Thất thu thuếkhông những chỉ diễn ra ở các địa bàn biên giới, vùng biển, hàng không, các đơnvị kinh tế quốc doanh mà còn diễn ra ở các hoạt động kinh doanh hàng hóa nhậpkhẩu, mua bán ngu
Trang 1MỤC LỤC
Lời mở đầu 4
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 6
1 Khái niệm thuế xuất nhập khẩu 6
2 Vai trò của thuế xuất nhập khẩu đối với sự phát triển của kinh tế 8
3 Nội dung cơ bản của luật thuế xuất khẩu, luật thuế nhập khẩu hiện hành 14
4.Thất thu thuế nhập khẩu và sự cần thiết phải chống thất thu thuế nhập khẩu 23
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CHO HIỆN TƯỢNG THẤT THU THUẾ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM 28
I Tình hình xuất nhập khẩu trong mấy năm gần đây 28
1 Đánh giá chung 28
2 Thị trường xuất nhập khẩu năm 2004 có nhiều chuyển biến tích cực 30
II.Tình hình thu thuế nhập khẩu hiện nay 32
1 Cơ sở tính thuế 32
2 Quy trình tính và thu thuế 36
3 Kết quả hoạt động thu thuế xuất nhập khẩu 36
III Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất thu thuế xuất nhập khẩu ở Việt nam 41
1 Do luật thuế xuất nhập khẩu còn nhiều sơ hở, thiếu chặt chẽ và phức tạp 41
Trang 22 Do buôn lậu và gian lận thương mại 43
2.1 Tình hình buôn lậu hiện nay trên các tuyến biên giới, và các phương thức vận chuyển……….45
2.1.1 Tuyến biên giới các tỉnh phía bắc 45
2.1.2 Tuyến biên giới miền trung 45
2.13 Tuyến biên giới Tây nam 45
2.1.4 Tuyển đường biển 46
2.1.5 Tuyến đường hàng không 47
2.2 Tình hình gian lận thương mại hiện nay và các phương thức .47
2.2.1 Lợi dụng sơ hở của luật thuế xuất nhập khẩu47 2.2.2 Khai sai số lượng, trọng lượng của hàng hóa 49 2.2.3 Ghi sai xuất xứ của hàng hóa ……… 49
2.2.4 Thông qua tình trạng tạm nhập tái xuất…….49
2.2.5 Thông qua yêu cầu kiểm định trước………….50
khi nhập hàng. 3 Do tình trạng nợ thuế 50
4 Một số nguyên nhân khác 51
4.1 Do sự yếu kém của cán bộ Hải quan……….51
4.2 Do công tác kiểm tra kiểm soát chưa tốt……… 51
4.3 Do dân trí về thuế chưa cao……….51
4.4 Do đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn………… 52
Chương III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THẤT THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 53
I Những quan điểm cơ bản của việc chống thất thu thuế xuất nhập khẩu …….53
1 Phải giải quyết hài hóa mối quan hệ giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của đối tượng nộp thuế 53
2 Chống thất thu thuế ngay từ trong nhà nước 53
Trang 33 Chống thất thu thực và chống thất thu tiềm năng phải
cùng được coi trọng 54
4 Phối hợp các ngành các cấp trong hoạt động 54
chống thất thu thuế II Mục tiêu cơ bản của chống thất thu thuế nhập khẩu. 54
III Kinh nghiệm chống thất thu thuế ở một số nước 55
1 Ở Pháp………55
2 Ở Singapo ……….56
3 Ở Đan mạch……… 57
IV.Một số giải pháp chống thất thu thuế nhập khẩu 58
1 Tiến tới xây dựng luật thuế xuất nhập khẩu hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với tình hình phát triển kinh tế của đất nước 58
2 Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại 63
3 Cải tiến cơ chế quản lý thuế xuất nhập khẩu: 67
V.Điều kiện để thực hiện các giải pháp chống thất thu thuế 69
1 Về con người 69
2 Về khoa học kỹ thuật 69
3 Về phía hải quan 70 Kết luận
Tài liệu tham khảo
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thuế xuất nhập khẩu hiện nay đóng góp phần lớn vào nguồn thu của ngân sách nhà nước, là một trong các phương tiện để nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình Thông qua thuế xuất nhập khẩu có thể quản lý doanh nghiệp ở tầm vĩ mô, bảo hộ sản xuất trong nước, định hướng người tiêu dùng…
Nhưng hiện nay tình trạng thất thu thuế nhập khẩu ngày càng trở nên phổ biến, thông qua nhiều hình thức khác nhau, lợi dụng các đối tượng và kẽ hở của
Trang 4pháp luật mà các đối tượng trốn thuế thực hiện hành vi của mình Thất thu thuếkhông những chỉ diễn ra ở các địa bàn biên giới, vùng biển, hàng không, các đơn
vị kinh tế quốc doanh mà còn diễn ra ở các hoạt động kinh doanh hàng hóa nhậpkhẩu, mua bán nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, tạm nhập tái xuất…
Thất thu thuế nhập khẩu không những chỉ ảnh hưởng đến nguồn thu củangân sách nhà nước mà còn là vấn đề đạo đức ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội.Khi thất thu thuế nhập khẩu công cụ quản lý bằng thuế giảm tính hiệu lực khôngcòn phát huy tác dụng của nó Từ nó làm ảnh hưởng đến quan hệ thương mạitrong và ngoài nước Đặc biệt đối với Việt nam nhu cầu nhập khẩu còn đang lớn
do vậy thất thu thuế nhập khẩu đối với Việt nam càng càng là vấn đề nổi cộm
hơn Trên cơ sở đó việc thực hiện đề tài: Thuế xuất nhập khẩu và hiện tượng thất thu thuế nhập khẩu ở Việt nam hiện nay có ý nghĩa về mặt lý luận cũng
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình thất thu thuế nhập khẩu ởViệt nam hiện nay và các nguyên nhân của nó Trong giới hạn một chuyên đềthực tập tốt nghiệp người viết chỉ xin đề cập tới một số nguyên nhân chủ yếu,một số giải pháp nổi bật nhằm khắc phục tình trạng thất thuế nhập khẩu trongthời gian tới ở Việt nam
4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 5Để đánh giá chính xác thực trạng thất thu thuế để từ đó đưa ra các giảipháp phù hợp người viết sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-lênin,kết hợp với các biện pháp so sánh đối chiếu, phân tích dựa trên các số liệu tàiliệu có sẵn
5 Kết cấu của đề tài
Đề tài được kết cấu thành ba phần chính;
Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế xuất nhập khẩu và hiện tượng thất thuthuế
Chương 2: Thực trạng thất thu thuế nhập khẩu và các nguyên nhân
Chương 3: Một số giải pháp chống thất thu thuế nhập khẩu
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
1 Khái niệm thuế xuất nhập khẩu
Thuế nói chung vừa là một phạm trù mang tính khách quan vừa là phạm trùmang tính lịch sử Thuế tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và hoạt độngcủa nhà nước
Khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định, giai cấp và tầng lớp xãhội xuất hiện, thì nhà nước cũng hình thành Để thực hiện các chức năng củamình thì nhà nước cần có một nguồn tài chính Nguồn tài chính đó có thể là sựhuy động của các tổ chức cá nhân trong xã hội Theo một cách nào đó có thểhiểu nguồn tài chính này là thuế Nhà nước đặt ra nhiều sắc thuế khác nhau ápdụng đối với từng lĩnh vực từng đối tượng Thuế xuất nhập khẩu là một khoảnthuế không thể thiếu đặc biệt khi hoạt động buôn bán trao đổi hàng hoá giữa cácquốc gia ngày càng trở nên sôi động Thuế xuất nhập khẩu có thể hiểu là khoảnthu bắt buộc điều tiết vào giá của hàng hoá dịch vụ khi trao đổi với nước khác
mà người sở hữu nó phải nộp cho nhà nước Cũng có nhiều quan niệm về thuếxuất nhập khẩu nhưng có thể định nghĩa thuế xuất nhập khẩu như sau: “ Thuế
Trang 6xuất khẩu, nhập khẩu là một loại thuế gián thu đánh vào các mặt hàng mậu dịch,phi mậu dịch được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.”1
Thuế xuất nhập khẩu hay còn gọi là thuế quan được các nước tư bản sớmphát triển sử dụng như Anh và Pháp Sự phát triển của thuế xuất nhập khẩu cũngtrải qua các quá trình khác nhau ở những giai đoạn khác nhau và ở những nướckhác nhau
Trong nền kinh tế tự do cạnh tranh nhiều quan niệm cho rằng việc sử dụngthuế xuất nhập khẩu làm hạn chế tính tự do cạnh tranh của thị trường, quan niệmnày có ở những nước phát triển Và họ bác bỏ việc sử dụng thuế xuất nhậpkhẩu Nhưng bên cạnh đó cũng trong giai đoạn này ở những nước kém phát triểnmuốn bảo hộ sản xuất trong nước, thuế xuất nhập khẩu là một công cụ hữu hiệunên họ ủng hộ việc sử dụng loại thuế này
Khi chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng đến giai đoạn độc quyền thìthuế xuất nhập khẩu được sử dụng rộng rãi Thuế nhập khẩu cao làm hạn chếlượng hàng nhập khẩu khiến cho các doanh nghiệp dành độc quyền về thị trườngtrong nước
Trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ nhất, sự mất cân đối về hoạt độngthương mại của các nước tham chiến và không tham chiến làm, sự giảm sút hoạtđộng trao đổi hàng hoá, cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới 1929-1930 khiếncho việc sử dụng công cụ thuế quan đơn nhất không còn đủ sức phát huy tácdụng Các nước còn sử dụng thêm công cụ phi thuế quan như dùng ngoại tệtrong thanh toán, hạn ngạch xuất khẩu để điều chỉnh hoạt động thương mại củamình
Trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ hai, ở những nước phát triển, kinh
tế các nước phát triển nhanh chóng, dẫn tới việc hình thành hệ thống tiền tệ quốc
tế Xu thế này khiến cho các nước linh hoạt hơn trong chính sách của mình, hạnchế hoặc bác bỏ việc sử dụng hàng rào thuế quan, mở rộng quan hệ hình thànhnên các hiệp hội các tổ chức thế giới
Trang 7Tuy nhiên ở các nước đang phát triển vì mục tiêu bảo đảm cho nguồn thucủa ngân sách nhà nước và bảo hộ thị trường trong nước, các nước này vẫn ưachuộng việc sử dụng thuê xuất nhập khẩu - coi nó là công cụ hữu hiệu để thựchiện mục tiêu của đất nước mình
Trong giai đoạn hiện nay với xu thế khu vực hoá toàn cầu hoá nền kinh tếthế giới ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, thuế quanngày càng hạn chế sử dụng Nhằm tăng cường tự do hóa thương mại, tự do cạnhtranh, hàng hoá của các nước được tự do trao đổi
2 Vai trò của thuế xuất nhập khẩu đối với sự phát triển của kinh tế
Thuế xuất nhập khẩu được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới
Nó có vai trò to lớn trong việc điều tiết hoạt động thương mại trao đổi hàng hoá
và dịch vụ
Thuế xuất nhập khẩu tác động trực tiếp vào giá cả của hàng hoá, do vậy
mà cũng tác động đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường Thuếnhập khẩu cao làm tăng thêm giá thành của mặt hàng nhập khẩu do vậy sẽ hạnchế lượng hàng nhập khẩu trên thị trường, tăng tính cạnh tranh cho mặt hàng nộiđịa Hơn nữa tạo cơ hội phát triển cho các mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu ởthị trường nội địa đó Giữa mặt hàng nhập khẩu có thuế đánh cao và mặt hàngnhập khẩu có thuế đánh thấp hơn cũng tạo ra tính cạnh tranh khác nhau cho vớimỗi mặt hàng Ngược lại thuế xuất khẩu thấp khiến cho lượng hàng xuất khẩunhiều hơn và với mức giá bán ra trên thị trường quốc tế cũng thấp hơn, làm tăngkhả năng cạnh trạnh của mặt hàng này trên thị trường thế giới Như vậy thuếxuất nhập khẩu có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp rất lớn đến hoạt động thươngmại nói riêng và sự phát triển kinh tế nói chung Nhưng có thể tóm tắt các vai tròcủa thuế xuất nhập khẩu ở : Đóng góp một phần to lớn vào nguồn thu của ngânsách nhà nước Góp phần bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước Gópphần hướng dẫn tiêu dùng Là công cụ điều tiết hoạt động thương mại
2.1 Đóng góp phần lớn vào nguồn thu của ngân sách nhà nước
Nguồn thu ngân sách nhà nước bao gồm các nguồn chính: thuế, phí lệ phí
Trang 8Trong đó thuế đòng góp một tỷ trọng lớn ảnh hưởng đến quy mô của ngân sách.Trong cơ cấu thuế, thuế xuất nhập khẩu cũng chiếm một phần quan trọng Sở dĩthuế xuất nhập khẩu lại đóng góp lớn vào ngân sách như vậy vì hệ thống thuếhiện nay còn chưa hoàn thiện, trong khi đó hoạt động thương mại diễn ra ngàymột sôi động, nhu cầu xuất nhập khẩu ngày càng tăng, thuế lại là loại thuế giánthu Người tiêu dùng gián tiếp đóng thuế thông qua giá cả hàng hóa, do đó màkhông cảm thấy gánh nặng về thuế
Trong những năm qua tổng thu ngân sách không ngừng tăng qua các năm2
Như chúng ta đã biết ngân sách có vai trò rất quan trọng trong việc: duytrì hoạt động của các cơ quan nhà nước, chi cho các công trình công cộng, cáchoạt động phúc lợi xã hội, chi cho các hoạt động đầu tư phát triển Các hoạtđộng đẩu tư rủi ro cao khả năng thu lời nhỏ nhưng có lợi cho quốc té dân sinh.Vai trò của ngân sách giúp cho ổn định phát triển kinh tế của quốc gia Trongkhi đó thuế xuất nhập khẩu đóng góp với tỷ lệ 12,3% vào ngân sách đã khẳngđịnh được vai trò của thuế xuất nhập khẩu đối với ngân sách nhà nước
