1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRIẾT HỌC MÁC LÊ NIN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 9 ĐIỂM

12 23 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 26,68 KB

Nội dung

BÀI THẢO LUẬN Giảng viên Đặng Minh Tiến Nhóm thực hiện 04 Lớp học phần 2186MLNP0221 Chủ đề 14 Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Ý nghĩa phương pháp luận? Sự vận dụng vấn đề này trong việc kế thừa và xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc 1 Các khái niệm về tồn tại xã hội và ý thức xã hội a) Tồn tại xã hội Là khái niệm dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, là những mối quan hệ vật chất – xã hội giữa con người với tự n.

Trang 1

BÀI THẢO LUẬN

Giảng viên:Đặng Minh Tiến Nhóm thực hiện:04 Lớp học phần:2186MLNP0221

Chủ đề 14:Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.Ý nghĩa phương pháp luận? Sự vận dụng vấn đề này trong việc kế thừa

và xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

1.Các khái niệm về tồn tại xã hội và ý thức xã hội

a) Tồn tại xã hội:

- Là khái niệm dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, là những mối quan hệ vật chất – xã hội giữa con người với tự nhiên và giữa con người với nhau; trong đó, quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ vật chất, kinh tế giữa con người với nhau là hai quan hệ cơ bản.Và những mối quan hệ này được xuất hiện

từ khi bắt đầu quá trình hình thành xã hội loài người

- Tồn tại xã hội được bao gồm bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có: phương thức sản xuất vật chất; số dân và mật độ dân số; điều kiện tự nhiên-tài nguyên thiên nhiên;môi trường địa lý,…Và trong đó yếu tố phương thức sản xuất vật chất mang tính chất là thành phần cơ bản, chủ đạo nhất.Ngoài ra,còn có các quan hệ vật chất khác như gia đình,giai cấp,dân tộc, cũng có vai trò rất quan trọng đối với tồn tại xã hội

b) Ý thức xã hội:

- Là mặt tinh thần của đời sống xã hội,bao gồm tình cảm, tập quán,truyền thống hay quan điểm,tư tưởng,lý luận…được nảy sinh từ tồn tại xã hội Mặt khác, nó cũng phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển khác nhau của chúng.Nói cách khác,ý thức xã hội là

Trang 2

những quan hệ tinh thần với nhau , giữa con người với con người,là mặt tinh thần không thể thiếu trong quá trình hình thành lịch sử

- Ý thức xã hội có cấu trúc bên trong xác định, bao gồm những mức

độ khác nhau như: ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận khoa học; tâm lý xã hội và hệ tư tưởng; và nó cũng bao gồm các hình thái của ý thức xã hội khác nhau: Ý thức chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học, khoa học, …

- Các thành phần chủ đạo của ý thức xã hội bao gồm:

+ Tâm lý xã hội: Tâm lý xã hội bao gồm các tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán của con người hoặc một bộ phận của xã hội hội hay toàn thể xã hội được hình thành dưới sự ảnh hưởng trực tiếp của cuộc sống thường ngày, và phản ánh chính cuộc sống đó Quá trình này chỉ mang tính tự phát và nó chỉ thể hiện được vẻ bên ngoài của đời sống xã hội

+ Hệ tư tưởng xã hội: Hệ tư tưởng xã hội là một trình độ cao hơn của tâm lý xã hội Khác với tâm lý xã hội, hệ tư tưởng xã hội được hình thành dựa trên những nhận thức sâu sắc hơn các điều kiện sinh hoạt vật chất của mình Điều đó có nghĩa là con người dựa trên những kinh nghiệm sống thường ngày để đưa ra những quan điểm,những nhận định mới ,tư tưởng mưới cho mình Đó chính là sự khái quát hoa những kinh nghiệm xã hội Và hệ tư tưởng xã hội lại được chia làm hai loại:

Hệ tư tưởng khoa học – phản ánh chính xác, khách quan sụ tồn tại

xã hội

Hệ tư tưởng không khoa học – phản ánh sai lầm, hư ảo hoặc xuyên tạc sự tồn tại xã hội

2 Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

a) Thứ nhất: Tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội.

