2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Hợp tác xã ViệtNam – Chi nhánh Hà Tây Nam – Chi nhánh Hà Tây
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ra đời trên cơ sở chuyển đổi từ Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương. Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương (QTDNDTW) được hình thành dựa trên Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 27/7/1993 và công văn số 6901/KTTH năm 1994 của Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Đến năm 1995, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyết định số 162/QĐ- NH5 ngày 08/6/1995 cho thành lập QTDNDTW và Quyết định số 200/QĐ-NH5 nhằm cấp giấy phép hoạt động cho QTDNDTW với số vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ đồng. Từ năm 2010, vốn điều lệ được tăng lên 2.000 tỷ đồng, năm 2013 với vốn điều lệ là 3.000 tỉ đồng, theo giấy phép số 166/GP-NHNN được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký ban hành ngày 04/6/2013, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam được thành lập, có thời hạn hoạt động 99 năm. Vốn điều lệ của ngân hàng bao gồm vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước Việt Nam, vốn góp của quỹ tín dụng nhân dân thành viên và các pháp nhân khác.
Sau 20 năm hoạt động, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam từ mô hình 3 cấp QTD Trung ương, QTD khu vực, QTDND, nay còn 2 cấp là Ngân hàng Hợp tác xã và QTDND.NHHTXVN có quan hệ kinh doanh điều hòa vốn với 1.136 QTDND trên cả nước. Hiện nay có gần 1200 QTDND thì gần 95% trong số đó có quan hệ tiền gửi, tiền vay với các chi nhánh của NHHTXVN. Đây là một lợi thế không hề nhỏ để NHHTXVN triển khai các dịch vụ của mình tới người dân thông qua các QTDND, đồng thời giúp NHHTXVN phát huy được vai trò làm đầu mối
22
liên kết toàn hệthống. Cũng thông qua các QTDND, NHHTXVN có thể bán các sản phẩm ngân hàng của mình cho khách hàng tại chính địa bàn của quỹ.
Năm 1994, dưới sự chỉ đạo của tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hà Tây và QTDNDTW tỉnh Hà Tây nay là Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây, thành lập thí điểm 12 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Để thực hiện tốt công tác điều hoà vốn giữa các QTDND cơ sở, tháng 7 năm 1995 Quỹ tín dụng khu vực tỉnh Hà Tây được thành lập và khai trương hoạt động.
Tên đầy đủ: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây Tên viết tắt bằng tiếng việt: Ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Hà Tây Tên tiếng Anh: Co-operative Bank of Vietnam- branch Ha Tay
Địa chỉ: Khu hành chính mới, phường Hà Cầu, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Nằm tại trung tâm quận Hà Đông, với vị trí địa lý thuận lợi, tập trung đông dân cư, doanh nghiệp... do đó khả năng tiếp cận khách hàng rất thuận lợi, tạo nhiều lợi thế trong hoạt động kinh doanh và phát triển.
Thực hiện theo Quyết định số 207/QĐ-NHNN ngày 20/3/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây được thành lập ngày 01/5/2001 trên cơ sở sáp nhập vào Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. Chi nhánh Hà Tây hoạt động với chức năng nhiệm vụ điều hòa vốn, cung ứng dịch vụ, chăm sóc tư vấn cho các Quỹ Tín dụng cơ sở thành viên trên địa bàn 03 tỉnh: thành phố Hà Nội (Hà Tây cũ), Hòa Bình, Sơn La. Từ năm 2013, với sự thay đổi cơ chế hoạt động của hệ thống hợp tác xã Việt Nam, từ Quỹ Tín dụng nhân dân chuyển đổi thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
Từ khi thành lập đến nay, Chi nhánh Hà Tây đã từng bước trưởng thành, luôn nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đến ngày 31/12/2019, Chi nhánh vẫn duy trì 03 Phòng Giao dịch, 01 Quỹ Tiết kiệm và phụ trách 93 Quỹ Tín dụng cơ sở thành viên trong đó có 81 QTDND cơ sở tại TP Hà Nội, 04 QTDND cơ sở tỉnh Hòa Bình và 08 QTDND cơ sở tỉnh Sơn La.
Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, phát triển Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Hà Tây đã nhận được một số phần thưởng cao quý: Hàng năm Chi nhánh đều được nhận Giấy khen củaChủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Ngân hàng
hợp tác Việt Nam; năm 2005, nhận bằng khen củaThống đốc NHNN; năm 2007, 2011, 2012, 2013 nhận cờ thi đua NHNN Việt Nam. Năm 2013 Chi nhánh đã vinh dự được nhận cờ thi đua của Chính phủ.
