LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Việt Nam là một đất nước sở hữu lượng dân số đông đúc với nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng, xu hướng này cho thấy một thị trường đầy tiềm năng với số lượng khổng lồ dân cư cùng nhu cầu chi tiêu các hàng hóa tiêu dùng rất lớn như ôtô, đồ điện tử, đồ gia dụng và các nhu cầu y tế, giáo dục nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Cho nên hiện nay các ngân hàng đều đang có xu hướng quan tâmnhiều hơn vào mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng như hoạt động cho vay cá nhân để tìm kiếm phương pháp phát triển dịch vụ cho nhóm khách hàng đầy tiềm năng này. Năm 2013, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam với.tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung Ương được thành lập với sứ mệnh xây dựng và phát triển kinh tế ở. khu vực nông nghiệp nông thôn,với nhiệm vụ chính là hoạt động động điều hòa vốn và hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống quỹ tín dụng nhân dân thành viên, ngoài ra vẫn thực hiện những hoạt động của ngân hàng thương mại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Hiện nay các chi nhánh của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã và đang triển khai hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và đã thu được đông đảo khách hàng trên địa bàn và góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng.Qua nghiên cứu cho thấy quy mô hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ở chi nhánh Hà Tây chiếm tỷ trọng lớn, cụ thể trong năm 2017 và 2018 chiếm khoảng 78% tổng dư nợ và sang 2019 giảm chỉ còn 72%, đồng thời nợ xấu cũng tăng mạnh trong giai đoạn này từ 0,5% lên đến 1,17% ở năm 2019.Kết quả này tác động xấu đến hoạt động của chi nhánh, vì vậy để phát.triển qua giai đoạn phức tạp này, và cao hơn nữa là phát triển toàn diện quy mô và chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là một vấn đề mà Ban giám đốc Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Hà Tây vẫn luôn quan tâm chú trọng tìm ra các giải pháp. Mặc dù trong thời gian qua đã có nhiều luận văn đề cập đến phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nhưng quá trình nghiên cứu ở những giai đoạn khác nhau và phạm vi nghiên cứu cũng khác nhau, tác giả nhận thấy đây là một vấn đề cần có sự đầu tư nghiên cứu, đánh giá để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay của chi nhánh. Vì vậy, để góp phần tìm kiếm giải pháp trên tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam– Chi nhánh Hà Tây”. 2. Mục tiêu nghiên cứu. 2.1.Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – chi nhánh Hà tây. 2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở phân tích lý thuyết và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và mục đích cuối là đưa ra các giải phát phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây. Để đạt được nhiệm vụ nêu trên, tác giả sẽ lần lượt nghiên cứu các vấn đề: -Khái quát hóa và hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại. -Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây. -Đề xuất các giải pháp có căn cứ khoa học, có tính khả thi nhằm phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây trong giai đoạn 2020-2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các phương án phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng việc phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu kết quả hoạt động thực tế tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây. Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn 2017 – 2019, giải pháp kiến nghị giai đoạn 2020-2025. 4. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở xuyên suốt quá trình nghiên cứu của đề tài là: Phương pháp thống kê, so sánh dựa trên số liệu qua báo cáo, thống kê của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chi nhánh Hà Tây. Đề tài sử dụng các số liệu thống kê thích hợp để phân tích và đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu các nguồn tin như: các công trình nghiên cứu khoa học, sách, báo, tạp chí, văn bản pháp luật, thông tin trên Internet.Trên cơ sở số liệu thống kê thu thập được, từ đó đưa ra các mô tả xu hướng phát triển, đánh giá khái quát về tình hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng biểu, sơ đồ, mục lục, danh mục chữ viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng. Chương 2. Thực trạng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xă Việt nam – Chi nhánh Hà Tây. Chương 3. Giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xă Việt nam – Chi nhánh Hà Tây.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-ĐẶNG TUẤN PHONG
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM –
CHI NHÁNH HÀ TÂY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
HÀ NỘI - 2020
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-ĐẶNG TUẤN PHONG
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM –
CHI NHÁNH HÀ TÂY
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã ngành : 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học:
TS HỒ VĂN TUẤN
HÀ NỘI - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôicam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không viphạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
(Ký ghi rõ họ tên)
Đặng Tuấn Phong
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ i
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG 4
1.1 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng 4
1.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 4
1.1.2 Đặc điểm hoạt động của cho vay khách hàng cá nhân 5
1.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 6
1.1.4.Hình thức của hoạt động cho vay ngân hàng 6
1.2 Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng 7
1.2.1 Quan điểm phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 7
1.2.2 Các phương thức phát triển cho vay khách hàng cá nhân 8
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 10 1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng 13
1.3.1 Nhân tố chủ quan 13
1.3.2 Nhân tố khách quan 16
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNGCHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNGHỢP TÁC XÃ VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TÂY 20
2.1 Tổng quan về Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây 20
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây 20
2.1.2 Mô hình tổ chức hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây 22
Trang 52.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi
nhánh Hà Tây 24
2.2 Thực trạng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây 32
2.2.1 Cơ sở pháp lý về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây 32
2.2.2 Thực trạng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây 35
2.3 Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây 42
2.3.1 Những kết quả đạt được 42
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 43
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNGCHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNGHỢP TÁC XÃ VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TÂY 49
3.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây giai đoạn 2020 - 2025 49
3.1.1 Định hướng chung 49
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây giai đoạn 2020-2025 50
3.2 Giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây 51
3.2.1 Cải thiện thủ tục, quy trình cho vay 51
3.2.2 Chính sách khách hàng phù hợp 52
3.2.3 Cải thiện chất lượng dịch vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân 53
3.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 53
