Thực trạng phát triểnhoạt động chovay khách hàng cá nhân tạiNgân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây (Trang 61 - 70)

2.2.2.1. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

Dư nợ cho vay là chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng của một ngân hàng.. Đây là số tiền mà ngân hàng cần phải thu hồi từ khách hàng. Qua số liệu về dư nợ cho vay KHCN tại NHHTXVN – Chi nhánh Hà Tây qua các năm từ2017 đến 2019, ta sẽ phân tích để thấy được rõ hơn về cho vay đối với KHCN tại chi nhánh.

Bảng 2.7. Bảng dư nợ cho vay KHCNtại NHHTXVN – CN Hà Tây

Đơn vị: triệu đồng,%

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Dư nợ cho vay KHCN 602.747 635.449 465.417

Tốc độ tăng trưởng cho vay

KHCN - 5,43 -26,76

(Nguồn: Báo cáo tín dụng NHHTXVN giai đoạn 2017-2019)

Năm 2017, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân là 602.747 triệu đồng, sang năm 2018 thì dư nợ tăng 5,43% và đạt 635.449 triệu đồng. Sang đến năm 2019 thì có sự sụt giảm lớn chỉ với dư nợ là 465.417 triệu đồng, giảm 26,76% so với năm 2018.

Nguyên nhân bắt đầu từ năm 2016, khi nhận biết được dấu hiệu việc đi xuống trong hoạt động cho vay của các Quỹ cơ sở, chi nhánh Hà Tây đã xin phép Ban lãnh đạo NHHTXVN mở rộng địa bàn khai thác sang các xã, huyện thuộc địa bàn tỉnh Hòa Bình, đồng thời phối hợp cùng QTDND cùng khai thác khách hàng tại những địa bàn làng nghề cũ. Được sự đồng ý từ Hội sở, chi nhánh bước đầu khai thác các huyện giáp Hà Tây cũ với mục tiêu tập trung các khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn, các làng nghề và đã đạt được kết quả tốt với tổng dư nợ tín dụng tăng lên cao. Tuy nhiên, với hình thức cho vay dàn trải, địa bàn hoạt động xa, việc này đã làm gia tăng khối lượng công việc cho các cán bộ tín dụng, gây không ít khó khăn trong công tác điều tra thẩm định, đôn đốc thu nợ. Vì vậy sang đến năm 2019, với định hướng mới là phát triển dư nợ ổn định bền vững, chi nhánh đã có chủ trương siết chặt rà soát lại hoạt động cho vay KHCN cụ thể như biện pháp tăng lãi suất cho vay, bổ thêm thêm một số điều kiện nhằm tăng tính pháp lý, đồng thời giảm ngân sách cho hoạt động marketing để tập trung cho việc xử lý giám sát nợ, và điều này dẫn đến tình trạng

38

2.2.2.2. Tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân

Bảng 2.8. Tỷ trọng cho vay KHCN tại NHHTXVN – CN Hà Tây

Đơn vị: triệu đồng,%

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Dư nợ Dư nợ Chênh

lệch(+/-) Dư nợ

Chênh lệch(+/-)

Dư nợ cho vay 769.232 813.202 43.970 639.280 -173.922

Dư nợ cho vay KHCN 602.747 635.449 32.702 465.417 -170.032

Tỷ trọng cho vay

KHCN (%) 78,36 78,14 0,22 72,80 -5,34

(Nguồn: Báo cáo tín dụng NHHTXVN giai đoạn 2017-2019)

Ta có thể thấy cho vay KHCN chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu dư nợ cho vay của NHHTX – Chi nhánh Hà Tây, năm 2017 chiếm đến 78,36% tổng dư nợ và không biến động nhiều ở năm 2018 ở mức 78,14%. Tuy nhiên sang 2019, tỷ trọng cho vay KHCN giảm xuống chỉ còn 72,80% (giảm 5,56% so với năm 2017). Đây là kết quả từ định hướng siết chặt cho vay KHCN của chi nhánh.