2.1.2.Mô hình tổ chức hoạt động củaNgân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây
Căn cứ Thông tư số 31/2012/TT-NHNN ngày 26/11/2012 Quy định về Ngân hàng Hợp tác xã và Thông tư số 09/2016/TT-NHNN ngày 17/6/2016 sửa đổi Thông tư số 31/2012/TT-NHNN ngày 26/11/2012 củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam quy định hoạt động chủ yếu củaNgân hàng hợp tác là điều hòa vốn và thực hiện các hoạt động ngân hàng đối với thành viên là các Quỹ tín dụng nhân dân ngoài ra Ngân hàng Hợp tác được phép thực hiện một số các hoạt động kinh doanh khác đối với khách hàng không phải là Quỹ tín dụng nhân dân quy định tại Mục 2 Chương IV luật các Tổ chức tín dụng (khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận).
Hoạt động chính(Điều hòa vốn, cung cấp dịch vụ NH…)
Cấp tín dụng, thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng
Sơ đồ 2.1: Hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam
NHHTXVN chi nhánh Hà Tây hiện có 83 cán bộ, tuổi đời trung bình 35, trình độ đại học 63 người chiếm 76%, có 8 thạc sĩ, có 2 cán bộ đang theo học đại học, 5 cán bộ đang theo học cao học. Toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên của Chi nhánh luôn có ý thức rất cao trong công việc chuyên môn cũng như các phong trào khác. NHHTXVN - Chi nhánh Hà Tây luôn nằm trong tốp đầu các chi nhánh NHHTXVN về hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ bao gồm 6 phòng ban chức năng là phòng hành chính, phòng tín dụng và chăm sóc thành viên, phòng kiểm tra nội bộ, phòng thanh
NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM
QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
KHÁCH HÀNG LÀ DOANH NGHIỆP & CÁ
BAN GIÁM ĐỐC HÀNH CHÍNH P H Ò N G T ÍN D Ụ N G & C H Ă M S Ó C T H À N H V IÊ N Phòng giao dịch số 1 Phòng giao dịch số 3 Qũy tiết kiệm số 1 KIỂM TRA NỘI BỘ KẾ TOÁN NGÂN QUỸ Phòng giao dịch số 2 24
toán, phòng kế toán, phòng dịch vụ khách hàng và các phòng giao dịch.
Sơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức hoạt động củaNHHTXVN - Chi nhánh Hà Tây
Chức năng nhiệm vụ:
- Phòng Tín dụng và chăm sóc thành viên: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng quản lý các sản phẩm tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.
Nghiên cứu, đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm và dịch vụ hiện có, cung cấp các sản phẩm dịch vụ mới;
Thẩm định, quản lý các giới hạn tín dụng cho khách hàng; Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch; Theo dõi quản lý các khoản cho vay, thu hồi nợ.
- Phòng Kế toán ngân quỹ: thực hiện các chức năng nghiệp vụ, các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ của chi nhánh; thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch; quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý tiền mặt, an toàn kho quỹ; thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản của ngân hàng.
- Phòng Hành chính: thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh; thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh, công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.
- Các Phòng Giao dịch: bao gồm bộ phận cho vay, kế toán, thủ quỹ; thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, nhân tiền gửi, thanh toán.
- Phòng Kiểm tra nội bộ: hệ thống các cơ chế, chính sách, quy trình để phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro nhằm đạt mục tiêu hoạt động của ngân hàng.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Trước đây, khi vẫn còn là Quỹ tín dụng nhân dân chi nhánh Hà Tây, chi nhánh đãrất chú trọng đến vấn đề huy động vốn và luôn là một trong những chi nhánh huy động tốt nhất hệ thống của QTDNDTW.
