1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

192 249 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tác giả Đặng Tuấn Anh
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Văn Vỵ, TS. Trương Văn Tú
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Quản lý thông tin
Thể loại luận án tiến sĩ
Định dạng
Số trang 192
Dung lượng 18,49 MB

Nội dung

(Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân(Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân(Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân(Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân(Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân(Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân(Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân(Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân(Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân(Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân(Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân(Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân(Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân(Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân(Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân(Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân(Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân(Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân(Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân(Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân(Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân(Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân(Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân(Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân(Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân(Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân(Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân(Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân(Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật

Các số liệu sơ cấp, thứ cấp, tài liệu tham khảo và trích dẫn tài liệu tham khảo được trình bày trong luận án là trung thực, chính xác, có nguồn gốc rõ ràng Kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được công bố

Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan trên

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đặng Tuấn Anh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo và các thầy cô giáo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhất là các thầy cô của Khoa Tin học Kinh tế

Tác giả đặc biệt xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Văn Vỵ và TS Trương Văn

Tú đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành bản luận án này

Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể lãnh đạo và đồng nghiệp tại Viện Đào tạo Sau đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ, chia sẻ và hỗ trợ trong suốt thời gian tác giả làm nghiên cứu sinh

Tác giả xin cảm ơn tập thể lãnh đạo, các thầy cô giáo của Khoa Quản trị kinh doanh và Khoa Toán Kinh tế về sự cộng tác, đóng góp cho các hoạt động thực nghiệm trong quá trình nghiên cứu của tác giả

Tác giả đặc biệt gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè và người thân đã thường xuyên động viên, khích lệ tác giả trong suốt thời gian qua

Xin trân trọng cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đặng Tuấn Anh

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ ix

LỜI NÓI ĐẦU 1

1 Lý do lựa chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

2.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3

2.2 Câu hỏi nghiên cứu của đề tài 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

3.1 Đối tượng nghiên cứu 4

3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5

4.1 Phương pháp tiếp cận 5

4.2 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Những đóng góp mới của đề tài 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIẢNG VIÊN VÀ HTTT ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIẢNG VIÊN 7

1.1 Công việc của giảng viên 7

1.1.1 Hoạt động giảng dạy 7

1.1.2 Hoạt động nghiên cứu khoa học 9

1.1.3 Đặc điểm chung các hoạt động của giảng viên có ảnh hưởng đến việc đánh giá 9

1.2 Đánh giá hoạt động của giảng viên 10

1.2.1 Các quan điểm về đánh giá hoạt động của giảng viên 10

1.2.2 Các phương pháp đánh giá hoạt động của giảng viên 11

1.2.3 Mục đích đánh giá hoạt động giảng viên 12

1.3 Tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên 14

Trang 4

1.3.1 Các nghiên cứu về tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy và

nghiên cứu khoa học của giảng viên 14

1.3.2 Tổng quan kinh nghiệm về hệ thống tiêu chí đánh giá giảng viên 19

1.4 Các nguồn đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên đại học 24

1.4.1 Nguồn đánh giá dựa trên việc lấy ý kiến sinh viên 25

1.4.2 Nguồn đánh giá giảng viên thông qua đồng nghiệp 27

1.4.3 Nguồn đánh giá thông qua nhà quản lý 27

1.4.4 Nguồn đánh giá thông qua giảng viên tự đánh giá 28

1.4.5 Nguồn đánh giá thông qua hồ sơ giảng dạy 29

1.5 HTTT quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động của giảng viên 30

1.5.1 HTTT quản trị nhân lực trong tổ chức 30

1.5.2 HTTT quản lý hỗ trợ đánh giá hoạt động của người lao động 32

1.5.3 HTTT quản lý hỗ trợ đánh giá hoạt động của giảng viên 34

1.6 Kết luận phần Tổng quan nghiên cứu 38

Kết luận Chương 1 39

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ 40

2.1 Đặc điểm hoạt động của giảng viên các trường đại học khối kinh tế 40

2.1.1 Các trường đại học khối kinh tế 40

2.1.2 Các đặc trưng hoạt động của giảng viên các trường đại học khối kinh tế 41

2.1.3 Ảnh hưởng của những đặc điểm hoạt động của giảng viên các trường đại học khối kinh tế tới việc đánh giá hoạt động của giảng viên 45

2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính dựa trên phỏng vấn ý kiến giảng viên các trường đại học khối kinh tế 46

2.3 Thực trạng đánh giá hoạt động của giảng viên tại các trường đại học khối kinh tế qua kết quả nghiên cứu định tính 47

2.3.1 Hệ chỉ tiêu áp dụng và cách tiến hành 47

2.3.2 Đánh giá giảng viên thông qua lấy ý kiến phản hồi của người học 47

2.3.2 Các nguồn đánh giá khác 52

2.4 Nhận định về bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giảng viên 56

2.4.1 Những tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên 56

Trang 5

2.4.2 Những tiêu chí đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên 61

2.5 Gợi ý điều chỉnh quy trình đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên các trường đại học khối kinh tế 66

2.5.1 Về nguồn đánh giá dựa trên lấy ý kiến phản hồi của người học 67

2.5.2 Về các nguồn đánh giá khác 69

2.5.3 Bàn về mục tiêu đánh giá và việc sử dụng kết quả đánh giá hoạt động giảng viên 72

Kết luận Chương 2 74

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT BỘ TIÊU CHÍ VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ 75

3.1 Hệ thống đánh giá giảng viên 75

3.1.1 Bối cảnh hoạt động của giảng viên 75

3.1.2 Hệ thống đánh giá hoạt động giảng viên 76

3.2 Khung tiêu chuẩn đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên 78

3.2.1 Khung tiêu chuẩn đánh giá hoạt động giảng dạy 79

3.2.2 Khung tiêu chuẩn đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học 81

3.3 Hệ thống tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên 82 3.3.1 Các tiêu chí thể hiện trên phiếu đánh giá của sinh viên 83

3.3.2 Các tiêu chí thể hiện trên phiếu tự đánh giá của giảng viên 84

3.3.3 Các tiêu chí thể hiện trên phiếu đánh giá của đồng nghiệp 87

3.3.4 Các tiêu chí thể hiện trên phiếu đánh giá của cán bộ quản lý 90

3.3.5 Các tiêu chí thể hiện trên hồ sơ giảng dạy và nghiên cứu khoa học 93

3.4 Đề xuất thang điểm đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên 94

