Những quan điểm cơ bản của việc chống thất thu thuế xuất nhập

Một phần của tài liệu thuế xuất nhập khẩu và hiện tượng thất thu thuế nhập khẩu ở việt nam hiện nay (Trang 45 - 47)

Thất thu thuế xuất nhập khẩu diễn ra trên địa bàn lớn, đầy phức tạp. Vì vậy mà để khắc phục tốt hiện tượng này cần quán triệt các quan điểm sau:

1. Phải giải quyết hài hóa mối quan hệ giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của đối tượng nộp thuế. của đối tượng nộp thuế.

Sở dĩ như vậy vì ln có mâu thuẫn giữa nhà nước và đối tượng nộp thuế. Nhà nước muốn thu được nhiều thuế đảm bảo cho ngân sách, còn đối tượng nộp thuế ln tìm cách trốn tránh nộp thuế. Do vậy khi xét theo quan điểm này các nhà hoạch định luật thuế cần tính đến cả lợi ích của ngân sách nhà nước và lợi ích của đối tượng nộp thuế, đảm bảo sự hài hòa của hai đối tượng này thì hiện tượng thất thu do trốn tránh thuế sẽ giảm.

2. Chống thất thu thuế ngay từ trong nhà nước.

Như đã xem xét ở trên, một trong những nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế là do sơ hở trong luật thuế. Điều này cho thấy muốn hạn chế được thất thu thuế thì bản thân các chính sách pháp luật về thuế của nhà nước phải được hồn thiện.

Bên cạnh đó năng lực, phẩm chất của cán bộ công chức nhà nước cũng cần phải được nâng lên. Tránh hành vi cấu kết với các lực lượng buôn lậu trốn thuế.

3. Chống thất thu thực và chống thất thu tiềm năng phải cùng được coi trọng.

Thất thu thực: là khoản không được nộp vào ngân sách nhà nước

Thất thu tiềm năng là khoản thuế không được quy định trong luật thuế xuất nhập khẩu.

Cần phải coi trọng cả hai loại này, nếu xem nhẹ một trong hai bên thì hiệu quả chống thất thu sẽ không cao.

4. Phối hợp các ngành các cấp trong hoạt động chống thất thu thuế.

Thất thu thuế diễn ra một cách thường xuyên, cả về không gian và thời gian. Để nâng cao hiệu quả của cơng tác chống thất thu cần có sự phối hợp giữa các ngành các cấp các đơn vị trong phạm vi cả nước.

II. MỤC TIÊU CƠ BẢN CỦA CHỐNG THẤT THU THUẾ NHẬP KHẨU.

1. Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Như chúng ta đã biết mục tiêu chính của việc thu thuế nói chung, thuế xuất nhập khẩu nói riêng là củng cố vào ngân sách nhà nước. Do vậy việc chống thất thu thuế cũng hướng tới việc đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thuế xuất nhập khẩu là một trong những chỉ tiêu pháp định được nhà nước thông qua hàng năm. Việc thu thuế hồn thành hay khơng hồn thành có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các kế hoạch khác của chính phủ.

2. Hồn thiện luật thuế xuất nhập khẩu.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất thu thuế xuất nhập khẩu là luật thuế xuât nhập khẩu cịn nhiều sơ hở để các đối tượng bn lậu gian lận lợi dụng. Do đó cơng tác chống thất thu phải hướng tới hoàn thiện những mặt sơ hở của Luật thuế xuất nhập khẩu.

3. Đáp ứng yêu cầu công bằng xã hội.

Trong chương 1 ta đã thấy thuế xuất nhập khẩu không chỉ ảnh hưởng đến mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng đến xã hội thể hiện ở mặt công bằng trong xã hội. Luật đúng thủ tục đúng khiến cho môi trường kinh doanh lành mạnh, giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bình đẳng hơn. Giảm bớt được thắc mắc khiếu lại, tạo niềm tin cho họ yên tâm hoạt động kinh doanh. Nâng cao uy tín của cơ quan quản lý nhà nước đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Do đó đảm bảo cơng bằng xã hội là một trong các mục tiêu cần đạt tới trong công tác chống thất thu thuế.

Một phần của tài liệu thuế xuất nhập khẩu và hiện tượng thất thu thuế nhập khẩu ở việt nam hiện nay (Trang 45 - 47)