Mức độ đóng góp của thuế xuất nhập khẩu vào ngân sách nhà nước 3
2 Thời báo kinh tế Việt nam- kinh tế 2004-2005 tr 13
3 Thời báo kinh tế- kinh tế Việt nam tr13.
Trang 92.2 Góp phần bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước phát triển
Ở mỗi quốc gia, ở mỗi giai đoạn phát triển, tuỳ vào chiến lược của từngthời kỳ mà Nhà nước đề ra chính sách thuế phù hợp để có thể khuyến khích xuấtkhẩu, hoặc nhập khẩu
Thuế xuất nhập khẩu cộng thêm vào giá thành chính vì thế mà làm tănggiá cả của hàng hoá Đối với những hàng hoá như tài nguyên đất nước, các hànghoá cần được nhà nước bảo vệ thì nhà nước đánh thuế xuất khẩu cao để bảo vệ
và phát triển sản xuất trong nước Đối với mặt hàng muốn hạn chế lượng nhậpkhẩu để khích thích sản xuất trong nước thì nhà nước đánh thuế nhập khẩu cao
để hạn chế lượng hàng nhập khẩu này Đối với mặt hàng xuất khẩu là nguyênliệu đầu vào cho các ngành khác thì thuế nhập khẩu có thể đánh thấp để giảmgiá thành cho các mặt hàng đó
Đối với nước ta thường khuyến khích xuất khẩu hạn chế nhập khẩu dovậy mà thuế xuất khẩu thường thấp còn thuế nhập khẩu thì cao hơn
Trong xu thế kinh tế thế giới hiện nay tính cạnh tranh ngày càng trở nênkhắc nghiệt, nhưng đối với đất nước ta nhiều ngành còn rất non trẻ Chính vì vậy
mà việc bảo hộ sản xuất trong nước thông qua hàng rào thuế quan là cần thiết.Tuy nhiên cũng khẳng định là Việt Nam không lấy chính sách bảo hộ làm chiếnlược phát triển, vì việc gia nhập WTO, sự mở cửa phát triển của khối ASEAN,AFTA, buộc ta phải tháo rỡ hàng rào thuế quan này Chúng ta cũng hiểu vai tròcủa hàng hóa nhập khẩu bởi nó là đầu vào của hàng hóa xuất khẩu nhưng cũngkhông thể không bảo hộ sản xuất trong nước ở từng thời điểm, ở từng vùng và
Trang 10từng ngành nghề nhất định Bảo hộ tạo cơ sở cho các doanh nghiệp trong nước
có thời gian để học hỏi kinh nghiệm, khoa học công nghệ của nước ngoài, cảithiện tình hình sản xuất của mình, nâng cao khả năng cạnh tranh với các mặthàng khác Trong giai đoạn hiện nay chúng ta vẫn tiến hành bảo hộ nhưng bảo
hộ khác hẳn với xu thế hướng nội không bó chặt nền kinh tế và bảo hộ ở nhữnglĩnh vực cần thiết, mũi nhọn đặc biệt cần sự hỗ trợ của nhà nước Nhưng việcbảo hộ cũng chỉ trong một thời hạn nhất định, nhà nước cần nghiên cứu kỹ đốitượng bảo hộ tránh tình trạng ỷ lại nhà nước
Bên cạnh đó thuế xuất nhập khẩu còn có tác dụng khuyến khích sản xuấttrong nước phát triển Bởi nó tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệptrong nước, ít cạnh tranh hơn, thị phần trong nước nhiều hơn
2.3 Góp phần định hướng người tiêu dùng.
Thuế cao hay thấp sẽ có tác dụng hạn chế hay kích thích tiêu dùng, ví dụđánh thuế nhập khẩu cao người tiêu dùng sẽ sử dụng hàng hoá trong nước nhiềuhơn Đối với mặt hàng khuyến khích phát triển thuế nhập khẩu đánh thấp thậmchí không đánh Đối với mặt hàng hạn chế việc sử dụng thì thuế đánh rất cao ví
dụ như rượu và thuốc lá Thông qua chính sách thuế đó người tiêu dùng biếtĐảng và nhà nước khuyến khích mình nên tiêu dùng mặt hàng nào
2.4 Là công cụ điều tiết hoạt động thương mại
Để quản lý hoạt động thương mại chính phủ các nước có thể sử dụngđồng bộ các biện pháp thuế quan và phi thuế quan ( như hạn ngạch, hạn chếphân bổ ngoại tệ) Nhưng công cụ thuế quan vẫn được đánh giá là quan trọngnhất bởi một số nguyên nhân sau:
Một là: Khác với hạn ngạch, đối với thuế quan, thông tin về sự biến động
giá cả hàng hóa dịch vụ được truyền đến người đầu tư, người sản xuất, ngườitiêu dùng một cách nhanh chóng và chính xác Bời thuế đánh trực tiếp vào giá cả
Trang 11của hàng hóa và dịch vụ đó Thông qua việc nắm bắt thông tin này nhanh haychậm mà người ra quyết định có quyết định nhanh chóng chính xác hay không
Hai là: Trong thuế quan tính bảo hộ rất rõ ràng và minh bạch Người tiêu
dùng và người đầu tư có nhiều cách để nhận ra thuế suất Song các nhà đầu tưphải dự đoán các biện pháp bảo hộ có thể có trong tương lai đối với mặt hàngcủa mình - trong thuế quan đó đã có sẵn một đặc tính là tính tiên liệu và tínhminh bạch
Ba là: khi sử dụng công cụ thuế quan trong quá trình hội nhập sẽ cho
phép chúng ta hạn chế và tiến tới xóa bỏ bảo hộ được một cách có hiệu quả rõràng và có thể tính toán được cụ thể Còn nếu dùng hạn ngạch thì việc tính toán
là không thể khi tiến hành tự do hóa thương mại
Bốn là: Khi sử dụng công cụ thuế quan, sẽ tạo được một nguồn thu hữu
ích cho ngân sách nhà nước, nếu dùng hạn ngạch có thể dẫn đến sự phung phícủa các cá nhân tổ chức nhận được hạn ngạch ưu đãi của nhà nước Việc sửdụng thuế quan tạo môi trường bình đẳng cho tất cả mọi đối tượng tham gia hoạtđộng thương mại, còn dùng hạn ngạch sẽ thường tạo cơ hội cho các công ty lâunăm có quan hệ thân thuộc với chính phủ
2.5 Góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của đất nước
Ngoài các vai trò trên thuế xuất nhập khẩu còn đóng góp vào quan hệ đốingoại của đất nước Như thuế nhập khẩu có thể đánh cao đối với các mặt hàngcủa các nước có chính sách phân biệt quốc gia đối với đất nước mình hay chomột số nước đã ký hiệp định thương mại thuế quan Nhà nước phân biệt khu vựcthuế cho từng nước đã có hiệp định thương mại với nước mình đối với từng mặthàng cụ thể Trên cơ sở đó mà biểu thuế gồm ba loại: thuế suất ưu đãi, thuế suất
ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường
Qua đó ta thấy được vai trò quan trọng của thuế xuất nhập khẩu tới sựphát triển của nền kinh tế của đất nước Vấn đề là việc thu thuế có triệt để haykhông, sự thất thu thuế càng ảnh hưởng mạnh đến nhiều mặt của nền kinh tế Do
Trang 12vậy cần xem xét tìm hiểu thất thu thuế nguyên nhân của hiện tượng và các giảipháp cần thiết để hạn chế tình trạng này Góp phần thực hiện đúng vai trò màthuế xuất nhập khẩu mang lại
3 Nội dung cơ bản của luật thuế xuất khẩu, luật thuế nhập khẩu hiện hành.
Luật về thuế xuất nhập khẩu, thuế xuất khẩu được chính thức ban hành vào năm
1987 và được sửa đổi ba lần vào năm 1991, 1993, 1998 Hiện nay luật có nộidung cơ bản như sau:
3.1 Phạm vi áp dụng
- Đối tượng chịu thuế: Hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới Việt nam, kể cảhàng hóa từ khu chế xuất đưa vào thị trường trong nước và từ thị trường trongnước đưa vào khu chế xuất đều là đối tượng chịu thuế của luật thuế này
- Đối tượng không chịu thuế4:
+ Hàng quá cảnh mượn đường qua lãnh thổ Việt nam
+ Hàng kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu
+ Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất
và hàng hóa từ khu chế xuất, doanh nghiệp từ khu chế xuất ra nước ngoài hoặchàng hóa doanh nghiệp chế xuất này sang doanh nghiệp chế xuất khác
+ Hàng viện trợ nhân đạo
- Đối tượng nộp thuế:
Tổ chức cá nhân có đối tượng chịu thuế, phải nộp thuế cho cơ quan nhà nước
3.2 Căn cứ tính thuế
4 Mục II phần A thông tư 87/2004/TT-BTC ng y 31 tháng 8 n ày 31 tháng 8 n ăm 2004 của Bộ T i chính ày 31 tháng 8 n
Trang 13Căn cứ để tính thuế xuất nhập khẩu dựa vào số lượng hàng hóa, giá tính thuế vàthuế suất của mặt hàng thực tế xuất nhập khẩu.