3.2.5 Phát triển và phân loại các đối tượng khách hàng 55
3.2.6 Tăng cường quản trị rủi ro nhằm nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân 57
3.2.7 Xây dựng mạng lưới phân phối hợp lý 59
Trang 63.3 Một số kiến nghị 62
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 62
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam 63
KẾT LUẬN 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Nguyên nghĩa
CIC Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam
CN Hà Tây Chi nhánh Hà Tây
KHCN Khách hàng cá nhân
KHDN Khách hàng doanh nghiệp
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng trung ương
QTDND Quỹ tín dụng nhân dân
SXKD Sản xuất kinh doanh
Trang 8Bảng 2.4 Hiệu suất sử dụng vốn tại NHHTXVN – CN Hà Tây 31
Bảng 2.5 Doanh số chuyển tiền tại NHHTXVN – Chi nhánh Hà Tây 32
Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh tại NHHTXVN – CN Hà Tây 32
Bảng 2.7 Bảng dư nợ cho vay KHCN tại NHHTXVN – CN Hà Tây 37
Bảng 2.8 Tỷ trọng cho vay KHCN tại NHHTXVN – CN Hà Tây 39
Bảng 2.9 Cơ cấu cho vay KHCN tại NHHTXVN – Chi nhánh Hà Tây 40
Bảng 2.10 Số lượng khách hàng vay vốn tại NHHTXVN - CN Hà Tây 41
Bảng 2.11 Nợ nhóm 2 cho vay KHCN tại NHHTXVN - CN Hà Tây 42
Bảng 2.12 Nợ nhóm xấu cho vay KHCN tại NHHTXVN - CN Hà Tây 43
BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động cho vay tại NHHTXVN – CN Hà Tây giai đoạn 2017-2019 29
Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay tại NHHTX chi nhánh Hà Tây giai đoạn 2017-2019 39
Biểu đồ 2.3: Số lượng khách hàng cá nhân giai đoạn 2017-2019 42
Biểu đồ 2.4: Nợ xấu khách hàng cá nhân giai đoạn 2017-2019 44
SƠ ĐỒ: Sơ đồ 2.1: Hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam 23
Sơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức hoạt động của NHHTXVN - Chi nhánh Hà Tây 24
Trang 9BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-ĐẶNG TUẤN PHONG
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM –
Trang 10TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Năm 2013, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam với.tiền thân là Quỹ tín dụngnhân dân Trung Ương được thành lập với sứ mệnh xây dựng và phát triển kinh tế ở.khu vực nông nghiệp nông thôn, với nhiệm vụ chính là hoạt động động điều hòavốn và hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống quỹ tín dụng nhân dân thành viên, ngoài ravẫn thực hiện những hoạt động của ngân hàng thương mại theo quy định của Ngânhàng Nhà nước Hiện nay các chi nhánh của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã vàđang triển khai hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và đã thu được đông đảo kháchhàng trên địa bàn và góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng Qua nghiên cứu cho thấyquy mô hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ở chi nhánh Hà Tây chiếm tỷ trọng lớn,
cụ thể trong năm 2017 và 2018 chiếm khoảng 78% tổng dư nợ và sang 2019 giảm chỉcòn 72%, đồng thời nợ xấu cũng tăng mạnh trong giai đoạn này từ 0,5% lên đến 1,17%
ở năm 2019 Kết quả này tác động xấu đến hoạt động của chi nhánh, vì vậy đểphát.triển qua giai đoạn phức tạp này, và cao hơn nữa là phát triển toàn diện quy mô vàchất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là một vấn đề mà Ban giám đốcNgân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Hà Tây vẫn luôn quan tâm chú trọng tìm racác giải pháp
Mặc dù trong thời gian qua đã có nhiều luận văn đề cập đến phát triển hoạtđộng cho vay khách hàng cá nhân nhưng quá trình nghiên cứu ở những giai đoạnkhác nhau và phạm vi nghiên cứu cũng khác nhau, tác giả nhận thấy đây là một vấn
đề cần có sự đầu tư nghiên cứu, đánh giá để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm pháttriển và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay của chi nhánh Vì vậy, để góp phần
tìm kiếm giải pháp trên tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây”.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động chovay khách hàng cá nhân và nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển hoạt động cho
Trang 11vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – chi nhánh Hà tây
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các phương án phát triển hoạt độngcho vay khách hàng cá nhân, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng việcphát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã ViệtNam – Chi nhánh Hà Tây
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu kết quả hoạt động thực tế tại Ngân hàng Hợp tác
xã Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây
Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn 2017 – 2019, giải pháp kiếnnghị giai đoạn 2020-2025
Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở xuyên suốt quá trình nghiên cứu của đề tài là:
Phương pháp thống kê, so sánh dựa trên số liệu qua báo cáo, thống kê củaNgân hàng Hợp tác xã Việt Nam chi nhánh Hà Tây Đề tài sử dụng các số liệu thống
kê thích hợp để phân tích và đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động cho vaykhách hàng cá nhân
Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu các nguồn tin như: các công trìnhnghiên cứu khoa học, sách, báo, tạp chí, văn bản pháp luật, thông tin trên Internet.Trên cơ sở số liệu thống kê thu thập được, từ đó đưa ra các mô tả xu hướng pháttriển, đánh giá khái quát về tình hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng biểu, sơ đồ, mục lục, danh mục chữ viếttắt và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1 Lý luận chung về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và pháttriển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng
Chương 2 Thực trạng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tạiNgân hàng Hợp tác xă Việt nam – Chi nhánh Hà Tây
Chương 3 Giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân
Trang 12hàng Hợp tác xă Việt nam – Chi nhánh Hà Tây
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Khái niệm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
Cho vay đối với khách hàng cá nhân có thể hiểu là hình thức cấp tín dụng màtrong đó NHTM giao cho khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình một khoản tiền để
sử dụng trong một thời hạn nhất định theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi với mụcđích đáp ứng nhu cầu vay vốn để tiêu dùng, thực hiện các phương án kinh doanh,dịch vụ đầu tư và phát triển
Đặc điểm hoạt động của cho vay khách hàng cá nhân
Quy mô của các hợp đồng cho vay khách hàng cá nhân thường nhỏ, chủ yếu
là để đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng hay sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ Thêmvào đó điều kiện về tài sản đảm bảo của khách hàng cá nhân thường không nhiều, ítràng buộc làm cho số vốn ngân hàng chấp thuận cho khách hàng cá nhân vay khôngcao như các khoản cho vay khách hàng doanh nghiệp
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân rất đa dạng Đối tượng khách hàngcủa hoạt động này là các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn phục vụ chonhững mục đích sinh hoạt, tiêu dùng hay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh ,
Cho vay khách hàng cá nhân là khoản mục cho vay gây tốn kém, chi phí caohơn so với khoản mục cho vay khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng thường phải bỏ
ra nhiều chi phí (về phát triển nhân lực và công cụ) trong việc phát triển kháchhàng, lập hồ sơ, thẩm định, xét duyệt, và quản lý các khoản vay…
Các khoản cho vay khách hàng cá nhân thường là những khoản cho vay tiềm
ẩn nhiều rủi ro, do thông tin của đối tượng này thường không đầy đủ, khó xác địnhtính trung thực
