Giáo trình “Tiếng Việt cho người nước ngoài” Chương trình cơ sở Nguyễn Văn Phúc và giáo trình “Tiếng Việt cơ sở” – Vũ

Một phần của tài liệu khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Trang 50 - 52)

trình cơ sở - Nguyễn Văn Phúc và giáo trình “Tiếng Việt cơ sở” – Vũ Văn Thi.

a. Từ loại:

Bảng thống kê

Từ loại Quyển 1 Quyển 2

Số lượng từ trùng nhau giữa hai giáo trình

Danh từ 264 346 58 Động từ 205 165 16 Tính từ 80 90 12 Đại từ 31 24 7 Tình thái từ 4 3 1 Kết từ 21 21 6 Số từ 4 9 0 Trợ từ 3 0 0 Phụ từ 48 39 10 Tổng số 660 697 110 b. Chủ điểm

Để có thể so sánh lượng từ ngữ được cung cấp trong hai giáo trình 1 và 2 một cách chính xác và cụ thể thì chúng tôi lựa chọn ra các chủ điểm trùng lặp hoàn toàn ở hai giáo trình này và từ đó so sánh lượng từ ngữ được cung cấp ở những chủ điểm trùng lặp đó.

Theo bảng thống kê các chủ điểm ở chương 3, thì ở hai giáo trình 1 và 2 có 5 chủ đề trùng lặp nhau. Đó là các chủ đề sau:

- Chào hỏi - Ăn uống - Mua sắm

- Thời tiết

- Giao thông, đi lại

Bảng thống kê số lượng từ của các chủ điểm trùng nhau giữa hai giáo trình 1 và 2 (Đơn vị: từ) Tên chủ điểm Số lượng từ trong giáo trình 1 Số lượng từ trong giáo trình 2 Số lượng từ trùng nhau giữa 2 giáo trình Chào hỏi 12 12 6 Ăn uống 18 26 0 Mua sắm 18 42 1 Thời tiết 26 46 3

Giao thông, đi lại 38 34 0

Tổng số 112 160 10

Nhận xét:

- Qua hai bảng thống kê trên, có thể thấy, giữa hai giáo trình 1 và 2 có số lượng từ ngữ được cung cấp không đồng nhất, mặc dù cả hai giáo trình đều thuộc bậc cơ sở của qua trình dạy tiếng. Giáo trình 1 được cung cấp số lượng là 660 từ, trong khi đó giáo trình 2 được cung cấp lượng từ ngữ là 697 từ. Tuy sự chênh lệch không qua lớn nhưng cũng chứng tỏ sự thiếu đồng nhất trong việc cung cấp từ ngữ ở bậc học cơ sở.

- Các chủ điểm mà mỗi giáo trình đưa ra cũng có số lượng khác nhau, giáo trình 1 đưa ra 22 chủ điểm, giáo trình 2 đưa ra 18 chủ điểm và chỉ có 5 chủ điểm là có sự trùng lặp hoàn toàn ở cả hai giáo trình.

- Số lượng từ được cung cấp trong mỗi giáo trình cũng là một số lượng lớn, tuy nhiên các từ ít có sự trùng lặp lần nhau ở từ loại cũng như ở các chủ điểm trùng lặp nhau.

+ Từ loại: Trong tổng số 660 từ của giáo trình 1 và 697 từ của giáo trình 2 thì chỉ có 110 từ trùng lặp nhau, chiếm 8,1 %. Trong đó thì sự trùng lặp ở từ loại danh từ là 58 từ, trùng lặp ở từ loại động từ là 16 từ, tính từ

trùng lặp 12 từ, phụ từ trùng lặp 10 từ, đại từ trùng lặp 7 từ, kết từ trùng lặp 6 từ, tình thái từ trùng lặp 1 từ. Trợ từ và số từ không có sự trùng lặp nào giữa hai giáo trình.

+ Ngay cả khi so sánh ở cùng một chủ điểm ta có thể thấy: Trong 5 chủ điểm trùng lặp hoàn toàn ở hai giáo trình thì giáo trình 1 có tổng số từ là 112 từ, giáo trình 2 có tổng số là 160 từ. Tổng số từ trùng lặp nhau của hai giáo trình ở 5 chủ điểm là 10 từ, chiếm 3,7% trong tổng số từ ở các chủ điểm trùng lặp của hai giáo trình. Trong đó, chủ điểm “Chào hỏi” có 6 từ trùng lặp, chủ điểm “Thời tiết” có 3 từ trùng lặp, chủ điểm “Mua sắm” có 1 từ trùng lặp. Còn chủ điểm “Ăn uống” và chủ điểm “Giao thông, đi lại” không có sự trùng lặp nào ở cả hai giáo trình.

Như vậy, tuy hai giáo trình 1 và 2 là hai giáo trình thuộc trình độ cơ sở và có những chủ điểm trùng lặp nhau hoàn toàn nhưng vẫn còn nhiều khác biệt và thiếu sự đồng nhất trong việc cung cấp vốn từ vựng. Sự khác biệt đó giúp cho người học có thể tham khảo nhiều giáo trình và bồi dưỡng thêm vốn từ. Tuy nhiên, sự khác nhau đó cũng tạo nên nhiều bất cập, gây cho người học sự lúng túng trong việc lựa chọn giáo trình. Đặc biệt, ở trình độ cơ sở, người học thường là những người lần đầu tiên tiếng xúc với tiếng Việt nên còn nhiều bỡ ngỡ, do đó cần phải cung cấp một vốn từ cơ bản và đơn giản giúp họ dễ tiếp nhận và việc học có hiệu quả hơn. Vì vậy, cần phải xây dựng giáo trình thống nhất với vốn từ vựng đồng nhất và hợp lí ở tất cả các chủ điểm.

Một phần của tài liệu khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Trang 50 - 52)