Công thức tính thuế5
Số thuế xuất/ nhập khẩu phải nộp = Số lượng hàng hóa xuất/nhập khẩu phải nộp
x Đơn giá tính thuế x Thuế suất xuất /nhập khẩu
Hoặc = Trị giá tính thuế x Thuế suất xuất/ nhập khẩu
- Số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu: Là số lượng mặt hàng thực thế xuất nhậpkhẩu
- Giá tính thuế6
* Trường hợp giá tính thuế theo hợp đồng:
+ Đối với hàng hóa xuất khẩu là giá bán cho khách hàng tại cửa khẩu xuất( GiáFOB ) không bao gồm chi phí bảo hiểm (I) và chi phí vận tải ( F)
+ Đối với hàng nhập khẩu là giá mua tại cửa nhập khẩu (CIF) bao gồm cả phíbảo hiểm và chi phí vận tải Nếu nhập khẩu bằng đường bộ là giá mua theo điềukiện biên giới Việt Nam
+ Áp dụng với khu chế xuất: là giá thực tế mua bán tại cửa khẩu khu chế xuấtdoanh nghiệp chế xuất theo hợp đồng
+ Hàng nhập khẩu có bảo hành theo hợp đồng nhưng lại không tính toán riêngđối với số hàng hóa thì giá tính thuế bao gồm cả sản phẩm bảo hành
+ Đối với máy móc thiết bị mang ra nước ngoài sửa chữa thì giá tính thuế là chiphí sửa chữa ở nước ngoài tính theo hợp đồng
+ Đối với máy móc vận tải đi thuê thì giá tính thuế là giá thuê theo hợp đồng
* Đối với mặt hàng nhà nước quản lý giá tính thuế là giá theo Bảng giá của Bộtài chính qui định Trường hợp giá theo hợp đồng mua bán ngoại thương caohơn giá quy định tại Bộ tài chính thì tính theo giá hợp đồng
5 Thuế suất – Cơ quan quản lý v ban h nh thu à N à N ế suất: Bộ T i chính - V à N ụ Chính sách thuế
Trang 14* Tỷ giá tính thuế là tỷ giá mua bán bình quân trên thị trường liên ngân hàng donhà nước Việt nam ban hành Thuế xuất nhập khẩu nộp bằng tiền Việt nam, nếumuốn nộp bằng ngoại tệ thì phải có chuyển đổi của ngân hàng Việt Nam công
bố
3.3 Thuế suất 7
- Thuế suất nhập khẩu: Gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất thông thường, thuế suất
ưu đãi đặc biệt
+ Thuế suất thông thường: được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất
xứ từ nước không có thỏa thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thươngmại với Việt nam Thuế suất cao hơn 50% so với thuế suất ưu đãi của từng mặthàng được quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi được tính
Thuế suất = Thuế suất – Thuế suất x 50% thông thường ưu đãi
+ Thuế suất ưu đãi: Hàng hóa nhập khẩu có giấy chứng nhận xuất xứ từnước hoặc khối nước có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thươngmại Việt nam Nước hoặc khối nước đó phải nằm trong danh sách các nước hoặckhối nước do Bộ Thương mại thông qua đã có thỏa thuận về đối xử tối huệ quốctrong quan hệ thương mại với Việt nam
Các mức thuế suất xác định cho các mặt hàng cụ thể quy định tại các biểu thuếsuất ưu đãi gồm:
Quyết định số 110/2003/ QĐ/ BTC ngày 25 tháng 7 năm 2003 của Bộtài chính
Quyết định số 157/2003/QĐ/ BTC ngày 24 tháng 9 năm 2003 của BộTài Chính
Quyết định số 177/2003/QĐ/ BTC ngày 23 tháng 10 năm 2003 của Bộtài chính
Quyết định số 198/2003/QĐ/ BTC ngày 05 tháng 12 năm 2003 của Bộtài chính
7 Quyết định số 45/2002/QĐ/BTC ng y 10 tháng 4 n à N ăm 2002 của Bộ T i Chính à N
Trang 15Quyết đinh số 224/2003/QĐ/BTC ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Bộtài chính.
Quyết định số 25/2004/ BTC ngày 15 tháng 3 năm 2004 của Bộ tàichính
Quyết định số 48/2004/QĐ/ BTC ngày 24 tháng 5 năm 2004 của Bộ tàichính
+ Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Được áp dụng cho hàng nhập khẩu có xuất
xứ từ nước hoặc khối nước mà Việt nam và nước và khối nước đó đã có thỏathuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu theo thể chế khu vực thương mại tự do,liên minh quan thuế hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới
Để áp dụng loại thuế này thì hàng nhập khẩu phải là những mặt hàng cógiấy chứng nhận xuất xứ, phải được quy định cụ thể và đáp ứng đầy đủ điềukiện đã ghi trong thỏa thuận
3.4 Miễn thuế, xét miễn giảm thuế 8
* Miễn thuế
- Hàng viện trợ không hoàn lại theo dự án viện trợ hoặc hiệp định giữa chínhphủ Việt nam với các tổ chức của nước ngoài hoặc văn bản thỏa thuận viện trợhoặc thông báo viện trợ
- Hàng tạm nhập, tái xuất, hàng tạm xuất, tái nhập tham dự hội chợ, triển lãm
- Hàng hóa là tài sản di chuyển được miễn thuế
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của kháchxuất nhập cảnh tại các cửa khẩu Việt nam
- Đối với hàng nhập khẩu, xuất khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được
Hải quan Tr 16
Trang 16hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ thuế tại Việt nam theo quy định của pháp luật vàphù hợp với công ước quốc tế mà Việt nam đã ký kết hoặc tham gia thực hiệntheo hướng dẫn được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt nam
- Đối với hàng hóa nhập khẩu để phục vụ gia công cho phía nước ngoài rồi xuấtkhẩu theo hợp đồng đã ký, được miễn thuế đối với các trường hợp
+ Vật tư nguyên vật liệu nhập để gia công
+ Vật tư tham gia vào quá trình sản xuất gia công
+ Hàng làm mẫu phục vụ cho gia công
+ Máy móc thiết bị trực tiếp gia công
- Máy móc thiết bị phương tiện vận tải do các nhà thầu nước ngoài mang vàoViệt nam theo phương thức tạm nhập, tái xuất để phục vụ thi công công trình dự
án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA
* Xét miễn thuế
- Đối với hàng nhập khẩu chuyên phục vụ trực tiếp cho an ninh quốc phòng.+ Hàng nhập khẩu chuyên phục vụ cho an ninh quốc phòng: Công văn miễnthuế của Bộ Danh mục cụ thể về số lượng, chủng loại hàng nhập chuyên dùngcho an ninh, quốc phòng, do lãnh đạo Bộ chủ quản phê duyệt đã được đăng ký
và thống nhất với Bộ tài chính Giấy phép nhập khẩu do Bộ Thương mại cấp Tờkhai hải quan hàng hóa nhập khẩu Hợp đồng ủy thác nhập khẩu
+ Hàng nhập khẩu chuyên dùng cho nghiên cứu khoa học
+ Hàng nhập khẩu chuyên dùng cho giáo dục đào tạo
- Hàng nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và của bên nướcngoài hợp tác kinh doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Hàng nhập khẩu của các nhà đầu tư trong nước theo luật khuyến khích đầu tưtrong nước
- Đối với hàng là quà biếu, quà tặng của các tổ chức cá nhân người nước ngoàicho các tổ chức cá nhân người Việt Nam và ngược lại
Trang 17* Xét giảm thuế
Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trong quá trình vận chuyển bốc xếp bị hư hỏngmất mát có lý do xác đáng, do cơ quan tỉnh thành phố ra quyết định xử lý căn cứvào mức độ tổn thất hư hỏng đã được giám định, đối chiếu hồ sơ có liên quan đểgiảm thuế tương ứng với trường hợp cụ thể
3.5 Hoàn lại thuế, truy lại thuế 9
a Hoàn lại thuế
- Đối với hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế mà còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩudưới sự giám sát của hải quan được phép tái xuất phải có công văn đề nghị hoànthuế nêu lý do Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu có thanh khoảncủa cơ quan Hải quan Biên lai nộp thuế Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu
- Đối với hàng nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng quy cách phẩm cấp so vớihợp đồng thương mại
- Đối với đối tượng nhập thuế nhầm lẫn trong kê khai thì được hoàn trả lại trongthời gian một năm trở về trước
Các trường hợp được xét hoàn thuế gồm:
Các doanh nghiệp nhập nguyên vật liệu vật tư rồi trực tiếp sản xuất hoặc tổ chứcđưa gia công và nhận sản phẩm về để xuất khẩu
Các doanh nghiệp nhập nguyên vật liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa tiêu thụtrong nước sau đó tìm được thị trường xuất khẩu và đưa số nguyên liệu vật tưnày vào sản xuất hàng xuất khẩu, đã thực xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài Các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩuthuộc phần vốn góp đầu tư của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài được thành lập theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
b Truy lại thuế
* Các trường hợp phải truy lại thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Các trường hợp
Hải quan Tr 17.
