1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại bảo hiểm dầu khí thăng long

77 383 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 373 KB

Nội dung

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỞ ĐẦU Kinh tế thị trường với những chính sách mở cửa hội nhập mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây đã làm thay đổi bản bộ mặt của nền kinh tế đất nước, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm và tận dụng thành công những hội kinh doanh mới, thu được lợi nhuận tối đa, bảo đảm được các mục tiêu an toàn, nâng cao uy tín và mở rộng thế lực trên thương trường. Tuy nhiên, để đạt được tất cả các mục tiêu phát triển, không phải là điều đơn giản đối với doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam những năm vừa qua cho thấy, vòng xoáy cạnh tranh của nền kinh tế thị trường đã đưa nhiều doanh nghiệp đến với đỉnh cao vinh quang và đã đẩy không ít doanh nghiệp tới bờ vực phá sản, đồng thời chứng minh rằng sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó trên thương trường. Hiện nay, vấn đề năng lực cạnh tranh và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề bức xúc đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình nền kinh tế Việt nam hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới và khu vực. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không những đụng chạm tới tất cả các yếu tố nội tại của doanh nghiệp mà còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hệ thống các yếu tố môi trường vĩ mô với sự can thiệp và quản lý của Nhà nước. Các công ty bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm dầu khí Thăng Long nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó, cũng phải cạnh tranh cho sự tồn tại và phát triển của mình trên thị trường bảo hiểm. Bên cạnh đó, bảo hiểm xe cơ giới là nghiệp vụ bảo hiểm hết sức quan trọng, không thể thiếu của tất cả các Phùng Thị Phương Thảo - BH46B 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp công ty bảo hiểm phi nhân thọ vì xe giới hàng năm gây ra thiệt hại rất lớn không chỉ về vật chất mà thậm chí làm hàng nghìn người chết. Xuất phát từ nhận thức trên, trong quá trình thực tập tại Phòng Bảo hiểm Kỹ thuật - Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long đã tạo hội cho em chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với nghiệp vụ Bảo hiểm xe giới tại Bảo hiểm dầu khí Thăng Long”. Do hiểu biết của em còn hạn chế nên trong quá trình xây dựng chuyên đề còn thiếu sót, em mong các thầy góp ý kiến để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Hồ Sỹ Sà đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề này. Phùng Thị Phương Thảo - BH46B 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XE GIỚI I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XE GIỚI: Xe giới thể hiểu là tất cả các loại xe tham gia giao thông trên đường bộ bằng động của chính chiếc xe đó, bao gồm ôtô, mô tô và xe máy. Để đối phó với những rủi ro tai nạn bất ngờ thể xảy ra gây tổn thất cho mình, các chủ xe giới thường tham gia bảo hiểm. Dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới bao gồm bảo hiểm xe ôtô và bảo hiểm xe máy thể phản ánh theo đồ dưới đây: Phùng Thị Phương Thảo - BH46B 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sơ đồ 1.1: Dịch vụ Bảo hiểm xe giới Trên thực tế tất cả các công ty Bảo hiểm phi nhân thọ đều bao gồm đầy đủ các hình thức bảo hiểm như đồ trên, tuy nhiên chuyên đề chỉ xin nêu ra một cách khái quát về hai hình thức bảo hiểm thông dụng nhất của bảo hiểm xe giới đó là: Bảo hiểm vật chất xe giớibảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe giới đối với người thứ ba. 1.1. Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm: 1.1.1. Đối tượng bảo hiểm: Phùng Thị Phương Thảo - BH46B BẢO HIỂM XE GIỚI BẢO HIỂM XE ÔTÔ Bảo hiểm vật chất xe BẢO HIỂM XE MÁY Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hàng hóa Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp a. Đối với bảo hiểm vật chất xe cơ giới: b. Đối với bảo hiểm TNDS của chủ xe giới đối với người thứ ba: - Bảo hiểm vật chất xe giới là loại hình bảo hiểm tài sản và được thực hiện dưới hình thức tự nguyện. Chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe là để được bồi thường những thiệt hại vật chất xảy ra với xe của mình do những rủi ro được bảo hiểm gây nên. Vì vậy, đối tượng bảo hiểm vật chất xe giới là bản thân những chiếc xe còn giá trị và được phép lưu hành trên lãnh thổ quốc gia. Đối tượng bảo hiểm thể là toàn bộ xe hoặc một số bộ phận tổng thành xe hay gặp tổn thất. - Công ty bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm cho phần TNDS của chủ xe phát sinh do sự hoạt động và điều khiển của người lái xe. Như vậy đối tượng được bảo hiểm là TNDS của chủ xe giới đối với người thứ ba (là trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng của chủ xe hay lái xe cho người thứ ba khi xe lưu hành gây tai nạn). Bên thứ ba là những người trực tiếp bị thiệt hại do hậu quả của vụ tai nạn (loại trừ một số đối tượng đặc biệt). Đối tượng được bảo hiểm không được xác định trước. Chỉ khi nào việc lưu hành xe gây tai nạn phát sinh TNDS thì đối tượng này mới được xác định cụ thể. 1.1.2. Phạm vi bảo hiểm: a. Đối với bảo hiểm vật chất xe giới: - Trong hợp đồng bảo hiểm vật chất xe, các rủi ro được bảo hiểm thông thường bao gồm: + Tai nạn do đâm va, lật đổ + Cháy, nổ, bão lụt, sét đánh, động đất, mưa đá + Mất cắp toàn bộ xe Phùng Thị Phương Thảo - BH46B 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp + Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên - Ngoài việc được bồi thường những thiệt hại vật chất xảy ra cho chiếc xe được bảo hiểm trong những trường hợp trên, các công ty bảo hiểm còn thanh toán cho chủ xe tham gia bảo hiểm những chi phí cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ và hạn chế tổn thất. Tuy nhiên trong mọi trường hợp tổng số tiền bồi thường (STBT) của công ty bảo hiểm là không vượt quá số tiền bảo hiểm (STBH) đã ghi trên đơn hay giấy chứng nhận bảo hiểm. Đồng thời công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại vật chất của xe gây ra bởi: + Hao mòn tự nhiên, mất giá, giảm dần chất lượng, hỏng hóc do khuyết tật hoặc hư hỏng thêm do sửa chữa. + Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị, săm lốp bị hư hỏng mà không do tai nạn gây ra. + Mất cắp bộ phận của xe. - Để tránh những “nguy đạo đức” lợi dụng bảo hiểm, những hành vi vi phạm pháp luật, hay một số rủi ro đặc biệt khác cũng sẽ không được bồi thường. b. Đối với bảo hiểm TNDS của chủ xe giới đối với người thứ ba: - Công ty bảo hiểm nhận bảo đảm cho các rủi ro bất ngờ không lường trước được gây ra tai nạn và làm phát sinh TNDS của chủ xe. Các thiệt hại nằm trong phạm vi trách nhiệm của công ty bảo hiểm bao gồm: + Thiệt hại về tính mạng và tình trạng sức khỏe của bên thứ ba; + Thiệt hại về tài sản, hàng hóa… của bên thứ ba; Phùng Thị Phương Thảo - BH46B 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp + Thiệt hại tài sản làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hoặc giảm thu nhập; + Các chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa hạn chế thiệt hại; các chi phí thực hiện biện pháp đề xuất của công ty bảo hiểm; + Những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của những người tham gia cứu chữa, ngăn ngừa tai nạn, chi phí cấp cứu và chăm sóc nạn nhân. - Công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các vụ tai nạn mặc dù phát sinh TNDS trong các trường hợp cố ý hoặc vi phạm Luật an toàn giao thông đường bộ… Ngoài ra, công ty bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm đối với tài sản đặc biệt như vàng, bạc, đá quý, tiền, đồ cổ, hài cốt… 1.2. Giá trị bảo hiểm, Số tiền bảo hiểm, Phí bảo hiểm: 1.2.1. Giá trị bảo hiểmsố tiền bảo hiểm: a. Đối với bảo hiểm vật chất xe giới: Giá trị bảo hiểm (GTBH) của xe giới là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại thời điểm người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm. Việc xác định đúng giá trị của xe tham gia bảo hiểm là rất quan trọng vì đây là sở để bồi thường. Tuy nhiên, giá xe trên thị trường luôn những biến động và thêm nhiều chủng loại xe mới tham gia giao thông nên đã gây khó khăn cho việc xác định giá trị xe. Trong thực tế, các