1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC

36 214 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 371 KB
File đính kèm CHUYÊN-ĐỀ-CẬP-NHẬT-01.rar (200 KB)

Nội dung

Cải cách chế độ công vụ công chức là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để đột phá trong cải cách hành chính Nhà nước, là nội dung quan trọng, có vai trò quyết định sự thành công của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước với mục tiêu xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả. Ở Việt Nam, sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh 76SL ngày 2051950 về thực hiện Quy chế công chức. Đó chính là nền tảng cho việc xây dựng và thực hiện chế độ công vụ, công chức ở Việt Nam. Từ đó đến nay nhất là trong thời kỳ đổi mới, chúng ta dần dần bổ sung và hoàn chỉnh chế độ công vụ nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu của đất nước trong từng thời kỳ. Để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cần cải cách chế độ công vụ, công chức có phẩm chất chính trị, năng lực, thông thạo về chuyên môn và nghiệp vụ. Để hiểu sâu hơn về cải cách chế độ công vụ, công chức, cũng như tìm hiểu một cách toàn diện nhất cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn nhằm hoàn thiện chế độ công vụ, công chức ở Việt Nam đáp ứng công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước. tôi quyết định chọn đề tài: “Cải cách chế độ công vụ, công chức” là đề tài bài tiểu luận kết thúc học phần Chuyên đề cập nhật của mình.

Trang 1

TÊN ĐỀ TÀI : CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Chuyên đề cập nhật

Trang 3

STT Kí hiệu Nguyên nghĩa

Trang 4

STT 3

Kí hiệu 3

Nguyên nghĩa 3

1 3

CCHC 3

Cải cách hành chính 3

2 3

CNTT 3

Công nghệ thông tin 3

MỤC LỤC 4

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

Chương 1 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC 2

1.1 Những vấn đề liên quan đến công vụ và công chức 2

1.1.1 Khái niệm 2

1.1.2 Đặc điểm 4

1.2 Các xu hướng cải cách công vụ, công chức 8

1.2.1 Quy mô công vụ thu hẹp lại 8

1.2.2 Nhấn mạnh đến hiệu quả trong hoạt động công vụ 8

1.2.3 Hoàn thiện các thể chế nhà nước và thể chế hành chính nhà nước 9

1.3 Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ 9

Chương 2 11

TÌNH HÌNH CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC - NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC TRONG THỜI KỲ MỚI 11

2.1 Tình hình cải cách chế độ công vụ, công chức ở Việt Nam trong thời gian qua 11

Trang 5

2.1.2 Kết quả đạt được trong việc thực hiện cải cách chế độ công vụ

công chức 13

2.1.3 Một số tồn tại hạn chế trong việc cải cách chế độ công vụ, công chức 18

2.2 Nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách chế độ công vụ, công chức trong thời kỳ mới 19

2.2.1 Mục tiêu 20

2.2.2 Nhiệm vụ 21

Chương 3 25

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC 25

3.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 25

3.2 Thực hiện nghiêm công tác chống tham ô 26

3.3 Thực hiện kế hoạch tinh giảm biên chế 27

3.4 Đổi mới cơ chế đánh giá, phân loại 27

3.5 Ứng dụng công nghệ thông tin 28

KẾT LUẬN 30

Trang 6

MỞ ĐẦU

Cải cách chế độ công vụ công chức là một trong những nhiệm vụ trọngtâm để đột phá trong cải cách hành chính Nhà nước, là nội dung quan trọng, cóvai trò quyết định sự thành công của Chương trình tổng thể cải cách hành chínhnhà nước với mục tiêu xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm,năng động, minh bạch, hiệu quả

Ở Việt Nam, sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã ban hành Sắc lệnh 76/SL ngày 20-5-1950 về thực hiện Quy chế côngchức Đó chính là nền tảng cho việc xây dựng và thực hiện chế độ công vụ, côngchức ở Việt Nam Từ đó đến nay nhất là trong thời kỳ đổi mới, chúng ta dần dần

bổ sung và hoàn chỉnh chế độ công vụ nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ, côngchức đáp ứng yêu cầu của đất nước trong từng thời kỳ Để đáp ứng yêu cầu pháttriển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời xây dựngmột nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cần cải cách chế độ công vụ, côngchức có phẩm chất chính trị, năng lực, thông thạo về chuyên môn và nghiệp vụ

Để hiểu sâu hơn về cải cách chế độ công vụ, công chức, cũng như tìm hiểu mộtcách toàn diện nhất cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn nhằm hoàn thiện chế độ công

vụ, công chức ở Việt Nam đáp ứng công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước

tôi quyết định chọn đề tài: “Cải cách chế độ công vụ, công chức” là đề tài bài

tiểu luận kết thúc học phần Chuyên đề cập nhật của mình

Trang 7

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC 1.1 Những vấn đề liên quan đến công vụ và công chức