- Tồn tại xã hội là cái thứ nhất, ý thức xã hội là cái thứ hai, trong đó, tồn tại xã hội quy định về các bản chất, nội dung và xu hướng vận động,

Trang 3

phát triển của ý thức xã hội Ngược lại, ý thức xã hội sẽ phản ánh lên sự tồn tại khách quan của tồn tại xã hội

- Tồn tại xã hội và sự quyết định của ý thức xã hội, vì tồn tại xã hội thay đổi, nó cũng sẽ kéo theo sự thay đổi của ý thức xã hội Đơn cử như trong trường hợp phương thức sản xuất bị biến đổi thì những tư tưởng và

lý luận xã hội cũng từ đó mà biến đổi theo

- Tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội Bởi không phải bất kỳ quan điểm, tư tưởng, lý luận hay hình thái nào của ý thức xã hội cũng phản ánh một cách trực tiếp đời sống xã hội, mà chúng phải trải qua các không gian

và các cách nhìn nhận khác nhau Chỉ khi phải xem xét mọi việc trên nhiều phương diện thì khi đó mới có thể nhìn rõ được bản chất của vấn

đề Cho nên, sự phản ánh tồn tại xã hội của ý thức xã hội phải được xem xét một cách biện chứng

b) Thứ hai: Tính độc lập tương đối và sự tác động ngược trở lại của ý thức xã hội đối với sự tồn tại xã hội.

- Nhiều khi ý thức xã hội thường bị lạc hậu hơn rất nhiều so với sự tồn tại xã hội.Bởi vì tồn tại xã hội thì luôn luôn có sự thay đổi và phát triển theo thời gian, tuy nhiên, ý thức xã hội nhiều lúc lại đi trên con đường lối mòn trong tư tưởng, lý luận và quan điểm, tính bảo thủ của một

số hình thái ý thức

- Tuy nhiên, ý thức xã hội cũng có thể vượt trước tồn tại xã hội Do tính năng động của ý thức, đặc biệt, trong một số điều kiện nhất định, sự tiếp thu to lớn của khoa học kỹ thuật là một trong những điều kiện tiên quyết giúp cho ý thức xã hội có bước tiến vượt bậc so với tồn tại xã hội

Từ đó, ý thức xã hội sẽ dự đoán được quy luật, nêu ra được hướng hoạt động thực tiễn, tổ chức của con người vào mục đích nhất định

- Ý thức xã hội mang tính chất kế thừa Điều này hoàn toàn phù hợp

Để tồn tại xã hội vận động được theo xu thế khách quan ngày một năng động và tốt hơn, đòi hỏi ý thức xã hội phải có tính kế thừa tư những tư

Trang 4

tưởng, quan điểm trước, từ đó, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm, để giúp tồn tại xã hội ngày một phát triển hơn Tuy nhiên, sự kế thừa này phải có sự chọn lọc và phù hợp với tồn tại xã hội lúc bấy giờ

c) Thứ ba: Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại xã hội.

-Thông qua các tiến trình phát triển của lịch sử, sẽ có một số hình thái ý thức xã hội vươn lên và dẫn đầu các hình thái xã hội khác Điều này cho thấy rằng, một vài hình thái ý thức xã hội không chỉ chịu sự chi phối của tồn tại xã hội mà nó có thể chịu sự chi phối của các hình thái ý thức xã hội khác nữa Mối liên hệ này làm cho nhiều hình thái ý thức xã hội có những tính chất và những mặt không thể giải thích trực tiếp được bằng các quan hệ vật chất

d) Thứ tư: Sự tác động ngược trở lại của ý thức xã hội là biểu hiện quan trọng của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.