Trang 18được miễn thuế, giảm thuế nếu đã được sử dụng khác với mục đích đã đượcmiễn giảm thì phải truy thu đủ số thuế đã được miễn giảm Trường hợp đốitượng nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai hàng hóa nhập khẩu thì phải truy thu tiềnthuế trong thời hạn 1 năm trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự nhầmlẫn đó.
* Cân cứ tính thuế xuất nhập khẩu, nhập khẩu là giá tính thuế và thuế suất được
áp dụng theo quy định tại thời điểm truy thu thuế
* Thời hạn kê khai nộp thuế xuất, nhập khẩu là 2 ngày kể từ ngày thay đổi mụcđích sử dụng ghi trên các văn bản, chứng từ, hóa đơn có liên quan Trường hợpkhông có các chứng từ để xác định ngày thay đổi mục đích sử dụng thì ngày xácđịnh để truy thu là ngày đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu
* Thời hạn nộp thuế phải truy thu thực hiện theo quy định Nếu quá thời hạn quyđịnh nêu trên mà đối tượng nộp thuế chưa nộp sẽ bị xử lý theo quy định củapháp luật
3.6 Thời điểm tính thuế và thời hạn thông báo thuế
a Thời điểm tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu là thời điểm đối tượng nộp thuế đãnộp tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho cơ quan Hải quan
b Thời hạn thông báo thuế theo quy định :
- Trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận tờ khai hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu của đối tượng nộp thuế, cơ quan Hải quan phải thông báo chính thứccho đối tượng nộp thuế về số thuế phải nộp theo kê khai của đối tượng nộp thuế
- Trong thời han 8 giờ làm việc kể từ khi cơ quan Hải quan kiểm hóa xong lôhàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu nếu có khác biệt về số thuế phải nộp so vớithông báo theo kê khai ban đầu thì cơ quan hải quan phải thông báo cho đốitượng nộp thuế số thuế còn thiếu hoặc thừa Trong thông tư 87/2004 có quy định
rõ hơn trách nhiệm của cơ quan hải quan và đối tượng nộp thuế trong trườnghợp một trong 2 bên đề nghị giám định lại hàng hóa Nếu hàng hóa phải quagiám định lại, nếu có thay đổi về số thuế phải nộp thì thông báo thuế sẽ được
Trang 19điều chỉnh trong thời hạn 8 ngày làm việc kể từ khi nhận kết quả giám định
3.7 Thời hạn nộp thuế xuất nhập khẩu
- Đối với hàng xuất khẩu là 15 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận đượcthông báo chính thức của cơ quan Hải quan
- Đối với hàng hóa là vật tư nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu
là 9 tháng kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo thuế chính thứccủa cơ quan Hải quan về số lượng thuế phải nộp
Đối với hàng kinh doanh theo phương thức tạm xuất tái nhập hoặc tạm nhập tái xuất thì thời hạn nộp thuế là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn của cơ quan cóthẩm quyền cho phép tạm xuất - tái nhập hoặc tạm nhập - tái xuất
Đối với hàng tiêu dùng phải nộp xong thuế, nhập khẩu trước khi nhận hàng,Danh mục hàng tiêu dùng thực hiện theo quy định của Bộ thương mại
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch, hoạt động xuất khẩu,nhập khẩu của cư dân biên giới thì đối tượng nộp thuế phải nộp xong thuế trướckhi xuất khẩu hàng ra nước ngoài hoặc nhập khẩu hàng vào Việt Nam
- Đối với hàng hóa nhập khẩu không được thuộc diện thực hiện thời hạn nộpthuế nêu trên thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày
- Hàng hóa nhập khẩu có thời hạn nộp thuế khác nhau thì phải mở tờ khai hànghóa nhập khẩu riêng theo từng thời hạn nộp thuế
4.Thất thu thuế nhập khẩu và sự cần thiết phải chống thất thu thuế nhập khẩu
a Khái niêm:
Như chúng ta đã biết, để cung cấp nguồn tài chính cho hoạt động của Nhànước, nhà nước đã đặt ra các loại thuế khác nhau Chi ngân sách càng nhiều thìnhu cầu thu thuế, lệ phí càng cao để bù đắp vào chi phí đó Và trên cơ sở đó nhànước càng muốn thu đủ thuế Trong khi đó các doanh nghiệp king doanh vớimục đính chính là lợi nhuận thì thuế nộp càng nhiều lợi nhuận để lại của họ càng
Trang 20ít Chính vì vậy mà họ luôn tìm cách hạn chế số thuế phải nộp Như vậy trongnền kinh tế luôn tồn tại hai bên lợi ích mâu thuẫn nhau giữa một bên là nhà nước
và một bên là các doanh nghiệp Nên hiện tượng thất thu thuế là không tránhkhỏi
Để hiểu rõ hơn về khái niệm thất thu thuế ta có các giả thiết sau
Giả sử:
Gọi T là tổng số thuế xuất nhập khẩu phải nộp cho nhà nước
Qi là tổng số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu
Pi là giá hàng hóa xuất nhập khẩu
Và ti thuế suất xuất nhập khẩu ứng với mỗi đơn vị hàng hóa
Thì có: T= Pi*Qi*ti
Nếu gọi T’ là tổng thuế xuất nhập khẩu thực tế thu được của ngân sách nhà nướcthì T - T’ = k
Lúc đó ta gọi k là số thất thu thuế Như vậy số thất thu thuế là chênh lệch
giữa số thuế xuất nhập khẩu phải nộp cho ngân sách với số thực tế thu được
Nhưng luật thuế xuất nhập khẩu ban hành cũng không lường trước đượcnhững khoản phát sinh của nền kinh tế Cho nền số thất thu thuế này bao gồm cảkhả năng tiềm năng của nền kinh tế thuộc về hoạt động xuất nhập khẩu đáng lẽ
ra được khai thác vào nguồn thu của ngân sách nhà nước nhưng lại không đượchuy động
Việc không tính đến tiềm năng của nền kinh tế là luôn tồn tại ở mỗi quốcgia Bởi nền kinh tế luôn luôn vận động và biến đổi Nhưng cũng nói lên khảnăng hoạch định chính sách thuế Nếu khi hoạch định tính tới yếu tố này và dựtrù được chính xác thì khả năng thất thu sẽ ít hơn Do vậy để hạn chế tình trạngthất thu cần có quá trình hoach định chính sách thuế khoa học chính xác hơn đểgiảm biên độ giao động của nền kinh tế so với dự tính
Qua đó ta có thể đưa ra khái niệm thất thu thuế xuất nhập khẩu như sau:
Trang 21Thất thu thuế xuất nhập khẩu là những khoản thuế về các hoạt động xuất nhập khẩu không được nộp vào ngân sách nhà nước và những khoản thuế không được quy định trong luật thuế xuất nhập khẩu
b Sự cần thiết phải chống thất thu thuế xuất nhập khẩu:
Trên cơ sở nhận thức vai trò của thuế xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế,
ta có thể thấy thất thu thuế xuất nhập khẩu có thể ảnh hưởng nhiều mặt đến nềnkinh tế của đất nước Bởi thuế xuất nhập khẩu tác động mạnh vào nguồn thu củangân sách nhà nước, định hướng tiêu dùng, khuyến khích sản xuất trong nướcphát triển, định hướng quan hệ quốc tế và hoạt động ngoại thương Dưới đây sẽxem xét tác động của thất thu thuế xuất nhập khẩu trên một số phương diện:kinh tế, xã hội và đạo đức
Bên cạnh đó việc thất thu thuế xuất nhập khẩu của các mặt hàng xuấtnhập khẩu còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của mặt hàng đó trên thịtrường Cùng một loại mặt hàng mà hãng thì bị đánh thuế hãng thì không làmcho mức độ tin cậy của khách hàng vào sản phẩm giảm về chất lượng của sản
Trang 22phẩm Đối với mặt hàng xuất khẩu thì giá có thể được cao hơn đối với mặt hàng
đó nhưng lại gây ảnh hưởng đến những mặt hàng tương tự chúng trên thị trườngđược đánh thuế
b.2 Về mặt xã hội
Thất thu thuế xuất nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến công bằng xã hội Bởithông qua thuế xuất nhập khẩu và chính sách thuế xuất nhập khẩu, nhà nước huyđộng được một phần nguồn thu của người kinh doanh hàng xuất nhập khẩu đồngthời tiến hành quản lý vĩ mô đối với các hoạt động này Các doanh nghiệp kinhdoanh những mặt hàng giống nhau thì phải nộp thuế như nhau có thế mới đảmbảo được tính công bằng trong nền kinh tế
Đặc biệt trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay, với những ưu điểmnhư tăng cường khă năng cạnh tranh , tạo tính độc lập tự chủ cho các đơn vịthành phần kinh tế, tạo ưu thế cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩmngày càng tốt hơn, chất lượng cao hơn đa dạng phong phú hơn, Thì bên cạnh nócũng chứa đầy tính tiêu cực, đặc biệt làm cho người bị vật chất hóa, chạy theolợi nhuận có những nguồn thu nhập bất chính kếch xù, tạo ra sự phân hóa ngàycàng nhanh chóng người giàu và người nghèo trong xã hội, gây bất bình đẳngảnh hưởng đến trật tự an ninh quốc gia
b.3 Về mặt đạo đức
Bất cứ việc thực hiện một chính sách pháp luật nào cũng tồn tại những cánhân không chấp hành nghiêm túc Với việc thi hành luật thuế xuất nhập khẩucũng vậy, luôn có các cá nhân vì lợi ích riêng mà không chấp hành hoặc chấphành không nghiêm túc Đó là xét trên đối tượng nộp thuế, còn xét trên pham viquản lý thì cũng có một đội ngũ cán bộ vì tham ô cửa quyền đã tiếp tay cho mộtlượng buôn lậu trốn thuế, gây tổn thất nghiêm trọng đến nền kinh tế
Thực tế đã có nhiều cá nhân phải đứng trước vành móng ngựa, kể cả
Trang 23doanh nghiệp và cả quan chức nhà nước, cấu kết với nhau gây thất thoát cho nềnkinh tế Đặc biệt các nhân viên hải quan- đối tượng đứng trước nhiều cám dỗcủa bọn tội phạm Do vậy vấn đề đạo đức đối với cán bộ hải quan là rất quantrọng.
Qua đó ta thấy thất thu thuế xuất nhập khẩu ảnh hưởng rất lớn đến mọimặt của nền kinh tế Do vậy cần có biện pháp hạn chế tình trạng này
Trang 241 Đánh giá chung:
Trong mấy năm gần đây tình hính xuất khẩu có nhiều khả quan Đặc biệt trongnăm 2004 vừa qua đã thu được kết quả vượt bậc:
- Năm 2004 kết quả cao nhất từ trước đến nay Tổng kim ngạch đạt 26.003
tr USD Bình quân tháng đạt 2.167 tr USD/ tháng Kim ngạch xuất khẩubình quân đầu người đã vượt qua mốc 300 USD/người Trong khi mấynăm trước còn ở dưới mức nghèo khổ10
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu qua các năm
11 thời báo kinh tế- kinh tế việt nam 2004-2005 tr 26
Trang 25- Xuất khẩu tăng trưởng mạnh ở cả hai khu vực: khu vực kinh tế trong nước vàkhu vực có vốn đầu tư nước ngoài Khu vực kinh tế trong nước đạt 11.736trUSD (tăng 17,2 %) Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 14.267 trUSD tăng40,4% Việc tăng cao hơn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài khẳng định cácdoanh nghiệp thuộc khu vực này đã phát huy lợi thế của vốn, khoa học côngnghệ, trình độ quản lý, trình độ người lao động, các phương tiện quảng cáo, thịtrường tiêu thụ, tận dụng được các cơ hội của thị trường
- Kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng tăng ở cả hai yếu tố giá và lượng Đây làmột điểm đáng mừng vì không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được, nhiều khilượng tăng nhưng gía lại không tăng thậm chí còn giảm do đó phải xuất nhiềuhơn để bù vào Ví dụ dầu thô kim ngạch tăng 48,3% trong đó lượng tăng14,1%giá tăng 30% Gạo kim ngạch tăng 30,5% trong đó lượng tăng 6,3% giá tăng22,9% Cao su kim ngạch tăng 53,2% trong đó lượng tăng 14,2% giá tăng34,2% Hạt điều kim ngạch tăng 49,4% trong đó lượng tăng 22,3% giá tăng22,2%.Tốc độ tăng kim ngạch của xuất khẩu tăng cao hơn tốc độ tăng kim ngạchcủa nhập khẩu Xuất khẩu tăng 28,9%, nhập khẩu tăng 25%
Trang 262 Thị trường xuất khẩu năm 2004 có nhiều chuyển biến tích cực
Trong năm qua chúng ta đã thu được những chuyển biến trong thị trườngxuất nhập khẩu không chỉ ở nỗ lực của các doanh nghiệp mà còn được sự hỗ trợcủa chính phủ, Việt nam đã có được nhiều thỏa thuận với liên minh Châu Âu, thịtrường Mỹ và thị trường Nhật Bản Ngoài ra khả năng cạnh tranh của hàng hóaViệt nam trên các thị trường này cũng tăng lên rõ rệt Hàng hóa của Việt namhiện nay đã có mặt ở nhiều vùng lãnh thổ song cũng không đồng đều ở các nơi
+ Thị trường Châu Âu: xuất khẩu sang EU tăng khoảng 25%
+ Thị trường Mỹ, năm 2004 hoạt động xuất khẩu bị chậm lại Riêng thủy sản doảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá tôm và cá ba sa nên kim ngạch xuất khẩu
Trang 27vào Mỹ đã bị giảm hẳn Nhưng trong quan hệ thương mại với Mỹ Việt nam vẫnđang ở thế xuất siêu
+ Thị trường Châu Phi: Đây là một thị trường đầy tiềm năng đối với Việt nam.Việt nam hiện nay xuất khẩu một lượng lớn hàng dệt may hàng tiêu dùng vào thịtrường này Lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này chỉ đứng sau thị trườngchâu á
