Giáo trình “Tiếng Việt cho người nước ngoài” Trình độ nâng cao Trịnh Đức Hiển và giáo trình ““Tiếng Việt nâng cao cho

Một phần của tài liệu khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Trang 60 - 67)

nâng cao - Trịnh Đức Hiển và giáo trình ““Tiếng Việt nâng cao cho

người nước ngoài”, Quyển 1 - Nguyễn Thiện Nam.

a. Từ loại

Bảng thống kê

Từ loại Quyển 3 Quyển 4 Số lượng từ

trùng nhau

Danh từ 395 578 53

Đại từ 4 11 0 Tình thái từ 2 1 0 Kết từ 26 18 5 Số từ 1 11 1 Trợ từ 1 3 0 Phụ từ 39 62 2 Tổng số 898 1031 84 b. Chủ điểm

Theo thống kê ở chương 3, giáo trình 3 có 22 chủ điểm và giáo trình 4 có 8 chủ điểm. Trong đó có 5 chủ điểm trùng lặp hoàn toàn ở cả hai chủ điểm. Đó là các chủ điểm sau:

- Học tập - Ăn uống - Mua sắm - Du lịch - Phố cổ

Thực trạng từ vựng của 5 chủ điểm này ở hai giáo trình như sau:

Bảng thống kê số lượng từ của các chủ điểm trùng lặp hoàn toàn ở hai giáo trình 3 và 4 (Đơn vị: từ) Tên chủ điểm Số lượng từ trong giáo trình 3 Số lượng từ trong giáo trình 4 Số lượng từ trùng nhau giữa hai giáo trình Học tập 40 71 1 Ăn uống 90 270 17 Mua sắm 58 214 1 Du lịch 129 114 2 Phố cổ 45 96 1 Tổng số 362 765 22

Nhận xét:

Đây là hai giáo trình cùng trình độ nâng cao nhưng vấn đề cung cấp từ vựng thì chưa có sự đồng nhất cả về mặt từ loại và chủ điểm.

- Về từ loại: Xét ở góc độ từ loại, cũng giống như bất kỳ một giáo trình dạy tiếng nào thì việc cung cấp từ vựng đều chủ yếu tập trung ở ba loại từ cơ bản là danh từ, động từ, tính từ. Các từ loại khác ít được đưa vào trong danh sách từ vựng nên thường có số lượng ít. Tổng số từ vựng được đưa vào giáo trình 3 là 898 từ và giáo trình 4 là 1031 từ. Và trong tổng số từ vựng của cả hai giáo trình thì có 84 từ có sự trùng lặp, chiếm 4,2%. Trong đó, danh từ có 53 từ, động từ có 14 từ, tính từ có 9 từ, kết từ có 5 từ, phụ từ có 2 từ, số từ có 1 từ. Đại từ và trợ từ không có sự trùng lặp nào trong hai giáo trình. So với tổng số từ được cung cấp ở hai giáo trình, thì số lượng từ trùng lặp này là rất ít, thể hiện sự khác biệt trong việc cung cấp từ vựng của mỗi giáo trình.

- Về chủ điểm: Vấn đề chủ điểm của hai giáo trình cũng có sự khác nhau về số lượng. Giáo trình 3 có 22 chủ điểm, gấp gần 2,8 lần so với giáo trình 4 (8 chủ điểm). Trong đó có 5 chủ điểm có sự trùng lặp hoàn toàn ở cả hai giáo trình, với tổng số từ trùng lặp là 22 từ, chiếm . Trong đó, chủ điểm “Ăn uống” có 17 từ trùng nhau, chủ điểm “Du lịch” có 2 từ trùng lặp. Ba chủ điểm còn lại là chủ điểm “Học tập”, “Mua sắm”, “Phố cổ” đều có 1 từ trùng lặp.

Tiểu kết:

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, giữa các giáo trình dạy tiếng luôn có sự khác nhau trong việc cung cấp vốn từ vựng ở từ loại và chủ điểm. Sự khác biệt đó không chỉ ở mỗi trình độ giảng dạy mà trong bản thân mỗi trình độ đó, mỗi giáo trình cũng có sự khác nhau. Giáo trình bậc cơ sở có số lượng từ vựng được cung cấp ít hơn so với giáo trình ở trình độ nâng cao, giáo trình 1 có số lượng từ vựng khác giáo trình 2, giáo trình 3 có

Sự khác nhau trong việc cung cấp từ vựng cho mỗi giáo trình ở mỗi trình độ nhằm phù hợp với tiến trình giảng dạy và sự khác biệt trong nội bộ từ vựng ở từ loại thể hiện vai trò của các loại từ trong việc học tiếng. Sự khác nhau của từ vựng trong các chủ điểm là do sự khác nhau của mỗi chủ điểm, cần phải cung cấp từ ngữ nào là phù hợp. Đối với các chủ điểm có sự trùng lặp hoàn toàn ở các giáo trình cũng khác nhau về từ vựng do sự không đồng nhất trong việc cung cấp từ cho mỗi chủ điểm. Hơn nữa, tuy cùng chủ điểm nhưng nội dung khác nhau của mỗi giáo trình cũng làm cho việc cung cấp từ ngữ mới khác nhau.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở khảo sát và đánh giá 4 giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở bậc cơ sở và nâng cao, chúng tôi xin đưa ra những nhận xét sau:

1. Trong quá trình giảng dạy, các giáo trình dạy tiếng Việt hiện nay tại khoa Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài đã cung cấp được vốn từ vựng khá phong phú ở cả mặt từ loại và chủ điểm. Mỗi giáo trình ở mỗi bậc học đều đã có sự chú ý đến việc đưa ra các từ phù hợp với chương trình nhằm giúp cho người học có những kiến thức cơ bản và mở rộng để phục vụ cho quá trình giao tiếp và học tập đạt kết quả cao.

