Ứng dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Tiểu luận: CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC (Trang 33 - 36)

Có thể nói, thông qua việc ứng dụng CNTT sẽ tạo nhiều chuyển biến tích cực trong quản lý cán bộ, công chức, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, góp phần đẩy mạnh CCHC và cải cách chế độ công vụ công chức. Ứng dụng CNTT là một giải pháp hiệu quả, đẩy nhanh tiến trình cải cách trong công tác CCHC và cải cách công vụ, công chức. Người đứng đầu các cơ quan hành chính nếu quan tâm đầu tư một cách thích đáng sẽ góp phần thực hiện nhanh, thành công các mục tiêu cải cách. Việc triển khai các chương trình CNTT càng hiện đại, càng chi tiết, cụ thể thì hiệu quả cải cách càng cao.

CNTT là công cụ đắc lực để phục vụ cho công tác đánh giá cán bộ, công tác thi đua khen thưởng, bổ nhiệm, đề bạt… đây cũng là một trong những biện pháp để nâng cao tính minh bạch trong công tác cán bộ, tạo cơ sở tin cậy, cụ thể để có sự đồng thuận, nhất trí trong các tập thể khi tiến hành công tác cán bộ, ổn định tư tưởng cán bộ.

Ứng dụng CNTT trong công tác cán bộ một cách hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho việc hoàn thiện danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, hoàn thiện về bộ máy tổ chức, biên chế của các đơn vị tạo tiền đề quan trọng để thực hiện công tác tinh giản biên chế, trước hết là giảm ngay số cán bộ thuộc biên chế làm công tác tinh giảm biên trong Cơ quan.

Thời gian tới, để có thể xây dựng Chính phủ minh bạch, liêm chính, gần dân, năng động, kiến tạo phát triển, cần tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo thuận lợi cho xã hội, các doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực nhà nước đảm đương những việc có thể thực hiện hiệu quả hơn các cơ quan, tổ chức nhà nước.

KẾT LUẬN

Cải cách hành chính nhà nước là một lĩnh vực được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm. Nhiều quốc gia coi cải cách hành chính là một yếu tố hết sức quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời thông qua cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhà nước, tăng khả năng phát triển kinh tế -xã hội. Cải cách chế độ công vụ công chức là một trong những nội dung quan trọng của cải cách hành chính nhà nước, có vai trò quyết định sự thành công của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước với mục tiêu xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả.

Cải cách chế độ công vụ, công chức là một quá trình lâu dài và phải làm từng bước, chính vì vậy phải kiên trì, không nôn nóng, từng bước hình thành các giá trị tốt đẹp của công vụ trong hoạt động cải cách. Cần xây dựng, phát triển, tạo môi trường thuận lợi nhất để phát huy những giá trị truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của môi trường công vụ; khơi dậy niềm tin, khát vọng cống hiến, tài năng, trí tuệ và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức, coi đó là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển của nền hành chính Việt Nam trong thời gian tới.

1. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP, ban hành chương trình

tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 , ban hành ngày

08 tháng 11 năm 2011, Hà Nội.

2. Chính phủ (2021), Báo cáo số 128/BC-CP, Tổng kết chương trình tổng

thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng giai đoạn 2021 – 2023 , ban hành ngày 19 tháng 04 năm 2021, Hà Nội.

3. Chính phủ (2021), Nghị quyết số 76/NQ-CP, ban hành chương trình

tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 – 2030 , ban hành ngày

Một phần của tài liệu Tiểu luận: CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC (Trang 33 - 36)