Các khoản cho vay khách hàng cá nhân thường có lãi suất cao hơn so với các
Trang 13khoản cho vay khách hàng doanh nghiệp
Vai trò của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân:
Đối với khách hàng; Đối với ngân hàng; Đối với nền kinh tế
Hình thức của hoạt động cho vay ngân hàng
Căn cứ vào thời hạn
Căn cứ vào đối tượng
Căn cứ vào bảm đảm trả nợ
Căn cứ vào mục đích sử dụng
Căn cứ vào thành phần kinh tế
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng
Quan điểm phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
Phát triển hoạt động cho vay đối với một đối tượng khách hàng cụ thể là việcngân hàng tăng cường sử dụng nguồn lực của mình vào việc gia tăng hoạt động chovay đối với đối tượng khách hàng đó, cả về doanh số và chất lượng khoản vay Việcphát triển quy mô và đảm bảo chất lượng cho vay là hai yếu tố không thể tách rời,
vì vậy sự phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân còn được phân tích dựatrên 2 khía cạnh phát triển về chiều rộng và phát triển về chiều sâu Phát triển vềchiều rộng tức là phát triển về sự đa dạng của sản phẩm, loại hình cho vay, đốitượng khách hàng Còn phát triển về chiều sâu đồng nghĩa với áp dụng các biệnpháp quản trị để nâng cao tính an toàn, chất lượng tín dụng
Các chỉ tiêu đánh giá phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
Các chỉ tiêu về tăng trưởng quy mô cho vay khách hàng cá nhân
Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân
Chỉ tiêu phản ánh các loại hình cho vay khách hàng cá nhân
Chỉ tiêu phản ánh các loại hình cho vay khách hàng cá nhân
Các chỉ tiêu về chất lượng cho vay khách hàng cá nhân
Trang 14Thương hiệu của ngân hàng
Trình độ, đạo đức cán bộ cho vay khách hàng cá nhân
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Mạng lưới và hoạt động marketing ngân hàng
Cơ sở vật chất thiết bị và trình độ khoa học công nghệ
Nhân tố khách quan
Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng
Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM –
số 6901/KTTH năm 1994 của Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Đếnnăm 1995, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyết định số 162/QĐ-NH5 ngày 08/6/1995 cho thành lập QTDNDTW và Quyết định số 200/QĐ-NH5nhằm cấp giấy phép hoạt động cho QTDNDTW với số vốn điều lệ ban đầu là 200
tỷ đồng Từ năm 2010, vốn điều lệ được tăng lên 2.000 tỷ đồng, năm 2013 với vốn
Trang 15điều lệ là 3.000 tỉ đồng, theo giấy phép số 166/GP-NHNN được Thống đốc Ngânhàng Nhà nước ký ban hành ngày 04/6/2013, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Namđược thành lập, có thời hạn hoạt động 99 năm Vốn điều lệ của ngân hàng baogồm vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước Việt Nam, vốn góp của quỹ tín dụng nhândân thành viên và các pháp nhân khác
Sau 20 năm hoạt động, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam từ môhình 3 cấp QTD Trung ương, QTD khu vực, QTDND, nay còn 2 cấp là Ngân hàngHợp tác xã và QTDND.NHHTXVN có quan hệ kinh doanh điều hòa vốn với 1.136QTDND trên cả nước Hiện nay có gần 1200 QTDND thì gần 95% trong số đó cóquan hệ tiền gửi, tiền vay với các chi nhánh của NHHTXVN
Mô hình tổ chức hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây
Căn cứ Thông tư số 31/2012/TT-NHNN ngày 26/11/2012 Quy định về Ngânhàng Hợp tác xã và Thông tư số 09/2016/TT-NHNN ngày 17/6/2016 sửa đổi Thông
tư số 31/2012/TT-NHNN ngày 26/11/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyđịnh hoạt động chủ yếu của Ngân hàng hợp tác là điều hòa vốn và thực hiện cáchoạt động ngân hàng đối với thành viên là các Quỹ tín dụng nhân dân ngoài ra Ngânhàng Hợp tác được phép thực hiện một số các hoạt động kinh doanh khác đối vớikhách hàng không phải là Quỹ tín dụng nhân dân quy định tại Mục 2 Chương IVluật các Tổ chức tín dụng (khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận)
Cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ bao gồm 6 phòng ban chức năng là phòng hànhchính, phòng tín dụng và chăm sóc thành viên, phòng kiểm tra nội bộ, phòng thanhtoán, phòng kế toán, phòng dịch vụ
Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây
Hoạt động huy động vốn
Sau khi chuyển đổi thành NHHTXVN -CN Hà Tây, hoạt động huy động vốnvẫn tăng trưởng đều đặn qua các năm Nguồn vốn huy động năm 2.552.434 triệuđồng và đạt đến 2.674.447 triệu đồng vào năm 2018, tương ứng tăng 4,78% Đến
Trang 16năm 2019, tổng lượng huy động là 2.932.462 triệu đồng, so với năm 2018 số lượnghuy động tăng 9,65%
Về cơ cấu theo nguồn, phần lớn nguồn vốn huy động là tiền gửi của cácTCTD khác, năm 2017 tiền gửi của các TCTD khác là 2.313.142 triệu đồng, chiếm90,62% tổng nguồn vốn huy động Sang năm 2018 tiền gửi của các TCTD khác tiếptục tăng lên đến 2.424.151 triệu đồng, tỷ trọng vẫn ổn định ở mức 90,64% Năm
2019 tiền gửi của các TCTD khác vẫn tăng ổn định, đạt 2.629.332 triệu đồng Cóthể thấy, nguồn tiền gửi từ các TCTD khác tăng trưởng khá đều đặn và luôn chiếm
tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động Nguồn vốn huy động tiền gửi từ kháchhàng qua các năm tăng trưởng khá tốt, năm 2017 nguồn tiền huy động từ kháchhàng được là 239.292 triệu đồng và tăng lên 250.296 triệu đồng vào năm 2018,tương ứng tăng trưởng 4,6% Sang năm 2019 tiền gửi từ khách hàng đạt 303.130triệu đồng, tăng mạnh đến 21,11% so với năm 2018
Về cơ cấu theo hình thức, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trongtổng nguồn huy động
Về cơ cấu theo thời hạn gửi, trong năm 2017 và 2018 chi nhánh chủ yếu huyđộng thời hạn dưới 12 tháng (ngắn hạn) với tỉ trọng ở mức trên 60%, tuy nhiên năm
2019 đã có sự thay đổi khi lượng huy động thời hạn trên 12 tháng (trung hạn) tăngmạnh lên đến 40,23% so với 2018
Hoạt động cho vay
Doanh số cho vay phản ánh lượng vốn mà ngân hàng giải ngân cho kháchhàng trong một thời kỳ Năm 2017 doanh số cho vay đạt 1.283.419 triệu đồng vàtiếp tục tăng trưởng trong năm 2018 đạt 1.458.972 triệu đồng, tăng 13,66%, tuynhiên đến năm 2019 thì hoạt động cho vay có chiều hướng đi xuống, doanh số chỉđạt được 1.382.319 triệu đồng, giảm 5,24% so với năm 2018
Tình hình dư nợ cho vay cũng có diễn biến tương tự như vậy, năm 2018 pháttriển dư nợ khá ổn định với mức tăng 5,72% so với năm 2017, và sang đến năm
2019 thì dư nợ chỉ đạt 639.280 triệu đồng, bị giảm 173.992 triệu đồng so với năm
2018 Trong khi đó, tình hình doanh số thu nợ tăng liên tục trong 3 năm, năm 2019đạt 1.557.810 triệu đồng, tăng 10,09% so với năm 2018 và với năm 2017 là 36,23%,
Trang 17dư nợ cho vay các quỹ tín dụng cơ sở tăng khá ổn vào năm 2018, tuy nhiên đến năm
2019 thì bị giảm đôi chút Mặc dù như vậy, tỉ trọng cho vay các quỹ cơ sở đạt20,27% năm 2017 đã tăng lên mức 25,63% vào năm 2019
Hiệu suất sử dụng vốn
Năm 2017 hiệu suất sử dụng vốn là 30,14% ; năm 2018 hiệu suất sử dụngvốn không thay đổi nhiều ở mức 30,41% ; năm 2019 với tổng nguồn vốn huy độngvẫn tăng đều nhưng dư nợ cho vay lại giảm, dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn đã giảm
rõ rệt ở mức 21,80%
Đây là hiệu suất sử dụng tương đối thấp, đặc biệt là năm 2019 Nguyên nhân
là do đặc thù của NHHTXVN, phần lớn lượng tiền gửi là của các QTDND và cũngmột phần do ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả, dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn xảyra
Nghiệp vụ thanh toán
Số lượng chuyển tiền đang có xu hướng tăng mạnh qua các năm, cao nhất ởnăm 2019 với số tiền chuyển đến và đi lần lượt là 680.813 triệu đồng và 229.050triệu đồng, đó là kết quả từ kế hoạch hỗ trợ các quỹ tín dụng thành viên tham giavào mạng lưới thanh toán Hiện nay mạng lưới thanh toán mới chỉ có 23/83 quỹtham gia
