Về phía hải quan

Một phần của tài liệu thuế xuất nhập khẩu và hiện tượng thất thu thuế nhập khẩu ở việt nam hiện nay (Trang 60 - 66)

V .Điều kiện để thực hiện các giải pháp chống thất thu thuế

3. Về phía hải quan

Luật hải quan được ban hành vào năm 2002, cho đến nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế và qua thời gian hoạt động của mình luật hải quan cần phải được sửa đổi bổ sung ở một số mặt.

Tại hội nghị thẩm tra dự án luật sửă đổi, bổ sung một số điều luật Hải quan của ủy ban Kinh tế - Ngân sách của quốc hội tại Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 4 vừa qua, các đại biểu đã kiến nghị sửa đổi một số điều trong luật Hải quan.

- Cán bộ hải quan là người làm việc trong môi trường phức tạp dễ xảy ra tiêu cực do vậy phải có nội dung quy định rõ về cán bộ hải quan trong luật.

- Cần làm rõ vấn đề về lãnh thổ Hải quan, chế độ quản lý nhà nước về Hải quan.

Trong ngành Hải quan cũng quy định kế hoạch cụ thể trong từng năm. Trong công tác thuế, phấn đấu toàn ngành thu đúng thu đủ, hạn chế thấp nhất tình trạng nợ đọng.

Về xử lý nợ đọng thuế: Cục trưởng hải quan của tỉnh thành phố tiến hành đánh giá lại cơng tác quản lý thuế nợ đọng mới có hiệu quả và thu địi khoản nợ

đọng. Bên cạnh đó phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống dữ liệu giá GTT – 22 tăng cường công tác kiểm tra ngân hàng dữ liệu giá tại cơ quan tổng cục để đảm bảo chia sẻ thơng tin một cách chính xác cho các đơn vị sử dụng. Nhanh chóng phát hiện các trường hợp khai báo khơng phù hợp.

Về công tác kiểm hóa và phân tích phân loại: Nâng cao chất lượng cơng tác kiểm hóa phân loại hàng hóa, áp mã số. Thực hiện chính sách mã hóa thống nhất đảm bảo mỗi một mặt hàng chỉ có một mã thuế. Trung tâm phân tích cần phân loại hàng hóa chính xác, khách quan kịp thời, đối với hàng hóa nhạy cảm thuế suất cao, đảm bảo thu đúng thu đủ cho ngân sách.

Về công tác kiểm tra sau thơng quan: Nghiên cứu hồn thiện chế độ, quy trình nghiệp vụ, phù hợp với quy định của pháp luật, tình hình thực tế. Tăng cường thu thập thơng tin về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn cả về mức độ chấp hành pháp luật và khả năng tài chính của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Thất thu thuế nhập khẩu là khoản khơng được đóng vào ngân sách nhà nước do chính sách thuế chưa đề cập đến hoặc khơng đóng theo quy định. Biểu hiện của thất thu thuế nhập khẩu ở nợ thuế kéo dài, buôn lậu, gian lận thương mại. Ngun nhân chủ yếu là do chính sách thuế cịn nhiều sơ xuất, gian lận thương mại gia tăng, đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn. Thơng qua nội dung đã trình bày ở trên ta có thể rút ra một số kết luận sau:

Một là: Trên cơ sở nghiên cứu xem xét lý luận thuế xuất nhập khẩu và thất thu

thuế. Bài viết đã chỉ ra: Thất thu thuế xuất nhập khẩu là khoản tiền không được nộp vào ngân sách từ đối tượng nộp thuế theo quy định của luật thuế xuất nhập khẩu, và các khoản không nằm trong quy định của luật thuế xuất nhập khẩu.

Hai là: Vai trò cơ bản của thuế xuất nhập khẩu là: Bảo hộ sản xuất trong nước,

định hướng tiêu dùng, góp vào ngân sách nhà nước, điều tiết quan hệ thương mại.

Ba là: Thơng qua phân tích hiện trạng và nguyên nhân của hiện tượng thất thu

thuế người viết đã nêu lên một số giải pháp nhằm khắc phục hiện tượng này: Tiến hành sửa đổi luật thuế xuất nhập khẩu cho phù hơp, tăng cường chống buôn lậu và gian lận thương mại, cải thiện cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.

Trên đây là toàn bộ nội dung đề tài: thuế xuất nhập khẩu và hiện tượng thất thu thuế nhập khẩu ở Việt nam. Trong giới hạn là một chun đề thực tập tốt nghiệp người viết khơng có điều kiện đi sâu vào mọi vấn đề, trong q trình thực hiện khó tránh khỏi thiếu sót. Do vậy rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn sinh viên những người cũng đang quan tâm đến vấn đề thất thu thuế nhập khẩu để chuyên đề này được hồn thiện hơn và sẽ góp phần khắc phục hiện tượng thất thu thuế trong tương lai gần.

