiệp sự thuận lợi trong hoạt động mua vật tư và hoạt động sản xuất Đặc biệt bộ phậncung ứng vật tư sẽ có lợi khi có thể mua một số lượng lớn và được hưởng giá chiết khấu
từ nhà cung cấp Bộ phận sản xuất trong việc thực hiện các kế hoạch sản xuất cũng cầnmột số lượng hàng tồn kho có sẵn luôn thích hợp Vì vậy chúng ta có thể hiểu được làtại sao các doanh nghiệp luôn luôn duy trì một số lượng hàng tồn kho nguyên vật liệu
2.4.4.2 Tồn kho sản phẩm dở dang (hay bán thành phẩm)
Tồn kho sản phẩm dở dang hay bán thành phẩm bao gồm tất cả các mặt hàng đangtồn tại ở một công đoạn như lắp ráp hoặc sơn, gạch chưa nung, vải chưa nhộm, nhàđang xây là những hình ảnh của bán thành phẩm Tồn kho bán thành phẩm nhằm duy trìquá trình hoàn thiện sản phẩm được liên tục Thêm vào đó sản phẩm dở dang sẽ giúplập kế hoạch sản xuất hiệu quả cho từng công đoạn và tối thiểu hoá chi phí phát sinh dogián đoạn trong quá trình sản xuất
2.4.4.3 Tồn kho thành phẩm
Tồn kho thành phẩm bao gồm những sản phẩm đã hoàn thành chu kỳ sản xuất củamình và chờ ngày tiêu thụ Việc tồn trữ một lượng thành phẩm tồn kho mang lại lợi íchcho cả hai bộ phận sản xuất và bộ phận marketing của một doanh nghiệp Với góc độcủa marketing thì mức độ tiêu thụ sản phẩm trong tương lai là không chắc chắn, tồn khomột số lượng lớn thành phẩm sẽ đáp ứng được bất cứ nhu cầu tiêu thụ nào trong tươnglai và làm cho uy tín không bị suy giảm do việc giao hàng luôn đúng hạn Dưới góc độcủa nhà sản xuất thì việc duy trì một lượng lớn thành phẩm là tồn kho cho phép sảnphẩm được sản xuất ra với số lượng lớn và điều này giúp làm giảm chi phí trên một đơn
Trang 12vị sản phẩm do chi phí cố định được phân bố trên số lượng lớn sản phẩm được sản xuấtra.
2.4.5 Cơ cấu chi phí dự trữ hàng tồn kho
Chi phí tồn kho hàng hóa có thể bao gồm các loại : chi phí tồn trữ, chi phí đặthàng, chi phí cơ hội và các chi phí khác
2.4.5.1 Chi phí tồn trữ (chi phí lưu kho)
Chi phí tồn trữ là những chi phí liên quan đến việc tồn trữ hàng hoá và có thểđược chia thành: chi phí hoạt động và chi phí tài chính
- Chi phí hoạt động gồm: chi phí bốc dỡ hàng hoá, chi phí về kho bãi
và quản lý, bảo quản và chi phí hao hụt…
- Chi phí tài chính gồm: Chi phí sử dụng vốn, trả lãi vay cho nguồnvay mượn để mua hàng dự trữ, tiền lương, chi phí về thuế, khấu hao
Khi tính toán được mức tồn trữ hợp lý thì chi phí tồn trữ sẽ giảm tối ưu
2.4.5.2 Chi phí đặt hàng
Chi phí đặt hàng bao gồm chi phí quản lý, giao dịch và vận chuyển hàng hoá.Chi phí đặt hàng cho mỗi lần đặt hàng thường là cố định, không phụ thuộc vào số lượnghàng mua Trong nhiều trường hợp chi phí đặt hàng thường tỷ lệ thuận với số lần đặthàng trong năm Khi khối lượng hàng của mỗi lần đặt hàng càng nhỏ, thì số lần đặt hàngtăng và chi phí đặt hàng cao Khi khối lượng mỗi lần đặt hàng lớn, số lần đặt hàng giảm
và chi phí đặt hàng cũng thấp hơn
2.4.5.3 Chi phí cơ hội
Nếu doanh nghiệp không thể thực hiện được đơn đặt hàng khi có nhu cầu, hoạtđộng sản xuất của doanh nghiệp bị đình trệ và có thể không giao hàng kịp cho kháchhàng Sự thiệt hại do để mất cơ hội này được gọi là chi phí cơ hội
2.4.5.4 Các chi phí khác
Các được quan tâm trong quản trị hàng tồn kho là các chi phí thành lập kho (chiphí lắp đặt thiết bị kho và các chi phí hoạt động) chi phí trả lương làm thêm giờ, chi phíhuấn luyện…
Hàng tồn kho được coi là một trong những tài sản quan trọng nhất đối với nhiềucông ty Nó cũng là một trong những tài sản đắt tiền nhất, trong nhiều công ty có chiếmtới 40% tổng kinh phí đầu tư