Hoạt động khác
Mục đích hoạt động chủ yếu của Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam, tiền thân là quỹtín dụng nhân dân trung ương trước đây là hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệthống QTDND, giúp các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phát triển ổn định Quỹ tín dụng
Trang 18nhân dân trung ương hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận Tuy nhiên, để có thể tồn tại
và phát triển, NHHTXVN cũng phải đặt lợi nhuận lên làm mục tiêu cùng với những mụctiêu khác, trong đó hoạt động cho vay tạo ra nguồn thu chính cho ngân hàng
Do hoạt động kinh doanh năm 2019 gặp nhiều khó khăn nên mức lợi nhuậnđạt được khá thấp là 22.097 triệu đồng, giảm mạnh 23,92% so với năm 2018 và hơnnăm 2017 là 12,96%
Trong cơ cấu nguồn thu của chi nhánh, thu từ hoạt động tín dụng chiếm95,02% trong năm 2019 Hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếucho chi nhánh, luôn chiếm tỷ trọng cao, bên cạnh đó tỷ trọng nguồn thu từ hoạtđộng dịch vụ và từ các hoạt động khác đang có xu hướng tăng Cơ cấu chi phí hoạtđộng tín dụng tại chi nhánh luôn chiếm tỉ trọng cao xấp xỉ 87,66%
Thực trạng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây
Cơ sở pháp lý về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây
Chính sách cho vay khách hàng cá nhân: Tài sản đảm bảo; Thời hạn cho vay Quy trình hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây
- Bước 1: Tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng vay vốn
- Bước 2: Quy trình thẩm định và xét duyệt cho vay
- Bước 3 Quy trình ký kết hợp đồng và giải ngân
- Bước 4 Quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay
- Bước 5 Quy trình thu hồi nợ vay
Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Hà Tây
Thực trạng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây
Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân
Năm 2017, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân là 602.747 triệu đồng, sang
Trang 19năm 2018 thì dư nợ tăng 5,43% và đạt 635.449 triệu đồng Sang đến năm 2019 thì có
sự sụt giảm lớn chỉ với dư nợ là 465.417 triệu đồng, giảm 26,76% so với năm 2018
Tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân
Cho vay KHCN chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu dư nợ cho vay củaNHHTX – Chi nhánh Hà Tây, năm 2017 chiếm đến 78,36% tổng dư nợ và khôngbiến động nhiều ở năm 2018 ở mức 78,14% Tuy nhiên sang 2019, tỷ trọng cho vayKHCN giảm xuống chỉ còn 72,80% (giảm 5,56% so với năm 2017 )
Cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân
Tỷ trọng khoản mục cho vay SXKD không có biến động nhiều, giao độngquanh mức 16% so với tổng dư nợ cho vay KHCN, về dư nợ cho vay năm 2019 thìgiảm hơn 27 tỷ so với năm 2018, mặc dù mục tiêu cho vay SXKD các vùng kinh tếnông nghiệp nông thôn là đối tượng tập trung phát triển theo chủ trương của chinhánh, có thể nói chi nhánh đã không đạt được thành công như mong đợi Khoảnmục cầm cố giấy tờ có giá không có biến động nhiều, chỉ dao động quanh mức 16
tỷ đồng Tiêu dùng tín chấp cũng không biến động nhiều, tỷ trọng năm 2019 là30,35% Về tỷ trọng khoản mục tiêu dùng có TSĐB thì có xu hướng tăng lên đôichút, tuy nhiên tỷ trọng vẫn rất thấp, chỉ đạt mức 4,28% trong năm 2019
Tình hình tăng trưởng số lượng khách hàng cá nhân
Năm 2017, 2018 tăng trưởng số lượng khách hàng khá tốt, năm 2018 đạt5.332 khách, tăng được 4,30% so với năm 2017, nguyên nhân chi nhánh bắt đầukhai thác địa bàn mới, lượng khách hàng mới từ những địa bàn cũ cũng tăng lênđang kể do quá trình tiếp thị, giới thiệu sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng cũkhá tốt Đặc điểm của khách hàng thông thường chỉ vay một lần hoặc 1 món rồi tấttoán, vì vậy, sang đến những năm tiếp theo dựa vào bảng số liệu ta chỉ có thể kếtluận được rằng số lượng khách hàng vay mới tại chi nhánh có nhỉnh hơn so với sốlượng khách hàng đã tất toán Tuy nhiên, năm 2019 số lượng KHCN đã giảm xuốngcòn 4.004 khách, bị giảm 24,91% so với năm 2018, mặc dù chủ trương năm 2019 làsiết chặt cho vay nhưng với kết quả giảm mạnh như vậy thì không thể phủ nhậnrằng các tồn tại trong khâu chăm sóc khách hàng của chi nhánh khi không nhữngkhông thu hút được khách hàng mới mà còn không giữ được khách hàng đang vay
Nợ nhóm 2 và tỷ lệ nợ nhóm 2
Trang 20Năm 2018, có thể dễ dàng thấy đi cùng với tăng trưởng dư nợ cho vayKHCN là khối lượng tăng lớn của dư nợ nhóm 2 với 8.833 triệu đồng, tỷ lệ 1,39%,
so với năm 2017 tăng 92,72%
Sang đến năm 2019, nhờ biện pháp đúng đắn kịp thời từ ban lãnh đạo thựchiện chủ trương của chi nhánh: “Tăng trưởng tín dụng thận trọng, tập trung nângcao chất lượng”, chi nhánh đã đi sâu đi sát, thẩm định kỹ khách hàng vay vốn nhờvậy tỉ lệ nợ nhóm 2 có xu hướng rất tích cực, so với năm 2018 thì giảm được 5.974triệu đồng tương ứng 67,33% Điều đó cho thấy dấu hiệu tốt dần lên của chất lượngtín dụng cá nhân của chi nhánh
Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
Trong 3 năm qua, ta có thể thấy nợ xấu cho vay KHCN có xu hướng ngàycàng tăng Năm 2017 nợ xấu cho vay KHCN chỉ đạt 3.013 triệu đồng, chiếm 0,5%tổng dư nợ Sang đến năm 2018 thì tỷ trọng nợ xấu tăng lên ở mức 0,67% với dư nợ4.276 triệu đồng Đặc biệt tỷ lệ nợ xấu năm 2019 tăng mạnh lên đến 1,17%, đây làkết quả từ việc tăng mạnh nợ nhóm 2 ở năm 2018 Phần lớn các khoản nợ xấu mớiđều phát sinh ở các huyện vùng núi trên tỉnh Hòa Bình
Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây:
Những kết quả đạt được;
- Việc thực hiện quy định cho vay, chi nhánh đã cải thiện quy định, quy chế
về cho vay và đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay
- Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân luôn chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động cho vay của chi nhánh
- Hoạt động kiểm soát cho vay khách hàng cá nhân đã có hiệu quả
Trang 21Nguyên nhân chủ quan
- Thương hiệu của ngân hàng còn chưa phổ biến
- Công tác thu thập thông chưa hiệu quả
- Nhân lực còn hạn chế
- Chất lượng dịch vụ cho vay KHCN còn thấp
- Hoạt động marketing vẫn còn chưa hiệu quả
- Qui mô, mạng lưới hoạt động của chi nhánh còn hạn hẹp
- Qui định về tài sản bảo đảm còn quá chặt chẽ, kém linh hoạt
Nguyên nhân khách quan
- Hạn chế từ phía khách hàng
- Hạn chế từ môi trường kinh tế
- Hạn chế từ môi trường văn hóa - xã hội
- Hệ thống pháp luật còn thiếu đồng bộ
- Năng lực cạnh tranh còn yếu
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM –
CHI NHÁNH HÀ TÂY
Định hướng chung
- Bám sát mục tiêu, định hướng và giải pháp kinh doanh của NHNN,NHHTXVN để xây dựng kế hoạch, triển khai kịp thời, đúng qui định; phát triểnmạng lưới hoạt động nhằm thu hút các nguồn tiền nhàn rỗi trong nhân dân và cácthành phần kinh tế; tiếp tục duy trì và phát triển các sản phẩm dịch vụ; tập trung làm
Trang 22tốt nghiệp vụ và dịch vụ chuyển tiền để tăng doanh thu.
- Đa dạng hóa hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tăng cườnghiệu quả cho hoạt động của hệ thống các Quỹ tín dụng nhân dân, đủ sức cạnh tranhsòng phẳng với các ngân hàng khác trên thị trường, hội nhập thành công vào thịtrường tài chính trong nước và quốc tế
- Tập trung chỉ đạo, thực hiện công tác huy động vốn, coi đây là nhiệm vụtrọng tâm, then chốt để phát triển hoạt động kinh doanh
- Phát triển tín dụng đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng, đáp ứngcho vay trong hệ thống đồng thời chú ý phát triển cho vay ngoài hệ thống thông quacho vay uỷ nhiệm và cho vay trực tiếp khách hàng mới
- Xây dựng nguồn nhân lực đảm bảo cả về số lượng và chất lượng
Định hướng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây giai đoạn 2020-2025.