- Sự tác động này thể hiện được mức độ phù hợp của tư tưởng với chính đời sống xã hội; sự xâm nhập của ý thức xã hội vào quần chúng cả chiều sâu, chiều rộng và phụ thuộc vào chính sự thích nghi, tiếp ứng và năng lực của con người

3.Ý nghĩa phương pháp luận:

- Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện thống nhất biện chứng của đời sống xã hội Vì vậy công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng

xã hội mới phải được tiến hành đồng thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội và

ý thức xã hội Cần thấy rằng, thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản nhất để thay đổi ý thức xã hội, mặt khác cũng cần thấy rằng không chỉ những biến đổi trong tồn tại xã hội mới tất yếu dẫn đến những thay đổi to lớn trong đời sống tinh thần mà ngược lại, những tác động của đời sống

Trang 5

tinh thần xã hội, với những điều kiện xác định cũng có thể tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong tồn tại xã hội

- Quán triệt phương pháp luận đó trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, một mặt phải coi trọng cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa, phát huy vai trò tác động tích cực của đời sống tinh thần xã hội đối với quá trình phát triển kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; mặt khác phải tránh tái phạm sai lầm chủ quan duy ý chí trong việc xây dựng văn hóa, xây dựng con người mới Cần thấy rằng chỉ có thể thực sự tạo dựng được đời sống tinh thần của xã hội chủ nghĩa trên cơ sở cải tạo triệt để phương thức sinh hoạt vật chất tiểu nông truyền thống và xác lập, phát triển được một phương thức sản xuất mới trên cơ sở thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

4 Ví dụ về tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Ví dụ:

Ngày xưa, con người ta thường giải trí bằng câu ca dao, câu chuyện, thơ, các trò chơi dân gian Nhưng ngày nay, những hoạt động giải trí đó dần phai nhạt và mất dần đi, thay vào đó người ta giải trí qua các kênh, các trang mạng xã hội, các trò chơi điện tử…

Có thể nói một cách chính xác rằng, bên cạnh những nguy cơ tiềm

ẩn còn có cả những cơ hội cho sự phát triển những giá trị tinh thần dân tộc, trong đó bao gồm cả ý thức xã hội Những mặt tích cực của ý thức xã hội truyền thống nói riêng cũng như những giá trị tinh thần dân tộc nói chung sẽ có điều kiện để phát triển, nâng cao lên một bước mới Sự tác động của toàn cầu hoá đó dẫn đến sự hình thành các giá trị văn hoá tinh thần nhân loại chung đó tạo ra những điều kiện và môi trường thuận lợi cho việc hiện đại hoá, tiên tiến hoá các giá trị văn hoá tinh thần dân tộc Tuy nhiên, sự lấn lướt đã áp đặt các giá trị văn hoá tinh thần do các nước

tư bản phát triển thực hiện lại đang gây trở ngại không nhỏ cho các giá trị văn hoá tinh thần ở các nước chậm phát triển Vì vậy, việc bảo tồn và

Trang 6

phát huy các giá trị văn hoá tinh thần ở các nước này trở thành vấn đề nan giải và là một thách thức lớn Các giá trị văn hoá tinh thần do các nước tư bản phát triển áp đặt vào các nền văn hoá của các quốc gia, các dân tộc chậm phát triển rất có thể làm cho sắc thái văn hoá của các dân tộc này bị mai một, bị phai nhạt khi ở các quốc gia đó thiếu chiến lược bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc

Toàn cầu hoá với xu hướng gia tăng kinh tế tri thức trong bối cảnh đầy những biến động sâu sắc, khó lường, trên cả phạm vi khu vực lẫn quốc tế Nó đang có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội, tới hệ thống các giá trị, các quy phạm đạo đức, tới đời sống tâm hồn, tình cảm và nhân cách con người trong mọi quốc gia, dân tộc Quá trình này không chỉ làm nảy sinh sự xâm nhập, bổ sung lẫn nhau giữa các hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc ứng xử truyền thống mà còn xuất hiện cả sự tác động, xung đột lẫn nhau giữa các giá trị đó Điều đó đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi dân tộc phải có cách thức riêng của mình để vừa có thể hội nhập, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại làm phong phú thêm đời sống tinh thần dân tộc mà vẫn bảo tồn được bản sắc và các giá trị tinh thần truyền thống

5.Vận dụng vấn đề trong việc kế thừa và xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