công ty bảo hiểm thường dựa trên các nhân tố sau để xác định giá trị xe: + Loại xe + Năm sản xuất + Mức độ mới, cũ của xe + Thể tích làm việc của xi lanh… Phùng Thị Phương Thảo - BH46B 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Một phương pháp xác định GTBH mà các công ty bảo hiểm hay áp dụng đó là căn cứ vào giá trị ban đầu của xe và mức khấu hao. Cụ thể: GTBH = Giá trị ban đầu – Khấu hao (nếu có) STBH chủ xe mua thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn GTBH và là cơ sở để xác định số tiền bồi thường. b. Đối với bảo hiểm TNDS của chủ xe giới đối với người thứ ba: Đây là hình thức bảo hiểm trách nhiệm vì vậy không căn cứ nào để xác định GTBH (hay STBH). Nhưng đối với STBH, công ty bảo hiểm thường dựa vào tình hình thiệt hại của các năm trước, khả năng đóng phí của chủ xe để đưa ra giới hạn trách nhiệm đối với chủ xe. Trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm phụ thuộc vào mức độ thiệt hại gây ra cho bên thứ ba nhưng không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với chủ xe đã ghi trong hợp đồng. Quá giới hạn đó, chủ xe phải tự bồi thường. 1.2.2. Phí bảo hiểm: a. Đối với bảo hiểm vật chất xe giới: Khi xác định phí bảo hiểm cho từng đối tượng tham gia bảo hiểm cụ thể, các công ty bảo hiểm thường căn cứ vào những nhân tố sau: - Loại xe: Do mỗi loại xe những đặc điểm kỹ thuật khác nhau, có mức độ rủi ro khác nhau nên phí bảo hiểm vật chất xe được tính riêng cho từng loại xe. Công thức: P = f + d Trong đó: P – Phí thu mỗi đầu xe d – Phụ phí f – Phí thuần Phùng Thị Phương Thảo - BH46B 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Tình hình bồi thường tổn thất của những năm trước đó. Căn cứ vào số liệu thống kê, công ty bảo hiểm sẽ tính toán được phần phí thuần “f” cho mỗi đầu xe. - Các chi phí khác, hay còn gọi là phần phụ phí, bao gồm các chi phí như chi đề phòng hạn chế tổn thất, chi quản lý… Phần phụ phí này thường được tính bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định so với phí bồi thường. - Khu vực giữ xe và để xe. - Mục đích sử dụng xe: Đây là nhân tố quan trọng giúp công ty bảo hiểm biết được mức độ rủi ro thể xảy ra. - Tuổi tác kinh nghiệm lái xe của người yêu cầu bảo hiểm và những người thường xuyên sử dụng chiếc xe được bảo hiểm. Công ty bảo hiểm thể áp dụng giảm phí hoặc biểu phí đặc biệt cho những khách hàng lớn hoặc ít để xảy ra tổn thất. b. Đối với bảo hiểm TNDS của chủ xe giới đối với người thứ ba: Phí bảo hiểm được tính theo đầu phương tiện. Người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm TNDS chủ xe giới đối với người thứ ba theo số lượng đầu phương tiện của mình. 1.3. Giám định và bồi thường tổn thất: Đối với cả hai hình thức bảo hiểm, khi tai nạn xảy ra, chủ xe (lái xe) một mặt phải tìm mọi cách cứu chữa, hạn chế tổn thất, mặt khác nhanh chóng báo cho công ty bảo hiểm biết. Khi gửi hồ khiếu nại yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường cần phải cung cấp những tài liệu, chứng từ như: - Giấy chứng nhận bảo hiểm - Biên bản khám nghiệm hiện trường - Tờ khai tai nạn của chủ xe - Bản kết luận điều tra tai nạn (nếu có) Phùng Thị Phương Thảo - BH46B 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Quyết định của tòa án (nếu có) - Các biên bản tài liệu xác định trách nhiệm của người thứ ba - Các chứng từ liên quan đến thiệt hại của người thứ ba về con người, tài sản (nếu có)… Việc giám định tổn thất được công ty bảo hiểm tiến hành nhằm xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại thực tế (cả với bên thứ ba). Trách nhiệm bồi thường tổn thất như sau: a. Đối với bảo hiểm vật chất xe giới: Việc tính toán STBT cho chủ xe được dựa trên 4 nguyên tắc: - Trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc dưới giá trị thực tế: STBT = Giá trị thiệt hại thực tế x STBH / GTBH - Trường hợp xe tham gia bảo hiểm trên giá trị thực tế: Công ty bảo hiểm bồi thường với STBT chỉ bằng thiệt hại thực tế và luôn luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thực tế của chiếc xe. Trong thực tế chấp nhận bảo hiểm theo “giá trị thay thế mới” tuy nhiên phí bảo hiểm khá cao và phải đảm bảo các điều kiện bảo hiểm