II .Tình hình thu thuế nhập khẩu hiện nay
1. Cơ sở tính thuế
Đối tượng áp dụng giá tính thuế: Hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới Việt nam, kể cả hàng hóa từ khu chế xuất đưa vào thị trường trong nước và từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất đều là đối tượng áp dụng giá tính thuế của luật thuế này.
Giá tính thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế gián thu tại khâu xuất nhập khẩu ở các quốc gia là khác nhau. Quy định mang tính truyền thống ở nước ta, giá tính thuế xuất nhập khẩu là giá bao gồm cả phí bảo hiểm và phí vận tải đến cửa khẩu làm thủ tục xuất nhập khẩu. Trong một thời gian dài nhà nước thực hiện cơng cụ giá tính thuế để quản lý hoạt động xuất nhập khẩu chống buôn lậu và gian lận thương mại, bảo hộ sản xuất trong nước. Tuy nhiên trước yêu cầu hội nhập ta đã nới lỏng các quy định về giá tính thuế từ cuối năm 2003 ( sau thông tư 118/2003/TT-BTC ngày 8/12/2003). Trước đây dùng hai bảng giá để tính đó là bảng giá tối thiểu do bộ tài chính quy định đối với một số mặt hàng do nhà nước quản lý giá tính thuế và bảng giá kiểm tra do tổng cục hải quan quy định đối với các hàng hóa cịn lại. Khi thơng tư 87/2004 ra đời sự can thiệp của nhà nước về giá tính thuế đã bị xóa bỏ chuyển sang áp dụng cơ chế giá thị trường với ba trường hợp khác nhau:
• Trường hợp áp giá tính thuế theo hợp đồng.
Được xác định theo nguyên tắc của hiệp định thực hiện điều 7 hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Nghĩa là trị giá tính thuế khơng gồm các chi phí bảo hiểm vận tải hàng hóa về đến điểm nhập khẩu, khơng phân biệt người nhập khẩu có thực trả các khoản đó hay khơng. Hay theo hóa đơn mà ghi giá FOB thì giá tính thuế là giá hóa đơn, nếu là giá CIF thì giá tính thuế là
giá hóa đơn trừ đi I và F. Có sáu phương pháp để xác định giá này: 1) Phương pháp giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu; 2) phương pháp trị giá khấu trừ; 3) phương pháp trị giá tính tốn;4) phương pháp giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt;5) phương pháp giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự; 6) phương pháp khác. Tuy nhiên hai phương pháp trị giá khấu trừ và trị giá tính tốn chưa được áp dụng vì thiếu thơng tin kỹ thuật. Ví dụ việc xác định giá tính thuế đối với mặt hàng ơ tơ: Mặt hàng nhập khẩu là xe ô tô BMW model 745i. Mức giá doanh nghiệp khai báo là 22.000USD/ chiếc. Trong khi đó các thơng tin về giá mặt hàng xe BMW do cơ quan Hải quan thu thập được tổ chức nguồn thông tin gồm: Giá bán thị trường nội địa: 220.000USD, giá trên mạng internet: 63.770 USD/ chiếc, giá xe BMW tại danh mục dữ liệu giá là: 57.000USD/ chiếc. Thơng qua tìm hiểu các nguồn giá trên cơ quan Hải quan thấy giá doanh nghiệp báo cáo quá bất hợp lý so với các mức giá khác. Sau khi tham vấn cán bộ Hải quan cần bác bỏ mức giá này và tiến hành xác định lại trị giá như sau: Về lựa chọn phương pháp xác định giá phải thực hiện tuần tự từng phương pháp sau đó mới dừng lại ở phương pháp thích hợp. Trong trương hợp này Hải quan khơng tìm thấy hàng hóa giống hệt để tính giá nên phương pháp 2, 3 là khơng áp dụng được. Cịn phương pháp khấu trừ cũng khơng thực hiện được vì chỉ biết giá trên thị trường nội địa khơng xác định được chi phí và lợi nhuận sau khi bán hàng để khấu trừ. Do vậy phải sử dụng phương pháp 6 là phương pháp khác. Khi sử dụng phương pháp 6 giá tính lại là 55.000USD trên cơ sở suy luận từ phương pháp 2, 3,4.