1.1.1 Khái niệm

1.1.1.1 Công vụ

Cán bộ, công chức, viên chức là những thuật ngữ cơ bản của chế độ công

vụ, công chức, thường xuyên xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.Công vụ là một khái niệm được tiếp cận ở nhiều nghĩa khác nhau, phụ thuộc vàonhiều yếu tố nên nó chỉ mang tính tương đối, cho đến nay ở các quốc gia khácnhau có những quan niệm, những cách hiểu khác nhau về công vụ, ở Việt Namcũng chưa có một khái niệm thống nhất về công vụ

Tuy nhiên, theo nghĩa chung nhất, công vụ là những hoạt động mang tínhquyền lực - pháp lý, được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ, công chức của nhànước, trong đó, đội ngũ cán bộ, công chức là đội ngũ được Nhà nước trao quyềnnhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong quá trình quản lýtoàn diện các mặt hoạt động của đời sống xã hội Công vụ là phục vụ nhà nước,phục vụ nhân dân, gắn với quyền lực nhà nước Nói chung, chế độ công vụ,công chức là chế độ chính trị - pháp lý chịu sự chi phối nhiều bởi yếu tố chínhtrị Do vậy, ở các quốc gia khác nhau, khái niệm về công vụ cũng được hiểu theonhiều cách khác nhau

Ở Việt Nam có rất nhiều văn bản quy định về công vụ tuy nhiên lại không

có sự thống nhất Điều này dẫn đến những cách hiểu và áp dụng khác nhau trongthực tế về hoạt động công vụ

Theo Điều 2 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định hoạt động công vụcủa cán bộ, công chức như sau:

Trang 8

“Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan”

1.1.1.2 Công chức

Công chức là bộ phận cấu thành của nền công vụ Khái niệm công chứcbao giờ cũng gắn liền với sự hình thành, phát sinh, phát triển của nền công vụ.Năng lực, hiệu quả của nền công vụ được quyết định bởi trình độ, năng lực củađội ngũ cán bộ, công chức

Theo khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật cán bộ,

công chức và Luật viên chức 2019 quy định: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”

Công vụ, công chức là những khái niệm vừa mang tính học thuật, vừa làvấn đề thực tiễn của quá trình vận hành bộ máy hành chính ở mỗi quốc gia Vớinhững quan niệm trên, các tác giả đã phần nào chỉ ra những đặc trưng cơ bảncủa của hoạt động công vụ và vai trò của công chức trong bộ máy nhà nước nóichung Những quan niệm này, tuy chưa đưa ra nội hàm đầy đủ về công chức,công vụ, nhưng cũng là những tài liệu có tính chất định hướng cho việc tiếp cậnsâu hơn khái niệm công vụ, công chức trong luận án của mình

1.1.1.3 Cải cách chế độ công vụ, công chức

Cải cách là một biện pháp được thực hiện để giải quyết những đòi hỏi của

thực tiễn với mục tiêu rõ ràng, chương trình cụ thể và yêu cầu phải hoàn tất

Trang 9

trong một thời gian nhất định Theo cách định nghĩa này có thể hiểu cải cách làmột con đường hay một cách thức nhằm đáp ứng những đòi hỏi của xã hội, là sựđiều chỉnh lớn đối với các cấu trúc chính trị, văn hóa, xã hội mang tính hệ thống

và được hoạch định rõ ràng, có lộ trình cụ thể

Ta có thể hiểu, cải cách chế độ công vụ công chức là tổng hợp các biệnpháp, mục tiêu về các quyền và nghĩa vụ giao cho công chức, để họ có thể hoànthành nhiệm vụ được giao trước Nhà nước và nhân dân trong công tác quản lýNhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội

1.1.2 Đặc điểm

1.1.2.1 Đặc điểm của công vụ

Mặc dù có nhiều quan niệm, nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng ở phươngdiện chung, công vụ được coi là một loại hoạt động đặc biệt, do đó công vụ cónhững đặc trưng, thể hiện thông qua mục tiêu, nguồn lực, cách thức thực hiện

- Về mục tiêu:

+ Phụng sự Tổ quốc

+ Phục vụ nhân dân

+ Phục vụ nhà nước

+ Không có mục đích riêng của mình

+ Xã hội hoá cao vì phục vụ nhiều người

+ Duy trì an ninh, trật tự an toàn xã hội

- Về nguồn lực

+ Quyền lực nhà nước trao cho, có tính pháp lý

+ Sử dụng nguồn ngân sách nhà nước hay quỹ công để hoạt động

+ Do cán bộ, công chức là người làm cho nhà nước thực hiện

Trang 10

1.1.2.2 Đặc điểm của công chức

– Tính chất công việc của công chức

Công chức là người làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hộinhất định và có tính chuyên môn nghiệp vụ rõ rệt

Tính thường xuyên thể hiện ở việc tuyển dụng là không giới hạn về thờigian Khi đã được tuyển dụng vào một ngạch, chức danh, chức vụ thì một người

là công chức sẽ làm việc thường xuyên, liên tục, không gián đoạn về mặt thờigian

Tính chuyên môn nghiệp vụ được thể hiện công chức được xếp vào mộtngạch Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn,nghiệp vụ của công chức Ngạch công chức gồm: chuyên viên cao cấp và tươngđương; chuyên viên chính và tương đương; chuyên viên và tương đương; cán sự

và tương đương; nhân viên Như vậy, công chức là chuyên viên cao cấp tươngđương có thứ bậc về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ là cao nhất, thứbậc đó giảm dần cho đến nhân viên

– Con đường hình thành của công chức

Có hai con đường hình thành công chức là thông qua tuyển dụng và bổnhiệm

Trang 11

Việc tuyển dụng công chức do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hànhcăn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế được giao Cơquan thực hiện việc tuyển dụng công chức bao gồm những cơ quan được quyđịnh tại Điều 39 Luật cán bộ, công chức Đó là: Tòa án nhân dân tối cao, Việnkiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước; Văn phòng Quốc hội, Vănphòng Chủ tịch nước; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ; Ủy bannhân dân cấp tỉnh; Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xãhội Các cơ quan này đều tiến hành tuyển dụng công chức trong cơ quan, đơn vịthuộc quyền quản lý Ví dụ: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành tuyển dụngcông chức trong các Văn phòng Ủy ban nhân dân, các sở, các đơn vị sự nghiệpcông lập thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhândân…

Người được tuyển dụng phải là người đáp ứng đầy đủ các điều kiện theoquy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật cán bộ, công chức và không phải nhữngngười được quy định tại Khoản 2 Điều 36 Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiệnngười được tuyển dụng phải trải qua kỳ thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy địnhcủa pháp luật Thi tuyển là một phương thức tuyển dụng công chức, trong đó,hình thức, nội dung thi tuyển phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọnđược những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyểndụng

Bên cạnh đó, đối với những người thỏa mãn các điều kiện tuyển dụng vàcam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo,vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặcbiệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển Người được tuyển dụngvào công chức phải thực hiện chế độ tập sự theo quy định của Chính phủ

Hết thời gian tập sự, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụngcông chức đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả công việc của người đó; nếuđạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý công chứcquyết

Trang 12

định bổ nhiệm chính thức vào ngạch Bên cạnh việc bổ nhiệm vào một ngạch saukhi người được tuyển dụng hoàn thành chế độ tập sự thì bổ nhiệm còn là mộtcon đường trực tiếp hình thành công chức.

Đó là việc công chức được bổ nhiệm để giữ một chức vụ lãnh đạo, quản

lý Việc bổ nhiệm công chức giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vàonhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; tiêu chuẩn, điều kiện của chức

vụ lãnh đạo, quản lý Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm công chức lãnhđạo, quản lý được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩmquyền Ví dụ: chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền bổ nhiệm giámđốc sở Như vậy, con đường hình thành công chức là tuyển dụng và bổ nhiệm,trong đó, tuyển dụng là con đường đặc thù

- Về nơi làm việc

Nơi làm việc của Công chức rất đa dạng Nếu như cán bộ là những ngườihoạt động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Tổ chức chính trị – xã hội ởTrung ương, ở Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở Huyện, Quận, Thị xã,thành phố trực thuộc Tỉnh thì Công chức còn làm việc ở cả Cơ quan, Đơn vịthuộc Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân, trong bộ máy lãnh đạo, quản lýcủa đơn vị sự nghiệp công lập

- Thời gian công tác

Công chức đảm nhiệm công tác từ khi được bổ nhiệm, tuyển dụng cho tớikhi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động mà không hoạt động theonhiệm kì như cán bộ (Điều 60 – Luật cán bộ, công chức năm 2008) Chấm dứtđảm nhiệm chức vụ khi đến tuổi nghỉ hưu: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi (Quyđịnh tại điểm a Khoản 1 Điều 73 – Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014)

- Chế độ lao động

Công chức được biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước theoĐiều 12 – Luật cán bộ, công chức năm 2008: Được Nhà nước bảo đảm tiền

Trang 13

lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiệnkinh tế - xã hội của đất nước Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới,hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xãhội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguyhiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật;Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ kháctheo quy định của pháp luật.

Đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệpcông lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lậptheo quy định của pháp luật

1.2 Các xu hướng cải cách công vụ, công chức

Cải cách công vụ, công chức là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu của nhiềunước trên thế giới trong đó có Việt Nam ở giai đoạn hiện nay nhằm xây dựngmột nền công vụ hiệu lực, hiệu quả với một đội ngũ công chức có đủ năng lực,trình độ và thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường trong và ngoài nước

1.2.1 Quy mô công vụ thu hẹp lại

Các cơ quan nhà nước chỉ tập trung vào các công vụ cốt lõi, quan trọng

Xã hội hoá hoạt động cung cấp dịch vụ vốn được coi là công vụ như giáo dục, y

tế, môi trường

1.2.2 Nhấn mạnh đến hiệu quả trong hoạt động công vụ

Những đòi hỏi của thời đại đã dẫn đến nền công vụ phải thay đổi chứcnăng quản lý, sử dụng nguồn lực và tính toán đến hiệu quả Hiệu quả được coi làtiêu chí chính trong đánh giá thực thi công vụ của tổ chức hoặc của cá nhân côngchức Nhấn mạnh vào trách nhiệm cá nhân trong thực thi công vụ Gắn việc trảlương với kết quả làm việc của từng cá nhân

Trang 14

1.2.3 Hoàn thiện các thể chế nhà nước và thể chế hành chính nhà nước

Hoàn thiện các văn bản pháp luật, tạo cơ sở cho hoạt động công vụ đạthiệu quả

Tổ chức bộ máy và nhân sự theo hướng gọn nhẹ, linh hoạt Đặc biệt trongcải cách thể chế công vụ tập trung vào vấn đề phân quyền quản lý công chứctheo hướng:

- Phân quyền cho các bộ, các cơ quan tổ chức cấp dưới trong quản lý côngchức Cơ quan nhân sự trung ương chỉ tập trung vào các vấn đề mang tính chiếnlược

- Đơn giản hóa các quy tắc, thủ tục

- Các chính sách quản lý công chức mang tính linh hoạt hơn

- Cơ quan nhân sự Trung ương chỉ chịu trách nhiệm về các vấn đề như: + Bổ nhiệm, lương, phân loại các vị trí công vụ cao cấp;

+ Quản lý công chức cao cấp;

+ Đảm bảo cơ hội bình đẳng về việc làm, an toàn sức khỏe;

+ Các quy định, quy tắc, thủ tục liên quan đến kỷ luật công chức và giảmbiên chế

1.3 Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ

Căn cứ theo Điều 11 Luật cán bộ, công chức 2008, quyền của cán bộ,công chức trong thi hành công vụ bao gồm:

- Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ

- Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quyđịnh của pháp luật

- Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao

Trang 15

- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn,nghiệp vụ.

- Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ

Căn cứ theo Điều 9 Luật cán bộ, công chức 2008, nghĩa vụ của cán bộ,công chức trong thi hành công vụ bao gồm:

- Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm

vụ, quyền hạn được giao

- Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của

cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi viphạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước

- Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kếttrong cơ quan, tổ chức, đơn vị

- Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước đượcgiao

- Chấp hành quyết định của cấp trên Khi có căn cứ cho rằng quyết định

đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết

định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải cóvăn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậuquả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyếtđịnh Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết địnhcủa mình

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

Trang 16

Chương 2 TÌNH HÌNH CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC - NHIỆM

VỤ TRỌNG TÂM TRONG CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG

CHỨC TRONG THỜI KỲ MỚI

2.1 Tình hình cải cách chế độ công vụ, công chức ở Việt Nam trong thời gian qua

2.1.1 Khái quát chung về cải cách chế độ công vụ công chức

Cải cách chế độ công vụ, công chức là một trong những nhiệm vụ trọngtâm để đột phá trong cải cách hành chính Cải cách chế độ công vụ, công chức lànội dung quan trọng, có vai trò quyết định sự thành công của Chương trình tổngthể CCHC nhà nước với mục tiêu xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp,trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả Cải cách chế độ công vụ, côngchức bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Phân cấp quản lý và hoàn thiện việc tổ chức công vụ gọn, nhẹ: Phân cấp,phân quyền trong quản lý công chức Từng bước gắn thẩm quyền tuyển dụngvới thẩm quyền sử dụng Giảm quy mô công vụ, sắp xếp tổ chức bộ máy gọnnhẹ, tránh chồng chéo, tiếp tục tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, công chức