3.4.1 Gợi ý trọng số của từng loại hoạt động và khía cạnh đánh giá 94

3.4.2 Gợi ý trọng số của mỗi nguồn thông tin đánh giá 98

3.4.3 Thang điểm cho từng loại hoạt động 99

3.5 Đề xuất quy trình đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học 100

3.5.1 Bước 1 - Chuẩn bị 101

3.5.2 Bước 2 - Thu thập thông tin đánh giá 102

Trang 6

3.5.3 Bước 3 - Xử lý dữ liệu đánh giá 104

3.5.4 Bước 4 - Tổng hợp và báo cáo thông tin đánh giá 104

3.5.5 Bước 5 - Thông báo kết quả và ra quyết định 105

Kết luận Chương 3 105

CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT HTTT HỖ TRỢ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIẢNG VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ 107

4.1 Mô hình ngữ cảnh và mô hình khái niệm của HTTT hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng viên 108

4.1.1 Mô hình ngữ cảnh của HTTT hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng viên 108

4.1.2 Mô hình khái niệm tiến trình xử lý của HTTT hỗ trợ đánh giá 108

4.2 Phân tích và thiết kế HTTT đánh giá hoạt động của giảng viên 109

4.2.1 Phân tích chức năng qua sơ đồ chức năng công việc (BFD) 109

4.2.2 Mô tả nghiệp vụ các quy trình đánh giá 110

4.2.3 Mô hình quan hệ thực thể 125

4.2.4 Cơ sở dữ liệu đánh giá hoạt động giảng viên đại học 126

4.3 HTTT hỗ trợ đánh giá trên nền web 127

4.3.1 Nền tảng HTTT đánh giá 127

4.3.2 Kiến trúc của hệ thống 128

4.3.3 Giao diện web của hệ thống 128

Kết luận Chương 4 135

CHƯƠNG 5 NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM HTTT HỖ TRỢ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 137

5.1 Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm 137

5.1.1 Sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu thử nghiệm 137

5.1.2 Phương pháp và tiến trình thực hiện nghiên cứu thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 137

5.2 Mô tả mẫu thử nghiệm 140

5.2.1 Khối giảng viên 140

5.2.2 Khối sinh viên 141

5.3 Bảng kết quả đánh giá giảng viên thử nghiệm 141

5.4 Phản hồi của người tham gia nghiên cứu thử nghiệm và những gợi ý điều chỉnh hệ thống 142

Trang 7

5.4.1 Phản ứng của các giảng viên tham gia nghiên cứu liên quan đến các tiêu chí

và quy trình đánh giá 142

5.4.2 Phản ứng của các giảng viên tham gia nghiên cứu liên quan đến hệ thống đánh giá trên mạng 147

5.4.3 Ý kiến của giảng viên về mức yêu cầu giờ giảng và giờ nghiên cứu khoa học đối với một trường đại học định hướng nghiên cứu 150

5.4.4 Phản ứng của sinh viên về hệ thống đánh giá dựa trên lấy ý kiến phản hồi của người học 152

5.5 Một số khuyến nghị đối với nhà quản lý 154

5.5.1 Tạo vị trí vững chắc cho hệ thống đánh giá giảng viên 154

5.5.2 Hỗ trợ hoạt động đánh giá 154

5.5.3 Giáo dục sinh viên về vai trò của họ trong quá trình đánh giá giảng viên 155 5.5.4 Tuyên truyền và sử dụng kết quả đánh giá giảng viên 155

5.5.5 Các biện pháp khác để tăng tỷ lệ phản hồi của sinh viên trong đánh giá giảng viên 156

5.5.6 Chia sẻ các dữ liệu chung trong cơ sở đào tạo 156

Kết luận Chương 5 157

KẾT LUẬN 158

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160

Tài liệu Tiếng Việt 160

Tài liệu Tiếng Anh 165

PHỤ LỤC 1 BỘ CÂU HỎI CỦA SEEQ 169

PHỤ LỤC 2 KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 172

PHỤ LỤC 3 BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 174

PHỤ LỤC 4 THIẾT KẾ PHỎNG VẤN 175

I Mục tiêu: 175

II Lựa chọn người phỏng vấn 175

III Lưới phỏng vấn 175

PHỤ LỤC 5 ĐỀ XUẤT TRỌNG SỐ VÀ QUY ĐỔI GIỜ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 179

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Sơ đồ chức năng công việc

ĐHKT-ĐHQGHN Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Chế độ tự phục vụ dành cho người lao động

Hệ thống thông tin quản trị nhân lực

Quản trị nhân lực

Kiến thức, kỹ năng và thái độ

Chế độ tự phục vụ dành cho người quản lý

Đánh giá của sinh viên về chất lượng giáo dục

Trang 9

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ Danh mục Bảng

Bảng 1.1 Tổng hợp các bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa

học đã được đề xuất qua các nghiên cứu khoa học 15

Bảng 1.2 Tổng hợp các bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học đã được sử dụng trên thực tế 20

Bảng 1.3 Các nguồn thông tin và mục đích đánh giá giảng viên 25

Bảng 2.1 Thống kê giảng viên của một số trường đại học khối kinh tế 42

Bảng 2.2 Thực trạng đánh giá giảng viên tại các trường đại học khối kinh tế 54

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các tiêu chí thể hiện trên phiếu đánh giá của sinh viên 83

Bảng 3.2 Bảng tổng hợp các tiêu chí thể hiện trên phiếu tự đánh giá của giảng viên 85

Bảng 3.3 Bảng tổng hợp các tiêu chí thể hiện trên phiếu đánh giá của đồng nghiệp 87

Bảng 3.4 Bảng tổng hợp các tiêu chí thể hiện trên phiếu đánh giá của cán bộ quản lý 90

Bảng 3.5 Bảng tổng hợp các tiêu chí thể hiện trên hồ sơ giảng dạy và nghiên cứu khoa học 93

Bảng 3.6 Bảng gợi ý trọng số đánh giá theo từng loại hoạt động và khía cạnh đánh giá 95

Bảng 4.1 Bảng quy đổi điểm trung bình của giảng viên theo thang điểm 10 123

Bảng 4.2 Trọng số tính theo nguồn đánh giá 123

Bảng 4.3 Trọng số tính cho tiêu chí đánh giá theo khung năng lực 123

Bảng 5.1 Cơ cấu giảng viên của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 138

Bảng 5.2 Tỷ lệ giảng viên ĐHKTQD tham gia thường xuyên các lớp bồi dưỡng 138

Bảng 5.3 Mô tả mẫu giảng viên 140

Bảng 5.4 Mô tả mẫu sinh viên 141

Bảng 5.5 Kết quả khảo sát của tác giả trên các giảng viên tham gia nghiên cứu thử nghiệm 143