- Qua quá trình xây dựng hình thành và phát triển ý thức cá nhân, chúng ta đã xây dựng phát triển được một nền văn hóa mới, đồng thời bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, kế thừa những cái tốt, lọc bỏ những thói hư tật xấu, làm cho văn hóa thực sự trở thành mục tiêu, động lực của phát triển, thành nền tảng tinh thần của xã hội

- Thứ nhất, chúng ta cần phải kế thừa, phát huy những giá trị tích

cực của truyền thống văn hóa dân tộc:

Trang 7

+ Trong quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng và đánh giá cao việc

kế thừa những yếu tố tích cực trong đạo đức truyền thống dân tộc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh: “Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước” Gốc của văn hóa là dân tộc, xây dựng văn hóa mới không phải là đoạn tuyệt với truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại

mà phải biết kế thừa, phát huy những giá trị đích thực của nó để phục vụ cho yêu cầu của sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta Đó chính

là tinh thần yêu nước nồng nàn; lòng tự tôn, tự hào dân tộc; truyền thống cần cù lao động; lòng nhân ái khoan dung; tinh thần hiếu học; tinh thần đoàn kết…

+ Đi liền với việc kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc chính là việc kiên quyết phủ định những truyền thống lạc hậu, phản tiến bộ

- Thứ hai, tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại:

+ Trong quá trình hội nhập và phát triển, bên cạnh những cơ hội thuận lợi, Đảng ta đã ý thức về tính chất nguy hiểm trước vấn nạn của ''luồng văn hóa độc hại'' xâm nhập vào nước ta từ nhiều con đường khác nhau, kịp thời ban hành Nghị quyết 23–NQ/TƯ “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” và Chỉ thị số 46-CT/TƯ của Ban Bí Thư Trung ương Đảng, định hướng cho toàn Đảng, toàn dân

và toàn quân quyết tâm giữ gìn, bảo vệ ''bản sắc văn hoá” trong thời kỳ hội nhập quốc tế; yêu cầu các Cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận, Đoàn

Trang 8

thể và đội ngũ đảng viên, cán bộ chung tay góp sức, kiên quyết ngăn ngừa, phòng, chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại, ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống và đạo đức xã hội

+ Tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại không chỉ là quá trình học hỏi, thu nhận những điều hay, tiến bộ để cải biến, nâng tầm những giá trị văn hóa Việt Nam mà đây còn là cơ hội để mở rộng sự ảnh hưởng của những giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới

- Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang xây dựng là sự vận dụng thành quả lớn (kinh tế thị trường) mà nhân loại đã sáng tạo và hoàn thiện kết hợp với việc phát huy ngày càng tốt hơn, đầy đủ hơn mục tiêu và tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội Nhận thức sâu sắc những mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường, trong quá trình chỉ đạo thực tiễn, Ðảng Cộng sản Việt Nam đã xác định phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt quan hệ giữa tăng trưởng kinh

tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội Ðó là quá trình phát triển văn hóa để tạo "sức mạnh nội sinh" và môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, đồng thời, kinh tế phát triển lại là điều kiện cho

sự phát triển của văn hóa

6.Hạn chế trong quá trình vận dụng:

- Đối với Việt Nam hiện nay, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và tham gia hội nhập quốc tế đó tạo cho nền kinh tế nước ta có những bước phát triển đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao và điều này đó góp phần ổn định chính trị - xã hội Song, quá trình đó đang làm chao đảo nhiều giá trị tinh thần nói chung, lối sống, tư tưởng, đạo đức, nhân cách con người nói riêng Đặc biệt, một

số giá trị đạo đức tốt đẹp, thiêng liêng… vốn có vị trí quan trọng trong hệ giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc đang có nguy cơ bị mai một và tha hoá

Trang 9

- Con người hiện nay luôn có tâm lý hưởng thụ, xa hoa, lãng phí, xa

lạ với lối sống giản dị, tiết kiệm – những phẩm chất quý báu của con người Việt Nam trước đây Thêm vào đó là sự xuất hiện của lối sống chạy theo vật chất, coi thường các giá trị tinh thần, tâm lý hướng ngoại, thích dùng hàng ngoại… Điều này đó tác động tiêu cực đến tư duy và lối sống của một bộ phận lớn nhân dân, nhất là thanh niên Thực tế cho thấy trong thời gian qua, trong thanh thiếu niên đã có những biểu hiện coi nhẹ hoặc không quan tâm đến các giá trị truyền thống của dân tộc, chạy theo lối sống, thị hiếu không lành mạnh, xa lạ với con người Việt Nam Lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ, coi trọng đồng tiền, sự xuống cấp về đạo đức, tệ nạn xã hội gia tăng đang đe dọa, làm xói mòn những giá trị truyền thống dân tộc

