Tình hình gian lận thương mại hiện nay và các phương thức.

Một phần của tài liệu thuế xuất nhập khẩu và hiện tượng thất thu thuế nhập khẩu ở việt nam hiện nay (Trang 40 - 44)

III. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất thu

2. Do buôn lậu và gian lận thương mại

2.2 Tình hình gian lận thương mại hiện nay và các phương thức.

2.2.1 Lợi dụng sơ hở của luật thuế xuất nhập khẩu.

+. Lợi dụng luật thuế.

• Luật thuế quy định nếu nhập hàng nguyên chiếc thì thuế suất thường cao hơn cịn nếu nhập linh kiện thì thuế suất thường thấp hơn. Do đó chủ hàng thường tháo rời hàng nguyên chiếc để hưởng mức thuế thấp hơn.

• Luật thuế quy định nếu hàng thực phẩm rau quả để làm giống thì thuế thấp hơn là để tiêu dùng. Do vậy khi nhập khẩu họ thường khai là để làm giống.

+. Lợi dụng giá tính thuế.

Khi thực hiện điều 7 Hiệp định chung về thương mại và thuế quan ( GATT), đã tạo điều kiện thuận lợi nhiều cho doanh nghiệp nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng trốn lậu thuế, qua một số hình thức như: Khai giá thấp so với giá thực tế, khai chệch tên hàng sai kích thước, của mặt hàng thực nhập, gian lận trong hàng khuyến mại. Bên cạnh đó doanh nghiệp cịn lợi dụng việc ân hạn chậm nộp thuế, hay mặt hàng có thuế suất cao mà nộp thuế ngay khai giá trị thấp, nhập ồ ạt về rồi thay đổi số đăng ký kinh doanh rồi bỏ trốn, mất tích hoặc bỏ trốn. Để hạn chế gian lậu cơ quan Hải quan thường mời doanh nghiệp đến để trực tiếp tham vấn, đồng thời cũng tham khảo giá trên sách báo internet, thông tin trên hệ thống giá của tổng cục Hải quan và khảo giá thực tế qua thị trường. Qua thông tin này thường dùng phương pháp giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt và giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự để tham vấn. Nếu hai phương pháp này khơng được thì chuyển sang phương pháp giá trị khấu trừ.

+ Lợi dụng chế độ hàng đã qua sử dụng.

Theo quyết định của Bộ tài chính thì thuế suất thuế nhập khẩu quy định với hàng đã qua sử dụng là 70% so với hàng mới cùng chủng loại. Nếu hàng mới cùng chủng loại chưa có đơn giá thì lấy giá của hàng mới tương đương để tính. Nhưng lại chưa phân định rõ đâu là hàng mới đâu là hàng đã qua sử dụng. Điều này tạo kẽ hở cho việc gian lận thương mại. Nhiều chủ hàng nhập hàng mới

100% nhưng sử dụng một tý rồi khai là hàng đã qua sử dụng để hưởng mức thuế suất thấp hơn. Ví dụ ở vùng biên giới xe nhập là xe Dream mới nguyên song cho đổ xăng và chạy vài km để coi như đã qua sử dụng.

+ Lợi dụng chế độ ưu đãi về thời hạn nộp thuế.

Luật thuế xuất nhập khẩu có quy định về thời gian ân hạn nộp thuế. Lợi dụng điểm này nhiều doanh nghiệp cố tình chiếm dụng tiền thuế phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Thủ đoạn là một số doanh nghiệp chỉ hoạt động xuất nhập khẩu trong một thời gian ngắn sau đó chuyển sang hình thức kinh doanh khác để lợi dụng chế độ ủy thác thuế xuất khẩu tránh nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.

2.2.2 Khai sai số lượng, trọng lượng của hàng hóa.

Tại các cửa khẩu lượng hàng nhập khẩu một ngày càng tăng lên. Nếu các cơ quan hải quan kiểm tra tỷ mỉ thì sẽ rất mất thời gian gây ách tắc giao thơng. Vì thế để nhanh chóng giải phóng thì các nhân viên hải quan chỉ kiểm tra xác suất. Lợi dụng điều này mà đối tượng thường mua nhiều khai ít để giảm lượng thuế, giảm trọng lượng của mặt hàng có mức thuế suất cao. Kết quả là một lượng lớn hàng nhập khẩu thâm nhập vào nội địa mà khơng được tính thuế hoặc tính sai thuế.