Bảng 5.6 Kết quả khảo sát trên các giảng viên tham gia nghiên cứu thử nghiệm về lý do có thể khuyến khích giảng viên lựa chọn đánh giá trên mạng 148

Bảng 5.7 Kết quả khảo sát trên các giảng viên tham gia nghiên cứu thử nghiệm về lý do có thể cản trở giảng viên lựa chọn đánh giá trên mạng 149

Trang 10

Bảng 5.8 Kết quả khảo sát trên các giảng viên tham gia nghiên cứu thử nghiệm về

mức yêu cầu giờ giảng và giờ nghiên cứu khoa học của giảng viên 151

Bảng 5.9 Kết quả khảo sát trên các sinh viên tham gia nghiên cứu thử nghiệm 152

Bảng 5.10 Kết quả khảo sát trên các sinh viên tham gia nghiên cứu thử nghiệm về việc lấy ý kiến phản hồi đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên 153

Bảng 5.11 Kết quả khảo sát trên các sinh viên tham gia nghiên cứu thử nghiệm về so sánh giữa trả lời phiếu trên máy tính và trên giấy 153

Danh mục Hình vẽ Hình 1.1 Mô hình tuần hoàn của việc đánh giá giảng viên 12

Hình 3.1 Bối cảnh chung về hoạt động của giảng viên 75

Hình 3.2 Cấu thành và những nhân tố ảnh hưởng tới hệ thống đánh giá 77

Hình 3.3 Khung đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên 78

Hình 3.4 Mô hình đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên 82

Hình 3.5 Quy trình đánh giá hoạt động của giảng viên 102

Hình 3.6 Các nguồn thu thập thông tin đánh giá hoạt động giảng viên 103

Hình 4.1 Mô hình ngữ cảnh của HTTT hỗ trợ đánh giá 108

Hình 4.2 Mô hình khái niệm tiến trình xử lý của HTTT hỗ trợ đánh giá 109

Hình 4.3 Sơ đồ phân rã chức năng hoạt động của hệ thống 110

Hình 4.4 Tiến trình nghiệp vụ tự đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên 111

Hình 4.5 Tiến trình nghiệp vụ đồng nghiệp đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên 111

Hình 4.6 Tiến trình nghiệp vụ người quản lý đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên 112

Hình 4.7 Tiến trình nghiệp vụ sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên 112

Hình 4.8 Tiến trình nghiệp vụ tự đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên 113

Hình 4.9 Tiến trình nghiệp vụ đồng nghiệp đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên 114

Hình 4.10 Tiến trình nghiệp vụ người quản lý đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên 114

Hình 4.11 Tiến trình nghiệp vụ tổng hợp các đánh giá hoạt động giảng dạy 115

Trang 11

Hình 4.12 Tiến trình nghiệp vụ tổng hợp các đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học

119

Hình 4.13 Tiến trình nghiệp vụ tổng hợp đánh giá chung 122

Hình 4.14 Tiến trình nghiệp vụ báo cáo thông tin đánh giá tới các chủ thể liên quan 124

Hình 4.15 Mô hình quan hệ thực thể 125

Hình 4.16 Cơ sở dữ liệu vật lý xây dựng theo mô hình của MongoDB 126

Hình 4.17 Mô hình nền tảng công nghệ 127

Hình 4.18 Kiến trúc của hệ thống 128

Hình 4.18 Giao diện trang chủ của website Hệ thống hỗ trợ đánh giá 129

Hình 4.20 Giao diện chức năng phân quyền đánh giá của người quản lý 129

Hình 4.21 Giao diện phiếu tự đánh giá của giảng viên 130

Hình 4.22 Giao diện phiếu đánh giá của người quản lý (phần đánh giá hoạt động giảng dạy) 131

Hình 4.23 Giao diện chức năng đánh giá của đồng nghiệp 132

Hình 4.24 Giao diện phiếu đánh giá của đồng nghiệp 133

Hình 4.25 Giao diện phiếu đánh giá của sinh viên 134

Hình 4.26 Giao diện báo cáo kết quả đánh giá hoạt động của giảng viên 134

Hình 4.27 Giao diện quản trị hệ thống 135

Hình 5.1 Bảng kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của một giảng viên tham gia nghiên cứu thử nghiệm 142

Trang 12

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Đội ngũ giảng viên là nguồn lực quyết định đến sự phát triển bền vững của mỗi trường đại học Giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ cơ bản của giảng viên trong các trường đại học Hai hoạt động này của giảng viên đóng vai trò quyết định cả về số lượng và chất lượng các sản phẩm mà mỗi trường đại học tạo ra cho xã hội, đó là các sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và các công trình nghiên cứu khoa học Với tầm quan trọng của các hoạt động trên đối với các trường đại học, việc quản lý hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên trở thành một trong những nhân

tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo của một trường đại học Trong hoạt động quản lý giảng viên nói chung, công tác đánh giá giảng viên trên hai khía cạnh giảng dạy và nghiên cứu lại có ý nghĩa to lớn đối với cả giảng viên và nhà quản lý trong việc ghi nhận, nâng cao và khai thác một cách hiệu quả nguồn lực giảng viên, nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của trường học

Trên thế giới, các trường đại học, đặc biệt là những trường theo cơ chế tự chủ, luôn coi trọng việc đánh giá giảng viên trong hệ thống các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo Trong nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng, từ trước đến nay đã có các hoạt động đánh giá giảng viên thông qua các đợt tổng kết học

kỳ, tổng kết năm học và có các danh hiệu như chiến sĩ thi đua các cấp, giảng viên giỏi,… dành cho giảng viên đạt các mức đánh giá tương ứng Tuy nhiên, cách thức đánh giá này là chưa xác đáng, và thường thiếu tính khách quan, hậu quả là đội ngũ giảng viên xem thường và thờ ơ với các kết quả đánh giá, cũng như các danh hiệu thi đua khen thưởng,… Chính vì vậy, mục tiêu của việc thi đua, khen thưởng là động viên và khuyến khích các giảng viên giảng dạy và nghiên cứu tốt hơn đã không đạt yêu cầu mong muốn (Hồ Thị Diệu Ánh, 2006; Trần Xuân Bách, 2009)