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 602,747 635,449 465,417 769,232 813,202 639,280 Dư nợ CV KHCN Tổng dư nợ

Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay tại NHHTX chi nhánh Hà Tây giai đoạn 2017-2019

40

2.2.2.3. Cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân

Từ số liệu bảng 2.9 về cơ cấu cho vay KHCN, ta có thể thấy sự phân bổ cơ cấu các loại sản phẩm cho vay KHCN không thay đổi nhiều qua các năm. Khoản mục cho vay đáp ứng nhu cầu nhà ở luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, luôn chiếm hơn 45% tổng dư nợ cho vay KHCN, tuy nhiên cả dư nợ lẫn tỷ trọng đang có xu hướng giảm dần, nguyên nhân là gặp khó khăn trong việc tiếp thị và chăm sóc khách hàng trên địa bàn dàn trải cũng như sự cạnh tranh với các NHTM tại chính địa phương đó.Về khoản mục cho vay mua ôtôthì chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, năm 2019 chỉ đạt 1.909 triệu đồng, chiếm 0,41% tổng dư nợ cho vay KHCN, theo đánh giá của chi nhánh thì hạng mục này tốn nhiều chi phí hoạt động nên vẫnchưa tập trung phát triển.

Bảng 2.9. Cơ cấu cho vay KHCN tại NHHTXVN – Chi nhánh Hà Tây

Đơn vị: triệu đồng,%

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %

Tổng dư nợ CV KHCN 602.747 635.449 465.417 Nhu cầu nhà ở 331.956 55,07 291.591 45,89 211.833 45,51 Mua ô tô 2.192 0,36 2.220 0,35 1.909 0,41 Hỗ trợ SXKD 91.006 15,10 102.399 16,11 74.630 16,04 Cầm cố giấy tờ có giá 16.958 2,81 17.370 2,73 15.881 3,41 Tiêu dùng tín chấp 174.958 29,03 196.587 30,94 141.260 30,35 Tiêu dùng có TSĐB 15.677 2,60 25.282 3,98 19.904 4,28

(Nguồn: Báo cáo tín dụng NHHTXVN giai đoạn 2017-2019)

Tỷ trọng khoản mục cho vay SXKD không có biến động nhiều, dao động quanh mức 16% so với tổng dư nợ cho vay KHCN, về dư nợ cho vay năm 2019 thì giảm hơn 27 tỷ so với năm 2018, mặc dù mục tiêu cho vay SXKD các vùng kinh tế nông nghiệp nông thôn là đối tượng tập trung phát triển theo chủ trương của chi nhánh, có thể nói chi nhánh đã không đạt được thành công như mong đợi.Khoản mục cầm cố giấy tờ có giá không có biến động nhiều, chỉ dao động quanh mức 16 tỷ đồng. Nguyên nhân là do bởi tính đặc thù về điều kiện cho vay là chỉ nhận thẻ tiết kiệm phát hành bởi NHHTXVN, cho nên phát sinh dư nợ từ khách hàng mới là

rất ít, chủ yếu phát sinh là từ các khách hàng truyền thống. Tiêu dùng tín chấp cũng không biến động nhiều, tỷ trọng năm 2019 là 30,35%, đối tượng cho vay chính của chi nhánh là cán bộ công viên chức nhà nước công tác tại quận Hà Đông, giáo viên dạy học trên khu vực tỉnh Hà Tây cũ và tỉnh Hòa Bình. Để tạo điều kiện thuận lợi vay vốn tốt nhất cho khách hàng không phải di chuyển xa, chi nhánh thường xuyên tổ chức các chuyến giải ngân từng khu vực địa bàn và điểm này được khách hàng rất hưởng ứng và ủng hộ.Về tỷ trọng khoản mục tiêu dùng có TSĐB thì có xu hướng tăng lên đôi chút, tuy nhiên tỷ trọng vẫn rất thấp, chỉ đạt mức 4,28% trong năm 2019. Mặc dù nhu cầu vay tiêu dùng có TSĐB khá nhiều nhưng tính chất công việc nhiều thủ tục và hạn chế về nhân lực nên chi nhánh chỉ nhận khách hàng vay có bất động sản tốt dễ phát mãi như ở trung tâm xã, huyện hoặc trong nội thànhHà Nội, làm cho nhiều khách hàng ở vùng nông thôn có nhu cầu vay vốn nhưng không đáp ứng được yêu cầu về tài sản.