2.2.3 Ghi sai xuất xứ của hàng hóa.

Mục đích của việc cố ý ghi sai xuất xứ của hàng hóa là để giảm mức thuế nhập khẩu. Điều này có liên quan tới hiệp định thương mại của Việt Nam với một số nước. Những nước có quan hệ thương mại có hiệp định ký kết với Việt nam thường có mức thuế suất thấp. Đặc biệt quan hệ thương mại của Việt nam với cộng đồng châu âu: những nước khơng thuộc nhóm G7 thì chịu mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất ở nhóm G7. Do vậy đối tượng gian lận thường lợi dụng điểm này để hưởng mức thuế suất thấp. Ngoài ra xuất xứ còn liên quan đến ưu đãi một số mặt hàng, đặc biệt như quan hệ thương mại của Việt nam với ASEAN khi một số mặt hàng này nhập vào Việt nam sẽ được hưởng thuế thấp. Tuy nhiên, xác định xuất xứ là vấn đề phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật tiên tiến, với

nước ta thì việc này lại càng khó khăn nên gian lận về xuất xứ hàng hóa là khó tránh khỏi.

2.2.4 Thơng qua tình trạng tạm nhập tái xuất.

Theo Thông tư 172/1998/TT/BTC quy định hàng tạm nhập tái xuất là hàng sẽ được hoàn lại thuế khi có chứng nhận thực xuất của hải quan cửa khẩu. Điều này đã tạo điều kiện cho cán bộ hải quan làm hồ sơ khống để làm thủ tục truy hồn thuế nhưng trên thực tế thì khơng đủ tiêu chuẩn để được hồn lại thuế. Hơn nữa vấn đề cho kinh doanh dịch vụ chuyển khẩu, hàng tạm nhập tái xuất được Bộ thương mại cho áp dụng đối với một số doanh nghiệp điều này khiến cho một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tạm nhập tái xuất để kiếm lời. Hình thức kinh doanh đã tiếp tay cho hàng lậu lan tràn vào trong nước.

2.2.5 Thông qua yêu cầu kiểm định trước khi nhập hàng.

Hàng ngày có rất nhiều hàng nhập qua cửa khẩu, nhưng trong số đó thì có đến 10% số tờ khai cần phải giám định lại kết quả. Trong khi đó cơ sở giám định lại hạn chế, trình độ chuyên môn lại lạc hậu. Các kết quả giám định đưa ra thì mập mờ hiểu theo cách nào cũng được. Lợi dụng điều này chủ hàng kết nối với cơ quan giám định để gian lận. Điều này thường dẫn đến giám định ở cơ quan giám định khác nhau thì thường cho kết quả khác nhau.

3. Do tình trạng nợ thuế

Nợ thuế là một ân hạn về nộp thuế được quy định trong luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Người nộp thuế sẽ có thời hạn 15 ngày đối với hàng xuất khẩu, 30 ngày đối với hàng nhập khẩu là nguyên vật liệu, 275 ngày đối với hàng là vật tư nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu. Điều này khuyến khích doanh nghiệp tham gia sản xuất hàng xuất khẩu. Nhà nước chủ trương theo cơ chế này, nhằm đợi doanh nghiệp bán được hàng, lấy tiền nộp thuế rồi lại quay vòng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên khi thực hiện trong thực tế thì có nhiều ngun nhân dẫn đến không thể phát huy được ý nghĩa của nó. Nhiều doanh nghiệp khéo léo sự dụng ân hạn thuế mà làm ăn phát đạt thu được nhiều lợi nhuận hơn. Nhiều doanh nghiệp mới thành lập nhưng tự dưng lại biến mất đem theo hàng trăm

triệu tiền vốn bị chiếm dụng. Ngồi ra tình trạng kinh doanh hóa đơn đang diễn ra rộng rãi trên thị trường tài chính. Ngun nhân của tình trạng nợ đọng là do họ thanh khoản tờ khai hải quản giảm.

Một phần của tài liệu thuế xuất nhập khẩu và hiện tượng thất thu thuế nhập khẩu ở việt nam hiện nay (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w