Nguyên nhân của hiện tượng trên xuất phát từ việc những chỉ tiêu thi đua, tiêu chí bình xét các danh hiệu thường mang tính chủ quan, thiếu độ tin cậy về mặt khoa học, cách thực hiện xét chọn quá đơn giản, mang tính hình thức, nên hạn chế hiệu quả của việc đánh giá Điều này thể hiện trên các khía cạnh sau:

1 Đánh giá thường chỉ tiến hành trong nội bộ giảng viên, ít có sự tham gia của người

thụ hưởng (sinh viên, học viên…) - sản phẩm mà giảng viên tạo ra, trong khi chính họ mới là người biết rõ dịch vụ mà họ được cung cấp tốt xấu ra sao Trong khi đánh giá giữa các đồng nghiệp trong cùng đơn vị chuyên môn do thiếu các tiêu chí xác đáng và

có cơ sở khoa học, nên kết quả đánh giá có thể tùy theo nhận thức của mỗi cá nhân, và

bị chi phối rất lớn của tính cả nể, tính ham thành tích cho đơn vị của mình

Trang 13

2 Đa số các chỉ tiêu đánh giá mới chú ý đến mặt định lượng của kết quả hoạt động,

như số giờ giảng, số bài báo đã công bố, số đề tài nghiên cứu khoa học đã tham gia… Điều này đã dẫn đến hậu quả không mong muốn là các giảng viên thường tập trung vào số lượng kết quả công việc hơn là chú ý đến chất lượng giảng dạy và nghiên cứu

3 Các tiêu chí đánh giá thiếu tính toàn diện, đa chiều Các hoạt động giảng dạy và

nghiên cứu của giảng viên thường bao gồm nhiều loại công việc khác nhau Trong những giai đoạn khác nhau, chúng ta mới chú ý đến một số hoạt động nhất định, hoặc bỏ qua một số hoạt động vì không có đủ dữ liệu để xem xét Năng lực và kinh nghiệm của giảng viên được tích lũy theo thời gian (trên thực tế ngành giáo dục có lương thâm niên), nhưng khi việc đánh giá chỉ tính giai đoạn hiện tại, chưa tính đến yếu tố dài hạn

4 Một số tiêu chí mới mô tả, mang đặc trưng cảm tính, không có sự định lượng tương

ứng, rất khó cho việc xem xét đánh giá

Trong thời gian gần đây, dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc lấy ý kiến sinh viên đánh giá giảng viên được các trường đại học quan tâm thực hiện Tuy nhiên, việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn do quy trình thực hiện chưa khoa học, bảng khảo sát chưa được xây dựng hợp lý, việc tiến hành điều tra tốn kém nhiều nhân lực, tài lực… (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2011; Đặng Tuấn Anh, 2015)

Từ thực trạng trên, có thể nhận thấy sự thiếu hụt và chưa hoàn thiện trong công tác quản

lý hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên ở Việt Nam trên các mặt sau:

Thứ nhất, hầu hết các trường, đặc biệt là các trường đại học khối kinh tế, chưa có được một hệ thống chỉ tiêu đánh giá giảng viên một cách khoa học, khách quan Việc áp dụng tại trường A các bộ tiêu chuẩn và quy trình do trường B xây dựng có thể không phù hợp

do những đặc thù về khối ngành đào tạo, cơ cấu giảng viên, bộ máy quản lý đào tạo… Đặc biệt, hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiện nay chưa toàn diện, chưa coi trọng cả mặt chất lượng và số lượng của hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học, nên chưa đảm bảo tính khách quan khi đánh giá

Thứ hai, chưa có cơ quan quản lý giáo dục hay trường đại học nào xây dựng được quy trình thu thập và xử lý thông tin đánh giá một cách phù hợp về các hoạt động giảng dạy

và nghiên cứu khoa học của giảng viên Có quy trình này thì mới đảm bảo thường xuyên thu thập đầy đủ, chính xác thông tin và xử lý dữ liệu một cách khách quan, phục vụ công tác đánh giá giảng viên

Thứ ba, chưa có một hệ thống thông tin (HTTT) tập trung ở một cơ sở nào để trợ giúp việc thu thập và xử lý thông tin về việc đánh giá các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu

Trang 14

khoa học của giảng viên một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời Khi có một hệ thống chỉ tiêu đánh giá đầy đủ, các quy trình thu thập và xử lý thông tin đánh giá theo bộ chỉ tiêu này cũng sẽ khá phức tạp Cách làm thủ công hoặc bán thủ công không thể đáp ứng được yêu cầu nhanh chóng, chính xác và kịp thời trong hoạt động quản lý đánh giá giảng viên

Bởi vậy, việc lựa chọn đề tài “Phát triển HTTT quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân” sẽ góp phần bổ sung

về mặt tri thức và phương pháp luận cho việc đánh giá hoạt động của giảng viên, đồng thời có giá trị lớn và thiết thực cho thực tiễn quản lý Phần tổng quan tình hình nghiên cứu ở Chương 1 sẽ làm rõ hơn nhu cầu cấp bách và những nội dung phải nghiên cứu của đề tài này

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:

• Đề xuất một hệ thống tiêu chí đánh giá các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu

khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế

• Đề xuất các quy trình thực hiện việc thu thập thông tin và xử lý để đưa ra đánh

giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế

• Phát triển một HTTT nhằm trợ giúp việc quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động

giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế

• Thử nghiệm HTTT này tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, từ đó:

o Kiểm chứng tính hiệu quả và độ tin cậy của hệ thống

o Thu thập phản hồi của người sử dụng đối với hệ thống để đề xuất những nội dung liên quan đến việc tiếp tục hoàn thiện và triển khai hệ thống tại các trường đại học khối kinh tế

2.2 Câu hỏi nghiên cứu của đề tài

Từ mục tiêu nghiên cứu nêu trên, những câu hỏi nghiên cứu sau đây được đặt ra:

• Những nội dung gì cần có để quản lý được các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học?

Trang 15

• Những tiêu chí nào cho phép đánh giá kết quả giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên là có cơ sở khoa học và có độ tin cậy cao?

• Với hệ thống chỉ tiêu được xác định, cần có quy trình như thế nào để thu thập

dữ liệu và xử lý kết quả cho độ tin cậy chấp nhận được, và có tính khả thi (phù hợp với điều kiện thực tiễn) cao?

• HTTT quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học cần được tổ chức và xây dựng như thế nào?

• Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc triển khai đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên trên thực tế? Từ thực tiễn thử nghiệm, cần

có những đề xuất gì cho việc hoàn thiện và phát triển nghiên cứu?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là HTTT quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học Tuy nhiên,

để có cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc phát triển một hệ thống như vậy, đối tượng nghiên cứu gián tiếp của đề tài là hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Để đánh giá hoạt động của giảng viên đòi hỏi phải có được các thông tin liên quan đến

tất cả các hoạt động của giảng viên, bao gồm việc giảng dạy, nghiên cứu, dịch vụ

chuyên môn, phục vụ cộng đồng và bổn phận của một viên chức trong một tổ chức và

trong xã hội Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ chỉ giới hạn trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên ở các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam Bởi vì hai hoạt động này cũng là nhiệm vụ và trách nhiệm cơ bản của một trường đại học nói chung, và một trường đại học khối kinh tế nói riêng Một số hoạt động khác của giảng viên (như tư vấn, tham gia các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp…) cũng như những biểu hiện khác như phẩm chất đạo đức, nhận thức chính trị, trách nhiệm công dân (có thể thay đổi theo thời gian hay tùy thuộc vào thể chế chính trị)… của giảng viên sẽ không được xem xét trong luận án này

Việc tác giả chỉ lựa chọn các trường đại học khối kinh tế để nghiên cứu xuất phát từ tính đa dạng, phức tạp của hệ thống trường đại học Việt Nam, với những trường đại học đa ngành - đa lĩnh vực, đồng thời có những trường đại học chuyên sâu về một khối

Trang 36

động” liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của giảng viên đại học và sử dụng thông tin

từ “mọi người liên đới” đối với hoạt động của chính người giảng viên

Tổng kết của Johnson và Ryan (2000) cho thấy các nguồn thông tin chủ yếu để đánh

giá giảng viên bao gồm: Thu thập ý kiến sinh viên, giảng viên tự đánh giá, giảng viên

ghi nhật ký giảng dạy, trao đổi với sinh viên, thu thập ý kiến cựu sinh viên, trao đổi của đồng nghiệp

Bảng 1.3 Các nguồn thông tin và mục đích đánh giá giảng viên

Thu thập ý kiến sinh viên Nắm bắt nhận thức và yêu cầu của sinh viên về môn học

Giảng viên tự đánh giá Phát huy khả năng bản thân của giảng viên

Giảng viên ghi nhật ký

giảng dạy Đánh giá sự chuẩn bị hoạt động giảng dạy

Trao đổi với sinh viên Tìm hiểu suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của sinh viên

Trao đổi của đồng nghiệp Đánh giá kiến thức, năng lực giảng dạy, trao đổi kinh

nghiệm chuyên môn

Nguồn: Johnson và Ryan (2000)

Tuy nhiên theo Lê Xuân Tùng (2013), cho đến nay Châu Âu và Hoa Kỳ sử dụng bảy nguồn đánh giá phổ biến, mặc dù không phải sử dụng cùng một lúc mà cân nhắc lựa

chọn nguồn đánh giá phù hợp với mục đích của từng trường Đó là các nguồn: Đánh

giá của người học; Bài thi, bài kiểm tra của người học; Tự đánh giá; Hồ sơ giảng viên; Quan sát của trưởng khoa, bộ môn; Đánh giá của đồng nghiệp; Đánh giá ngoài

Ở Việt Nam, qua nghiên cứu của Phạm Văn Hùng (2010), việc đánh giá giảng viên sử

dụng bốn nguồn thông tin cơ bản là: sinh viên đánh giá, giảng viên tự đánh giá, đồng

nghiệp đánh giá, và người quản lý đánh giá; trong đó người quản lý không chỉ là trưởng khoa, bộ môn mà bao gồm lãnh đạo nhà trường và hội đồng thi đua cấp trường Ngoài ra, còn có các nguồn đánh giá khác không được sử dụng phổ biến, bao gồm kết quả thi của sinh viên, nhật kí hàng ngày, băng hình, băng tiếng ghi lại các công việc của giảng viên hay hồ sơ giảng dạy Nguồn đánh giá ngoài hầu hết chưa được áp dụng tại Việt Nam

1.4.1 Nguồn đánh giá dựa trên việc lấy ý kiến sinh viên

Theo Nguyễn Thị Thu Hiền (2011), việc đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thường xuất phát từ mong muốn cải thiện hiệu quả bên trong của cơ sở đào tạo, củng

cố hoặc lấy lại niềm tin của hoạt động giáo dục Vì vậy xu hướng đánh giá hoạt động giảng viên dựa trên việc lấy ý kiến sinh viên gia tăng theo thời gian và từ các nước

Trang 37

phương Tây6 lan sang các nước phương Đông Đặc biệt khi quan điểm “lấy người học làm trung tâm” đã và đang được chia sẻ trên toàn thế giới, kết quả đánh giá của sinh viên hiện nay được coi là thành tố quan trọng nhất để đánh giá chất lượng giờ giảng

Mặc dù nguồn đánh giá này không giúp gì nhiều cho việc đánh giá nội dung, cũng như mức độ thu nhận và chuyển hóa kiến thức để dạy và học hiệu quả, nhưng những đánh giá của sinh viên có thể đo được mức độ hài lòng và nhiệt tình của con người Vấn đề này là rất có lợi bởi vì hiếm có trường hợp mà giảng viên không điều chỉnh trước những nhận xét hoặc những lời bình luận nhằm mục đích hoàn thiện

Các nghiên cứu nước ngoài đã khẳng định, sinh viên thường cung cấp các bằng chứng

về chất lượng của công việc giảng dạy và tư vấn của giảng viên Những nghiên cứu trước đây và hiện tại tiếp tục kết luận rằng, sinh viên đánh giá có xu hướng đáng tin cậy về số liệu thống kê, có giá trị cho hầu hết các mục đích sử dụng, tương đối độc lập với các yếu tố gây sai lệch, và hữu ích cho cả việc cải thiện giảng dạy lẫn đưa ra các quyết định về nhân sự So với các nguồn đánh giá khác, nguồn sinh viên đánh giá chiếm ưu thế trội hơn cả (Eble, 1984)

Tuy vậy, cần lưu ý rằng, sinh viên là một nguồn đánh giá có tính xác thực cao tuỳ vào các loại thông tin mà sinh viên được yêu cầu cung cấp7 và việc sử dụng những thông tin phản hồi đó Việc phản hồi của sinh viên qua phiếu câu hỏi cũng không thực sự phản ánh tính hiệu quả trong công tác giảng dạy (Stratton, Myers, & King, 1994); kết quả dùng phiếu phản hồi để đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên có thể chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, như ngành học của sinh viên, giới tính của người điền phiếu câu hỏi, và sinh viên cấp cử nhân hay cao học (Ulrich, 2005; Whitworth và đồng

sự, 2002) Hơn thế, có nhiều quan điểm cho rằng đặc thù văn hóa phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng không có sự tương thích của hoạt động trò đánh giá thầy (Nguyễn Thành Long, 2010)