2.2.2.4. Tình hình tăng trưởng số lượng khách hàng cá nhân

Bảng 2.10. Số lượng khách hàng vay vốn tại NHHTXVN - CN Hà Tây

Đơn vị: người,%

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số lượng khách hàng cá nhân 5.112 5.332 4.004

Tốc độ tăng trưởng số lượng KHCN(%) - 4,30 -24,91

(Nguồn: Báo cáo tín dụng NHHTXVN giai đoạn 2017-2019)

Năm 2017, 2018 tăng trưởng số lượng khách hàng khá tốt, năm 2018 đạt 5.332 khách, tăng được 4,30% so với năm 2017, nguyên nhân chi nhánh bắt đầu khai thác địa bàn mới, lượng khách hàng mới từ những địa bàn cũ cũng tăng lên đang kể do quá trình tiếp thị, giới thiệu sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng cũ khá tốt. Đặc điểm của khách hàng thông thường chỉ vay một lần hoặc 1 món rồi tất toán, vì vậy, sang đến những năm tiếp theo dựa vào bảng số liệu ta chỉ có thể kết luận được rằng số lượng khách hàng vay mới tại chi nhánh có nhỉnh hơn so với số lượng khách hàng đã tất toán. Tuy nhiên, năm 2019 số lượng KHCN đã giảm xuống còn 4.004 khách, bị giảm 24,91% so với năm 2018, mặc dù chủ trương năm 2019 là

42

siết chặt cho vay nhưng với kết quả giảm mạnh như vậy thì không thể phủ nhận rằng các tồn tại trong khâu chăm sóc khách hàng của chi nhánh khi không những không thu hút được khách hàng mới mà còn không giữ được khách hàng đang vay.

Đơn vị: người

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 5,112 5,332 4,004 Số lượng KHCN

Biểu đồ 2.3: Số lượng khách hàng cá nhân giai đoạn 2017-2019

Nguồn: Báo cáo tín dụng Co-opBank giai đoạn 2017-2019)

2.2.2.5. Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân

a)Nợ nhóm 2 và tỷ lệ nợ nhóm 2

Bảng 2.11. Nợ nhóm 2 cho vay KHCN tại NHHTXVN - CN Hà Tây

Đơn vị: triệu đồng,% Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Giá trị Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Tổng dư nợ cho vay

KHCN 602.747 635.449 5,43 465.417 -26,76

Nợ nhóm 2 cho vay

KHCN 4.581 8.833 92,82 2.886 -67,33

Tỷ lệ nợ nhóm 2

(%) 0,76 1,39 82,89 0,62 -55,40

(Nguồn: Báo cáo tín dụng NHHTXVN giai đoạn 2017-2019)

Năm 2018, có thể dễ dàng thấy đi cùng với tăng trưởng dư nợ cho vay KHCNlà khối lượng tăng lớn của dư nợ nhóm 2 với 8.833 triệu đồng, tỷ lệ

1,39%,so với năm 2017 tăng 92,72%, có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

- Do áp lực tăng trưởng, phát triển cho vay và một phần mới tiếp xúc địa bàn mới nên bộ phận tín dụng đã không cân nhắc kỹ lưỡng trước khi xét duyệt và kiểm soát chặt chẽ các khoản vay.

- Nhu cầu và lượng khách hàng tăng cá nhân tăng lên trong khi số lượng cán bộ KHCN vẫn giữ nguyên, đồng thời do địa bàn khá dàn trải, khoảng cách địa lý xa nên thẩm định khách hàng cũng như kiểm soát sau vay cũng gặp nhiều khó khăn dẫn tới một số khoản vay không đảm bảo về khả năng trả nợ.