- Phát triển qui mô hoạt động cho vay KHCN thông qua việc tăng doanh sốcho vay, tăng dư nợ cũng như thị phần cho vay KHCN trên tổng dư nợ và tăng sốlượng khách hàng là KHCN có quan hệ vay vốn; Tập trung tăng trưởng dư nợ vaytrên nền khách hàng truyền thống, ưu tiên những đối tượng khách hàng kinh doanh
- Kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ xấu, nợ tồn đọng, đưa ra các biện pháp thuhồi và giảm tỷ lệ nợ xấu phù hợp
- Củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường kiểm tra, kiếm soát chặtchẽ nguồn vốn đã giải ngân, chỉ cho vay các phương án, dự án sản xuất kinh doanhkhi chắc chắn kiểm soát được dòng tiền và mục đích vay vốn của khách hàng
Giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân
Trang 23hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây:
Cải thiện thủ tục, quy trình cho vay
Chính sách khách hàng phù hợp
Cải thiện chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Phát triển và phân loại các đối tượng khách hàng
Xây dựng mạng lưới phân phối hợp lý
Đẩy mạnh công tác Marketing
Một số kiến nghị: Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Kiến nghị
với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam
Trang 24KẾT LUẬN
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt đặt ra thách thức không hềđơn giản đối với các ngân hàng trong việc phát triển cho vay đối với khách hàng cánhân vì vậy hoạt động này cần được ngân hàng chú trọng đầu tư hơn nữa bởi đây lànhóm khách hàng có tiềm năng rất lớn Để có thể chiếm lĩnh được thị trường, duytrì vị thế cạnh tranh thì NHTM cần xây dựng cho mình một chiến lược bài bản đểthực hiện tốt nhất mục tiêu đề ra Với ý nghĩa đó, luận văn đã có những đóng gópchủ yếu trong việc phát triển hoạt động cho vay KHCN trên một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, trình bày những cơ sở lý luận chung về hoạt động cho vay KHCN,phát triển hoạt động cho vay KHCN, từ đó chỉ ra những nhân tố làm ảnh hưởng đếnphát triển hoạt động cho vay đối với KHCN
Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay KHCN và pháttriển cho vay KHCN của NHHTXVN – CN Hà Tây từ năm 2017-2019 dựa vào cáctiêu chí đánh giá phát triển hoạt động cho vay KHCN được xác lập ở chương 1 Qua
đó, chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại và những nguyên nhân làm ảnhhưởng đến chất lượng cho vay KHCN của NHHTXVN – CN Hà Tây thời gian qua
Thứ ba, từ thực trạng những tồn tại và nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chấtlượng cho vay KHCN, luận văn đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng caochất lượng cho vay KHCN của NHHTXVN – CN Hà Tây trong giai đoạn 2020-2025tới
Mong rằng những ý kiến trong luận văn thạc sĩ sẽ góp một phần nhỏ vào việcphát triển hoạt động cho vay khách hàng KHCN tại các ngân hàng thương mại Việt Namnói chung và NHHTXVN - Chi nhánh Hà Tây nói riêng trong thời gian tới
Trang 25BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-ĐẶNG TUẤN PHONG
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM –
CHI NHÁNH HÀ TÂY
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã ngành : 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học:
TS HỒ VĂN TUẤN
HÀ NỘI - 2020
Trang 26LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam là một đất nước sở hữu lượng dân số đông đúc với nền kinh tếđang trên đà tăng trưởng, xu hướng này cho thấy một thị trường đầy tiềm năng với
số lượng khổng lồ dân cư cùng nhu cầu chi tiêu các hàng hóa tiêu dùng rất lớn nhưôtô, đồ điện tử, đồ gia dụng và các nhu cầu y tế, giáo dục nhằm nâng cao chất lượngcuộc sống Cho nên hiện nay các ngân hàng đều đang có xu hướng quan tâmnhiềuhơn vào mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng như hoạt động cho vay cá nhân để tìmkiếm phương pháp phát triển dịch vụ cho nhóm khách hàng đầy tiềm năng này
Năm 2013, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam với.tiền thân là Quỹ tín dụngnhân dân Trung Ương được thành lập với sứ mệnh xây dựng và phát triển kinh tế ở.khu vực nông nghiệp nông thôn,với nhiệm vụ chính là hoạt động động điều hòa vốn
và hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống quỹ tín dụng nhân dân thành viên, ngoài ra vẫnthực hiện những hoạt động của ngân hàng thương mại theo quy định của Ngân hàngNhà nước Hiện nay các chi nhánh của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã và đangtriển khai hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và đã thu được đông đảo kháchhàng trên địa bàn và góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng.Qua nghiên cứu chothấy quy mô hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ở chi nhánh Hà Tây chiếm tỷtrọng lớn, cụ thể trong năm 2017 và 2018 chiếm khoảng 78% tổng dư nợ và sang
2019 giảm chỉ còn 72%, đồng thời nợ xấu cũng tăng mạnh trong giai đoạn này từ0,5% lên đến 1,17% ở năm 2019.Kết quả này tác động xấu đến hoạt động của chinhánh, vì vậy để phát.triển qua giai đoạn phức tạp này, và cao hơn nữa là phát triểntoàn diện quy mô và chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là một vấn
đề mà Ban giám đốc Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Hà Tây vẫn luônquan tâm chú trọng tìm ra các giải pháp
Mặc dù trong thời gian qua đã có nhiều luận văn đề cập đến phát triển hoạtđộng cho vay khách hàng cá nhân nhưng quá trình nghiên cứu ở những giai đoạnkhác nhau và phạm vi nghiên cứu cũng khác nhau, tác giả nhận thấy đây là một vấn
đề cần có sự đầu tư nghiên cứu, đánh giá để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát
Trang 27triển và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay của chi nhánh Vì vậy, để góp phần
tìm kiếm giải pháp trên tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam– Chi nhánh Hà Tây”.
2 Mục tiêu nghiên cứu.
2.1.Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động chovay khách hàng cá nhân và nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển hoạt động chovay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – chi nhánh Hà tây
2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích lý thuyết và đánh giá thực trạng hoạt động cho vaykhách hàng cá nhân và mục đích cuối là đưa ra các giải phát phát triển hoạt độngcho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh HàTây
Để đạt được nhiệm vụ nêu trên, tác giả sẽ lần lượt nghiên cứu các vấn đề:
- Khái quát hóa và hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hoạt động chovay khách hàng cá nhân và phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngânhàng thương mại
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động phát triển hoạt động cho vaykhách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây
- Đề xuất các giải pháp có căn cứ khoa học, có tính khả thi nhằm phát triểnhoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chinhánh Hà Tây trong giai đoạn 2020-2025
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các phương án phát triển hoạt độngcho vay khách hàng cá nhân, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng việcphát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã ViệtNam – Chi nhánh Hà Tây
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu kết quả hoạt động thực tế tại Ngân hàng Hợp tác
Trang 28xã Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây.
Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn 2017 – 2019, giải pháp kiếnnghị giai đoạn 2020-2025
4 Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở xuyên suốt quá trình nghiên cứu của đề tài là:
Phương pháp thống kê, so sánh dựa trên số liệu qua báo cáo, thống kê củaNgân hàng Hợp tác xã Việt Nam chi nhánh Hà Tây Đề tài sử dụng các số liệu thống
kê thích hợp để phân tích và đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động cho vaykhách hàng cá nhân
Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu các nguồn tin như: các công trìnhnghiên cứu khoa học, sách, báo, tạp chí, văn bản pháp luật, thông tin trênInternet.Trên cơ sở số liệu thống kê thu thập được, từ đó đưa ra các mô tả xu hướngphát triển, đánh giá khái quát về tình hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
5 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng biểu, sơ đồ, mục lục, danh mục chữ viếttắt và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhântại ngân hàng
Chương 2 Thực trạng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tạiNgân hàng Hợp tác xă Việt nam – Chi nhánh Hà Tây
Chương 3 Giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngânhàng Hợp tác xă Việt nam – Chi nhánh Hà Tây
Trang 29CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
1.1 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tạingân hàng
1.1.1.Khái niệm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các ngân hàng hiện nay được chia làm
3 loại hình bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng Chính sách xã hội và ngânhàng Hợp tác xã Mặc dù mô hình hoạt động NHHTXVN khá đặc thù với chứcnăng chính là hỗ trợ tài chính và điều hòa vốn hệ thống các quỹ tín dụng thành viên,tuy nhiênvề mảng hoạt động cho vay khách hàng ngoài hệ thống như khách hàngdoanh nghiệp, cá nhâncũng thì vẫn vận hành tương tự như các NHTM, vì vậy sẽkhông có sự khác biệt giữa các khái niệm về hoạt động cho vay khách hàng cá nhântại ngân hàng Hợp tác xã và ngân hàng thương mại
Hoạt động cho vay là hoạt động vay mượn vốn lẫn nhau dựa trên sự tintưởng và số vốn đó sẽ được hoàn lại vào một ngày xác định trong tương lai, có thểnói cho vay là quan hệ chuyển nhượng một lượng giá trị từ người này sang ngườikhác để sở hữu nó và sau một thời gian xác định được thu hồi lại với một lượng giátrị lớn hơn ban đầu (Ngô Hương & Tô Kim Ngọc, 2001) Hoặc hoạt động cho vayngân hàng là giao dịch tài sản giữa ngân hàng và bên đi vay (là các tổ chức, cá nhântrong nền kinh tế) trong đó ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụngtrong một thời gian nhất định theo thỏa thuận và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả
vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán (Nguyễn MinhTiến, 2012) Như vậy, có thể hiểu khái niệm cho vay cơ bản gồm 3 đặc điểm là tínhthời hạn, tính tin tưởng và tính hoàn trả
Khách hàng cá nhân là tập hợp bao gồm các cá nhân, hộ gia đình có năng lựcpháp luật dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, đồng thời
có nhu cầu vay vốn của ngân hàng nhằm mục đích tiêu dùng và kinh doanh sảnxuất
Trang 30Trên cơ sở định nghĩa “hoạt động cho vay” nêu trên,chovay đối với kháchhàng cá nhân có thể hiểu là hình thức cấp tín dụng mà trong đó NHTM giao chokhách hàng là các cá nhân, hộ gia đình một khoản tiền để sử dụng trong một thờihạn nhất định theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi với mục đích đáp ứng nhu cầuvay vốn để tiêu dùng, thực hiện các phương án kinh doanh, dịch vụ đầu tư và pháttriển.