• Trường hợp hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng thương mại nhưng không thuộc các đối tượng nêu trên thì giá tính thuế là giá thực tế phải thanh toán mà người nhập khẩu đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán hàng. Do đó giá tính thuế bao gồm trị giá ghi trên hóa đơn, chi phí vận tải, phí bảo hiểm. Trong trường hợp này còn bao gồm cả nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải thuê từ nước ngoài hoặc đưa ra nước ngoài để sửa chữa nay nhập lại Việt nam.
• Trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu không theo hợp đồng mua bán hoặc có hợp đồng nhưng khơng phù hợp với quy định của luật thương mại: quà biếu quà tặng, hàng nhập khẩu để triễn lãm nhưng lại chuyển sang mục đích khác. Thì giá tính thuế nhập khẩu do tổng cục hải quan địa phương quy định theo hướng dẫn của tổng cục hải quan phù hợp với giá giao dịch trên thị trường.
* Tình hình quản lý giá thuế trong những năm qua:
Trước năm 1999: Ba điều kiện đặt ra để tính thuế nhập khẩu theo hợp đồng ngoại thương quá đơn giản (tính hợp pháp hợp lệ của hợp đồng, được ngân hàng xác nhận thanh tốn, danh mục hàng khơng nằm trong diện quản lý của nhà nước) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lợi dụng. Trong khi đó việc quản lý phối hợp giữa các chức năng cịn kém khơng thể kiểm soát hết các hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy mà các doanh nghiệp chỉ thanh toán một phần qua ngân hàng, cịn phần lớn cịn lại thanh tốn bằng tiền mặt. Chính vì vậy mà một lượng lớn thuế bị thất thu gây mất bình đẳng cho các doanh nghiệp.
Trước tình hình trên Bộ tài chính ban hành thêm thơng tư số 92/ 1999/ TT/ BTC sửa đổi một số điểm của thông tư 82/ 1997/TT/BTC bổ sung điều kiện phải tuân theo các quy định về ngoại tệ tự do chuyển đổi, phương thức thanh tốn mở thì mới được áp dụng giá tính thuế theo hợp đồng. Nhà nước qua thơng tư này có thể kiểm tra chặt chẽ hơn do vậy hạn chế hiện tượng ghi khống hóa đơn thanh tốn qua ngân hàng. Nhưng trong thông tư này cũng khơng cấm các doanh nghiệp sử dụng các hình thức thanh tốn khác nhưng họ phải áp dụng giá tối thiểu. Do vậy vấn đề đặt ra là bảng giá tối thiểu được ban hành có chính xác hay không? Thực tế cho thấy là việc quy định giá tối thiểu đã cơ bản theo sát giá CIF, sát giá thực tế, thực thanh toán của doanh nghiệp. Nhưng do phản ứng của doanh nghiệp, trước khi ban hành thông tư này họ trốn thuế được nhiều hơn, nhưng sau đó lại phải nộp đầy đủ giảm một nguồn thu đáng kể, do vậy mà hoạt động nhập khẩu của họ có xu hướng trững lại.
định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo nguyên tắc thực hiện Điều 7 hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại. Thơng tư này xác định đối tượng giá tính thuế gồm:
- Hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp, các bên hợp danh thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngồi tại Việt nam
- Hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng thương mại có xuất xứ Hoa kỳ.
- Hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng thương mại trong danh mục hàng hóa của Việt nam để thực hiện Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung ( CEPT) của các nước ASEAN.
Đến nay đã áp dụng phương pháp xác định giá tính thuế theo hiệp định chung về thương mại và thuế quan ( GATT), hy vọng sẽ thu được kết quả đáng mừng đảm bảo xác định giá tính thuế được chính xác hạn chế được các tiêu cực xảy ra. Trên thực tế cần xác định theo giá giao dịch vì các đơn vị thành phần kinh tế khơng đơn thuần độc lập với nhau. Mà mối quan hệ giữa chúng rất phức tạp. Giao dịch trên thị trường được thực hiện dưới hai hình thức: thị trường nội bộ và thị trường khách quan bên ngồi. Bởi hiện nay có sự phát triển của các tập đồn kinh tế, các cơng ty xun quốc gia, thì các hoạt động giao dịch trong nội bộ chúng cũng diễn ra hết sức phức tạp. Giá giao dịch giữa các bên có mối quan hệ với nhau khác so với các bên độc lập làm cho kết quả kinh doanh bị phản ánh sai. Nếu các đơn vị trong cùng một tập đồn cư trú trên các lãnh thổ khác nhau thì sẽ phản ánh sai lệch về thu ngân sách ở các quốc gia này.