3.1. DẪN NHẬP
Trong chương 2, chúng tôi đã đi vào khảo sát từ vựng trên phương diện từ loại. Mục tiêu của chúng tôi là tiến hành miêu tả, phân tích sự phân bố từ loại, từ góc độ chủ điểm để tìm hiểu sự phân bố từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt một cách cụ thể, chi tiết hơn về số lượng từ mới được cung cấp trong mỗi giáo trình. Sở dĩ, chúng tôi đi vào khảo sát từ vựng trên phương diện chủ điểm vì chủ điểm phản ánh nội dung hiện thực cuộc sống mà trong đó từ được sử dụng như trường liên tưởng.
Chủ điểm là những đề mục xã hội mà người thiết kế chương trình nhằm vào để luyện cho người học thông qua các hoạt động giao tiếp thường xuyên, hướng tới nhằm tạo ra các định hướng trong rèn luyện ngôn ngữ. Khi nói về chủ điểm, chúng ta thường có những loạt từ để phục vụ cho việc mô tả và tìm hiểu chủ điểm đó.
Chủ điểm rất có ích cho người học trong cách dùng từ. Họ sẽ biết sử dụng từ ngữ thích hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Sự nổi bật của chủ điểm là sự phân bố từ vựng theo những nhóm chủ đề trong khung hoạt động giao tiếp. Với nội dung giao tiếp này cần số lượng từ vựng cơ bản tối thiểu là bao nhiêu từ. Từ vựng thuộc cùng một chủ điểm thường có những mối liên quan nhất định và được tập hợp theo một trường nghĩa của giao tiếp. Điều này có nghĩa các từ vựng thường có mối liên quan đến nhau, nhất là khi chúng được sử dụng trong cùng một chủ đề giao tiếp hay mục đích nào đó.
thiết. Qua phân bố từ vựng trong các chủ điểm, người ta có thể tìm hiểu xem những nguyên tắc chi phối việc lựa chọn các chủ điểm để tiến tới đề ra một danh mục chủ điểm cần thiết cho người học ở từng bậc học. Trên cơ sở đó điều phối được mật độ phân bố từ vựng hợp lí ở từng chủ điểm và cho cả giáo trình nói chung.