1.1.2 Đặc điểm hoạt động của cho vay khách hàng cá nhân
Quy mô của các hợp đồng cho vay khách hàng cá nhân thường nhỏ, chủ yếu
là để đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng hay sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ Thêmvào đó điều kiện về tài sản đảm bảo của khách hàng cá nhân thường không nhiều, ítràng buộc làm cho số vốn ngân hàng chấp thuận cho khách hàng cá nhân vay khôngcao như các khoản cho vay khách hàng doanh nghiệp Tuy vậy, số lượng kháchhàng cá nhân đến vay vốn tại ngân hàng lại lớn hơn nhiều so với số lượng kháchhàng doanh nghiệp, đặc biệt ở các NHTM hoạt động theo định hướng là ngân hàngbán lẻ số lượng này là rất lớn Chính vì vậy tổng quy mô cho vay khách hàng cánhân của các NHTM vẫn chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân rất đa dạng Đối tượng khách hàngcủa hoạt động này là các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn phục vụ chonhững mục đích sinh hoạt, tiêu dùng hay phục vụ hoạt động sản xuất kinhdoanh ,nhu cầu sử dụng vốn rất đa dạng và chịu sự ảnh hưởng nhiều bởi môitrường kinh tế, văn hóa – xã hội Chính vì vậy, ở mỗi khu vực khác nhau, nhu cầuvay vốn cũng khác nhau tùy thuộc vào tình hình nền kinh tế, trình độ dân trí, thunhập, tập quán và thị hiếu tiêu dùng của dân cư
Cho vay khách hàng cá nhân là khoản mục cho vay gây tốn kém, chi phí caohơn so với khoản mục cho vay khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng thường phải bỏ
ra nhiều chi phí (về phát triển nhân lực và công cụ) trong việc phát triển kháchhàng, lập hồ sơ, thẩm định, xét duyệt, và quản lý các khoản vay… Một nguyên nhânkhác là xu hướng phát triển cho vay khách hàng cá nhân của các NHTM hiệnnaydẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt làm phát sinh chi phí cho cáchoạt động
Trang 31marketingnhưkhai thác thị trường, thu hút khách hàng, mở rộng thị phần
Các khoản cho vay khách hàng cá nhân thường là những khoản cho vay tiềm
ẩn nhiều rủi ro,do thông tin của đối tượng này thường không đầy đủ, khó xác địnhtính trung thực Điều này dẫn đến rủi ro thông tin bất cân xứng ảnh hưởng đến chấtlượng thẩm định và quyết định cho vay
Các khoản cho vay khách hàng cá nhân thường có lãi suất cao hơn so với cáckhoản cho vay khách hàng doanh nghiệp Nguyên nhân là do chi phí hoạt động vàphòng ngừa rủi ro trong việc cho vay khách hàng cá đã đề cập ở trên
1.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
1.1.3.1 Đối với khách hàng
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHTM giải quyết tốt những nhucầu cấp bách về chi tiêu cũng như vốn trong kinh doanh, nâng cao đời sống củakhách hàng Về mục đích chi tiêu thì cho vay khách hàng cá nhân giúp họ đượchưởng một mức sống cao hơn khả năng chi trả trong hiện tại, tạo động lực để làmviệc cải thiện cuộc sống Với mục đích đầu tư giúp họ tiếp cận được nguồn vốn cầnthiết để mở rộng sản xuất
1.1.3.2 Đối với ngân hàng
Đối với NHTM, việc phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân giúpngân hàng mở rộng mối quan hệ với đa dạng khách hàng, đa dạng hóa hoạt độngkinh doanh, phân tán rủi ro và gia tăng lợi nhuận Hoạt động cho vay khách hàng cánhân nói riêng và nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ nói chung sẽ góp phần làm tăng thịphần của các NHTM, đưa hình ảnh của ngân hàng đến với đông đảo đối tượngkhách hàng, nhờ đó thực hiện bán chéo cho khách hàng các sản phẩm đa dạng, phục
vụ tối đa mọi nhu cầu của khách hàng
1.1.3.3 Đối với nền kinh tế
Đối với nền kinh tế, cho vay khách hàng cá nhân góp phần khai thác tối đanguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, tác dụng tích cực trong việc kích cầu tiêu dùng, từ
đó tạo nên hiệu ứng kích thích sản xuất phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởngkinh tế, đảm bảo an sinh xã hội
1.1.4 Hình thức của hoạt động cho vay ngân hàng
Trang 321.1.4.1 Căn cứ vào thời hạn
- Cho vay ngắn hạn là hình thức cho vay có thời hạn dưới 1 năm Hình thứcnày thường phục vụ cho bù đắp vốn lưu động tạm thời hoặc phục vụ cho nhu cầutiêu dùng ngắn hạn
- Cho vay trung hạn là hình thức cho có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm mục đíchmua sắm tài sản cố định, đầu tư mở rộng sản xuất với quy mô nhỏ, thu hồi vốnnhanh
- Cho vay dài hạn là hình thức cho vay có thời hạn cho vay từ 5 năm trở lên mụcđích đáp ứng nhu cầu dài hạn của khách hàng như xây nhà, đầu tư mở rộng cơ sở hạtầng
1.1.4.2 Căn cứ vào đối tượng
- Tín dụng tiền tệ là loại tín dụng khi vay và khi trả đều dùng tiền tệ, bao gồm
cả quan hệ vay mượn bằng những giấy tờ có giá
- Tín dụng thuê mua cũng là một hình thức các tổ chức tín dụng, các công tytài chính mua các loại máy móc thiết bị theo yêu cầu của bên đi thuê để cho họ thuê.Bên đi thuê sử dụng thiết bị máy móc và trả tiền thuê theo thỏa thuận
1.1.4.3 Căn cứ vào bảo đảm trả nợ
- Cho vay tín chấp là hình thức tín dụng mà việc cho vay vốn dựa trên uy tíncủa người vay để đảm bảo việc hoàn trả nợ Loại tín dụng này áp dụng trong trườnghợp nếu giữa người cho vay và người đi vay có quan hệ thân tín, hoặc người đi vay
là người có uy tín rất lớn và được mọi người công nhận, ví dụ như công viên chứcnhà nước
- Cho vay thế chấp là sự vay mượn mà việc hoàn trả nợ được đảm bảo khôngchỉ bới uy tín của người vay mà còn được đảm bảo bằng các tài sản của người đivay hoặc người bảo lãnh của người đi vay
1.1.4.4 Căn cứ vào mục đích sử dụng
- Cho vay phục vụ tiêu dùng là hình thức đáp nhu cầu chi tiêu của khách hàng
- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh là hình thức cấp vốn cho các cá nhân,
tổ chức đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng quy mô sản xuất
1.2 Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng
Trang 331.2.1.Quan điểm phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
Theo quan điểm của triết học duy vật: Phát triển là một quá trình tiến lên từthấp đến cao, không chỉ đơn thuần tăng lên hay giảm đi đơn thuần về mặt lượng màcòn có sự biến đổi về mặt chất của sự vật, hiện tượng Phát triển được hiểu làkhuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kémhoàn thiện đến đến hoàn thiện do việc giải quyết mâu thuẫn, thực hiện bước nhảy vềchất gây ra và hướng theo xu thế phủ định của phủ định Ngoài ra, theotừ điển Báchkhoa toàn tập (2011): “Phát triển là quá trình lớn lên hay tăng tiến về mọi mặt củamột sự vật, hiện tượng trong một thời kỳ nhất định Trong đó bao gồm cả sự tăngthêm về quy mô và tiến bộ về cơ cấu, chất lượng”
Như vậy, phát triển hoạt động cho vay đối với một đối tượng khách hàng cụthể là việc ngân hàng tăng cường sử dụng nguồn lực của mình vào việc gia tănghoạt động cho vay đối với đối tượng khách hàng đó, cả về doanh số và chất lượngkhoản vay Việc phát triển quy mô và đảm bảo chất lượng cho vay là hai yếu tốkhông thể tách rời, vì vậy sự phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân cònđược phân tích dựa trên 2 khía cạnh phát triển về chiều rộng và phát triển về chiềusâu Phát triển về chiều rộng tức là phát triển về sự đa dạng của sản phẩm, loại hìnhcho vay, đối tượng khách hàng Còn phát triển về chiều sâu đồng nghĩa vớiáp dụngcác biện pháp quản trị để nâng cao tính an toàn, chất lượng tín dụng