26
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốnNHHTXVN – CN Hà Tây giai đoạn 2017-2019
Đơn vị: triệu đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Giá trị Giá trị Tăng
trưởng(%) Giá trị
Tăng trưởng(%) Tổng nguồn huy động 2.552.43
4 2.674.447 4,78 2.932.462 9,65
Theo nguồn huy động
Tiền gửi khách hàng 239.292 250.296 4,60 303.130 21,11
(tỷ trọng %) 9,38 9,36 -0,21 10,34 10,47
Tiền gửi của TCTD khác 2.313.14
2 2.424.151 4,80 2.629.332 8,46 (tỷ trọng %) 90,62 90,64 0,02 89,66 -1,08 Theo hình thức Không kỳ hạn 34.823 49.781 42,95 35.618 -28,45 (tỷ trọng %) 1,36 1,86 36,76 1,21 -34,95 Có kỳ hạn 2.517.61 1 2.624.666 4,25 2.896.844 10,37 (tỷ trọng %) 98,64 98,14 -0,51 98,79 0,66
Theo thời hạn gửi
Trên 12 tháng 884.701 1.051.698 18,88 1.474.813 40,23
(tỷ trọng %) 34,66 39,32 13,44 50,29 27,90
Dưới 12 tháng 1.667.73
3 1.622.749 -2,70 1.457.649 -10,17
(tỷ trọng %) 65,34 60,68 -7,13 49,71 -18,08
(Nguồn: Báo cáo tín dụng NHHTXVN giai đoạn 2017-2019)
Sau khi chuyển đổi thành NHHTXVN -CN Hà Tây, hoạt động huy động vốn vẫn tăng trưởng đều đặn qua các năm. Nguồn vốn huy động năm 2.552.434 triệu đồng và đạt đến 2.674.447 triệu đồng vào năm 2018, tương ứng tăng 4,78%. Đến năm 2019, tổng lượng huy độnglà 2.932.462 triệu đồng, so với năm 2018 số lượng huy động tăng 9,65%.
Về cơ cấu theo nguồn, phần lớn nguồn vốn huy động là tiền gửi của các TCTD khác, năm 2017 tiền gửi của các TCTD khác là 2.313.142 triệu đồng, chiếm 90,62% tổng nguồn vốn huy động. Sang năm 2018 tiền gửi của các TCTD khác tiếp tục tăng lên đến 2.424.151 triệu đồng, tỷ trọng vẫn ổn định ở mức 90,64%. Năm 2019 tiền gửi của các TCTD khác vẫn tăng ổn định, đạt 2.629.332 triệu đồng.Có thể thấy, nguồn tiền gửi từ các TCTD khác tăng trưởng khá đều đặn và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động tiền gửi từ khách hàng qua các năm tăng trưởng khá tốt, năm 2017 nguồn tiền huy động từ khách hàng được là 239.292 triệu đồng và tăng lên 250.296 triệu đồng vào năm 2018, tương ứng tăng trưởng 4,6%. Sang năm 2019 tiền gửi từ khách hàng đạt 303.130 triệu đồng, tăng mạnh đến 21,11% so với năm 2018. Từ đây, có thể nhận thấy nguồn tiền gửi từ các TCTD khác luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn, cụ thể là tiền gửi điều hòa vốn từ các Quỹ tín dụng thành viên theo quy chế của NHHTXVN.
Về cơ cấu theo hình thức, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn huy động. Năm 2017, tiền gửi không kỳ hạn là 34.823 triệu đồng, chỉ chiếm 1,36% tổng nguồn huy động, đến năm 2018 tăng lên 49.781 triệu đồng. Tuy nhiên sang năm 2019 thì nguồn tiền gửi không kỳ hạn giảm đi còn 35.618 triệu đồng, giảm 28,45% so với năm 2018.
Về cơ cấu theo thời hạn gửi, trong năm 2017 và 2018 chi nhánh chủ yếu huy động thời hạn dưới 12 tháng (ngắn hạn) với tỉ trọng ở mức trên 60%, tuy nhiên năm 2019 đã có sự thay đổi khi lượng huy động thời hạn trên 12 tháng (trung hạn) tăng mạnh lên đến 40,23% so với 2018.