Bởi vậy, theo Lally và Myhill (1994), ý kiến sinh viên là một nguồn thông tin có độ tin cậy cao nếu đánh giá về những gì họ được học, về năng lực sư phạm, về bài giảng và mối quan hệ giảng viên – sinh viên Ý kiến của sinh viên cần được quan tâm khi đánh giá giảng viên, và xem là một trong những nguồn thông tin quan trọng để đánh giá, mà không phải là tất cả DeFina (1996) cho rằng việc kết hợp ba phương pháp đánh giá (từ

6 Việc cho phép sinh viên đánh giá giảng viên một cách hệ thống đã được sử dụng như một nội dung không thể thiếu được tại các trường đại học Hoa Kỳ từ những năm 1970 nhưng cũng mới chỉ được áp dụng ở châu Âu từ những năm 1990 khi một số nhà quản lý giáo dục đại học ở Anh nhận thấy các vấn đề chất lượng giáo dục có liên quan đến chất lượng và phong cách giảng dạy của giảng viên

7 Có một số lĩnh vực cụ thể về chất lượng giảng dạy mà sinh viên không thể có đánh giá chính xác, chẳng hạn như mục tiêu, nội dung môn học, đánh giá hoạt động học tập của sinh viên (Theall, Michael and Franklin, Jennifer, Eds , 1990) Ý kiến của sinh viên là một nguồn thông tin có độ tin cậy cao nếu đánh giá về những gì họ được học; về năng lực sư phạm, về bài giảng và về mối quan hệ thầy-trò của giảng viên (Lally và Myhill, 1994)

Trang 38

phiếu phản hồi của sinh viên, từ đồng nghiệp hay cấp quản lý giáo dục, và tự đánh giá của giảng viên) sẽ cho một kết quả đánh giá có tính giá trị cao hơn khi chỉ dùng phiếu phản hồi của sinh viên Nguyễn Thị Thu Hiền (2011) cũng khẳng định, nguồn đánh giá dựa trên việc lấy ý kiến sinh viên chỉ nên được sử dụng kết hợp với các đánh giá khác (đánh giá sư phạm, quan điểm của đồng nghiệp cũng như tự đánh giá về hoạt động giảng dạy của họ)

1.4.2 Nguồn đánh giá giảng viên thông qua đồng nghiệp

Đánh giá đồng nghiệp thông qua hoạt động thăm lớp dự giờ rất hữu ích vì nó cung cấp những thông tin không thể có được nếu chỉ dựa vào tự đánh giá hoặc đánh giá của sinh viên Những nghiên cứu của Centra (1993) và Seldin (1998) đã chỉ ra rằng, đánh giá đồng cấp cho ta cái nhìn mang tính phê phán cần thiết để có một bức tranh đầy đủ hơn

và chính xác hơn về hiệu quả giảng dạy hơn là sinh viên đánh giá đơn thuần Các

nghiên cứu chỉ ra điểm mạnh của nguồn đánh giá này như sau: đồng nghiệp - là nười

trong nghề - thường có được nhận thức đúng đắn về các chuẩn mực giá trị, các lĩnh vực ưu tiên, cũng như các khó khăn mà giảng viên gặp phải, do đó có thể đưa ra những đánh giá, những gợi ý cụ thể, đặc biệt trên các khía cạnh cải thiện cách lựa chọn mục tiêu khóa học, lựa chọn học liệu, phương pháp truyền đạt kiến thức, phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên, chất lượng các hoạt động nghiên cứu Tuy nhiên, nguồn đánh giá như trên cũng có các điểm yếu và các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng việc lạm dụng nguồn đánh giá này có thể dẫn tới các hậu quả không mong muốn nếu sự đánh giá của đồng nghiệp là không khách quan (bị các yếu tố chủ quan hay lợi ích chi phối) hoặc người đánh giá không coi trọng việc đánh giá (đánh giá cho qua chuyện) Do vậy các thông tin thu được nên được dùng để cải thiện chất lượng giảng dạy, nếu dùng để đánh giá giảng viên thì cần kết hợp với các nguồn thông tin khác

1.4.3 Nguồn đánh giá thông qua nhà quản lý

Chủ nhiệm khoa, bộ môn đánh giá là nguồn đánh giá được sử dụng phổ biến trong nhiều cơ sở đào tạo ở Việt Nam và trên thế giới Điểm mạnh của nguồn đánh giá thông qua chủ nhiệm bộ môn, trưởng khoa là có thể so sánh các giảng viên trong một khoa hoặc đơn vị, dựa trên cơ sở đó có thể đưa ra các quyết định liên quan Song điểm yếu của nguồn đánh giá này là độ tin cậy không cao do có thể có sự thiên lệch do quan hệ

cá nhân hoặc các thành kiến từ trước; quan niệm cá nhân về các giá trị khác nhau; thiên lệch về các phương pháp giảng dạy khác nhau (Centra, 1993) Do vậy, nên sử dụng các thông tin thu được làm thông tin định hướng để giảng viên phát triển chuyên môn hơn là dùng để ra các quyết định về nhân sự

Trang 39

1.4.4 Nguồn đánh giá thông qua giảng viên tự đánh giá

Khoa học về quản trị nhân lực đã khẳng định tự đánh giá là một nguồn đánh giá rất

có ý nghĩa với người được đánh giá, bởi nó thể hiện rằng người lao động được tham gia vào quá trình đánh giá hoạt động của họ, qua đó họ có phản ứng tích cực hơn đối với quá trình đánh giá (Payne và đồng sự, 2009)

“Nhìn từ góc độ quản lý giáo dục, giảng dạy và nghiên cứu là những cơ hội đặc biệt

để nhận thức rõ những giá trị quan trọng, thực chất trong cuộc sống Điều đó làm tăng khả năng mà thực ra là yêu cầu giảng viên không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết Thế giới của người giảng viên là thế giới học tập trong đó cơ hội dành cho tự giáo dục và thoả mãn sự ham hiểu biết mà không có ngành nghề nào có thể sánh được Trong khi giáo dục những người khác, người giảng viên nhận ra những điểm yếu và tiềm năng của chính bản thân mình Do vậy, người giảng viên trước hết phải

có tinh thần và được tạo cơ hội để tự đánh giá mình.” (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2011)