Bên cạnh những thành tích đạt được thì thương mại Việt nam cũng đứngtrước nhiều khó khăn cản trở: khả năng cạnh tranh của mặt hàng Việt Nam làkhông cao, xuất khẩu chủ yếu mặt hàng nông sản chưa qua chế biến, có chế biếnthì cũng gia công và nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài Nhiều mặt hàng phảibán qua trung gian nên giá thường thấp hơn, Nhập siêu giảm về tỷ lệ nhưng vềtuyệt đối lại tăng
Trên đây là một số nét khái quát về tình hình xuất nhập khẩu của năm
2004 Các dấu hiệu đều cho thấy tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam rất khảquan Điều này tạo điều kiện cho việc tăng thu nguồn thuế xuất nhập khẩu chongân sách nhà nước
II TÌNH HÌNH THU THUẾ NHẬP KHẨU HIỆN NAY
1 Cơ sở tính thuế
Đối tượng áp dụng giá tính thuế: Hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giớiViệt nam, kể cả hàng hóa từ khu chế xuất đưa vào thị trường trong nước và từthị trường trong nước đưa vào khu chế xuất đều là đối tượng áp dụng giá tínhthuế của luật thuế này
Giá tính thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế gián thu tại khâu xuất nhậpkhẩu ở các quốc gia là khác nhau Quy định mang tính truyền thống ở nước ta,giá tính thuế xuất nhập khẩu là giá bao gồm cả phí bảo hiểm và phí vận tải đếncửa khẩu làm thủ tục xuất nhập khẩu Trong một thời gian dài nhà nước thựchiện công cụ giá tính thuế để quản lý hoạt động xuất nhập khẩu chống buôn lậu
và gian lận thương mại, bảo hộ sản xuất trong nước Tuy nhiên trước yêu cầu
Trang 28hội nhập ta đã nới lỏng các quy định về giá tính thuế từ cuối năm 2003 ( sauthông tư 118/2003/TT-BTC ngày 8/12/2003) Trước đây dùng hai bảng giá đểtính đó là bảng giá tối thiểu do bộ tài chính quy định đối với một số mặt hàng donhà nước quản lý giá tính thuế và bảng giá kiểm tra do tổng cục hải quan quyđịnh đối với các hàng hóa còn lại Khi thông tư 87/2004 ra đời sự can thiệp củanhà nước về giá tính thuế đã bị xóa bỏ chuyển sang áp dụng cơ chế giá thịtrường với ba trường hợp khác nhau:
Trường hợp áp giá tính thuế theo hợp đồng.
Được xác định theo nguyên tắc của hiệp định thực hiện điều 7 hiệp địnhchung về thuế quan và thương mại (GATT) Nghĩa là trị giá tính thuế khônggồm các chi phí bảo hiểm vận tải hàng hóa về đến điểm nhập khẩu, không phânbiệt người nhập khẩu có thực trả các khoản đó hay không Hay theo hóa đơn màghi giá FOB thì giá tính thuế là giá hóa đơn, nếu là giá CIF thì giá tính thuế làgiá hóa đơn trừ đi I và F Có sáu phương pháp để xác định giá này: 1) Phươngpháp giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu; 2) phương pháp trị giá khấu trừ;3) phương pháp trị giá tính toán;4) phương pháp giao dịch của hàng hóa nhậpkhẩu giống hệt;5) phương pháp giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự; 6)phương pháp khác Tuy nhiên hai phương pháp trị giá khấu trừ và trị giá tínhtoán chưa được áp dụng vì thiếu thông tin kỹ thuật Ví dụ việc xác định giá tínhthuế đối với mặt hàng ô tô: Mặt hàng nhập khẩu là xe ô tô BMW model 745i.Mức giá doanh nghiệp khai báo là 22.000USD/ chiếc Trong khi đó các thôngtin về giá mặt hàng xe BMW do cơ quan Hải quan thu thập được tổ chức nguồnthông tin gồm: Giá bán thị trường nội địa: 220.000USD, giá trên mạng internet:63.770 USD/ chiếc, giá xe BMW tại danh mục dữ liệu giá là: 57.000USD/ chiếc.Thông qua tìm hiểu các nguồn giá trên cơ quan Hải quan thấy giá doanh nghiệpbáo cáo quá bất hợp lý so với các mức giá khác Sau khi tham vấn cán bộ Hảiquan cần bác bỏ mức giá này và tiến hành xác định lại trị giá như sau: Về lựachọn phương pháp xác định giá phải thực hiện tuần tự từng phương pháp sau đómới dừng lại ở phương pháp thích hợp Trong trương hợp này Hải quan không
Trang 29tìm thấy hàng hóa giống hệt để tính giá nên phương pháp 2, 3 là không áp dụngđược Còn phương pháp khấu trừ cũng không thực hiện được vì chỉ biết giá trênthị trường nội địa không xác định được chi phí và lợi nhuận sau khi bán hàng đểkhấu trừ Do vậy phải sử dụng phương pháp 6 là phương pháp khác Khi sửdụng phương pháp 6 giá tính lại là 55.000USD trên cơ sở suy luận từ phươngpháp 2, 3,4
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng thương mại nhưng khôngthuộc các đối tượng nêu trên thì giá tính thuế là giá thực tế phải thanhtoán mà người nhập khẩu đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho ngườibán hàng Do đó giá tính thuế bao gồm trị giá ghi trên hóa đơn, chi phívận tải, phí bảo hiểm Trong trường hợp này còn bao gồm cả nhập khẩumáy móc, thiết bị, phương tiện vận tải thuê từ nước ngoài hoặc đưa ranước ngoài để sửa chữa nay nhập lại Việt nam
Trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu không theo hợp đồng mua bán hoặc
có hợp đồng nhưng không phù hợp với quy định của luật thương mại: quàbiếu quà tặng, hàng nhập khẩu để triễn lãm nhưng lại chuyển sang mụcđích khác Thì giá tính thuế nhập khẩu do tổng cục hải quan địa phươngquy định theo hướng dẫn của tổng cục hải quan phù hợp với giá giao dịchtrên thị trường
* Tình hình quản lý giá thuế trong những năm qua:
Trước năm 1999: Ba điều kiện đặt ra để tính thuế nhập khẩu theo hợpđồng ngoại thương quá đơn giản (tính hợp pháp hợp lệ của hợp đồng, được ngânhàng xác nhận thanh toán, danh mục hàng không nằm trong diện quản lý củanhà nước) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lợi dụng Trong khi đó việc quản
lý phối hợp giữa các chức năng còn kém không thể kiểm soát hết các hoạt độngcủa doanh nghiệp Do vậy mà các doanh nghiệp chỉ thanh toán một phần quangân hàng, còn phần lớn còn lại thanh toán bằng tiền mặt Chính vì vậy mà mộtlượng lớn thuế bị thất thu gây mất bình đẳng cho các doanh nghiệp
Trước tình hình trên Bộ tài chính ban hành thêm thông tư số 92/ 1999/ TT/ BTC