2.1.3.2. Hoạt động cho vay
Tình hình phát triển tín dụng trong năm 2019 của chi nhánh Hà Tây cũng đã đạt được những con số khá ấn tượng. Chi tiết doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ của chi nhánh như sau:
28
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động cho vaytại NHHTXVN – CN Hà Tây giai đoạn 2017-2019
Đơn vị: triệu đồng,%
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Giá trị Giá trị Tăng trưởng (+/-) Giá trị Tăng trưởng (+/-) 1. Doanh số cho vay 1.283.419 1.458.792 13,66 1.382.319 -5,24 - Ngắn hạn 933.404 1.113.511 19,30 1.137.988 2,20 - Trung và dài hạn 350.015 345.281 -1,35 244.331 -29,24 2. Doanh số thu nợ 1.143.505 1.415.057 23,75 1.557.810 10,09 - Ngắn hạn 891.165 1.107.544 24,28 1.248.600 12,74 - Trung và dài hạn 252.340 307.513 21,86 309.210 0,55
3. Dư nợ cho vay 769.232 813.202 5,72 639.280 -21,39 - Ngắn hạn 275.081 279.956 1,77 320.772 14,58 - Trung và dài hạn
494.151 533.246 7,91 470.423 -11,78
(Nguồn: Báo cáo tín dụng NHHTXVN giai đoạn 2017-2019)
Doanh số cho vay phản ánh lượng vốn mà ngân hàng giải ngân cho khách hàng trong một thời kỳ. Năm 2017 doanh số cho vay đạt 1.283.419 triệu đồng và tiếp tục tăng trưởng trong năm 2018 đạt 1.458.972 triệu đồng, tăng 13,66%, tuy nhiên đến năm 2019 thì hoạt động cho vay có chiều hướng đi xuống, doanh sốchỉ đạt được 1.382.319 triệu đồng, giảm 5,24% so với năm 2018. Việc doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn doanh số cho vay trung dài hạn chứng tỏ chi nhánh đã sử dụng nguồn vốn hiệu quả, bởi cho vay ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn nhanh, tốc độ luân chuyển vốn với việc thực hiện tái đầu tư có hiệu quả hơn, tránh việc cho vay lâu dài mà không có hiệu quả.
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 1,800,000 1,283,419 1,458,792 1,382,319 1,143,505 1,415,057 1,557,810 769,232 813,202 639,280
Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ cho vay
Tr
iệ
u
đồ
ng
Biểu đồ 2.1. Kết quả hoạt động cho vay tại NHHTXVN – CN Hà Tây giai đoạn 2017-2019
(Nguồn: Báo cáo tín dụng NHHTXVN giai đoạn 2017-2019)
Tình hình dư nợ cho vay cũng có diễn biến tương tự như vậy, năm 2018 phát triển dư nợ khá ổn định với mức tăng 5,72% so với năm 2017, và sang đến năm 2019 thì dư nợ chỉ đạt 639.280 triệu đồng, bị giảm 173.992 triệu đồng so với năm 2018.Trong khi đó, tình hình doanh số thu nợ tăng liên tục trong 3 năm, năm 2019 đạt 1.557.810 triệu đồng, tăng 10,09% so với năm 2018 và với năm 2017 là 36,23%, đây là dấu hiệu tốt trong công tác thu hồi nợ của chi nhánh với những chính sách của mình chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Qua số liệu trên ta có thể thấy năm 2019 chi nhánh đã có chủ trương kiểm soát chặt hơn công tác cho vay và tăng cường thu hồi nợ, dẫn đến doanh số cho vay và dư nợ đều giảm như trên.
Trong cơ cấu về thời hạn trong doanh số cho vay và doanh số thu nợ có thể nhận thấy rằng, chi nhánh đang chủ yếu cho vay ở thời hạn ngắn điều này cũng phù hợp với tình hình bên mảng huy động vốn khi lượng vốn huy động được cũng chủ yếu là kỳ hạn ngắn.
Về cơ cấu theo đối tượng cho vay thì như bảng số liệu sau:
30
NHHTXVN – CN Hà Tây
Đơn vị: triệu đồng, %
Chỉ tiêu Tổng dư nợ KHCN Doanh nghiệp Quỹ cơ sở
Năm 2017 Số tiền 769.232 602.747 10.585 155.900 Tỷ trọng (%) 100 78,36 1,38 20,27 Năm 2018 Số tiền 813.202 635.449 12.463 165.290 Tỷ trọng (%) 100 78,14 1,53 20,33 Năm 2019 Số tiền 639.280 465.417 10.012 163.851 Tỷ trọng (%) 100 72,80 1,57 25,63
(Nguồn: Báo cáo tín dụng NHHTXVN giai đoạn 2017-2019)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được rằng, tỉ lệ dư nợ theo đối tượng cho vay tại chi nhánh có biến động đôi chút trong giai đoạn 2017-2019. Dư nợ cũng như tỉ trọng cho vay tiêu dùng cá nhân có xu hướng giảmdầnvới tỉ trọng từ 78,36% năm 2017 xuống78,14%và giảm sâu vào năm 2019 ở mức 72,80%.Bên cạnh đó, dư nợ lẫn tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp luôn duy trì ở mức rất thấp, dao động chỉ chiếm xấp xỉ 1,5%, lý do là sản phẩm chính của ngân hàng không hướng đến khách hàng doanh nghiệp.Còn về dư nợ cho vay các quỹ tín dụng cơ sở tăng khá ổn vào năm 2018, tuy nhiên đến năm 2019 thì bị giảm đôi chút. Mặc dù như vậy, tỉ