Tự đánh giá ngày nay được sử dụng phổ biến, rộng rãi như là một thành tố trong đánh giá hoạt động giảng viên, đặc biệt là hoạt động giảng dạy Thông qua đó, giảng viên không những có thể nhìn được thấu đáo môn học của mình và những mục tiêu giảng dạy mà còn tìm được những mấu chốt căn bản cho việc cải thiện khả năng giảng dạy trên lớp (Seldin, 1999)

So sánh với những nguồn đánh giá khác trong giảng dạy, bao gồm sinh viên và đồng nghiệp, đánh giá của sinh viên và tự đánh giá thường có những điểm giống nhau về điểm mạnh và điểm yếu của giảng viên (Braskamp, Caulley and Costin, 1979) Giảng viên tự đánh giá thường không chịu ảnh hưởng quá mức của giới tính, tuổi tác, địa vị, số lượng công việc, hoặc số năm kinh nghiệm giảng dạy của người đó (Feldman, 1989)

Tự đánh giá được xem là có ích cho việc cải thiện chất lượng giảng dạy hơn là trợ giúp đưa ra các quyết định về nhân sự Lý do là yêu cầu giảng viên tiến hành tự đánh giá, mà không có nỗi sợ bị phạt, mở cho giảng viên cơ hội tự nhìn nhận lại bản thân khắt khe hơn và cung cấp cơ sở dữ liệu sạch hơn cho việc cải thiện các kỹ năng và phương pháp giảng dạy

Tự đánh giá có một số điểm mạnh và điểm yếu như sau: Điểm mạnh là giảng viên có thể sử dụng các thông tin để tự điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình, bên cạnh đó các thông tin đánh giá liên quan trực tiếp đến mục tiêu và nhu cầu của giảng viên Song điểm yếu của phương pháp này là nếu đây trở thành hình thức bắt buộc và giảng viên buộc phải nộp báo cáo tự đánh giá của mình, kết quả tự đánh giá sẽ không khách quan Nói cách khác tự đánh giá có đủ tính xác thực và tính tin cậy để đảm

Trang 40

bảo cho việc sử dụng, đặc biệt là để giúp giảng viên tham gia vào quá trình liên tục

tự điều chỉnh để tiến bộ Sử dụng các minh chứng tự đánh giá một cách thận trọng sẽ đem lại những kết quả cao đối với các mục đích của cả cá nhân và nhà trường (Phạm Văn Hùng, 2010)

1.4.5 Nguồn đánh giá thông qua hồ sơ giảng dạy

Hồ sơ giảng dạy không chỉ là cơ chế cung cấp minh chứng thực tiễn, bằng văn bản cho quá trình đánh giá mà còn là chiến lược tiếp tục, mang tính hợp tác thúc đẩy việc

tự xem xét điều chỉnh của quá trình giảng dạy (Phạm Văn Hùng, 2010) Quá trình phát triển một hồ sơ cũng quan trọng như nội dung của nó Trong suốt quá trình quyết định cách thức để lưu trữ tài liệu một cách hiệu quả nhất về giảng dạy, giảng viên bắt buộc phải điểm lại những điểm mạnh và điểm yếu và suy nghĩ lại về lý thuyết giảng dạy và những mục tiêu của môn học Các thông tin đầy đủ về lý thuyết, nội dung và hình thức của một hồ sơ giảng dạy được cung cấp trong các nghiên cứu của Shore Et al (1986); Edgerton, Hutchings và Quinlan (1991)

Theo nghiên cứu của Centra (1979) vào cuối thập kỷ 70 hầu hết các trường đại học ở

châu Âu và Hoa Kỳ đã sử dụng ba nguồn đánh giá hiệu quả giảng dạy, đó là: đồng

nghiệp đánh giá, chủ nhiệm khoa và sinh viên đánh giá, trong đó các thông tin thu thập được từ bảng đánh giá của sinh viên được công nhận là quan trọng nhất. Đến nay, đã

có thêm nhiều nghiên cứu thực nghiệm hơn về các phương pháp đánh giá hoạt động

của giảng viên với bốn đối tượng chủ yếu được sử dụng để đánh giá: sinh viên đánh

giá, đồng nghiệp đánh giá, chủ nhiệm khoa đánh giá và bảng tự đánh giá của cá nhân giảng viên Các kết quả nghiên cứu đã đúc kết thông tin thu thập từ bảng đánh giá của sinh viên có thể có những yếu tố thiên lệch do những cá tính hoặc tính cách của giảng viên, sĩ số trong lớp học, tải trọng và độ khó của chương trình học, phương pháp giảng dạy, lĩnh vực giảng dạy, sự hứng thú của sinh viên trước khi vào học, và khả năng diễn giải vấn đề của giảng viên Mặc dù các nguồn dữ liệu đánh giá từ các đối tượng trên có những hạn chế nhất định, tuy nhiên qua phân tích thống kê các nhà nghiên cứu đã đưa

ra kết luận các hệ số tương quan giữa sinh viên đánh giá và đồng nghiệp đánh giá và chủ nhiệm khoa đánh giá đạt mức chấp nhận được (Nguyễn Văn Thủy, 2010)

Trần Xuân Bách (2009) khẳng định: thông tin lấy từ sinh viên chủ yếu liên quan đến chất lượng, hiệu quả của công tác giảng dạy Ngược lại thông tin đánh giá lấy từ thủ trưởng đơn vị có ý nghĩa nhiều hơn khi đánh giá giảng viên với tư cách của một công dân/viên chức trong đơn vị, còn trình độ học thuật của giảng viên thì tự người giảng viên và đồng nghiệp của họ đánh giá vẫn có hệ số tin cậy cao nhất