nghiêm ngặt. - Trường hợp tổn thất bộ phận; Bồi thường theo một trong hai nguyên tắc nêu trên. Tuy nhiên, các công ty bảo hiểm thường giới hạn mức bồi thường bằng tỷ lệ giá trị tổng thành xe. - Trường hợp tổn thất toàn bộ: Trong trường hợp bị mất cắp, mất tích hoặc xe bị thiệt hại nặng đến mức không thể sửa chữa phục hồi hoặc chi phí phục hồi bằng hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe sẽ được coi là tổn thất toàn bộ. Khi này, STBT lớn nhất bằng STBH và phải trừ khấu hao cho thời gian xe đã sử dụng hoặc chỉ tính giá trị tương đương với giá trị xe ngay trước khi xảy ra tổn thất. b. Đối với bảo hiểm TNDS của chủ xe giới đối với người thứ ba: Phùng Thị Phương Thảo - BH46B 10 [...]... vị trong doanh nghiệp, làm giảm chi phí kinh doanh, giảm ách tắc công việc, nâng cao năng suất lao động và tạo ra lợi thế cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ BẢO HIỂM XE GIỚI CỦA BẢO HIỂM DẦU KHÍ (PVI) THĂNG LONG – CHI NHÁNH KHU VỰC TÂY BẮC I GIỚI THIỆU VỀ PVI THĂNG LONG: 1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của PVI - PVI Thăng Long: Tên giao... PVI Thăng Long Phùng Thị Phương Thảo - BH46B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 34 II NHỮNG ĐẶC TRƯNG BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM XE GIỚI VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ KHAI THÁC BẢO HIỂM XE ÔTÔ TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI CỦA PVI THĂNG LONG: 2.1 Thị trường bảo hiểm xe giới Việt Nam: Trước năm 2005, Bảo Việt và Công ty cổ phần Bảo Minh là hai doanh nghiệp tham gia tích cực nhất trong lĩnh vực bảo hiểm xe giới, ... thiết với nhau, tao điều kiện cho nhau, chế định nhau và phụ thuộc lẫn nhau Là tế bào của nền kinh tế, sức cạnh tranh của doanh nghiệp tạo ra sở cho năng lực cạnh tranh của quốc gia Một nền kinh tế năng lực cạnh tranh quốc gia cao phải nhiều ngành sức cạnh tranh tốt nghĩa là phải nhiều doanh nghiệp sức cạnh tranh và được thể hiện qua năng lực cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ mà... nghiên cứu về cạnh tranh, các nhà nghiên cứu còn sử dụng các khái niệm Phùng Thị Phương Thảo - BH46B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 13 năng lực cạnh tranh Tuy nhiên, các khái niệm này là một khái niệm phức hợp được xem xét ở các cấp độ khác nhau: như năng lực cạnh tranh của quốc gia, năng lực cạnh tranh của ngành, của doanh nghiệp, của sản phẩm dịch vụ Đẻ xem xét về khái niệm năng lực cạnh tranh của sản... loại hình bảo hiểm xe giới vẫn dẫn đầu với doanh thu 1.711,5 tỷ đồng, tăng 6,9% so với năm 2005, trong đó doanh thu cao nhất vẫn thuộc về Bảo Việt Việt Nam với 657 tỷ đồng, Bảo Minh 392 tỷ đồng, Pjico 285,7 tỷ đồng, PTI là 112 tỷ đồng, PVI là 105,4 tỷ đồng Năm 2006 số tiền bồi thường đối với bảo hiểm xe giới là 696,907 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ bồi thường cao nhất trong các nghiệp vụ bảo hiểm, trong... khi cấp đơn, cấp đơn bảo hiểm, phân tán rủi ro Thực hiện hợp tác với các Công ty bảo hiểm, các môi giới bảo hiểm quan hệ kinh doanh Trực tiếp giao dịch với khách hàng, đàm phán với khách hàng, và các đối tác theo quy định của công ty * Phòng bảo hiểm hàng hải: Là một phòng kinh doanh mũi nhọn của công ty với ba loại hình dịch vụ chính: Bảo hiểm thân tàu, Bảo hiểm hàng hoá, Bảo hiểm trách nhiệm dân... ba II KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 2.1 Khái niệm về cạnh tranhnăng lực cạnh tranh: 2.1.1 Khái niệm cạnh tranh: Phùng Thị Phương Thảo - BH46B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 12 Cạnh tranhmột hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp, do cách tiếp cận khác nhau, nên các quan niệm khác nhau về cạnh tranh, đặc biệt là... chọn các nhóm khách hàng của doanh nghiệp phải được xem xét như là một chiến lược tối quan trọng Một doanh nghiệp thể cải thiện được đúng chiến lược của mình bằng cách tìm kiếm những khách hàng ít quyền lực đối với họ nhất 2.4 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ: Khi đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ cần lưu ý các khía cạnh sau: - Phải lấy yêu cầu của khách... Dylan, Honda Wave ZX… (mua