- Với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều sản phẩm văn hoá

từ bên ngoài được du nhập vào Việt Nam trên các mạng thông tin toàn cầu, trong đó có những sản phẩm có giá trị, song cũng không ít những sản phẩm độc hại… Những sản phẩm độc hại này đã góp phần hình thành ở một bộ phận thanh thiếu niên lối sống buông thả, bạo lực, tình dục… xa

lạ, trái với những giá trị nhân văn lâu đời của dân tộc Tội phạm xã hội gia tăng, trong đó có những tội danh mới và rất nguy hiểm như: khủng bố

cá nhân, tống tiền, bắt cóc trẻ em, buôn bán phụ nữ, buôn bán ma túy, môi giới mại dâm… Đặc biệt, số phụ nữ phạm tội và các vụ phạm tội do lứa tuổi vị thành niên thực hiện có chiều hướng gia tăng

7.Nguyên nhân của những hạn chế:

- Chưa hệ thống tổng kết, hoặc hệ thống tổng kết thực tiễn lao động sản xuất, giao tiếp chưa đầy đủ, chính xác để hình thành nên những giá trị chuẩn mực văn hóa - đạo đức, những tinh hoa, văn hóa mới cho các cá nhân kế thừa, học tập, noi theo

Trang 10

- Do dân số gia tăng nhanh gây áp lực lớn cho xã hội, đời sống của

xã hội cũng không được đảm bảo, trình độ văn hóa, trình độ dân trí ở nước ta còn thấp

- Do chính sách quản lý, điều hành còn nhiều lỗ hổng; các hoạt động thắt chặt an ninh, tuần tra biển đảo, biên giới diễn ra chưa triệt để và còn nhiều hạn chế

- Sự phát triển của xã hội tạo nhiều sân chơi khác nhau, một số bộ phận tuổi trẻ suy nghĩ còn nông cạn, chủ quan, duy ý chí nên sa vào những môi trường không lành mạnh, các tệ nạn xã hội

- Do người dân có lối sống, suy nghĩ lạc hậu: thể hiện rõ nhất ở tệ nạn mê tín dị đoan và tệ nạn bạo lực gia đình Bên cạnh đó một số người

có tính hiếu thắng, muốn khẳng định bản thân nên có suy nghĩ lệch lạc, không làm chủ được ý thức, hành động

8.Giải pháp:

- Trong việc giải quyết những hạn chế, cá nhân có vai trò quan trọng, quyết định hàng đầu Vì vậy mỗi người chúng ta cần đặc biệt chú trọng đến việc phát huy vai trò của bản thân, đóng góp năng lực, trí tuệ, lao động, cho xã hội, cống hiến hết mình cho xứng đáng là con người của công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước giàu mạnh Hơn nữa, giới trẻ còn

là những hạt nhân quan trọng đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của đất nước sau này, nên để một xã hội phát triển, chúng ta phải tập trung vào cải thiện lớp trẻ đầy tiềm năng này Trước hết, ta phải củng cố mạng lưới trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu; tạo môi trường để các trí thức trẻ đang học tập, sinh sống và làm việc ở trong, ngoài nước thảo luận về tầm nhìn, sứ mệnh, vai trò cũng như khả năng đóng góp cho công cuộc kiến thiết và phát triển đất nước, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng của Việt Nam với khu vực, toàn cầu Đồng thời, đề xuất các cơ chế, chính sách phát huy trí thức trẻ Việt Nam chủ động, nỗ lực cống hiến, đóng góp cho sự nghiệp đổi mới sáng tạo của đất nước

Ngày đăng: 11/04/2022, 15:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w