Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây (Trang 41 - 46)

1.3.2.1.Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng

Khách hàng là người lựa chọn và ra các quyết định vay vốn từ ngân hàng nên các yếu tố thuộc về bản thân khách hàng có tác động rất lớn đến khả năng phát triển cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng. Khi quy mô về nhu cầu vay tăng thì ngân hàng mới có điều kiện phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân.

a. Nhu cầu vốn của khách hàng

Sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân của NHTM được thiết kế trên nhu cầu vốn của khách hàng, cho nên đây là yếu tố căn cứ để xây dựng và phát triển sản phẩm.Tùy từng giai đoạn, thời điểm mà sẽ xuất hiện các nhu cầu của khách hàng mà ngân hàng cần phải xác định được sự thay đổi đó để đưa ra được các sản phẩm, dịch vụ phù hợp và đón đầu được trong tương lai. Như vậy, xác định được nhu cầu vốn của khách hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc phát triển cho vay.

b. Khả năng đáp ứng các điều kiện khi vay của khách hàng

Đó là các yếu tố về tài chính, tư cách, tài sản đảm bảo của khách hàng thỏa mãn các điều kiện vay vốn của ngân hàng để đảm bảo an toàn cho khoản cho vay. Các khoản cho vay tiêu dùng sẽ có độ an toàn cao khi cá nhân vay vốn có thu nhập cao và ngược lại. Tuy nhiên, trong thực tếthu nhập của người tiêu dùng là nhân tố có tính biến động cao, có thể tại thời điểm ký hợp đồng thì thu nhập là cao và ổn định nhưng vì một yếu tố khó có thể tránh khỏi như: ốm đau, bệnh tật, tai nạn... của chính khách hàng hoặc của người thân cũng làm thay đổi tính ổn định về thu nhập của họ một cách nhanh chóng. Ngân hàng chỉ có thể hạn chế bằng cách phát triển quy mô khách hàng, trên cơ sở lấy số đông bù số ít.

18

Khách hàng có trình độ văn hóa, sự hiểu biết về cho vay thì họ sẽ có trách nhiệm với các khoản nợ và có ý thức trả nợ đối với ngân hàng. Nếu khách hàng là người có đạo đức tốt, có ý thức với khoản nợ đối với ngân hàng, trả nợ đúng hạn và đầy đủ thì rủi ro của món vay là thấp, khách hàng sẽ tạo được niềm tin với ngân hàng, do vậy ngân hàng sẽ có điều kiện để phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.

Ngoài ra còn có các yếu tố khác như:đặc điểm, tính cách của khách hàng, khả năng đáp ứng các điều kiện vay của khách hàng như tài sản bảo đảm, các giấy tờ về quyền sở hữu cũng ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của khách hàng.

1.3.2.2. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng

Có thể hiểu đây là nhóm các nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng. Môi trường hoạt động của ngân hàng cũng gây ra các tác động lớn đến phát triển cho vay đối với khách hàng nói chung và đối với khách hàng cá nhân nói riêng. Bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường luật pháp, môi trường văn hóa - xã hội, sự phát triển của khoa học - công nghệ và đối thủ cạnh tranh.

a. Môi trường kinh tế

Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều hoạt động có liên quan biện chứng, ràng buộc lẫn nhau. Do vậy, bất kỳ sự biến động nào của nền kinh tế cũng gây ra ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực khác, trongđó có hoạt động kinh doanh của ngân hàng nóichung và chovay khách hàng cá nhân nói riêng.