- Ngoài ra, vẫn còn một số cán bộ tín dụng trẻ còn thiếu kinh nghiệm và trách nhiệm trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ nên đã xảy ra tình trạng nợ nhóm 2 tăng cao. Sang đến năm 2019, nhờ biện pháp đúng đắn kịp thời từ ban lãnh đạo thực hiện chủ trương của chi nhánh: “Tăng trưởng tín dụng thận trọng, tập trung nâng cao chất lượng”,chi nhánh đã đi sâu đi sát, thẩm định kỹ khách hàng vay vốn nhờ vậy tỉ lệ nợ nhóm 2 có xu hướng rất tích cực, so với năm 2018 thì giảm được 5.974 triệu đồng tương ứng 67,33%. Điều đó cho thấy dấu hiệutốt dần lên của chất lượng tín dụng cá nhân của chi nhánh.

b)Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Bảng 2.12. Nợ nhóm xấu cho vay KHCN tại NHHTXVN - CN Hà Tây

Đơn vị: triệu đồng,%

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng dư nợ cho vay KHCN 602.747 635.449

465.41 7

Nợ xấu cho vay KHCN 3.013 4.276

5.43 8

Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,50 0,67 1,17

(Nguồn: Báo cáo tín dụng NHHTXVN giai đoạn 2017-2019)

Trong 3 năm qua, ta có thể thấy nợ xấucho vay KHCN có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2017 nợ xấu cho vay KHCN chỉ đạt 3.013 triệu đồng, chiếm 0,5% tổng dư nợ. Sang đến năm 2018 thì tỷ trọng nợ xấu tăng lên ở mức 0,67% với dư nợ 4.276 triệu đồng. Đặc biệt tỷ lệ nợ xấu năm 2019 tăng mạnh lên đến 1,17%, đây là

44

kết quả từ việc tăng mạnh nợ nhóm 2 ở năm 2018. Phần lớn các khoản nợ xấu mới đều phát sinh ở các huyện vùng núi trên tỉnh Hòa Bình. Nguyên nhân là do tồn tại một số khó khăn trong công tác xử lý nợ như:

- Hạn chế về thời gian do quãng đường di chuyển để gặp khách hàng khá dài và xấu do địa hình vùng núi.

- Tính đặc thù luân chuyển công tác của các giáo viên vùng cao, làm cho khả năng nắm bắt tình hình công tác và đôn đốc thu nợ cũng trở nên khó khăn hơn.

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 602,747 635,449 465,417 3,013 4,276 5,438 Dư nợ Nợ xấu

Biểu đồ 2.4: Nợ xấu khách hàng cá nhân giai đoạn 2017-2019

Nguồn: Báo cáo tín dụng Co-opBank giai đoạn 2017-2019)

2.3.Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây

2.3.1.Những kết quả đạt được

Đầu tiên,việc thực hiện quy định cho vay, chi nhánh đã cải thiện quy định, quy chế về cho vay và đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay. Công tác thẩm

định, phân loại và đánh giá khách hàng, phân loại khoản vay, xếp hạng tín dụng luôn được chú trọng, các công cụsử dụng để giảm bớt tỷ lệ nợ xấu.

Thứ hai, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân luôn chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động cho vay của chi nhánh, đóng góp đáng kể trong tổng thu nhập của chi nhánh.

Thứ ba, hoạt động kiểm soát cho vay khách hàng cá nhân đã có hiệu quả, chất lượng các khoản vay có xu hướng tốt dần lên, nợ nhóm 2 trong năm 2019 đã giảm rõ rệt.

Thứtư, là tính minh bạch, ổn định của chính sách tín dụng:

- Chính sách lãi suất cho vay: Phương thức tính lãi vay được nghiên cứu cẩn thận, tỉ mỉ, thống nhất tính trên dư nợ giảm dần phù hợp với hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay, biên độ thu theo hàng tháng phù hợp với chu kỳ nhận lương của khách hàng. Từ năm 2017 đến nay, NHHTXVN chi nhánh Hà Tây đã có 6 lần thay đổi lãi suất để phù hợp với lãi suất của thị trường (lãi suất cho vay khách hàng cá nhân với kỳ hạn trung và dài hạn đang áp dụng là 10,5%/năm, ngắn hạn là 8,5%/năm)

-Cam kết giải ngân: Gần như 100% khách hàng khi có hợp đồng tín dụng sẽ được giải ngân ngay trong ngày làm việc bằng hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản tùy theo nhu cầu của khách hàng.

-Các loại phí liên quan đến hồ sơ tín dụng: Đối với khách hàng cá nhân, chi nhánh hầu như không thu thêm các loại phụ phí như phí thẩm định tài sản đảm bảo, phí thu xếp vốn, phí cam kết rút vốn, phí phạt trả nợ trước hạn, phí quản lý tài sản.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w