2.5 Vòng quay hàng tồn kho
Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào Chỉ sốvòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàngtồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi
ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảmqua các năm Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượnghàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần Thêmnữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến
Trang 13cho dây chuyền bị ngưng trệ Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn đểđảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Trong đó:
2.6 Quyết định quản trị hàng tồn kho
2.6.1 Mô hình sản lượng tồn kho tối ưu EOQ (Economic Ordering Quantity)
Mô hình EOQ là một mô hình quản trị hàng tồn kho mang tính định lượng, được
sử dụng để tìm mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp
Mô hình EOQ nhằm mục đích đạt được tổng chi phí tồn kho là nhỏ nhất trongđiều kiện giá mua hàng là ổn định, tổng chi phí tồn kho chỉ xét đến hai loại:
- Chi phí đặt hàng: được tính bằng cách lấy số lần đặt hàng trong kỳ nhânvới chi phí đặt hàng ở mỗi kỳ
- Chi phí lưu kho: được xác định bằng cách lấy số lượng hàng tồn khobình quân trong kỳ nhân với chi phí tồn trữ bình quân của một đơn vị hàngtồn kho
Giữa chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ có mối tương quan tỷ lệ nghịch Khi sốlần đặt hàng nhiều, khối lượng hàng hoá tồn kho bình quân thấp, dẫn tới chi phí tồn khothấp song chi phí đặt hàng cao Ngược lại, khi số lần đặt hàng giảm đi thì khối lượnghàng trong mỗi lần đặt hàng cao, lượng tồn kho lớn hơn, do đó chi phí tồn trữ hàng hoácao và chi phí dặt hàng giảm
Hình 2.1: Mối quan hệ giữa chi phí tồn kho và khối lượng đặt hàng
Giá vốn hàng bánHàng tồn kho trung bìnhChỉ số vòng quay hàng tồn kho =
Chi phí tồn trữTổng chi phí
Q
Trang 14Hình 2.1: Cho thấymối quan hệ giữa các chi phí thành phần và tổng chi phí với số lượng hàng hoá trong mỗi lần đặt hàng (Q) Khi Q tăng, tổng chi phí giảm dần và đạt đến điểm cực tiểu và sau đó bắt đầu tăng lên Khối lượng hàng hoá tối ưu trong mội lần đặt hàng ký hiệu là Q* là khối lượng mà tổng chi phí tồn kho ở mức tối thiểu.
Hình 2.2: Mô hình tồn kho EOQ với mức tồn kho không có dự trữ an toànHình 2.2: Trình bày mô hình tồn kho của doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đều đặnkhông đổi trong năm Số lượng tồn kho Q* là lượng tồn kho ở thời điểm bắt đầu vàđược sử dụng với tỷ lệ không đổi cho đến khi không còn đơn vi nào trong kho Khi hếthàng, doanh nghiệp lại tiếp tục đặt mua Q* đơn vị hàng mới, lượng hàng tồn kho tăngđột ngột từ 0 lên Q* đơn vị và quá trình này sẽ được diễn ra liên tục
Điều kiện để sử dụng mô hình:
- Phải dự báo được nhu cầu vật tư, hàng hoá cần sử dụng, và nhu cầu ấyphải mang tính ổn định
- Phải biết trước thời gian kể từ khi đặt hàng cho đến khi nhận hàng, thờigian đó phải không đổi
- Không tiến hành khấu trừ theo sản lượng
- Sự thiếu hụt trong kho hoàn toàn không xảy ra nếu như đơn hàng đượcthực hiện đúng thời gian
Các ký hiệu sử dụng :
Q: Khối lượng hàng của mỗi lần đặt hàngS: Tổng khối lượng hàng cần sử dụng trong năm
C: Chi phí tồn trữ trên mỗi đơn vị tồn kho trong một năm
F: Chi phí cho mỗi lần đặt hàng
Số lần đặt hàng trong năm Q S
(Q)
Q
Trang 15Chi phí đặt hàng trong năm F
2
Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa sản lượng và chi phí tồn kho thể hiện: Q* là khốilượng đặt hàng tối ưu, tại đó tổng chi phí tồn kho là tối thiểu và chi phí đặt hàng bằngvới chi phí tồn trữ, tức là :
2.6.2 Điểm đặt hàng lại
Trong phần trình bày trên chúng ta đã giả định là chỉ khi nào lượng nguyên liệunhập kỳ trước đã hết mới nhập kho lượng hàng mới Tuy nhiên, trong thực tế không códoanh nghiệp nào để đến khi hết nguyên liệu mới đặt hàng Song nếu đặt hàng quá sớm
sẽ làm tăng lượng nguyên liệu tồn kho, do đó cần xác định thời điểm đặt hàng lại và nóđược xác định bằng lượng nguyên liệu sử dụng mổi ngày nhân với độ dài của thới giangiao hàng
2.6.3 Lượng dự trữ an toàn
Trên thực tế nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu mỗi ngày biến động không ngừng.Điều này càng đặt biệt đúng với các loại sản phẩm thành phẩm trong trường hợp doanhnghiệp phải đối phó với sự tăng (giảm) đột ngột nhu cầu đối với những sản phẩm mangtính mùa vụ Bởi vậy, để đảm bảo sự ồn định của sản phẩm, doanh nghiệp cần phải duytrì một lượng hàng tồn kho dự trữ
Cần lưu ý rằng khi chi phí dự trữ an toàn tăng thì chi phí cơ hội do hết hàng giảm
và ngược lại Bởi vậy, mức tồn kho dự trữ an toàn tối ưu là mức tồn kho có tổng chi phítối thiểu
C SF
Q* 2
Trang 16Chương 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
XI MĂNG CẦN THƠ
3.1 Giới thiệu về công ty
Xi măng Cần Thơ nhãn hiệu “CON RỒNG” là thương hiệu rất thân quen và cóđóng góp tích cực cho quá trình xây dựng, đổi mới của đất nước nói chung và khu vựcĐồng bằng Sông Cửu Long nói riêng Năm 1986, trên cơ sở tiếp quản Nhà máy PhânVôi cũ tại Thốt Nốt, Xí nghiệp Xi măng Hậu Giang được thành lập, tiền thân Công tySản xuất Kinh doanh - Vật liệu xây dựng Cần Thơ (Sadico) Năm 1987 Xí nghiệp đãtiến hành lập dự án xây dựng Nhà máy Xi măng mới tại Phước Thới, Ô Môn, HậuGiang với công suất ban đầu 5.000 tấn/năm, sử dụng thiết bị nghiền xi măng mới, côngsuất 2 tấn/giờ, được sản xuất tại Xí nghiệp Caric, TP.HCM Tháng 04/1987 UBND Tỉnhphê duyệt dự án công trình Nhà máy Xi măng Hậu Giang, cơ sở tại Phước Thới, ÔMôn Đến tháng 10 năm 1987, Xí nghiệp đã lắp đặt hoàn chỉnh dây chuyền nghiền ximăng đầu tiên và đưa vào vận hành thử nghiệm tại cơ sở mới, và đến tháng 12 năm
1987 Phân xưởng mới tại Phước Thới chính thức đi vào hoạt động, tổng sản lượng sảnxuất năm 1987 đạt 6.007,95 tấn Sau gần một năm vừa hoạt động sản xuất vừa xâydựng, đến tháng 10 năm 1988 các dây chuyền mới cũng được lắp đặt hoàn chỉnh tạiphân xưởng Phước Thới, và cũng từ đây Xí nghiệp Xi măng Hậu Giang hoạt động sảnxuất chính trên hai cơ sở tại Thốt Nốt và Ô Môn
Năm 1999 Xí nghiệp đã đầu tư đổi mới thiết bị sản xuất, triển khai lắp đặt dâychuyền nghiền xi măng khép kín do Tập đoàn cơ khí Nặng Triều Dương, Trung Quốcsản xuất Dây chuyền nghiền xi măng này đảm bảo tính hiện đại và tự động hóa, tổngchi phí đầu tư là 4,5 tỷ đồng, với công suất 88.000 tấn/năm, nâng công suất sản xuất của
xí nghiệp lên 100.000 tấn/năm Chỉ sau 5 tháng làm việc của các chuyên gia TrungQuốc và sự hỗ trợ nhiệt tình của nhân viên xí nghiệp, dây chuyền nghiền xi măng theotiêu chuẩn hiện đại được xây lắp xong đạt yêu cầu kỹ thuật cao và được đưa vào vậnhành với hiệu quả bước đầu thành công tốt đẹp, đưa sản lượng sản xuất năm 1999 đạt76.843 tấn
Với sự phát triển của nền kinh tế đất nước liên tục và bền vững đã thúc đẩy nhucầu tiêu dùng xi măng tăng mạnh Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng theo hướng phát triểnchung của Ngành Xi măng Việt Nam mà Bộ Xây Dựng đã trình lên Thủ tướng Chínhphủ triển khai trong “Chiến lược Đầu tư Phát triển Xi măng đến năm 2000”, Xí nghiệp