2. Các giáo trình đã thoả mãn nhu cầu về sự đa dạng của vốn từ vựng nhưng không nằm trong cùng một khuôn khổ được thiết kế. Đây là một vấn đề cần được quan tâm và suy nghĩ. Thông qua việc khảo sát, có thể thấy, việc cung cấp vốn từ trong 4 giáo trình khác nhau nhiều. Sự khác nhau là

một điều đương nhiên và klhông thể tránh khỏi trong khi biên soạn giáo trình của các tác giả nhưng khác nhau quá nhiều thì cần phải được xem xét, đánh giá, nhất là khi các giáo trình nằm trong cùng một hệ thống. Trong 4 giáo trình thì:

- Thực trạng cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng hiện nay chưa có sự đồng nhất ở mỗi trình độ và trong nội bộ từng trình độ. Vốn từ vựng được cung cấp trong mỗi giáo trình tập trung ở ba loại từ cơ bản là danh từ, động từ và tính từ. Còn các từ loại khác ít được quan tâm do đó số lượng còn rất ít và có sự chênh lệch rất lớn so với ba loại từ cơ bản trên.

Việc cung cấp chủ điểm cũng không có sự thống nhất cho giáo trình ở từng trình độ cũng như các giáo trình có chung trình độ với nhau, do đó dẫn đến số lượng cũng như chất lượng từ được cung cấp. Sự trùng lặp về mặt từ

vựng ở mỗi giáo trình là rất ít xét cả về mặt từ loại cũng như về mặt từ vựng của mỗi chủ điểm.Giữa bảng từ vựng được đưa ra cuối giáo trình cũng không đồng nhất với tổng số từ được cung cấp ở phần từ vựng của mỗi bài học.

Như vậy, các giáo trình hiện nay căn bản chưa đặt ra yêu cầu kiểm soát từ vựng đối với người học dẫn đến thực trạng phân bố từ vựng không đồng đều về mặt số lượng cũng như chất lượng.

- Sở dĩ có tình trạng như vậy vì khi xây dựng giáo trình chúng ta chưa quan tâm nhiều đến vấn đề định lượng, chuẩn mực cho từ vựng.

Có thể thấy rõ, các tác giả khi làm sách chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu của người học nên đưa ra các chủ điểm khác nhau trong từng bậc học, dẫn đến việc cung cấp từ vựng cũng khác nhau.

- Phổ biến ở các giáo trình hiện hành là dùng phương pháp song ngữ (học tiếng Việt qua so sánh với tiếng Anh). Điều này có thể mang lại một số thuận lợi nhất định cho người học nhưng bên cạnh đó cũng có những (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mặt tiêu cực làm cho người học thụ động trong việc tiếp cận từ và giải nghĩa từ bằng tiếng Việt.

- Việc cung cấp vốn từ trong 4 giáo trình giữa các giáo trình rất ít dẫn đến tính củng cố về mặt từ vựng không cao, ít nhiều gây ảnh hưởng đến quá trình học tập và tích luỹ kiến thức cho người học.

Các chủ điểm trùng lặp nhau cũng ít có sự thống nhất và trùng lặp về từ vựng. Sở dĩ ít có sự trùng lặp từ vựng trong mỗi chủ điểm là do các tác giả đặt vị trí khác nhau khi đưa từ vựng vào mỗi chủ điểm dân đến việc có những từ trùng nhau ở hai giáo trình nhưng lại không trùng nhau ở chủ điểm. Có thể lí giải một cách sâu sắc, sự thiếu thống nhất về mặt chủ điểm cũng là một căn nguyên tạo nên sự thiếu thống nhất của vốn từ vựng chung.

3. Dựa trên những cứ liệu cụ thể của việc khảo sát từ vựng ở 4 giáo trình dạy tiếng nêu trên, chúng tôi xin có những đề nghị sau:

- Phải có một tài liệu thống nhất cho người học.

- Để tiến hành xây dựng một tài liệu chung thống nhấtnên xuất phát từ nhu cầu của người học :

+ Xác định đối tượng học + Mục đích học

+ Thời gian học + Bậc học

Trên cơ sở xây dựng những chủ đề học cho các giáo trình cần cố gắng xây dựng những tiêu chí về định lượng từ vựng (về số lượng cũng như chất lượng). Ngoài ra, cần cung cấp lượng từ phù hợp cho từng bậc học, những loại từ cần thiết cho từng chủ điểm.

- Muốn tiến hành được công việc trên, phải xuất phát từ thực tế khách quan nhu cầu của người học. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp hoặc điều tra xã hội học thông qua các phiếu điều tra có thể giúp người làm sách có được những thông tin đầy đủ và hữu ích trong quá trình xây dựng các tài

Tuy chúng tôi đã hết sức cố gắng, nhưng do sự hiểu biết còn hạn chế và thời gian có hạn, nên khoá luận khó tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để khoá luận được phong phú và có kết quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Trang 60 - 67)