Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản trị hàng tồn kho của công ty cổ phần xi măng cần thơ (Trang 32 - 34)

Theo tôi, để giải quyết vấn đề trên Công ty nên xem xét lại khối lượng đặt hàng trong mỗi lần đặt hàng. Cũng như trình bày ở trên nếu Công ty tăng khối lượng đặt hàng lên so với khối lượng đặt hàng mà Công ty đang thực hiện, nó sẽ giúp làm cân bằng giữa chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ, cũng như làm tối thiểu chi phí tồn kho. Và công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty sẽ mang lại hiệu quả và thành công hơn.

Tuy còn tồn tại một khiếm khuyết nhỏ, nhưng điều đó không thể phủ nhận một điều rằng công tác quản lý hàng tồn kho của Công ty hiện tại là rất tốt. Vì vậy để góp phần hoàn thiện, nâng cao thêm hiệu quả quản lý này, cần phải:

 Những lúc hàng mua vào nhiều thủ kho nên tăng cường giám sát, chỉ dẫn các công nhân chất xếp theo đúng quy định để giúp cho việc luân chuyển hàng trong xuất kho được tốt hơn. Tránh được tình trạng một số lô hàng bị ứ đọng lại quá lâu.

 Tăng cường giám sát công nhân, thực hiện đúng những quy định trong việc bảo quản, cả trong vận chuyển lẫn khi dự trữ trong kho để trành những hao hụt mất mát xảy ra.

Mặt khác, để góp phần nâng cao hiệu quả về quản lý hàng tồn kho cả về mặt định tính và định lượng. Điều đầu tiên là cần tập trung làm tốt trong khâu quản lý hàng tồn kho, giữ vững và phát huy những mặt tốt đã thực hiện được. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo Công ty cần thực hiện tốt vai trò của mình: tạo mối liên hệ tốt với các đối tác cung ứng, nắm bắt kịp thời về tình hình nguồn cung của thị trường để đưa ra những định hướng, đề xuất, điều chỉnh sản lượng thu mua hợp lý theo từng thời điểm khác nhau. Để làm tốt điều này, bộ phận xây dựng kế hoạch cần phải cố gắng hơn để đưa ra các kế hoạch hợp lý (theo sát tình hình thị trường, có các dự báo thống kê chính xác…). Mặt khác, bộ phận thu mua cũng phải có sự nổ lực hết mình để góp phần thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.

Tóm lại:

Sau khi hoàn thành chuyên đề tôi thấy thật sự bổ ích, trong quá trình thực hiện chuyên đề đã giúp tôi cũng cố lại kiến thức đã học và tiếp xúc với thực tế, biết được sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ chuyên môn và những số liệu thu thập được nên trong quá trình làm bài nếu có gì sai sót mong quí Công ty bỏ qua cho.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn quí thầy cô và Công ty đã giúp đỡ cũng như tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chuyên đề.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



Nguyễn Hải Sản – Hoàng Anh. 2003. Cẩm nang nghiệp vụ tài chính doanh nghiệp. TPHồ Chí Minh: Nhà xuất bản thống kê.

http://www.cophieu68.com/calculate_index.php?id=ccm http://www.doanhnhancodoc.net/diendan/archive/index.php/t-1835.html http://www.vietweb.gophatdat.com/ximangcantho http://wikimapia.org/3796112/vi/C%C3%B4ng-Ty-C%E1%BB%95- Ph%E1%BA %A7n-Xi-M%C4%83ng-C%E1%BA%A7n-Th%C6%A1 http://f319.com/home/1233521 http://nhansuvietnam.vn/tintuc/kinh_te/tieu-thu-thep-xi-mang-tang-manh/35222.html http://nhansuvietnam.vn/tintuc/kinh_te/xay-dung-nha-o-xa-hoi-de-kich-cau-tieu- dung/11201.html

Trần Thị Cẩm Trâm. 2007. Thiết lập mô hình quản trị hàng tồn kho tại Xí nghiệp Chế biến Lương thực 1 trực thuộc Công ty Xuất Nhập khẩu An Giang (Angimex). Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Kế toán. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học An Giang.

Các tài liệu của Công ty Cổ phần xi măng Cần Thơ cung cấp. 

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản trị hàng tồn kho của công ty cổ phần xi măng cần thơ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w