Khi nền kinh tế ổn định và tăng trưởng cao, mức sống của người dân được cải thiện, nhu cầu chi tiêu và sản xuất kinh ngày càng tăng dẫn đến thị trường cho hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ngày càng lớn. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn định, khiến thu nhập trong tương lai của người tiêu dùng trở nên bấp bênh, người dân sẽ lựa chọn tiết kiệm hơn là vay vốn để tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh, như vậy sẽ hạn chế việc phát triển cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng.

b. Môi trường văn hóa- xã hội

Do đối tượng khách hàng của cho vay khách hàng cá nhân là các cá nhân, hộ gia đình trong xã hội, nên các yếu tố về dân số, mức sống, cơ cấu dân số, thói quen

tiêu dùng, trình độ dân trí, phong tục tập quán... đều có tác động đến hoạt động cho vay, ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra các hình thức cho vaycủa ngân hàng. Thông thường, nơi nào tập trung nhiều người cóthu nhập, mức sống caothìthường dễ tiếp cận và đáp ứng điều kiện vay vốn, nhu cầu vay vốn cao hơn nơi khác và ngược lại.

c. Môi trường pháp luật

Hoạt động kinh doanh của các NHTM đặc biệt là hoạt động tín dụng chịu sự tác động chi phối của rất nhiều văn bản, quy phạm pháp luật có liên quan như Luật các tổ chức tín dụng, Luật dân sự, Luật đất đai, các quy định về đăng ký giao dịch đảm bảo, đăng ký thế chấp, xử lý tranh chấp. Trong môi trường pháp lý chặt chẽ, đồng bộ, bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia, hoạt động cho vay nói chung, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng sẽ có nhiều cơ hội để phát triển, người đi vay sẽ sẵn sàng vay vốn và các NHTM cũng dễ dàng phát triển hoạt động cho vay, ngăn chặn kịp thời những rủi ro, những tiêu cực xảy ra, góp phần nâng cao được hiệu quả tín dụng, nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ tài chính chất lượng cao cho dân cư, đảm bảo mối quan hệ hợp tác giữa ngân hàng với khách hàng. Ngược lại, trong môi trường pháp lý không rõ ràng chặt chẽ, việc thực thi pháp luật không nghiêm, quyền lợi của người đi vay và đặc biệt là của người cho vay không được bảo vệ chính đáng, hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế và khó phát triển, dễ dẫn đến những rủi ro trong hoạt động tín dụng như: khách hàng có hành vi lừa đảo để chiếm đoạt vốn ngân hàng, cán bộ ngân hàng có hành vi trái đạo đức…..

d. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh luôn là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển hoạt động kinh doanh của mọi thành phần doanh nghiệp. Do đó, trong lĩnh vực ngân hàng thì sự cạnh tranh về lãi suất, sản phẩm, chính sách tín dụng của các tổ chức tín dụng khác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị phần cho vay và khiến cho ngân hàng cần phải tìm ra các chiến lược, các chính sách đặc trưng của ngân hàng nhằm thu hút được khách hàng. Như vậy, với sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh sẽ khiến thị phần cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng bị giảm sút, điều này sẽ gây ra sự khó khăn cho việc phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, nhưng sẽ khuyến khích ngân hàng trong việc tăng chất lượng cho vay đối với KHCN.

20

Sự cạnh tranh giữa các NHTM là một cuộc đua trong đó yếu tố năng lực nội tại của bản thân mỗi ngân hàng là nền tảng, ngoài ra để khẳng định vị thế của mình thì trên nền tảng đó, mỗi ngân hàng cần tạo ra được sự khác biệt vượt trội trong chính sách, sản phẩm, dịch vụ, khách hàng mục tiêu so với các đối thủ khác. Chính sự khác biệt vượt trội này góp phần tích cực trong công cuộc phát triển cho vay của mỗi ngân hàng.

e. Sự phát triển của khoa học công nghệ

Cuộc cách mạng công nghệ với sức ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu đã có nhiều tác động đến ngành ngân hàng Việt Nam. Những tác động này thể hiện trên nhiều phương diện như: Mô hình tổ chức kinh doanh, lĩnh vực thanh toán, cung cấp sản phẩm dịch vụ, vấn đề an ninh an toàn bảo mật và cả những yếu tố liên quan đến khách hàng… Ứng dụng công nghệ quản trị và tự động hóa trong quy trình nghiệp vụ giúp xử lý công việc trở nên nhanh chóng, dễ dàng và chặt chẽ hơn.

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG

HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TÂY

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w