bảo hiểm mô tô); xe Mercedes, thẻ VisaCard… (mua bảo hiểm ôtô) Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đều triển khai loại hình nghiệp vụ này do đó tạo nên sức cạnh tranh hết sức gay gắt trên thị trường Thị trường bảo hiểm xe giới được mở rộng, thì người lợi hơn cả là chủ phương tiện giao thông Tuy nhiên, theo một chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm thì người tham gia... BH46B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 23 sánh đối với sản phẩm dịch vụ cùng loại hoặc tương đương của đối thủ cạnh tranh Về đánh giá năng lực cạnh tranh nếu chỉ dừng lại ở định tính thì không tránh được các yếu tố cảm tính, bởi vậy, phải cố gắng lượng hóa Tuy nhiên, khó được một chỉ tiêu tổng hợp đo lường năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ Để đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm, các nhà . tốt nghiệp CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI: Xe cơ giới. tập tại Phòng Bảo hiểm Kỹ thuật - Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long đã tạo cơ hội cho em chọn đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

Ngày đăng: 19/02/2014, 08:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Dầu khí – PVI (2003-2006), Bản tin“Ngọn lửa” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngọn lửa
1. Bộ Tài chính (2003 – 2006), Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2003 -2006, Nhà xuất bản Tài chính Khác
2. Bộ Tài chính (2004), Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội Khác
3. Nguyễn Thị Doan, Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam Khác
4. David.W.Peace (1999), Từ điển kinh tế học hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội Khác
5. Trần Minh Đạo (2002), Giáo trình Marketing căn bản, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội Khác
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội Khác
7. Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Văn Định (2005), Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình bảo hiểm, Nhà xuất bản Thống kê Khác
8. Hiệp hội bảo hiểm Việt nam (2003 – 2006), Bản tin Khác
9. Trần Hoàng Kim – Lê Thụ (1992), Vũ khí cạnh tranh thị trường, Nhà xuất bản Thống kê Khác
10. Vũ Tiến Lộc, Về chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Cộng sản số 12 tháng 4/2003 Khác
11. Luật doanh nghiệp (1999), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội Khác
12. N. Gregory Mankiw, kinh tế vĩ mô (bản dịch), Nhà xuất bản Thống kê Khác
13. Trần Quang Tùng (2004), cạnh tranh kinh tế, Nhà xuất bản Thế giới - Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Dịch vụ Bảo hiểm xe cơ giới - một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại bảo hiểm dầu khí thăng long
Sơ đồ 1.1 Dịch vụ Bảo hiểm xe cơ giới (Trang 4)
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của PVI Thăng Long - một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại bảo hiểm dầu khí thăng long
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của PVI Thăng Long (Trang 31)
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn 2005-2007: - một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại bảo hiểm dầu khí thăng long
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn 2005-2007: (Trang 33)
Bảng 2.2: Doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới - một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại bảo hiểm dầu khí thăng long
Bảng 2.2 Doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới (Trang 37)
Bảng 2.4: Bảng tỷ lệ phí bảo hiểm vật chất xe ôtô trên thị trường tại thời điểm 2006-2007 - một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại bảo hiểm dầu khí thăng long
Bảng 2.4 Bảng tỷ lệ phí bảo hiểm vật chất xe ôtô trên thị trường tại thời điểm 2006-2007 (Trang 44)
Bảng 3.1: Tổng hợp chung những mặt mạnh, điểm yếu, những cơ hội và nguy cơ của PVI Thăng Long như sau: - một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại bảo hiểm dầu khí thăng long
Bảng 3.1 Tổng hợp chung những mặt mạnh, điểm yếu, những cơ hội và nguy cơ của PVI Thăng Long như sau: (Trang 53)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w