đã đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hai mục tiêu sau:
- Cơ sở tại Phước Thới, Ô Môn tiến hành liên doanh với Nhà máy Ximăng Hà Tiên II
- Cơ sở tại Thốt Nốt củng cố và nhận những thiết bị cũ di dời từ PhướcThới về, tổ chức lại cơ cấu quản lý và lấy tên giao dịch chính thức là Xínghiệp Xi Măng Cần Thơ
Trên cơ sở các xí nghiệp và đơn vị trực thuộc, ngày 01/12/1992 Sở Kế hoạch vàĐầu tư Thành phố Cần Thơ chính thức cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh lần đầu số
5706000015 cho Công ty Sản xuất Kinh doanh - Vật liệu xây dựng Cần Thơ (Sadico).Năm 2004, Xí nghiệp Xi Măng Cần Thơ, trực thuộc Công ty Sản xuất Kinh doanh - Vật
Trang 17liệu xây dựng Cần Thơ (Sadico), tiến hành cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổphần Xi măng Cần Thơ theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5703000096 do Sở
Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Cần Thơ cấp ngày 22 tháng 04 năm 2004 (đến nay đãĐăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 06 tháng 6 năm 2008)
Đến nay, sau hơn 3 năm cổ phần hóa, Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ khôngchỉ đơn thuần sản xuất kinh doanh mặt hàng xi măng mà còn mở rộng sang một số lĩnhvực như: sản xuất hơi kỹ nghệ, kinh doanh xăng dầu, vận tải hàng hóa đường thủy vàđường bộ, xây dựng dân dụng, đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng khu dân cư… Đặcbiệt, Công ty đã đầu tư khoảng 6,3 tỷ đồng lắp đặt dây chuyền sản xuất khí oxy và nitơphục vụ cho y tế, công nghiệp, nông nghiệp
Trụ sở của công ty: Quốc lộ 80, xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, TP.Cần Thơ
Ngành nghề kinh doanh:
Hoạt động kinh doanh của Công ty theo Giấy chứng nhận đăng k kinh doanh Công
ty cổ phần số 5703000096 ngày 22 tháng 04 năm 2004 do Sở kế hoạch và đầu tưTP.Cần Thơ cấp, đến nay Công ty đã 07 lần thay đổi đăng ký kinh doanh Theo Giấyđăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 08 ngày 04/7/2008, ngành nghề kinh doanh hiệnnay của Công ty bao gồm:
Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, xi măng PCB30 và PCB40 theo TCVN6260:1997 Xuất khẩu ximăng các lọai
Nhập khẩu: thiết bị, phụ tùng thay thế, clinke, thạch cao phục vụ cho sản xuất ximăng, hạt nhựa PP, PE và các lọai giấy làm vỏ bao xi măng
Vận tải hànghóa đường thủy và đường bộ
Xây dựng dân dụng Đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng khu dân cư Kinhdoanh bất động sản
Sản xuất kinh doanh hơi kỹ nghệ Kinh doanh xăng dầu, gas, khí đốt (Họat độngphải có giấy chứng nhận của Sở Công Thương), nhớt
Đầu tư trồng , khai thác và biến các sản phẩm từ cây công, nông nghiệp
Đóng mới và sửa chữa tàu thuyền
Khai thác kinh doanh, xuất nhập khẩu khóang sản( họat động phải có giấy phépcủa cơ quan có thẩm quyền)
Sản xuất kinh doanh phôi thép, quặng sắt và sơn các lọai
Sản xuất kinh doanh tràng thạch (Feslpat), đá Granite nhân tạo, thạch anh, gạchBlock, gạch các lọai
Khai thác kinh doanh cát, đá xây dựng ( Họat động phải có giất phép của cơquan có thẩm quyền)
Lĩnh vực kinh doanh
Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng và Xi măng PCB 30, PCB40; xuất khẩu Ximăng các loại; nhập khẩu thiết bị phụ tùng thay thế, clinker, thạch cao phục vụ sản xuất
Xi măng; xây dựng dân dụng, hạ tầng khu chung cư
Chiến lược kinh doanh