Từ những phân tích trên, ta có khái niệm về việc phát triển hoạt động chovay khách hàng cá nhân như sau: “Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
là việc ngân hàng tăng cường sử dụng nguồn lực của mình như vốn, hệ thống mạnglưới, công nghệ,… nhằm gia tăng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân về
cả chiều rộng và chiều sâu”
1.2.2 Các phương thức phát triển cho vay khách hàng cá nhân
1.2.2.1 Các phương thức tăng trưởng về quy mô
a) Phát triển thị trường
Nghiên cứu thị trường luôn là vấn đề được ưu tiên quan tâm khi thực hiệnhoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động này có ý nghĩa rất quan trọng trong
Trang 34việc lên kế hoạch phát triển quy mô Hoạt động nghiên cứu thị trường được chialàm 2 cách tiếp cận:
- Phát triển theo khu vực địa lý: Việc phát triển hoạt động cho vay kháchhàng cá nhân sẽ được cân nhắc lựa chọn các địa bàn có nhu cầu vay cao, tập trungnhiều dân cư
- Phát triển theo đối tượng khách hàng: Ngân hàng thường phân loại kháchhàng theo các đặc tính như sau:
+ Về thu nhập: Ngân hàng sẽ thực hiện chia khách hàng cá nhân thành cácmức thu nhập, ở mỗi mức sẽ có những đặc điểm khác nhau vay vốn về: quy mô vốnvay, hình thức đảm bảo tiền vay, thời gian sử dụng vốn
+ Về độ ổn định thu nhập: Ngân hàng sẽ phân loại khách hàng cá nhân thànhcác nhóm nghề nghiệp và độ ổn định thu nhập để có quyết định cho vay phù hợp
+ Về độ tuổi: Ngân hàng sẽ phân loại độ tuổi để từ đó ra các chính sách ưuđãi, tiếp thị cho vay khách hàng cá nhân phù hợp
b) Phát triển kênh phân phối
Hệ thống kênh phân phối của ngân hàng sẽ phản ánh sự phát triển hoạt độngcho vay khách hàng, được thể hiện qua số lượng phòng giao dịch và các đơn vị trựcthuộc chi nhánh Hiện nay các ngân hàng đã và đang mở rộng hệ thống phân phốitới mọi địa bàn, trải khắp từ nông thôn đến thành thị Mật độ phân phối càng nhiềucàng chứng tỏ tiềm lực và thương hiệu của ngân hàng
Đặc trưng của cho vay khách hàng cá nhân là số lượng lớn nhưng dàn trải,khách hàng thường có tâm lý không muốn mất thời gian, công sức đi lại xa xôi đểgiao dịch với ngân hàng Vì thế, một ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn sẽ giúp
họ tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn
1.2.2.2 Các phương thức kiểm soát đảm cho chất lượng cho vay
a) Kiểm soát rủi ro cho vay khách hàng cá nhân
Là việc sử dụng các nghiệp vụ, kỹ thuật và các chương trình phòng ngừa,kiểm soát rủi ro cho vay khách hàng cá nhân Qua đó ngân hàng tính toán được mức
độ rủi ro đã tính toán, hệ số an toàn tài chính và khả năng chấp nhận rủi ro mà cóbiệnpháp nhằm hạn chế tối đa mức độ thiệt hại Có 2 lựa chọn chính để ngân hàng
Trang 35thực hiện:
- Không phòng ngừa, chấp nhận rủi ro: Với đặc tính của các khoản vay nhỏ,chi phí cho công tác phòng ngừa rủi ro nhiều lúc còn cao hơn thiệt hại Trongtrường hợp rủi ro cao quá mức, ngân hàng có thể né tránh rủi ro bằng hạn chế hoặc
từ chối cấp tín dụng
- Với những khoản còn lại, có những công cụ phòng chống rủi ro hữu hiệu đểngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu rủi ro như: bán nợ, phân tán rủi ro, quản trị rủi robằng công cụ phái sinh
b) Tài trợ tổn thất rủi ro
Mọi ngân hàng đều phải dự trữ cho quỹ dự phòng để bù đắp rủi ro của cáctổn thất trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn ngân hàng vận hành ổn định.Tùy vào tính chất mỗi loại rủi ro, ngân hàng có các phương án thích hợp để sửdụng:
- Đối với các rủi ro chưa nhận diện được: Ngân hàng phải dùng vốn tự cólàm nguồn dự phòng để bù đắp tổn thất Trong trường hợp quản trị rủi ro yếu gây ratổn thất cao, vốn tự có của ngân hàng sẽ suy giảm, quy mô tài chính và khả năngcạnh tranh sẽ bị ảnh hưởng
- Đối với các rủi ro đã nhận diện được: ngân hàng có thể sử dụng nguồn từquỹ dự phòng rủi ro để bù đắp Nguồn này được trích lập từ chi phí kinhdoanhnhưng nếu trích lập nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và quyền lợicủa cổ đông làm giảm uy tín của ngân hàng trên thị trường
- Ngoài ra, áp dụng các biện pháp tài trợ rủi ro như: mua bảo hiểm tín dụng, xử
lý TSĐB thu hồi nợ, dùng các công cụ pháp lý để thu hồi công nợ và giảm tổn thất…
1.2.3.Các chỉ tiêu đánh giá phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
1.2.3.1 Các chỉ tiêu về tăng trưởng quy mô cho vay khách hàng cá nhân
Quy mô cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập từ lãi cho vay của ngânhàng, quy mô cho vay đánh giá mức tăng trưởng dư nợ cho vay, dư nợ càng lớn
Trang 36Tỷ trọng = Tổng dư nợ CV KHCN
Tổng dư nợ từ hoạt động CV
x 100%
Tỷ trọng = Dư nợ cho vay KHCN sản phẩm (i)
Tổng dư nợ từ hoạt động cho vay
x 100%
càng ảnh hưởng đến mức tăng trưởng của thu nhập từ lãi cho vay và hiệu quả hoạtđộng tín dụng Trong trường hợp các yếu tố khác không đổi thì quy mô cho vaycàng lớn thì hiệu quả hoạt động tín dụng càng tốt và ngược lại Quy mô cho vaykhách hàng cá nhân được thể hiện qua các chỉ tiêu tăng trưởng, tỷ trọng dư nợ chovay khách hàng cá nhân, các loại hình cho vay và mức tăng trưởng số lượng kháchhàng
- Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân
Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền chovay đối với khách hàng cá nhân tại một thời điểm cụ thể Đây là chỉ tiêu hiện thựcnhất để đánh giá hoạt động phát triển cho vay khách hàng cá nhân, chỉ tiêu này tăngchứng tỏ việc phát triểnhoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng đạtkết quả tốt, đồng thời phản ánh uy tín của ngân hàng, dịch vụ cung cấp cho kháchhàng đa dạng và phong phú Và ngược lại, dư nợ cho vay thấp thể hiện ngân hàngkhông có khả năng phát triển mạng lưới khách hàng, cho vay đối với khách hàng cánhân còn chưa tốt
Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhânnăm t so với năm (t-1)
- Chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô trong việc cho vay khách hàng cá nhân, chỉtiêu này càng cao và tăng sẽ cho thấy ngân hàng ngày càng tập trung vào cho vaykhách hàng cá nhân Công thức tính:
- Chỉ tiêu phản ánh các loại hình cho vay khách hàng cá nhân
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng các loại hình sản phẩm cho vay khách hàng cánhân mà ngân hàng cung cấp bao gồm: cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô, cầm cốgiấy tờ có giá trị… Từ đó biết được sản phẩm đang được ngân hàng tập trung pháttriển Tỷ trọng của các sản phẩm cho vay khách hàng được tính theo công thức:
Trang 37- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng số lượng khách hàng cá nhân
Trong cho vay khách hàng cá nhân, số lượng khách hàng được thể hiện thôngqua số khoản vay mà ngân hàng cấp cho khách hàng Số lượng khách hàng sử dụngsản phẩm phản ánh việc phát triển quy mô mạng lưới khách hàng của ngân hàng
Dựa vào việc so sánh số lượng khách hàng cá nhân vay vốn qua các năm ta
sẽ thấy được xu hướng phát triển hay hạn chế cho vay của ngân hàng
Trang 38Chỉ tiêu này được tính bằng hiệu số giữa lượng khách hàng cá nhân năm tvới năm (t-1).