Chun đề này được hồn thiện đó là nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy GS.TS

Đỗ Hoàng Toàn và cán bộ hướng dẫn tại vụ chính sách thương mại đa biên- Bộ thương mại. Em xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2005

Sinh viên

Hoàng Thị Huyền Trang

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền -Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa Khoa Học Quản Lý - Chính Sách Kinh Tế Xã Hội - Nhà xuất bản Khoa Học vã Kỹ Thuật Hà Nội 2000.

2. Nguyễn Viết Hùng-Thuế 2003- Biểu thuế xuất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu - NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Xuân Hiếu - Tài Chính

Quốc Tế – Số 13 Tháng 7/2004 – Cải cách thuế và hoạt động thương mại ở Ấn Độ .

4. Duy Linh - Thương Mại – Số 4/2004 – Buôn lậu và công tác chống buôn lậu ở Lạng Sơn trong thời gian qua.

5. Duy Linh - Thương Mại – Số 1+ 2/2005 – Tội phạm kinh tế năm 2004 nhìn lại!

6. Thành Duy -Thanh tra tài chính – Số 2 tháng 3 năm 2004 – Tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế : Biện pháp thiết thực ngăn chặn, phòng ngừa sai phạm 7. Nguyễn Văn Sơn - Thanh tra tài chính – Số 21 tháng 3 năm 2004 – Nhận diện hành vi gian lận thuế và đề xuất giải pháp khắc phục

8. Lê Hoài Thu - Thanh tra tài chính – Số 21 tháng 3 năm 2004 – Cuộc chiến chống bn lậu cịn gian nan.

9. Thanh Huyền - Thanh tra tài chính – Số 21 tháng 3 năm 2004 – Vật tư công nợ trốn đi đằng nào.

10. Vũ Long - Kinh Tế – Xã Hội 2004 – Buôn lậu, gian lận thương mại những nguy cơ mới.

11. Ngọc Dương - Thời Báo Kinh Tế Số 2004 – 2005 – Xuất khẩu tăng trưởng bất ngờ và ngoạn mục

12. Nguyễn Văn Minh- Thuế nhà nước- Số 10/2004- Cải cách và hiện đại hóa ngành thuế.

13. Quy t nh s ế đị ố 110/2003/ QĐ/ BTC ngày 25 tháng 7 năm 2003 của Bộ tài

chính.

14. Quyết định số 157/2003/QĐ/ BTC ngày 24 tháng 9 năm 2003 của Bộ Tài Chính

15. Quyết định số 177/2003/QĐ/ BTC ngày 23 tháng 10 năm 2003 của Bộ tài chính.

16. Quyết định số 198/2003/QĐ/ BTC ngày 05 tháng 12 năm 2003 của Bộ tài chính

17. Quyết đinh số 224/2003/QĐ/BTC ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Bộ tài chính.

18. Quyết định số 25/2004/ BTC ngày 15 tháng 3 năm 2004 của Bộ tài chính. 19. Quyết định số 48/2004/QĐ/ BTC ngày 24 tháng 5 năm 2004 của Bộ tài chính.

20. Website: www.customs.gov.vn

21. Website: www.mof.gov.vn

22. Website: www.mot.gov.vn

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

1. ASEAN (Association of South-East Asian Nations): Hiệp hội các nước Đông

Nam á

2. AFTA (ASEAN Free Trade Area): Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

3. APEC (Asian Pacific Economic Cooperation): Diễn đàn hợp tác kinh tế khu

vực Châu á Thái Bình Dương

4. CEPT (Common Effective Preferential Tariff): Hiệp định ưu đãi thuế quan có

hiệu lực chung

5. CIF (Cost Insurance Freight): giá hàng nhập khẩu gồm giá hàng, phí bảo

hiểm, cước phí vận chuyển

7. FOB (Free On Board): giá hàng xuất khẩu là giá hàng khơng bao gồm phí bảo

hiểm và cước phí vận chuyển

8. GATT (General Agreement on Trade and Tariff): Hiệp định chung về thương

mại và thuế quan

9. WCO (World Customs Organization): Tổ chức Hải quan thế giới 10. WTO (World Trade Organization): Tổ chức Thương mại thế giới 11. XNK: Thuế xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu thuế xuất nhập khẩu và hiện tượng thất thu thuế nhập khẩu ở việt nam hiện nay (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w