Ngày đăng: 14/04/2022, 16:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Báo cáo hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học các trường đại học, cao đẳng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học các trường đại học, cao đẳng
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2006
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Công văn số 2754/BGDĐT-NGCBQLGD về việc Hướng dẫn lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên, ban hành ngày 20 tháng 5 năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn số 2754/BGDĐT-NGCBQLGD về việc Hướng dẫn lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2010
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT về việc Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên, ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT về việc Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2014
4. Công ty Cổ phần Giải pháp Tinh Hoa (2015), Phần mềm quản trị nhân sự HRPRO7, truy cập ngày 05 tháng 9 năm 2015, từ http://www.maychamcong- abv.com/index.php?/san-pham/phan-mem/phan-mem-cham-cong-tap-trung-cho-nhieu-chi-nhanh.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phần mềm quản trị nhân sự HRPRO7
Tác giả: Công ty Cổ phần Giải pháp Tinh Hoa
Năm: 2015
5. Công ty Cổ phần MISAHRM.NET 2012 (2012), Phần mềm quản trị nguồn nhân lực MISA, truy cập ngày 06 tháng 05 năm 2012, từ http://www.misa.com.vn/tabid/95/ProductID/94/Phan-mem-Quan-tri-nguon-nhan-luc-MISA-HRMNET-2012.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phần mềm quản trị nguồn nhân lực MISA
Tác giả: Công ty Cổ phần MISAHRM.NET 2012
Năm: 2012
6. Công ty Công nghệ trực tuyến VISUN (2012), Phần mềm Quản lý nhân sự và tiền lương VS-HRM, truy cập ngày 06 tháng 05 năm 2012, từ http://www.visun.vn/?act=phan-mem-quan-ly-nhan-su-tien-luong Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phần mềm Quản lý nhân sự và tiền lương VS-HRM
Tác giả: Công ty Công nghệ trực tuyến VISUN
Năm: 2012
10. Hồ Thị Diệu Ánh (2006), Hoàn thiện hệ thống đánh giá thực hiện công việc của giảng viên Trường Đại học Vinh, Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hệ thống đánh giá thực hiện công việc của giảng viên Trường Đại học Vinh
Tác giả: Hồ Thị Diệu Ánh
Năm: 2006
11. Hoàng Mạnh Thắng (2013), So sánh số lượng bài báo đăng trên tạo chí khoa học quốc tế của Việt Nam và các nước trong khu vực trong 5 năm gần đây (2008-2012),truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2014, từ Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh số lượng bài báo đăng trên tạo chí khoa học quốc tế của Việt Nam và các nước trong khu vực trong 5 năm gần đây (2008-2012)
Tác giả: Hoàng Mạnh Thắng
Năm: 2013
13. Hoàng Thị Nhị Hà (2006), ‘Kết quả đánh giá mức độ nhận thức, năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học sư phạm’, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 13, tr. 38-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học giáo dục
Tác giả: Hoàng Thị Nhị Hà
Năm: 2006
14. Học viện Ngân hàng (2013), Báo cáo các nội dung thực hiện quy chế công khai đối với các cơ sở giáo dục đại học theo quy định tại Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT năm học 2012-2013, truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2014, từ http://hvnh.edu.vn/upload/2306/fck/files/baocaohvnh.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo các nội dung thực hiện quy chế công khai đối với các cơ sở giáo dục đại học theo quy định tại Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT năm học 2012-2013
Tác giả: Học viện Ngân hàng
Năm: 2013
15. Học viện Tài chính (2014), Biểu tổng hợp Một số thông tin công khai của cơ sở giáo dục đại học năm học 2014 – 2015, truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2016, từ http://www.hvtc.edu.vn/Portals/0/files/Thang%2011-2014/BieuTongHop2014.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biểu tổng hợp Một số thông tin công khai của cơ sở giáo dục đại học năm học 2014 – 2015
Tác giả: Học viện Tài chính
Năm: 2014
16. Huesoft - Trung tâm CNTT Thừa Thiên Huế (2015), Phần mềm quản lý nhân sự - chấm công - tiền lương HS-HRM, truy cập ngày 05 tháng 9 năm 2015, từ http://www.huesoft.com.vn/phan-mem/phan-mem-quan-ly/phan-mem-quan-ly-nhan-su--cham-cong--tien-luong-hs-hrm-30.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phần mềm quản lý nhân sự - chấm công - tiền lương HS-HRM
Tác giả: Huesoft - Trung tâm CNTT Thừa Thiên Huế
Năm: 2015
17. Lê Xuân Tùng (2013), Giải pháp phát huy và nâng cao năng lực sư phạm của giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân qua công tác lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trọng điểm, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát huy và nâng cao năng lực sư phạm của giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân qua công tác lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên
Tác giả: Lê Xuân Tùng
Năm: 2013
18. Mai Quốc Chánh (2007), Hoàn thiện hệ thống đánh giá thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và học tập trong các trường đại học khối kinh tế, Đề tài cấp Bộ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hệ thống đánh giá thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và học tập trong các trường đại học khối kinh tế
Tác giả: Mai Quốc Chánh
Năm: 2007
19. Ngô Tứ Thành (2007), ‘Xây dựng quy trình lấy ý kiến đánh giá của sinh viên và giảng viên đồng nghiệp về quá trình dạy của giảng viên’, Thông tin Khoa học kỹ thuật và kinh tế bưu điện, Số 10/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin Khoa học kỹ thuật và kinh tế bưu điện
Tác giả: Ngô Tứ Thành
Năm: 2007
20. Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Phương Nga (2006), Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học của giảng viên trong Đại học Quốc gia Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trọng điểm, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học của giảng viên trong Đại học Quốc gia Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Phương Nga
Năm: 2006
21. Nguyễn Đức Hiển (2013), ‘Phát triển nguồn nhân lực giảng viên của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân hướng tới mục tiêu trở thành đại học nghiên cứu’, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 197 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Kinh tế và Phát triển
Tác giả: Nguyễn Đức Hiển
Năm: 2013
22. Nguyễn Minh Hà (2010), ‘Giải pháp thúc đẩy giảng viên khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh tích cực tham gia nghiên cứu khoa học ở các trường đại học tại Việt Nam’, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Đổi mới hoạt động khoa học và công nghệ để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực về kinh tế - quản trị kinh doanh trong các trường đại học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Đổi mới hoạt động khoa học và công nghệ để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực về kinh tế - quản trị kinh doanh trong các trường đại học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Tác giả: Nguyễn Minh Hà
Năm: 2010
23. Nguyễn Ngọc Hòa (2010), Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chuẩn và quy trình đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chuẩn và quy trình đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hòa
Năm: 2010
24. Nguyễn Thanh Hà (2010), ‘Thu hút trí thức Việt kiều vào công cuộc đổi mới và phát triển giáo dục – đào tạo’, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Đổi mới hoạt động khoa học và công nghệ để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực về kinh tế - quản trị kinh doanh trong các trường đại học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Đổi mới hoạt động khoa học và công nghệ để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực về kinh tế - quản trị kinh doanh trong các trường đại học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Tác giả: Nguyễn Thanh Hà
Năm: 2010

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w