Công thức tính:
1.2.3.2 Các chỉ tiêu về chất lượng cho vay khách hàng cá nhân
Chất lượng cho vay đối với KHCN được xem là đảm bảo khi được tài trợ bởinguồn vốn ổn định, thực hiện được các mục tiêu cho vay, khách hàng sử dụng vốnđúng mục đích, có hiệu quả, hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng đúng thời hạn Đểđánh giá chất lượng cho vay dưới góc độ của ngân hàng thì chúng ta có thể xem xétcác chỉ tiêu như nợ nhóm 2, tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
- Nợ nhóm 2 và tỷ lệ nợ nhóm 2
Nợ nhóm 2 sẽ phát sinh khi đến thời hạn trả nợ trả nợ gốc và lãi theo cam kết
mà bên vay không đủ tiền trả người vay không có khả năng trả được nợ một phầnhay toàn bộ khoản vay cho người cho ngân hàng từ 10 đến dưới 90 ngày
Tỷ lệ nợ nhóm 2 cho vay khách hàng cá nhân được tính như sau:
Tỷ lệ này thấp biểu hiện chất lượng của hoạt động tín dụng của ngân hàng có
độ an toàn cao (mức độ rủi ro thấp) và ngược lại
- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân phải đảm bảo đi đôi vớităng chất lượng cho vay Chất lượng cho vay một phần được thể hiện ở mức độ antoàn vốn tín dụng thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu - đánh giá khả năng thu hồi nợ Nợxấu là nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 trong bảng cân đối của ngân hàng
Tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân:
Cũng như tỷ lệ nợ nhóm 2, chỉ số này phản ánh một cách rõ nét chất lượngtín dụng của ngân hàng, cho nên tỷ lệ này càng thấp càng tốt Thực tế, rủi ro trongkinh doanh là không tránh khỏi, nên ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nhấtđịnh được coi là giới hạn an toàn
1.3 Nhân tố ảnh hưởng đếnphát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng
Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Trang 39chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố trong đó không những chịu ảnh hưởng bởiđường lối chính sách điều hành của Đảng và nhà nước mà còn chịu ảnh hưởng bởicác quy luật kinh tế Hơn nữa, nó còn chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi cơ chế chínhsách điều hành hoạt động của chính ngân hàng đó Việc phân tích các nhân tố ảnhhưởng tới cho vay khách hàng cá nhân có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tìm
ra các giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
1.3.1.Nhân tố chủ quan
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ở một NHTM chủ yếu
do chính nội lực của ngân hàng quyết định Trong đó phải kể đến một số nhân tốchính như:
1.3.1.1 Thương hiệu của ngân hàng
Thương hiệu của ngân hàng,đây là một nhân tố rất quan trọng của ngân hàng,
có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vaykhách hàng cá nhân nói riêng Ngân hàng có thể hoạt động kinh tốt thì sẽ có thươnghiệu mạnh, hấp dẫn khách hàng đến sử dụng dịch vụ
1.3.1.2 Trình độ, đạo đức cán bộ cho vay khách hàng cá nhân
Trong hoạt động ngân hàng, nhân tố con người đóng vai trò vô cùng quantrọng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chovay Cán bộ tín dụng là người trực tiếp thẩm định, thu thập và phân tích các thôngtin tín dụng, cần phải có kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ ngân hàng, am hiểupháp luật, phải biết phân tích đánh giá các rủi ro có thể có của mỗi loại hình dịch
vụ, xu hướng phát triển của mỗi loại nghiệp vụ… để có các biện pháp dự phòng vàbước đi thích hợp Ngoài ra,cán bộ tín dụng chính là cầu nối giữa ngân hàng vớikhách hàng, là thể hiện hình ảnh của ngân hàng trong giới khách hàng Giúp kháchhàng biết đến ngân hàng, hiểu được về tính chất hoạt động của ngân hàng Bởi vậytính chuyên nghiệp của cán bộ tín dụng là yếu tố vô cùng quan trọng
Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường luôn luôn có những mặt trái Cán bộ tíndụng là người trực tiếp giao dịch với khách hàng, tiếp xúc trực tiếp với mặt trái cơchế, nếu cán bộ tín dụng không rèn luyện bản lĩnh vững vàng rất có thể sẽ bị cuốn
Trang 40theo các cám dỗ tầm thường, không tự làm chủ bản thân, hạ thấp các tiêu chuẩn tíndụng dẫn đến thất thoát vốn Do vậy, yêu cầu đối với cán bộ tín dụng là phải có đạođức tốt, tuân thủ các quy định của pháp luật
Bên cạnh đó, những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật đang dần dần được ápdụng vào lĩnh vực ngân hàng, đòi hỏi sự phát triển đa dạng về trình độ nghiệp vụchuyên môn, do đó các cán bộ tín dụng phải linh hoạt, chủ động nắm bắt nhữngkiến thức mới để có thể đáp ứng được những yêu cầu về công việc Việc mở rộngqui mô khách hàng vay vốn cũng phụ thuộc vào khả năng quản lý số lượng kháchhàng của cán bộ tín dụng Từ đó hoạt động phát triển cho vay khách hàng cá nhântạingân hàng mới được đảm bảo cả lượng và chất
1.3.1.3 Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Trong hoạt động cho vay không tránh khỏi những rủi ro, vì vậy việc kiểm trathường xuyên sẽ giúp ngân hàng phát hiện kịp thời những sai sót và ngăn chặnnhững tổn thất có thể xảy ra, giúp cho Ban lãnh đạo quyết định có nên mở rộng qui
mô cho vay hay không Mỗi ngân hàng có rất nhiều những văn bản pháp luật của cơquan cấp trên và những quy định về hoạt động, việc chấp hành tốt những quy định
đó sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro trong mỗi ngân hàng cũng như trong toàn hệthống Việc tiến hành kiểm tra, kiểm soát quá trình chấp hành những văn bản phápluật, những quy định nội bộ ngân hàng là hết sức cần thiết, thông qua việc kiểm tra,kiểm soát nội bộ sẽ giúp cho các nhà quản lý nắm được tình hình hoạt động chovay, kết quả hoạt động cho vay, xây dựng các phương pháp thích hợp để nâng caohiệu quả hoạt động cho vay Việc kiểm soát chặt chẽ, cán bộ kiểm soát có trình độchuyên môn cao sẽ làm tăng tinh thần trách nhiệm của cán bộ tín dụng, phát hiện và
xử lý kịp thời những sai sót, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng
1.3.1.4 Mạng lưới và hoạt động marketing ngân hàng
Với đặc điểm là hoạt động hướng tới phân khúc khách hàng cá nhân, hộ giađình, chính vì thế mạng lưới hoạt động là một nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đếnhoạt động phát triển cho vay khách hàng cá nhân Mạng lưới của ngân hàng càngrộng, các phòng giao dịch càng nhiều thì càng có nhiều cơ hội tiếp cận với cáckhách hàng cá nhân, nhất là khi các chi nhánh, phòng giao dịch này đặt tại các khu