Trang 30sửa đổi một số điểm của thông tư 82/ 1997/TT/BTC bổ sung điều kiện phải tuântheo các quy định về ngoại tệ tự do chuyển đổi, phương thức thanh toán mở thìmới được áp dụng giá tính thuế theo hợp đồng Nhà nước qua thông tư này cóthể kiểm tra chặt chẽ hơn do vậy hạn chế hiện tượng ghi khống hóa đơn thanhtoán qua ngân hàng Nhưng trong thông tư này cũng không cấm các doanhnghiệp sử dụng các hình thức thanh toán khác nhưng họ phải áp dụng giá tốithiểu Do vậy vấn đề đặt ra là bảng giá tối thiểu được ban hành có chính xác haykhông? Thực tế cho thấy là việc quy định giá tối thiểu đã cơ bản theo sát giáCIF, sát giá thực tế, thực thanh toán của doanh nghiệp Nhưng do phản ứng củadoanh nghiệp, trước khi ban hành thông tư này họ trốn thuế được nhiều hơn,nhưng sau đó lại phải nộp đầy đủ giảm một nguồn thu đáng kể, do vậy mà hoạtđộng nhập khẩu của họ có xu hướng trững lại
Ngày 6/6/2002 Chính phủ ban hành nghị định số 60/2002/ NĐ- CP về xácđịnh trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo nguyên tắc thực hiện Điều 7 hiệp địnhchung về Thuế quan và Thương mại Thông tư này xác định đối tượng giá tínhthuế gồm:
- Hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp, các bên hợp danh thuộc đối tượngđiều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam
- Hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng thương mại có xuất xứ Hoa kỳ
- Hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng thương mại trong danh mục hàng hóacủa Việt nam để thực hiện Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung( CEPT) của các nước ASEAN
Đến nay đã áp dụng phương pháp xác định giá tính thuế theo hiệp định chung
về thương mại và thuế quan ( GATT), hy vọng sẽ thu được kết quả đáng mừngđảm bảo xác định giá tính thuế được chính xác hạn chế được các tiêu cực xảy ra.Trên thực tế cần xác định theo giá giao dịch vì các đơn vị thành phần kinh tếkhông đơn thuần độc lập với nhau Mà mối quan hệ giữa chúng rất phức tạp.Giao dịch trên thị trường được thực hiện dưới hai hình thức: thị trường nội bộ vàthị trường khách quan bên ngoài Bởi hiện nay có sự phát triển của các tập đoàn
Trang 31kinh tế, các công ty xuyên quốc gia, thì các hoạt động giao dịch trong nội bộchúng cũng diễn ra hết sức phức tạp Giá giao dịch giữa các bên có mối quan hệvới nhau khác so với các bên độc lập làm cho kết quả kinh doanh bị phản ánhsai Nếu các đơn vị trong cùng một tập đoàn cư trú trên các lãnh thổ khác nhauthì sẽ phản ánh sai lệch về thu ngân sách ở các quốc gia này.
2 Quy trình tính và thu thuế
- Doanh nghiệp tự kê khai và tự nộp thuế Tổng cục Hải quan chỉ có nhiệm vụthanh tra Hình thức này nâng cao tính tự giác của các doanh nghiệp hạn chếđược gian lận trong nộp thuế
- Phương thức thu: Theo quy định của Thông tư số 41/1998/TT - BTC ngày31/3/1998 việc thu thuế được thu qua hai phương thức: Qua kho bạc nhà nước
và thu qua cơ qua thu thuế Đối với các đối tượng kinh doanh không cố định thì
có thể thu theo hai phương thức: thu ở nơi thu và thu trực tiếp
3 Kết quả hoạt động thu thuế xuất nhập khẩu
Theo báo cáo của tổng cục Hải quan thì trước tình hình thương mại đầu tư tăngnhanh trong năm 2004 so với năm 2003 thể hiện rõ ở một số mặt sau:
Năm 2004 ngành Hải quan được cấp trên giao chỉ tiêu thu thuế hàng hóa xuấtnhập khẩu là 46.000 tỷ đồng Trong đó thuế xuất nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt:25.600 tỷ đồng Thuế giá trị gia tăng: 20.200 tỷ đồng; Chênh lệch giá là: 200 tỷđồng Chỉ tiêu năm 2004 tăng 17,3 so với số thuế thực thu năm 2003( 46.000/39.215 tỷ đồng) Theo báo cáo của Hải quan các tỉnh thành phố số thunăm 2004 của ngành Hải quan đạt 46.017 tỷ đồng bằng 100.04% kế hoạch năm;
so với năm 2003 tăng 17,74% (46.017/39.215 tỷ đồng) Thuế XNK và tiêu thụđặc biệt: 21.579 tỷ đồng bằng 84,3% tăng 0,8% so với năm 2003( 21.579/21/404
tỷ đồng) Thuế giá trị gia tăng đạt 24.228 tỷ đồng đạt 119,9% tăng 38,3 % so vớinăm 2003 (24.228/17.512 tỷ đồng) Thu chênh lệch giá 55 tỷ đồng bằng 27,5%.Thu khác đạt 155tỷ đồng
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch XNK, phương tiện, hành khách, xuất nhập cảnh và tờ khai hàng hóa XNK 2003, 2004 12
12 Báo cáo 2004 của tổng cục hải quan
Trang 322003 2004 Kim ngạch
Nhập khẩu Xuất khẩu
25.2 tỷ USD 20.1 tỷ USD
31.5 tỷ USD
26 tỷ USD
Tốc độ tăng
so với 2003 25%
29.30%
Số tờ khai Nhập khẩu 741 nghìn tờ 900 nghìn tờ 21,40%
Xuất khẩu 656 nghìn tờ 850 nghìn tờ 29,50% Tổng số 1397 nghìn tờ 1750 nghìn tờ 25,20% Phương tiện
XNK
Nhập cảnh 1.058.000 lượt 1.723.000 lượt 62,90% Xuất cảnh 1.071.000 lượt 1.373.000 lượt 27,20% Tổng số 2.129.000 lượt 3.096.000 lượt 45,40% Người XNC Nhập cảnh 35.067.000 người 41.109.000người 17,20%
Xuất cảnh 33.102.000 người 39.886.00 người 20,50% Tổng số 68.169.000 người 80.995.00 người 18,80%
Đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của các mặt trên tổng cục Hải quan đã tíchcực chủ động trong việc đẩy mạnh cải tiến thủ tục hải quan các quy trình nghiệp
vụ để hoàn thành nhiệm vụ Do hoạt động xuất nhập khẩu đầu tư tăng nhanhđáng kể nên số thu thuế cũng có kết quả đáng mừng
Năm 2004 ngành hải quan đã hoàn thành chỉ tiêu về thu thuế và ngân sách nhànước Điều này được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Kết quả thu thuế của ngành Hải quan trong năm 2004
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Kế hoạch 2004 Thực hiện 2004 %/2004 %/2003
Nguồn: Báo cáo 2004 của Tổng cục Hải quan
Từ bảng số liệu trên cho thấy công tác thu thuế của tổng cục hải quantrong năm 2004 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đem lại nguồn thu đáng kểvào ngân sách nhà nước góp phần hoàn thành thực hiện kế hoạch thu ngân sáchcủa nhà nước
Trong những năm gần đây tổng số thuế xuất nhập khẩu đã thu được liêntục tăng qua các năm Nguyên nhân cơ bản là do kinh tế ngày càng phát triển,