- Xác định danh mục vị trí việc làm: Triển khai việc xác định vị trí việclàm và cơ cấu công chức theo ngạch trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội từ Trung ương đến địa phương

- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, chức danh công chức: Tổ chức việcnghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hệ thống tiêu chuẩn, chức danh ngạch công chức

và tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng trở lên để trình cấp cóthẩm quyền ban hành

- Nâng cao chất lượng thi tuyển, thi nâng ngạch công chức và từng bướcđổi mới chế độ công vụ, công chức theo hướng năng động, linh hoạt:

Trang 17

Nâng cao chất lượng thi tuyển và thi nâng ngạch công chức, lựa chọnđúng người có phẩm chất, trình độ và năng lực để tuyển dụng vào công vụ hoặc

bổ nhiệm vào các ngạch cao hơn;

Từng bước đổi mới chế độ công vụ, công chức theo hướng năng động,linh hoạt Trước mắt, nghiên cứu quy định cho phép các cơ quan hành chínhđược ký hợp đồng lao động có thời hạn tối đa là 1 năm đối với một số vị trí đểđáp ứng ngay yêu cầu của hoạt động công vụ Về lâu dài, cần nghiên cứu sửaLuật cán bộ, công chức theo hướng có chế độ công chức hợp đồng

- Ban hành các quy định của Chính phủ đề cao trách nhiệm trong hoạtđộng thực thi công vụ của cán bộ, công chức và gắn chế độ trách nhiệm cùng kếtquả thực thi công vụ với các chế tài về khen thưởng, kỷ luật, thăng tiến, đãi ngộ.Đặc biệt là đề cao trách nhiệm và thẩm quyền của người đứng đầu

- Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, đánh giá công chức Việc đánh giáphải căn cứ vào kết quả, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức; thẩm quyềnđánh giá thuộc về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ,công chức Chú trọng thành tích, công trạng, kết quả công tác của cán bộ, côngchức Coi đó là thước đo chính để đánh giá phẩm chất, trình độ, năng lực củacán bộ, công chức Sửa đổi, bổ sung và ban hành mới quy trình đánh giá côngchức, đảm bảo dân chủ, công bằng, công khai, chính xác và trách nhiệm đối vớiviệc đánh giá công chức

- Thực hiện chính sách nhân tài: Quy định các chế độ, chính sách liênquan đến việc phát hiện, tuyển chọn, tiến cử, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộngười có tài năng trong hoạt động công vụ

- Đổi mới công tác bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý: Đổi mớiphương thức tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, cấp sở, cấp phòng Quy định chế độthực tập, tập sự lãnh đạo, quản lý

Trang 18

- Nghiên cứu sửa đổi các quy định về chức danh, số lượng và chế độ,chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạtđộng không chuyên trách ở cấp xã.

- Tiếp tục nghiên cứu để đổi mới và kiên quyết thực hiện chính sách tinhgiản biên chế gắn với công tác đánh giá để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức

Ngoài các nội dung chính nêu trên, để việc đẩy mạnh cải cách chế độcông vụ, công chức đạt được kết quả tốt, cần thiết phải có một số các giải pháp

hỗ trợ như thực hiện ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tin học vào các hoạt độngthực thi công vụ và quản lý cán bộ, công chức: Thực hiện nhiệm vụ, tổ chứctuyển dụng, thi nâng ngạch, thống kê tổng hợp, quản lý cơ sở dữ liệu cán bộ,công chức ; đưa công tác thống kê báo cáo vào nề nếp để thống kê trở thànhmột công cụ quan trọng trong xây dựng và phát triển đội ngũ công chức

2.1.2 Kết quả đạt được trong việc thực hiện cải cách chế độ công vụ công chức

Từ năm 2011 đến nay, các quy định về cán bộ, công chức, viên chức đượctiếp tục hoàn thiện đồng bộ trên tất cả các khâu từ tuyển dụng, sử dụng, bố trí,đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch, thăng hạng Triển khai Luật Cán bộ,công chức, Luật Viên chức và đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chứcnhằm xây dựng một nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minhbạch, hiệu quả”

Các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai thực hiện, bố trí côngchức đảm bảo theo vị trí việc làm và tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chứctương ứng với bản mô tả công việc, khung năng lực của từng vị trí Việc thituyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo, quản lý cũng đã bướcđầu được thực hiện Bộ Chính trị đã có Thông báo Kết luận số 202-TB/TW ngày

26 tháng 5 năm 2015 về Đề án “Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo,

Ngày đăng: 02/04/2022, 10:33

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w